Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 26

Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 26

Đạo đức:

 TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO

I. Yêu cầu: -Giúp HS nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.

 -Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp. ở trường và cộng đồng.

 *Ghi chú: HS nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.

 -Giáo dục ý thức và thái độ có tinh thần tương trợ, lá lành đùm lá rách.

KNS: KN đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo

II-Tài liệu và phương tiện: -GV: SGK + thẻ màu xanh, đỏ.

 

doc 20 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 605Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Ngày soạn:6/3/2011
Ngày giảng:7/3/2011
Tiết 1: Đạo đức: 
 TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO
I. Yêu cầu: -Giúp HS nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.
 -Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp. ở trường và cộng đồng.
 *Ghi chú: HS nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.
 -Giáo dục ý thức và thái độ có tinh thần tương trợ, lá lành đùm lá rách.
KNS: KN đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo
II-Tài liệu và phương tiện: -GV: SGK + thẻ màu xanh, đỏ.
III-Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Không kiểm tra.
2.Bài mới : Giới thiệu bài và ghi đầu bài.
Hoạt động 1 : Xử lí tình huống.
- GV gọi HS đọc truyện.
- Các nhóm đôi thảo luận.
+ Em suy nghĩ gì về những khó khăn thiệt hại mà các nạn nhân đã phải hứng chịu do thiên tai, chiến tranh gây ra ?
+ Em có thể làm gì để giúp đỡ họ.
- GV kết luận : Trẻ em và nhân dân ở các vùng bị thiên tai hoặc vùng có chiến tranh đã phải chịu nhiều thiệt thòi, mất mát. Vậy chúng ta cần làm gì để giúp đỡ họ ? Chúng ta cần chia sẻ động viên, khuyên góp để giúp đỡ họ trong những lúc khó khăn nhất. Đó là HĐ nhân đạo.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm đôi.
- GV nêu yêu cầu BT 1.
- HS thảo luận theo nhóm đôi. 
- Gọi HS lên bảng trình bày ý kiến.
Kết luận : Việc làm trong TH a,c là đúng.
 Việc làm tình huống b là sai vì đó không phải là tấm lòng cảm thông, mong muốn chia sẻ với người tàn tật mà chỉ để lấy thành tích cá nhân.
Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến.
-GV nêu từng ý trong BT 3, SGK, tr.39. HS tự lựa chọn câu trả lời bằng thẻ.
-GV y/c HS giải thích lí do về sự lựa chọn của mình.
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
3- Củng cố- Dặn dò :
-GV nhận xét giờ học.
-Dặn HS sưu tầm các thông tin, truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ,... về các hoạt động nhân đạo.
-HS nghe.
-1HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS dự đoán cách ND câu hỏi.
- HS trả lời – HS khác nhận xét.
+ Thiệt hại do thiên tai : hàng trăm người chết, hàng nghìn người bị mất nhà cửa, nhiều ngôi trường bị hư hỏng. Thảm hoạ sóng thần làm hàng trăm nghìn người bị chết và mất tích, nhiều nhà cửa và các công trình khác bị phá huỷ.
+ Chiến tranh : Chất độc màu cam đã làm hàng trăm con người bị tật nguyền.
-HS nghe.
- Thảo luận nhóm 2
- Đại diện các nhóm trình bày.
+Việc làm trong TH a,c là đúng.
+Việc làm trong TH b, là sai.
-HS đưa thẻ theo quy ước: màu xanh (đồng ý); màu đỏ(không đồng ý); màu vàng (phân vân)
Kết luận: ý a, dlà đúng
 ý b, c là sai.
-2-3 HS nêu.
-HS cả lớp.
Tiết 2: Toán 
 LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu: -HS thực hiện được phép chia hai phân số.
 -HS biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.
 -Giúp HS yếu viết được phân số đảo ngược của một phân số sau đó thực hiện phép chia phân số.
 *Ghi chú: BT cần làm BT1, BT2.
II-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Kiểm tra bài cũ:
-HS nêu quy tắc chia phân số và thực hiện: BT2 tr. 136.
2.Bài mới: a.Giới thiệu bài
 b.Luyện tập:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài .
- Chữa bài và nhận xét.
- HS nêu cách thực hiện.
-GV giúp đở HS yếu viết PS đảo ngược của PS thứ hai trong phép chia, sau đó y/c các em thực hiện phép chia.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Gọi HS nêu cách thực hiện: Tìm thành phần chưa biết.
- Gọi HS thực hiện bài trong vở và chữa. 
- Nhận xét, bổ sung.
-HS nêu cách tìm thừa số và số chia chưa biết.
Bài 3: Tính.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HD HS nắm cách thực hiện qua mẫu.
- HS thực hiện 
-3HS chữa bài. Lớp theo dõi nhận xét.
-GV chốt lời giải đúng.
-GV hướng dẫn HS nêu nhận xét: 
+Ở mỗi phép nhân, hai PS đó là hai PS đảo ngược với nhau.
+Nhân hai PS đảo ngược với nhau thì có kết quả bằng 1.
Bài 4: - Gọi HS đọc bài toán.
- Gọi HS cách tính diện tích hình bình hành.
- HS nêu cách tính độ dài đáy khi biết diện tích và chiều cao của hình bình hành.
- Gọi HS thực hiện bài trong vở và chữa. 
- Nhận xét, bổ sung.
3.Củng cố- Dặn dò:
- Gọi HS nhắc quy tắc chia phân số.
-GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò về nhà làm bài tập toán.
- 2 HS làm bảng, dưới lớp làm vở.
- Lớp nhận xét.
-HS nghe.
- HS thực hiện tính rồi rút gọn: 
 : = x = = = 
 : = x 2 = = 
HS tìm x, sau đó đổi chéo vở KT k.quả
 X x = ; 
 x= : ; x=
 x = x = 
-HS thực hiện theo yêu cầu của đầu bài.
- HS làm bài vào nháp và chữa bài trên bảng.
 x == 1; x == 1 
 x == 1 
-HS nêu.
-2HS đọc.
 -1HS nêu. 
-HS: lấy diện tích chia cho chiều cao.
 Bài giải
Độ dài đáy của hình bình hành đó là:
 (m)
 Đáp số: 1 m 
-2HS nêu.
-HS cả lớp.
Tiết 3: Khoa học: 
 NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (TIẾP)
I. Yêu cầu: 
- HS nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên; vật ở gần lạnh hơn thì tỏa nhiệt nên lạnh đi.
II-Chuẩn bị: - GV: phích nước sôi.
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi HS trả lời câu hỏi: Để đo nhiệt độ của vật ta sử dụng dụng cụ gì?Nêu mức độ nhiệt trung bình của cơ thể người, nước đang sôi và nước đá đang tan.
2.Bài mới: Giới thiệu bài: ghi đầu bài.
Hoạt động 1:Tìm hiểu về sự truyền nhiệt.
-HS làm thí nghiệm tr. 102, SGK theo nhóm 4HS : Có 1 cốc nước nóng và 1 chậu nước, bỏ cốc nước nóng vào chậu.GV giúp đỡ HS yếu.
-Các nhóm trình bày kết quả.
-HS lấy VD về vật nóng lên hay lạnh đi.
-GV kết luận: Các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng hơn. Các vật ở gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt sẽ lạnh đi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự co giãn của nước khi lạnh đi và nóng lên.
-HD HS thực hành làm thí nghiệm tr.103, SGK theo nhóm đôi.
GV lưu ý HS: Nước được đổ đầy lọ. Ghi lại mức chất lỏng trước và sau mỗi lần nhúng, đảm bảo an toàn.
-Y/c nhóm trình bày.
-HS suy nghĩ TLCH : Hãy giải thích vì sao mức chất lỏng trong ống nhiệt kế lại thay đổi khi dùng nhiệt kế đo nhiệt độ khác nhau ?
-Kết luận: Nước và các chất lỏng nở ra khi nóng lên hay co lại khi lạnh đi.
3.Củng cố- dặn dò:
-GV cho HS tự liên hệ.
-GV nhận xét giờ học.
-Dặn HS chuẩn bị bài: Vật dẫn nhiệt và vật .
-2.HS trả lời - Lớp nhận xét.
-HS làm thí nghiệm và thảo luận theo nhóm. HS dự đoán trước khi làm TN.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Lớp nhận xét, bổ sung: Cốc nướcđã truyền nhiệt cho vật lạnh hơn là chậu nước. Khi đó cốc nước toả nhiệt nên bị lạnh đi, chậu nước thu nhiệt nên nóng lên. 
-HS: Rót nước sôi vào cốc – cầm cốc ta thấy nóng.
+Để rau, quả... vào tủ lạnh-khi lấy ra thấy lạnh.
-HS nhận biết yêu cầu của bài.
-HS làm việc theo nhóm. 
Đại diện các nhóm trình bày.
-Khi dùng nhiệtkế đo các vật nóng, lạnh khác nhau, chất lỏng trong ống sẽ nở ra hay co lại khác nhau nên mực chất lỏng trong ống cũng nhiệt kể cũng khác nhau. Vật càng nóng mực chất lỏng trong ống càng cao. Dựa vào mực chất lỏng này ta có thể biết được nhiệt độ của vật.
-HS tự liên hệ.
-HS cả lớp.
Chiều thứ hai
Tiết 1 Luyện Mĩ thuật
(Đồng chí vượng dạy)
Tiết 3: Tập đọc: 
 THẮNG BIỂN
I. Yêu cầu: -HS biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng các từ gợi tả.
 -Hiểu nội dung: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên.(trả lời được các CH2,3,4 trong SGK)
 *Ghi chú: HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 1(SGK)
-Giáo dục cho HS lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết chống lại sự nguy hiểm do thiên nhiên gây ra để bảo vệ cuộc sống con người.
 II- Đồ dùng dạy học : -Bảng phụ viết đoạn văn luyện đọc.
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ:
 -GV gọi HS đọc thuộc lòng bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi. 
2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Luyện đọc và tìm hiểu bài 
 *Luyện đọc:
-Gọi HS đọc to toàn bài.
-Hướng dẫn chia đoạn: 3đoạn.
 +Luyện các từ khó như ở MT.
 +GV kết hợp cho HS quan sát trang minh họa ở SGK để thấy được cuộc chiến đấu với biển cả của những thanh niên xung kích.
 +HD hiểu nghĩa các từ có ở chú giải.
-HS luyện đọc theo cặp.
-HS đọc cả bài.
-GV đọc mẫu.
*Tìm hiểu bài :
 -HS đọc thầm bài, thảo luận theo nhóm đôi câu hỏi: Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào?
-1HS đọc đoạn 1, lớp theo dõi, suy nghĩ TLCH :
+Tìm từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe doạ của bão biển?
-1HS đọc đoạn 2, lớp suy nghĩ TLCH :
+ Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào?
-GV HD giải nghĩa ào dữ dội : tiếng nước va vào đê rất mạnh.
-HS đọc thầm Đ.3 và TLCH :
+Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện lòng dũng cảm , sức mạnh và sự chiến thắng của con người trước cơn bão biển? 
-GV giảng hàng rào sống : đám thanh niên cứu đê.
*Đọc diễn cảm
-Gọi 3HS đọc nối tiếp diễn cảm toàn bài.
-GV HD HS đọc diễn cảm đoạn 2.
 +HS luyện đọc theo cặp.
-Các nhóm thi đọc.
3-Củng cố- dặn dò:
Truyện đọc giúp em hiểu điều gì?
-Dặn HS chuẩn bị bài: Ga-vrốt ngoài chiến lũy.
 -2-3HS đọc.
 -Nhận xét.
1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi đọc.
Chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu ... đến con cá chim nhỏ bé.
+Đoạn 2: Tiếp theo...đến quyết tâm chống giữ.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
-HS đọc và thực hiện theo y/c.
 Lớp nhận xét, sửa sai. 
-HS luyện đọc.
-2HS đọc bài.
-HS lắng nghe.
- HS đọc thầm trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Miêu tả theo trình tự: Biển đe doạ (Đ.1)- Biển tấn công(Đ.2) -Người thắng biển.(Đ.3)
+ Các từ ngữ, hình ảnh: gió bắt đầu mạnh- nước biển càng dữ- biển cả muốn nuốt tươi con đê ... đớp con cá chim nhỏ bé. 
+Cơn bão có sức phá huỷ như không thể gì ngăn cản nổi: như một đàn cá voilớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào; dữ dội điên cuồng. 
-HS đọc thầm bài.
-HS lần lượt phát biểu.
-3HS tiếp nối đọc bài.
-HS luyện đọc.
 - Tổ chức cho HS thi đọc .
+ND:Ca ngợi lòngdũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên. 
-HS cả lớp.
Tiết 3 Luyện toán
PHÉP NHÂN PHÂN SỐ
I Mục tiêu
-HS thực hiện thành thạo: phép nhân hai phân số, nhân phân số với số tự nhiên, nhân số tự nhiên với phân số.
II Lên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài 1 : - Gọi 1 em nêu đề bài .
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 
-GV giúp đỡ HS yếu làm bài.
-Gọi hai em lên bảng sửa bài.
+ Yêu cầu HS nêu giải thích cách làm.
-Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.
-Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh .
Bài 2 : - GV nêu yêu cầu đề bài .
+ GV lưu ý HS đề  ... hận xét.
- HS lắng nghe.
HS đọc SGK rồi xác định địa phận .
-HS thảo luận .
-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận .
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Xây dựng được cuộc sống hoà hợp, xây dựng nền văn hoá chung trên cơ sở vẫn duy trì những sắc thái văn hoá riêng của mỗi tộc người.
-HS cả lớp.
Tiết 4 Thể dục
(Đồng chí Khê dạy)
Tiết 4 : Địa lí: 
 ÔN TẬP
I. Yêu cầu: -HS chỉ hoặc điền được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, sông hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ, lược đồ Việt Nam.
 -Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ.
 -Chỉ trên bản đồ vị trí của thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần thơ và nêu một vài đặc điểm của các thành phố này.
 *Ghi chú: HS khá, giỏi nêu được sự khác nhau về thiên nhiên của đồng băng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ về khí hậu, đất đai.
II.Chuẩn bị : -BĐ Địa lí tự nhiên , BĐ hành chính VN.
 -Lược đồ trống VN treo tường và của cá nhân HS .
III.Hoạt động trên lớp 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC:
+Vì sao TP Cần Thơ lại nhanh chóng trở thành trung tâm KT, văn hóa, khoa học của ĐBSCL?
 GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: a.Giới thiệu bài:
 b.Phát triển bài : 
* Hoạt động cả lớp: 
 - GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí các địa danh trên bản đồ .
 -GV cho HS lên điền các địa danh: ĐB Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, sông tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai vào lược đồ .
 -GV cho HS trình bày kết quả trước lớp .
*Hoạt động nhóm: 
 -HS các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng so sánh về thiên nhiên của ĐB Bắc Bộ và Nam Bộ vào PHT.
Đặc điểm thiên nhiên
Khác nhau
-Địa hình 
-Sông ngòi 
-Đất đai
-Khí hậu 
ĐB Bắc Bộ
ĐB Nam Bộ
 -GV nhận xét, kết luận .
 * Hoạt động cá nhân :
 -GV cho HS đọc các câu hỏi sau và cho biết câu nào đúng, sai? Vì sao ?
 a.ĐBBB là nơi sản xuất nhiều lúa gạo nhất nước ta.
b.ĐBNB là nơi sản xuất nhiều thủy sản nhất cả nước.
 c.Thành phố HN có diện tích lớn nhất và số dân đông nhất nước.
 d.TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
3.Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học.
 -Chuẩn bị bài : “Dải đồng bằng duyên hải miền Trung”.
Hát 
-2HS trả lời câu hỏi .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS nghe.
-HS lên bảng chỉ .
-HS lên điền tên địa danh .
-Cả lớp nhận xét, bổ sung. 
-Các nhóm thảo luận và điền kết quả vào PHT.
-Đại điện các nhóm trình bày trước lớp .
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS đọc và trả lời .
 +Sai.
+Đúng.
+Sai.
 +Đúng .
-HS nhận xét, bổ sung.
-HS cả lớp chuẩn bị .
Ngày soạn:10/3/2011
Ngày giảng: thứ Sáu/11/3/2011
Tiết 1 : Toán: 
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Yêu cầu:
 - Giúp HS yếu thực hiện thành thạo các phép tính phân số. 
 - Giải thành thạo toán có lời văn.
 - Bài tập cần làm : bài 1, bài 3 (a,c), bài 4.
II.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2HS làm BT sau:
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 
 2. Bài mới: a)Giới thiệu bài.
 b) Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Cho HS thực hiện và lựa chọn đúng, sai.
-GV chốt lại.
Bài 2: Gọi HS đọc bài và nắm yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tính và chữa bài.
-GV giúp đỡ HS yếu làm bài.
-GV tổ chức cho HS chữa bài.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-GV: Khi tính giá trị biểu thức các phân số ta thực hiện như đối với STN.
- HS làm vở và chữa bài trên bảng. 
Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- HD HS tìm hiểu ND của bàivà giải bài ra vở.
- Giải bài trên bảng.
 Nhận xét, bổ sung.
Bài 5: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-Nêu hướng giải và giải ra vở.
 -GV chấm bài và chữa bài.
3.Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nhắc các tính chất của phép nhân phân số với số tự nhiên.
-GV nhận xét giờ học và giao BT về nhà.
- 2 HS làm bảng, dưới lớp làm vở nháp.
- Lớp nhận xét.
-HS lắng nghe.
-1HS đọc.
- HS suy nghĩ và nêu: phần c là phép tính đúng. Còn các phần khác đều sai.
-HS chỉ chỗ sai trong phép tính và cách sửa.
-HS đọc.
--HS suy nghĩ và làm BT vào nháp.
x x = = 
x := = = 
Sau đó nhận xét và rút ra kết luận.
HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS làm bài trong vở và chữa bài.
 ;
; ; 
-HS đọc yêu cầu.
 Giải:
 Số phần bể đã có nước là:
 + = ( bể)
 Số phần bể còn lại chưa có nước là:
 1 - = (bể)
 Đáp số: (bể)
- HS thực hiện trong vở và chữa bài trên bảng.
- Nhận xét.
-HS nêu.
Tiết 2 Âm nhạc
Tiết 3 : Tập làm văn 
 LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI
 I-Mục tiêu:
- Lập được dàn ý sơ lược bài văn tả cây cối nêu trong đề bài.
- Dựa vào dàn ý đã lập, bước đầu viết được các đoạn thân bài, mở bài, kết bài cho bài văn tả cây cối đã xác định.
 II-Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ ghi dàn ý quan sát.
-Tranh ảnh về các loài cây định tả.
 III-Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ:
Đọc phần kết bài cho cây em định tả.
2.Bài mới:
 a)Giới thiệu bài:
 b)Hướng dẫn HS làm BT:
 -Yêu cầu HS đọc đề bài: Tả một cây có bóng mát ( hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.
-GV gạch dưới các bộ phận quan trọng của đề: cây có bóng mát, cây ăn quả, cây hoa; yêu thích. 
-GV gợi ý : Chọn 1 trong 3 đề trên (ba loại cây nêu ở đề bài) để tả nên chọn những cây đã gắn bó nhiều với em.
GV dán một số tranh ảnh lên bảng lớp. 
GV gọi HS nêu ý kiến của mình về cây mình sẽ chọn.
-Gọi HS đọc các gợi ý trong SGK.
-GV nhắc HS lập dàn ý trước khi viết bài để bài văn miêu tả có cấu trúc chặt chẽ.
Yêu cầu HS thực hành viết bài. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu làm bài.
Gọi HS đọc bài viết của mình.
-GV chú ý sửa sai cho HS, đối với những lỗi dùng từ, lỗi diễn đạtGV ghi lại sau đó giúp HS sưa lại ngay tại lớp.
3-Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
-Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh bài viết, viết lại vào vở.
-Dặn HS: Chuẩn bị cho bài kiểm tra : Miêu tả cây cối.
- HS nêu- Lớp nhận xét, bổ sung.
-HS nghe.
- 2HS đọc yêu cầu và các gợi ý.
-HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV.
-HS tự giới thiệu cây mình định tả.
+Em tả cây bàng trước sân trường.
+Em tả cây ổi trong vườn nhà bà em...
-2HS đọc.
-HS lập dàn ý quan sát:
MB:+ Giới thiệu cây định tả.
TB :+ Tả bao quát.
 + Tả từng bộ phận của cây.
KB :+ Nêu ích lợi của cây, nêu cảm nghĩ của em.
- HS thực hành viết.
-HS lần lượt trình bày bài viết trước lớp.
-HS chữa lỗi.
-------------------------------------------------------------
Tiết 4: Khoa học 
 VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT
I.Yêu cầu: 
 - HS kể được tên một số vật dẫn nhiệt tốt và dẫn nhiệt kém:
 +Các kim loại (đồng, nhôm,...) dẫn nhiệt tốt.'
 +Không khí, các vật xốp như bông, len,... dẫn nhiệt kém.
 -Giúp HS phân biệt được các vật dẫn nhiệt tốt và các vật dẫn nhiệt kém.
II.Chuẩn bị:
- Phích đựng nươc nóng, thìa nhôm, thìa nhựa, giỏ ấm, cái lót tay, len, nhiệt kế.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
1. Bài cũ: + Mô tả thí nghiệm chứng tỏ nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. 
- GV nhận xét.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn bài mới:
HĐ 1: Vật dẫn nhiệt và cách nhiệt
- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm trang 104 SGK và dự đoán kết quả thí nghiệm.
- Gọi HS trình bày dự đoán kết quả thí nghiệm. GV ghi nhanh vào 1 phần của bảng
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm. GV đi rót nước nóng vào cốc cho HS tiến hành làm TN.
+ Hãy giải thích tại sao vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt tay ta sẽ có cảm giác lạnh ?
+ Tại sao khi ta chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt?
- GV chốt lại ý đúng. 
Hoạt động 2: Tính cách nhiệt của không khí
- Cho HS quan sát vỏ ấm hoặc dựa vào kinh nghiệm của các em và hỏi:
+ Bên trong giỏ ấm đựng thường được làm bằng gì? Sử dụng vật liệu đó có ích lợi gì?
+ Trong các chỗ rỗng của vật có chứa gì?
+ Không khí là chất dẫn nhiệt tốt hay kém?
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm.
- Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm
- GV kết luận chung.
Hoạt động 3: Thi kể tên và công dụng của các vật cách nhiệt.
-GV chia lớp thành 4 nhóm thi kể tên và công dụng của các vật cách nhiệt.
-GV biểu dương nhóm kể được nhiều và đúng nhất.
3.Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét giờ học.
 -Dặn HS chuẩn bị bài: Các nguồn nhiệt
- 2,3 HS trả lời 
- HS lắng nghe.
- 1HS đọc thí nghiệm thành tiếng, HS đọc thầm và suy nghĩ.
-Thìa nhôm sẽ nóng hơn thìa nhựa. Thìa nhôm dẫn nhiệt tốt hơn, thìa nhựa dẫn nhiệt kém hơn.
-Tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm. 
- Đại diện của 2 nhóm trình bày: 
+HS: là do sắt dẫn nhiệt tốt nên tay ta ấm đã truyền nhiệt cho ghế sắt. Ghế sắt là vật lạnh hơn, do đó tay ta có cảm giác lạnh.
+HS: là vật dẫn nhiệt kém nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh như khi chạm vào ghế sắt.
- Quan sát, trao đổi và trả lời:
+ Bên trong giỏ đựng ấm thường được làm bằng xốp, bông, len, dạ
+Trong các chỗ rỗng của vật có chứa không khí.
+ HS trả lời theo suy nghĩ
-Thảo luận theo nhóm dưới sự HDcủa GV.
- 2 đại diện của 2 nhóm lên đọc kết quả thí nghiệm.
-HS thảo luận sau đó nêu.
-HS cả lớp.
Tiết 5: SINH HOẠT ĐỘI 
 I.Mục tiêu :
 - Đánh giá các hoạt động tuần 26 phổ biến các hoạt động tuần 27.
 -HS biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy .
II. Chuẩn bị :
 +Giáo viên : Những hoạt động về kế hoạch tuần 27.
 +Học sinh : Các báo cáo về những hoạt động trong tuần vừa qua .
 III. Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: Lớp hát.
2.Đánh giá hoạt động tuần qua.
-Giáo viên yêu cầu chi đội trưởng chủ trì tiết sinh hoạt .
-GV ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành .
-Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải .
 -GV nhận xét:
 +Chi đội đã tham gia thi nghi thức Đội nhưng kết quả chưa cao: còn một số động tác đội hình đội ngũ còn lúng túng, chưa đúng quy trình như: Tập hợp đội hình hình chữ U, đi đều, ...
 +Đa số đội viên tích cực tham gia sinh hoạt Đội như ca múa hát tập thể, 
2.Phổ biến kế hoạch tuần 27.
-Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới :
kể chuyện về Bác Hồ (2 em)
-Về học tập: Học bài và ôn tập tốt để kiểm tra giữa kì có kết quả cao.
- Về lao động: Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
-Lớp hát.
-Chi đội trưởng yêu cầu các phân đội lần lượt lên báo cáo 
-Các lớp phó :phụ trách học tập , phụ trách lao động , chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua .
-Chi đội trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
- HS ghi chép kế hoạch và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 26.doc