Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 25

Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 25

Đạo đức :

TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO

I. Yêu cầu: -Giúp HS nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.

 -Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp. ở trường và cộng đồng.

 *Ghi chú: HS nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.

 -Giáo dục ý thức và thái độ có tinh thần tương trợ, lá lành đùm lá rách.

II-Tài liệu và phương tiện: -GV: SGK + thẻ màu xanh, đỏ.

KNS: KN đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo

III-Hoạt động dạy học :

 

doc 31 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 798Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Ngày soạn:27/2/2011
Ngày giảng: Thứ Hai/28/2/2011
Tiết 1: Đạo đức : 
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO
I. Yêu cầu: -Giúp HS nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.
 -Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp. ở trường và cộng đồng.
 *Ghi chú: HS nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.
 -Giáo dục ý thức và thái độ có tinh thần tương trợ, lá lành đùm lá rách.
II-Tài liệu và phương tiện: -GV: SGK + thẻ màu xanh, đỏ.
KNS: KN đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo
III-Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Không kiểm tra.
2.Bài mới : Giới thiệu bài và ghi đầu bài.
Hoạt động 1 : Xử lí tình huống.
- GV gọi HS đọc truyện.
- Các nhóm đôi thảo luận.
+ Em suy nghĩ gì về những khó khăn thiệt hại mà các nạn nhân đã phải hứng chịu do thiên tai, chiến tranh gây ra ?
+ Em có thể làm gì để giúp đỡ họ.
- GV kết luận : Trẻ em và nhân dân ở các vùng bị thiên tai hoặc vùng có chiến tranh đã phải chịu nhiều thiệt thòi, mất mát. Vậy chúng ta cần làm gì để giúp đỡ họ ? Chúng ta cần chia sẻ động viên, khuyên góp để giúp đỡ họ trong những lúc khó khăn nhất. Đó là HĐ nhân đạo.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm đôi.
- GV nêu yêu cầu BT 1.
- HS thảo luận theo nhóm đôi. 
- Gọi HS lên bảng trình bày ý kiến.
Kết luận : Việc làm trong TH a,c là đúng.
 Việc làm tình huống b là sai vì đó không phải là tấm lòng cảm thông, mong muốn chia sẻ với người tàn tật mà chỉ để lấy thành tích cá nhân.
Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến.
-GV nêu từng ý trong BT 3, SGK, tr.39. HS tự lựa chọn câu trả lời bằng thẻ.
-GV y/c HS giải thích lí do về sự lựa chọn của mình.
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
3- Củng cố- Dặn dò :
-GV nhận xét giờ học.
-Dặn HS sưu tầm các thông tin, truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ,... về các hoạt động nhân đạo.
-HS nghe.
-1HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS dự đoán cách ND câu hỏi.
- HS trả lời – HS khác nhận xét.
+ Thiệt hại do thiên tai : hàng trăm người chết, hàng nghìn người bị mất nhà cửa, nhiều ngôi trường bị hư hỏng. Thảm hoạ sóng thần làm hàng trăm nghìn người bị chết và mất tích, nhiều nhà cửa và các công trình khác bị phá huỷ.
+ Chiến tranh : Chất độc màu cam đã làm hàng trăm con người bị tật nguyền.
-HS nghe.
- Thảo luận nhóm 2
- Đại diện các nhóm trình bày.
+Việc làm trong TH a,c là đúng.
+Việc làm trong TH b, là sai.
-HS đưa thẻ theo quy ước: màu xanh (đồng ý); màu đỏ(không đồng ý); màu vàng (phân vân)
Kết luận: ý a, dlà đúng
 ý b, c là sai.
-2-3 HS nêu.
-HS cả lớp.
Tiết 2: Toán: 
 PHÉP NHÂN PHÂN SỐ
I. Yêu cầu: 
 -HS biết thực hiện phép nhân hai phân số.
 -Phát triển tư duy toán học cho HS.
 *Bt cần làm: BT 1, BT3.
II.Chuẩn bị :-Viết sẵn bài toán ở SGK vào bảng phụ, vẽ sẵn hình vẽ vào tờ bìa như SGK.
III.Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC: Gọi HS làm các BT sau:
Tính: ; 
-Nhận xét bài làm ghi điểm học sinh .
2.Bài mới: a.Giới thiệu bài:
b.Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật.
- Gọi 1 HS đọc ví dụ ở bảng phụ.
 -Muốn tính diện tích HCN này ta làm thế nào ? 
* Tính diện tích hình chữ nhật dựa vào hình vẽ .
+ Treo hình vẽ như SGK lên bảng 1m
 1m
 m
+ Hình vuông có diện tích bao nhiêu ?
+ Hình vuông có mấy ô vuông , mỗi ô có diện tích là bao nhiêu ?
+ Hình chữ nhật ( tô màu ) chiếm mấy ô vuông
- Vậy diện tích hình chữ nhật là bao nhiêu ?
* Phát hiện qui tắc nhân hai phân số .
- GV gợi ý: Quan sát hình vẽ và cho biết diện tích hình chữ nhật tô màu là bao nhiêu mét vuông? 
+ Hướng dẫn HS qs hình vẽ để nêu nhận xét :
8 ( số ô vuông hình chữ nhật ) bằng 4 x 2 
15 ( số ô của hình vuông ) bằng 5 x 3 
+ Từ đó ta có : x = = m2
- Vậy muốn nhân hai phân số ta làm như thế nào ? 
+ GV ghi bảng quy tắc , gọi HS nhắc lại .
c.Luyện tập:
Bài 1 : - Gọi 1 em nêu đề bài .
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 
-GV giúp đỡ HS yếu làm bài.
-Gọi hai em lên bảng sửa bài.
+ Yêu cầu HS nêu giải thích cách làm.
-Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.
-Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh .
Bài 2 : - GV nêu yêu cầu đề bài .
+ GV lưu ý HS đề bài yêu cầu rút gọn rồi tính 
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ thực hiện các phép tính vào vở .
- Gọi HS đọc kết quả và giải thích cách làm. .
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài .
-Yêu cầu lớp tự suy nghĩ làm vào vở. 
-Gọi 1 HS lên bảng giải bài .
-GV và lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
3.Củng cố - Dặn do:
-Muốn nhân hai phân số ta làm như thế nào ?
-Nhận xét đánh giá tiết học .
Dặn về nhà học bài và làm bài.
-2HS lên bảng giải bài .
+ HS nhận xét bài bạn .
- Lắng nghe .
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
-HS: Muốn tính diện tích HCN này ta lấy : x .
+ Quan sát hình vẽ .
-Hình vuông có diện tích là 1 m2 .
- Hình vuông có 15 ô , mỗi ô có diện tích là m2 .
-Hình chữ nhật tô màu chiếm 8 ô vuông
+ Diện tích HCN tô màu là : m2 . 
+ Quan sát , suy nghĩ và phát biểu ý kiến :
 + Ta có : x = m2
- Ta lấy tử số nhân với tử số và mẫu số nhân với mẫu số . 
-2 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm
-Một em nêu đề bài .
-Lớp làm vào vở .
 -Hai học sinh làm bài trên bảng
a. x = 
 b. x = 
c. x = 
-Học sinh khác nhận xét bài bạn.
-Một em đọc thành tiếng .
 +HS tự làm vào vở. 
-4 HS lên bảng làm bài .
- Nhận xét bài bạn .
+ 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm 
-HS tự làm bài vào vở. HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
- 1HS lên bảng giải bài .
 Giải : 
+Diện tích HCN là: x = m2 .
 Đáp số : m2
-2HS nhắc lại. 
-HS cả lớp.
Tiết 3: Khoa học: 
 ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT
I.Yêu cầu: -Giúp HS biết tránh để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt: không nhìn thẳng vào Mặt Trời, không chiếu đèn pin vào mắt nhau...
 -Tránh đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu.
KNS: -KN trình bày về các việc nên và không nên làm để bảo vệ đôi mắt.
 -KN bình luận các quan điểm khác nhau liên qua tới viếcwr dụng ánh sáng
 II. Chuẩn bị:
-Mỗi nhóm HS chuẩn bị: + Một kính lúp và một đèn pin 
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC: Gọi 2HS lên bảng trả lời câu hỏi: 
+Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với con người? Cho ví dụ ?
-Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với động vật, thực vật? Cho ví dụ?
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới * Giới thiệu bài: 
 *Hoạt động 1: Khi nào không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng. 
-Tổ chức HS thảo luận theo cặp. 
+Y/c HS quan sát hình minh hoạ 1 và 2 trang 98 và những hiểu biết của bản thân để trao đổi TLCH sau: : - Tại sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt trời hay vào tia lửa hàn ?
+ Lấy ví dụ về những trường hợp ánh sáng quá mạnh cần tránh không để chiếu vào mắt ? 
- Gọi HS trình bày .
- Gọi HS khác nhận xét bổ sung .
+ GV kết luận: Tham khảo SGV trang 169.
+GV hướng dẫn HS liên hệ bằng câu hỏi gợi ý :
- Tại sao chúng ta cần đội nón , đeo kính hay che dù mỗi khi đi ngoài trời nắng ?
- Tại sao không nên dùng đèn pin chiếu thẳng vào mắt bạn ? 
+ Chiếu đèn pin vào mắt bạn có tác hại gì ?
-Tổ chức cho HS trình bày , nhận xét cách làm của các nhóm khác .
-GV dùng kính lúp hướng về phía đèn pin bật sáng. - Gọi 3 HS lên nhìn vào kính lúp và hỏi :
+ Em đã nhìn thấy gì ?
* GV giảng : Mắt của chúng ta có một bộ phận tương tự như kính lúp khi nhìn trực tiếp vào ánh sáng Mặt trời , ánh sáng sẽ tập trung vào đáy mắt sẽ làm tổn thương cho mắt .
*Hoạt động 2: Nên và không nên làm gì để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết.
 + GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp .
+ Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 5, 6, 7 sách giáo khoa trang 99 và trao đổi để trả lời câu hỏi :
+ Những trường hợp nào cần tránh để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc viết ? Tại sao ?
+ Gọi HS trình bày , yêu cầu mỗi HS chỉ nêu 1 bức tranh 
-GV nhận xét , khen ngợi HS có kinh nghiệm và hiểu biết.
-HS đọc mục Bạn cần biết trang 99, SGK.
*GV kết luận : Khi đọc, viết tư thế phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách giữ cụ li 30 cm. 
3.Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học , tuyên dương HS .
 -Dặn HS học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
-2HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-2HSngồi cùng bàn thảo luận, traođổi 
- Quan sát và trả lời .
+ Chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt trời hoặc ánh lửa hàn vì : ánh sáng được chiếu trực tiếp từ Mặt Trời rất mạnh và còn có tia tử ngoại gây hại cho mắt .
+VD: dùng đèn pin, đèn la ze , ánh điện nê ông quá mạnh, đèn pha ô tô...
+ Lắng nghe .
-HS tiếp nối trả lời.
-Ánh sáng ở đèn pin quá mạnh và được tập trung vào một điểm do vậy nếu chiếu thẳng vào mắt thì mắt ta sẽ bị tổn thương .
+ 3 HS lên nhìn vào kính lúp và TL:
- Em nhìn thấy một chỗ rất sáng ở giữa kính lúp .
+ Lắng nghe .
+ 2 HS ngồi cùng bàn dựa vào tranh mnh hoạ và những hiểu biết để trao đổi và trả lời các câu hỏi .
+Tiếp nối nhau chỉ tranh trình bày trước lớp
-HS trình bày và nêu sự lựa chọn của mình.
+ Lắng nghe .
-HS đọc.
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
-HS cả lớp.
Chiều thứ Hai
Tiết 1 Lyện mĩ thuật
(Đồng chí Vượng dạy)
Tiết 2: Tập đọc: 
 KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN	
I.Yêu cầu: -Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.
 -Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
KNS: -KN tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân
 -KN ra quyết định
 -KN ứng phó, thương lượng.
 -KN tư duy sáng tạo: bình luận, phân tích
II. Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc .
 -Tranh minh hoạ trong SGK ( phóng to nếu có ) .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC :-Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài " Đoàn thuyền đánh cá " và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Nhận xét và cho điểm HS .
2.Bài mới: a. Giới thiệu bài:
- GV treo tranh minh hoạ chủ điểm và hỏi : 
- Tranh vẽ những gì?
GV giới thiệu về chủ điểm: Những người quả cảm kết hợp giới thiệu bài đọc Khuất phục tên cướp biển.
b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. 
* Luyện đọc:
-2HS đọc toàn bài.
-Gọi3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài 
(3 lượt HS đọc).
- GV hướng dẫn HS đọc một số từ khó đọc, hướng dẫn các em giải nghĩa một số từ mới (có ở chú giải), sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
 -HS luyện đọc theo cặp. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
-Gọi 2 HS đọc bài.
-GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài:
-1HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi:
+Tính hung hãn của tên chúa tàu được thể hiện qua những ch ... heo một trong hai cách dựa theo bài tập 3 .
+ Yêu cầu HS trao đổi và viết đoạn văn mở bài.
+ Yêu cầu HS phát biểu.
- GV nhận xét những học sinh có đoạn văn mở bài hay .
* Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà hoàn thành bài văn:
 Giới thiêu về một cái cây và qua đó nêu lên tác dụng của cái cây đó.
-Dặn HS chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng thực hiện. 
- Lắng nghe .
- 2 HS đọc thành tiếng.
 - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, và thực hiện viết đoạn văn mở bài về tả cây hồng nhung theo 2 cách như yêu cầu .
+ Lắng nghe.
- Tiếp nối trình bày , nhận xét .
+ Cách 1 trực tiếp : Nhà em trồng rất nhiều loại hoa nhưng em thích nhất là cây hồng nhung được trồng bên hiên nhà.
+ Cách 2 gián tiếp: Tôi rất yêu quý gia đình tôi, nơi đây có rất nhiều điều để nhớ, có rất nhiều loại cây có ích cho con người. Nhưng loài cây thân thiết và gần gũi nhất, nó vừa đẹp vừa cho mùi thơm thật dễ chịu đó là chiếc cây hồng nhung được trồng trước sân nhà tôi.
+ Nhận xét cách mở bài của bạn .
- 2 HS đọc thành tiếng .
 - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi , và thực hiện viết đoạn văn mở bài về tả cây mà em thích theo cách mở bài gián tiếp như yêu cầu .
+ Lắng nghe.
- Tiếp nối trình bày , nhận xét.
+ Nhà em có một mảnh đất nhỏ trước sân. Ở đó không bao giờ thiếu màu sắc của những loài hoa. Mẹ em trồng mấy khóm hồng. Em thì trồng mấy cụm hoa mười giờ. Riêng ba em thì chỉ trồng mỗi một loài đó là hoa mai. Ba nói : ba thích hoa mai vì nó có màu trắng tinh khiết, hương thơm nhẹ, dáng vẻ thanh tao.
+ Nhận xét bài bạn.
- 1HS đọc thành tiếng.
+ Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên.
+ Quan sát tranh.
 - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi trả lời các câu hỏi như yêu cầu .
- Em thích nhất là cây Mai bông vàng.
- Cây mai vàng được trồng ở một góc sân phía trước nhà. Cây mai này được ba em trồng vào dịp gần tết.Mỗi khi ngắm cây mai em cảm thấy nó thật đẹp bởi cái dáng mảnh mai thanh nhã của nó.
+ Lắng nghe.
+ 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm 
+ Lắng nghe GV gợi ý.
- Trao đổi theo cặp để hoàn thành đoạn văn vào vở.
- Tiếp nối trình bày, nhận xét.
+ Trực tiếp : Phòng khách nhà tôi năm nay có bày một cây trạng nguyên. Mẹ tôi mua về những ngày trước tết để trang trí phòng khách. Vừa trông thấy cây trạng nguyên xinh xắn , chỉ cao hơn cái thước kẻ học trò mà đã có bao nhiêu lá đỏ rực rỡ , tôi thích quá kêu lên : ” Ôi cây hoa đẹp quá !"
+ Mở bài gián tiếp :-Tết năm nay, bố mẹ tôi bàn nhau không mua quất, hoa đào, hoa mai mà đổi hoa khác để trang trí phòng khách. Nhưng mua hoa gì thì bố mẹ vẫn chưa nghĩ ra Thế rồi một hôm, tôi thấy mẹ chở về một cây trạng nguyên xinh xắn, có bao nhiêu là lá đỏ rực rỡ, vừa thấy cây hoa tôi thích quá kêu lên: ” Ôi cây hoa đẹp quá !"
+ Nhận xét cách mở bài của mỗi bạn .
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 
Tiết 3: Khoa học
 NÓNG - LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ 
I/ Mục tiêu:
 - Nêu được ví dụ về vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
- Sử dụng được nhiệt kế để xác định được nhiệt độ của cơ thể, nhiệt độ không khí.
II/ Đồ dùng dạy- học:
-Một số loại nhiệt kế , phích đựng nước sôi , nước đá đang tan , 4 cái chậu nhỏ .
- Chuẩn bị theo nhóm : nhiệt kế , 3 chiếc cốc .
- Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi thảo luận .
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG : 
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3HS lên bảng trả lời nội dung câu hỏi . 
- Em cần làm gì để tránh hoặc khắc phục việc đọc , viết dưới ánh sáng quá yếu ?
- Chúng ta không nên làm gì để bảo vệ đôi mắt 
-GV nhận xét và cho điểm HS.
+ Thu phiếu bài tập hôm trước đã giao về nhà 
Hỏi : Muốn biết vật nào đó nóng hay lạnh ta làm gì ?
 * Giới thiệu bài: 
 * Hoạt động 1: 
 SỰ NÓNG LẠNH CỦA MỘT VẬT 
 Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2 người suy nghĩ và trả lời .
- Hỏi : - Em hãy kể tên những vật có nhiệt độ cao ( nóng ) và những vật có nhiệt độ thấp
 ( lạnh ) mà em biết ?
- Gọi HS phát biểu .
+ Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ 1 và trả lời các câu hỏi :
- Cốc a nóng hơn cốc nào ? và lạnh hơn cốc nào ? Vì sao em biết ?
+ Gọi đại diện HS trình bày .
+ GV : Một vật có thể là nóng so với vật này nhưng lại lạnh so với vật khác . Điều đó còn phụ thuộc vào nhiệt độ của mỗi vật . Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh .
+ Vậy trong hình 1 cốc nước nào có nhiết độ cao nhất và cốc nước nào có nhiệt độ lạnh nhất ?
* Hoạt động 2: 
 GIỚI THIỆU CÁCH SỬ DỤNG NHIỆT KẾ 
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo nhóm 
- GV vừa phổ biến cách làm vừa thực hiện :
- Lấy 4 chiếc chậu và đổ một lượng nước sạch bằng nhau . vào chậu . Đánh dấu chậu A , B , C , D đổ thêm một ít nước sôi vào chậu A và bỏ thêm một ít đá lạnh vào chậu D . Yêu cầu 2 HS lên bảng nhúng tay vào 2 chậu A và chậu D sau đó chuyển nhanh vào chậu B và chậu C 
+ Tay em có cảm giác như thế nào ? Hãy giải thích vì sao lại có hiện tượng đó ?
+ GV giảng : Nói chung cảm giác của tay có thể giúp ta nhận biết đúng về sự nóng hơn , lạnh hơn . Tuy vậy trong thí nghiệm vừa rồi mà các em thí nghiệm kết luận chậu nước C nóng hơn chậu nước B là không đúng . Cảm giác của tay ta đã bị nhầm lẫn vì hai chậu B và C có cùng một loại nước giống nhau thì chúng phải có nhiệt độ bằng nhau . Để xác định được chính xác nhiệt độ của vật người ta sử dụng nhiệt kế .
+ Gv đưa các loại nhiệt kế lên và giới thiệu đến HS về các loại khác nhau :
- Nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể , nhiệt kế đo nhiệt lượng không khí Nhiệt kế gồm một bầu nhỏ làm bằng thuỷ tinh dài và có ruột rất nhỏ , đầu trên hàn kín . Trong bầu có chứa một chất lỏng màu đỏ hoặc chứa thuỷ ngân ( một chất lỏng óng ánh như bạc ) chất lỏng này được thay đổi tuỳ theo mục đích sử dụng nhiệt kế . Trên mặt ống thuỷ tinh có chia các vạch nhỏ và đánh số . Khi ta nhứng nhiệt kế vào vật muốn đo nhiệt độ thì chất lỏng màu đỏ hoặc thuỷ ngân sẽ dịch chuyển dần lên hay dần xuống rồi ngừng lại . Đánh dấu mức ngừng của chất lỏng hoặc thuỷ ngân ngưng lại và đó chính là nhiệt độ của vật .
- Yêu cầu HS đọc nhiệt độ ở nhiệt kế trên hình minh hoạ số 3 .
- Hỏi : 
+Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu độ ?
Nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu độ ?
- Gọi 1 HS lên bảng : Vẩy cho thuỷ ngân tụt xuống bầu , sau đó đặt bầu thuỷ ngân vào nách và kẹp lại giữ nhiệt kế khoảng 5 phút .
+ Trong khi chờ đợi kết quả bạn đo GV cho học sinh dự đoán kết quả nhiệt độ cơ thể người bình thường , nhiệt độ cơ thể khi bị sốt 
+ GV lấy nhiệt kế ra và yêu cầu HS đọc nhiệt độ trên nhiệt kế .
+ GV giảng bài : Nhiệt độ cơ thể nguời khi bình thường khoảng 37 c0 khi nhiệt độ cơ thể cao hơn hoặc thấp hơn nhiệt độ đó là dấu hiệu của cơ thể bị bệnh , cần phải đi khám và chữa bệnh .
* Hoạt động 2: 
 THỰC HÀNH ĐO NHIỆT ĐỘ 
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo nhóm 
- Yc HS thực hành đo nhiệt độ của 3 cốc nước 
- Nước rót ra từ trong phích .
- Nước đá .
- Nước nguội .
+ Đo nhiệt độ của các thành viên trong nhóm 
+ Ghi lại kết quả đo .
+ Đối chiếu kết quả giữa các nhóm . 
+ Nhận xét tuyên dương những nhóm làm tốt 
3.HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC :
+ Hỏi +Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu độ ?
Nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu độ ?
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học chuẩn bị cho bài sau . 
-Học thuộc mục bạn cần biết trong SGK .
-HS trả lời.
-Muốn biết vật nào đó nóng hay lạnh ta có thể dùng tay để sờ hoặc dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của vật đó . 
-HS lắng nghe.
+ HS thực hành thảo luận theo nhóm đôi thống nhất ghi vào giấy .
+ Tiếp nối các nhóm trình bày :
- Vật nóng như : nước sôi , bóng đèn , nồi đang nấu ăn , hơi nước , nền xi măng khi trời nắng ,..
- Vật lạnh như : nước đá , đồ trong tủ lạnh ,...
+ Quan sát và trả lời :
- Cốc a nóng hơn cốc b nhưng lạnh hơn cốc c vì cốc a là cốc nước nguội , cốc b là cốc nước sôi và cốc c là cốc nước đá .
+ Cốc b là cốc nước nóng có nhiệt độ cao nhất , cốc nước đá có nhiệt độ thấp nhất và cốc nước nguội có nhiệt độ cao hơn cốc nước đá .
+ 2 HS lên tham gia làm thí nghiệm cùng GV và trả lời câu hỏi .
+ Nước ở chậu B lạnh hơn nước ở chậu C vì do tay ở chậu A có nước ấm nên chuyển sang chậu B có cảm giác lạnh còn tay ở chậu D có nước đá nên khi chuyển sang ở chậu C sẽ có cảm giác nóng hơn .
- Lắng nghe .
+ Quan sát , lắng nghe .
+ 2 HS đọc nhiệt độ trên hình minh hoạ : 
30 C0 .
+ Trao đổi và trả lời :
- Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 100 C0
+ Nhiệt độ của nước đá đang tan là 0 C 0.
+ 1 HS lên bảng làm theo hướng dẫn .
+ Đọc : 37 C0 
- Lắng nghe GV .
+ Thực hiện chia nhóm 4 HS .
+ Tiến hành đo nhiệt độ các vật và các thành viên trong nhóm .
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả đối chiếu nhóm bạn .
+ Thực hiện theo yêu cầu .
-HS cả lớp .
Tiết 5 Sinh hoạt
SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động tuần 18 phổ biến các hoạt động tuần 25.
-Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy .
II. Chuẩn bị :
 -Giáo viên : Những hoạt động về kế hoạch tuần 26 .
-Học sinh : Các báo cáo về những hoạt động trong tuần vừa qua .
 III.Sinh hoạt:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Kiểm tra :
-Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của học 
* Đánh giá hoạt động tuần qua.
-Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt .
-Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành .
-Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải:
 +Một số chưa chịu khó học bài và làm BT ở nhà: Li, Tân, Mạnh, Quân
 +Nói chuyện riêng trong giờ học: , Cường, Li
 +Tham gia sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ chưa tích cực
*Phổ biến kế hoạch tuần 26.
-Giáo viên phổ biến kế hoach hoạt động cho tuần tới 
-Ôn tập tốt để chuẩn bị thi giữa kì II
-Phát động tuần học tốt để chào mừng 8/3 và 26/3
-Về học tập: Đi học chuyên cần, đúng giờ
+Học bài và làm bài đầy đủ.
- Về lao động: Tham gia vệ sinh trường lớp.
 * Củng cố - Dặn dò:
-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt 
-Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt.
-Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo 
các hoạt động của tổ mình .
-Các lớp phó :phụ trách học tập , phụ trách lao động , chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua .
-Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Các tổ trưởng và các bộ phân trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.
-Ghi nhớ những gì giáo viên Dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 25.doc