Đạo đức
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA(T1)
I.Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tièn của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước,.trong cuộc sống hàmg ngày một cách hợp lí.
- Biết được vì sao cần tiết kiệm tiền của.
- Nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của.
- Gd Hs biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi trong sinh hoạt hằng ngày.
II.Đồ dùng dạy học:
* Gv:
-SGK Đạo đức 4
-Đồ dùng để chơi đóng vai;
* Hs:
-Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
- Sgk.
TUẦN 7 NS:10/10/2010 NG: thứ 2/11/10/2010 Tiết 2 Đạo đức TIẾT KIỆM TIỀN CỦA(T1) I.Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của. - Biết được lợi ích của tiết kiệm tièn của. - Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước,...trong cuộc sống hàmg ngày một cách hợp lí. - Biết được vì sao cần tiết kiệm tiền của. - Nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của. - Gd Hs biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi trong sinh hoạt hằng ngày. II.Đồ dùng dạy học: * Gv: -SGK Đạo đức 4 -Đồ dùng để chơi đóng vai; * Hs: -Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng. - Sgk. III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.KTBC: -GV nêu yêu cầu kiểm tra: +Nêu phần ghi nhớ của bài “Biết bày tỏ ý kiến” +Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em? -GV ghi điểm. 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: “Tiết kiệm tiền của” b.Nội dung: *Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (các thông tin trang 11- SGK) -GV chia 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK/11 +Ở Việt Nam hiện nay nhiều cơ quan có biển thông báo: “Ra khỏi phòng nhớ tắt điện”. +Người Đức có thói quen bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn. +Người Nhật có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày. -GV kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh. *Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ (Bài tập 1- SGK/12) -GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1. Em hãy cùng các bạn trao đổi, bày tỏ thái độ về các ý kiến dưới đây (Tán thành, phân vân hoặc không tán thanh ) a/. Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn. b/. Tiết kiệm tiền của là ăn tiêu dè sẻn. c/. Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của một cách hợp lí, có hiệu quả. d/. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà. -GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình. -GV kết luận: +Các ý kiến c, d là đúng. +Các ý kiến a, b là sai. *Hoạt động 3: Thảo luận nhóm hoặc làm việc cá nhân (Bài tập 2- SGK/12) -GV chia 2 nhóm và nhiệm vụ cho các nhóm: òNhóm 1 : Để tiết kiệm tiền của, em nên làm gì? òNhóm 2 : Để tiết kiệm tiền của, em không nên làm gì? -GV kết luận về những việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của. 4.Củng cố - Dặn dò: -Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của (Bài tập 6- SGK/13) -Tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của của bản thân (Bài tập 7 –SGK/13) -Chuẩn bị bài tiết sau: Học tiếp tiết 2. -HS thực hiện yêu cầu. -HS khác nhận xét. Các nhóm thảo luận. -Đại diện từng nhóm trình bày. -HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước như ở hoạt động 3- tiết 1- bài 3. -Cả lớp trao đổi, thảo luận. -Các nhóm thảo luận, liệt kê các việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của. -Đại diện từng nhóm trình bày- Lớp nhận xét, bổ sung. -HS tự liên hệ. -Tắt điện khi không cần thiết, tắt vòi nước khi dùng xong... -HS cả lớp thực hiện. Tiết 3: Toán LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: Giúp HS: -Có kĩ năng thực hiện tính cộng, tính trừ các số tự nhiên và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ các số tự nhiên. -Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ. - Rèn KN thực hiện phép cộng, phép trừ. - Gd Hs tính cẩn thận, chính xác. II.Đồ dùng dạy học: Gv: bảng phụ, Sgk, Hs: Sgk, vở nháp. III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.KTBC: -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 30, -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn luyện tập: Bài 1 -GV viết lên bảng phép tính 2416 + 5164, yêu cầu HS đặt tính và thự hiện phép tính. -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn làm đúng hay sai. -GV hỏi: Vì sao em khẳng định bạn làm đúng (sai) ? -GV nêu cách thử lại: Muốn kiểm tra một số tính cộng đã đúng hay chưa chúng ta tiến hành phép thử lại. Khi thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng. -GV yêu cầu HS thử lại phép cộng trên. -GV yêu cầu HS làm phần b. Bài 2 -GV viết lên bảng phép tính 6839 – 482, yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính. -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn làm đúng hay sai. -GV hỏi: Vì sao em khẳng định bạn làm đúng (sai) ? . -GV yêu cầu HS thử lại phép trừ trên. -GV yêu cầu HS làm phần b Bài 3 -GV gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. -GV yêu cầu HS tự làm bài, khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình x + 262 = 4848 x = 4848 – 262 x = 4586 -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4 -GV yêu cầu HS đọc đề bài. -GV yêu cầu HS trả lời. 4.Củng cố- Dặn dò: -GV tổng kết giờ học. -Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. -3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. -HS nghe. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. -2 HS nhận xét. -HS trả lời. -HS nghe GV giới thiệu cách thử lại phép cộng. -HS thực hiện phép tính 7580 – 2416 để thử lại. -3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện tính và thử lại một phép tính, HS cả lớp làm bài vào vở nháp. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. -HS nêu cách thử lại: Muốn kiểm tra một phép tính trừ đã đúng hay chưa chúng ta tiến hành phép thử lại. Khi thử lại phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng -2 HS nhận xét. -HS trả lời. -HS thực hiện phép tính 6357 + 482 để thử lại. -3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện tính và thử lại một phép tính, HS cả lớp làm bài vào vở nháp. -Tìm x. -2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. x – 707 = 3535 x = 3535 + 707 x = 4242 -HS đọc. -Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh và cao hơn: 3143 – 2428 = 715 (m). Tiết 4 Khoa học PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ I/ Mục tiêu: Giúp HS: -Nêu được cách phòng bệnh béo phì. - Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ. - Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tậpTDTT. -Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì và vận động mọi người cùng phòng và chữa bệnh béo phì. II/ Đồ dùng dạy- học: -Các hình minh hoạ trang 28, 29 / SGK -Bảng lớp chép sẵn các câu hỏi. -Phiếu ghi các tình huống. III/ Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1) Vì sao trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng ? Làm thế nào để phát hiện ra trẻ bị suy dinh dưỡng ? 2) Em hãy nêu cách đề phòng các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng ? -GV nhận xét và cho điểm HS. 3.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì. -GV tiến hành hoạt động cả lớp theo định hướng sau: -Yêu cầu HS đọc kĩ các câu hỏi ghi trên bảng. -Sau 3 phút suy nghĩ 1 HS lên bảng làm. -GV chữa các câu hỏi và hỏi HS nào có đáp án không giống bạn giơ tay và giải thích vì sao em chọn đáp án đó. Câu hỏi Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời em cho là đúng: 1) Dấu hiệu để phát hiện trẻ em bị béo phì là: a) Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm. b) Mặt to, hai má phúng phíng, bụng to phưỡn ra hay tròn trĩnh. c) Cân nặng hơn so với những người cùng tuổi và cùng chiều cao từ 5kg trở lên. d) Bị hụt hơi khi gắng sức. 2) Khi còn nhỏ đã bị béo phì sẽ gặp những bất lợi là: a) Hay bị bạn bè chế giễu. b) Lúc nhỏ đã bị béo phì thì dễ phát triển thành béo phì khi lớn. c) Khi lớn sẽ có nguy cơ bị bệnh tim mạch, cao huyết áp và rối loạn về khớp xương. d) Tất cả các ý trên điều đúng. 3) Béo phì có phải là bệnh không ? Vì sao ? a) Có, vì béo phì liên quan đến các bệnh tim mạch, cao huyết áp và rối loạn khớp xương. b) Không, vì béo phì chỉ là tăng trọng lượng cơ thể. -GV kết luận bằng cách gọi 2 HS đọc lại các câu trả lời đúng. * Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì. -GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng. -Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 28, 29 / SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi: 1) Nguyên nhân gây nên bệnh béo phì là gì ? 2) Muốn phòng bệnh béo phì ta phải làm gì ? 3) Cách chữa bệnh béo phì như thế nào ? -GV nhận xét tổng hợp các ý kiến của HS. * GV kết luận: Nguyên nhân gây béo phì chủ yếu là do ăn quá nhiều sẽ kích thích sự sinh trưởng của tế bào mỡ mà lại ít hoạt động nên mỡ trong cơ thể tích tụ ngày càng nhiều. Rất ít trường hợp béo phì là do di truyền hay do bị rối loạn nội tiết. Khi đã bị béo phì cần xem xét, cân đối lại chế độ ăn uống, đi khám bác sĩ ngay để tìm đúng nguyên nhân để điều trị hoặc nhận được lời khuyên về chế độ dinh dưỡng hợp lí, phải năng vận động, luyện tập thể dục thể thao. * Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ. * GV chia nhóm thành các nhóm nhỏ và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy ghi tình huống. -Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì ? -Các tình huống đưa ra là: +Nhóm 1 -Tình huống 1: Em bé nhà Minh có dấu hiệu béo phì nhưng rất thích ăn thịt và uống sữa. +Nhóm 2 –Tình huống 2: Châu nặng hơn những người bạn cùng tuổi và cùng chiều cao 10kg. Những ngày ở trường ăn bánh ngọt và uống sữa Châu sẽ làm gì ? +Nhóm 3 –Tình huống 3: Nam rất béo nhưng những giờ thể dục ở lớp em mệt nên không tham gia cùng các bạn được. +Nhóm 4-Tình huống 4: Nga có dấu hiệu béo phì nhưng rất thích ăn quà vặt. Ngày nào đi học cũng mang theo nhiều đồ ăn để ra chơi ăn. -GV nhận xét tổng hợp ý kiến của các nhóm HS. * Kết luận: Chúng ta cần luôn có ý thức phòng tránh bệnh béo phì, vận động mọi người cùng tham gia tích cực tránh bệnh béo phì. Vì béo phì có nguy cơ mắc các bệnh về tim, mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, 3.Củng cố- dặn dò: -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý. -Dặn HS về nhà vận động mọi người trong gia đình luôn có ý thức phòng tránh bệnh béo phì. Tìm hiểu về những bệnh lây qua đường tiêu hoá. -2 HS trả lời, HS dưới lớp nhận xét và bổ sung câu trả lời của bạn. +Do cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng về chất đạm cũng như các chất khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển bình thường. +Cần theo dõi cân nặng thường xuyên cho trẻ. Nếu thấy 2 – 3 tháng liền không tăng cân cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. -Hoạt động cả lớp. -HS suy nghĩ. -1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp theo dõi và chữa bài theo GV. -HS trả lời. 1) 1a ... đều bằng 15. -Giá trị của hai biểu thức đều bằng 70. -Giá trị của hai biểu thức đều bằng 128. -Luôn bằng giá trị của biểu thức a + (b +c). -HS đọc. -HS nghe giảng. -Một vài HS đọc trước lớp. -Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. 4367 + 199 + 501 = 4367 + (199 + 501) = 4367 + 700 = 5067 -Vì khi thực hiện 199 + 501 trước chúng ta được kết quả là một số tròn trăm, vì thế bước tính thứ hai là 4367 + 700 làm rất nhanh, thuận tiện. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. -HS đọc. -Chúng ta thực hiện tính tổng số tiền của cả ba ngày với nhau. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Bài giải Số tiền cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được là: 75500000+86950000+14500000=176950000(đồng) Đáp số: 176950000 đồng -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. +Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi, và khi cộng bất kì số nào với 0 cũng cho kết quả là chính số đó. +Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi. +Dựa vào tính chất kết hợp của phép cộng. Tiết 2 Hát nhạc (Giáo viên bộ môn dạy) Tiết 3 Tập làm văn LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I.Mục tiêu: - Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng; Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian. - Rèn KN tưởng tượng cho Hs. - Gd tình cảm cho Hs. II. Đồ dùng dạy học: - Gv: Bảng lớp viết sẵn đề bài, 3 câu hỏi gợi ý. - Hs: Sgk. III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: -Gọi HS lên bảng đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề. -Nhận xét, cho điểm HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: -Gọi 1 HS đọc đề bài. -GV đọc lại đề bài, phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: Giấc mơ, bà tiên cho ba điều ước, trình tự thời gian. -Yêu cầu HS đọc gợi ý. -Hỏi và ghi nhanh từng câu trả lời của HS dưới mỗi câu hỏi gợi ý. 1/. Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước? 2/. Em thực hiện 3 điều ước như thế nào? 3/. Em nghĩ gì khi thức giấc? -Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó 2 HS ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe. -Tổ chức cho HS thi kể. -Gọi HS nhận xét bạn kể về nội dung truyện và cách thể hiện. GV sửa lỗi câu cho HS . 3. Củng cố – dặn dò: -Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS có câu chuyện hay, lời kể sinh động, hấp dẫn. -Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện theo GV đã sửa và kể cho người thân nghe. -3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. -Lắng nghe. -2 HS đọc thành tiếng. -Lắng nghe. -2 HS đọc thành tiếng. -Tiếp nối nhau trả lời. 1/. Mẹ em đi công tác xa. Bố ốm nặng phải nằm viện. Ngoài giờ học, em vào viện chăm sóc bố. Một buổi trưa, bố em đã ngủ say. Em mết quá cũng ngủ thiếp đi. Em bỗng thấy bà tiên nắn tay em. Bà cầm tay em, khen em là đứa con hiếu thảo và cho em 3 điều ước 2/. Đầu tiên, em ước cho bố em khỏi bệnh và tiếp tục đi làm. Điều thứ 2 em mong cho người thoát khỏi bệnh tật. Điều thứ ba em mong ướn mình và em trai mình học giỏi để sau này lớn lên trở thành nhữnh kĩ sư giỏi 3/. Em tỉnh giấc và thật tiếc đó là giấc mơ. Nhưng em vẫn tự nhủ mình sẽ cố gắng để thực hiện được những điều ước đó. -Em biết đó chỉ là giấc mơ thôi nhưng trong cuộc sống sẽ có nhiều tấm lòng nhân ái đến với những người chẳng may gặp cảnh hoạn nạn, khó khăn. -Em rất vui khi nghĩ đến giấc mơ đó. Em nghĩ mình sẽ làm được tất cả những gì mình mong ước và em sẽ học thật giỏi -HS viết ý chính ra vở nháp. Sau đó kể lại cho bạn nghe, HS nghe phải nhận xét, góp ý, bổ sung cho bài chuyện của bạn. -HS thi kể trước lớp. -Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu. Tiết 4 Khoa học PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ I/ Mục tiêu: - Giúp HS: -Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá. -Nêu được nguyên nhân một số bệnh lây qua đường tiêu hoá. - Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hoá. -Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá và vận động mọi người cùng thực hiện. II/ Đồ dùng dạy- học: - Gv: Các hình minh hoạ trong SGK trang 30, 31 -Chuẩn bị 5 tờ giấy A3. -HS: Chuẩn bị bút màu. II/ Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu 2 HS lên bảng trả lời: 1) Em hãy nêu nguyên nhân và tác hại của béo phì ? 2) Em hãy nêu các cách để phòng tránh béo phì ? -GV nhận xét và cho điểm HS. 3.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Tác hại của các bệnh lây qua đường tiêu hoá. -GV tiến hành hoạt động cặp đôi theo định hướng. -2 HS ngồi cùng bàn hỏi nhau về cảm giác khi bị đau bụng, tiêu chảy, tả, lị, và tác hại của một số bệnh đó. -Giúp đỡ các cặp HS yếu. Đảm bảo HS nào cũng được hỏi đáp về bệnh. -Gọi 3 cặp HS thảo luận trước lớp về các bệnh: tiêu chảy, tả, lị. -GV nhận xét, tuyên dương các đôi có hiểu biết về các bệnh lây qua đường tiêu hoá. -Hỏi: 1) Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào ? 2) Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần phải làm gì ? * GV kết luận: Các bệnh lây qua đường tiêu hoá rất nguy hiểm điều có thể gây ra chết người nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Mầm bệnh chứa nhiều trong phân, chất nôn và đồ dùng cá nhân của người bệnh, nên rất dễ lây lan thành dịch làm thiệt hại người và của. Vì vậy khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần điều trị kịp thời và phòng bệnh cho mọi người xung quanh. * Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá. -GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng. -Yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh họa trong SGK trang 30, 31 thảo luận và trả lời các câu hỏi sau; 1) Các bạn trong hình ảnh đang làm gì ? Làm như vậy có tác dụng, tác hại gì ? 2) Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá ? 3) Các bạn nhỏ trong hình đã làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá ? 4) Chúng ta cần phải làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá ? -GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm HS. -Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết trước lớp. -Hỏi: Tại sao chúng ta phải diệt ruồi ? * Kết luận: Nguyên nhân gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá là do vệ sinh ăn uống kém, vệ sinh môi trường kém. Do vậy chúng ta cần giữ vệ sinh trong ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường tốt để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. * Hoạt động 3 : Người hoạ sĩ tí hon. -GV cho các nhóm vẻ tranh với nội dung: Tuyên truyền cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá theo định hướng. -Chia nhóm HS. -Cho HS chọn 1 trong 3 nội dung: Giữ vệ sinh ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh môi trường để vẽ nhằm tuyên truyền cho mọi người có ý thức đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. -GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn để đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm điều được tham gia. -Gọi các nhóm lên trình bày sản phẩm, và các nhóm khác có thể bổ sung. -GV nhận xét tuyên dương các nhóm có ý tưởng, nội dung hay và vẽ đẹp, trình bày lưu loát. 3.Củng cố- dặn dò: -GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý. -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết trang 31 / SGK. -Dặn HS có ý thức giữ gìn vệ sinh đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. 2HS trả lời. 1, +Ăn quá nhiều chất dinh dưỡng. +Lười vận động nên mỡ tích nhiều dưới da. +Do bị rối loạn nội tiết. 2, +Ăn uống hợp lí, ăn chậm, nhai kĩ. +Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao. +Điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho hợp lí. +Đi khám bác sĩ ngay. +Năng vận động, thường xuyên tập thể dục thể thao -Thảo luận cặp đôi. -HS trả lời: 1) Các bệnh lây qua đường tiêu hoá làm cho cơ thể mệt mỏi, có thể gây chết người và lây lan sang cộng đồng. 2) Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần đi khám bác sĩ và điều trị ngay. Đặc biệt nếu là bệnh lây lan phải báo ngay cho cơ quan y tế. -HS lắng nghe, ghi nhớ. -HS tiến hành thảo luận nhóm. -HS trình bày. +Hình 1, 2 các bạn uống nước lả, ăn quà vặt ở vỉa hè rất dễ mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá. +Hình 3- Uống nước sạch đun sôi, hình 4- Rửa chân tay sạch sẽ, hình 5- Đổ bỏ thức ăn ôi thiu, hình 6- Chôn lắp kĩ rác thải giúp chúng ta không bị mắc các bệnh đường tiêu hoá. 2) Ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xung quanh bẩn, uống nước không đun sôi, tay chân bẩn, 3) Không ăn thức ăn để lâu ngày, không ăn thức ăn bị ruồi, muỗi bâu vào, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, thu rác, đổ rác đúng nơi quy định để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá. 4) Chúng ta cần thực hiện ăn uống sạch, hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, giữ vệ sinh môi trường xung quanh. -HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. -HS đọc. -Vì ruồi là con vật trung gian truyền các bệnh lây qua đường tiêu hoá. Chúng thường đậu ở chỗ bẩn rồi lại đậu vào thức ăn. -HS lắng nghe. -Tiến hành hoạt động theo nhóm. -Chọn nội dung và vẽ tranh. -Mỗi nhóm cử 1 HS cầm tranh, 1 HS trình bày ý tưởng của nhóm mình. Tiết 5 Sinh hoạt LỚP -Đánh giá các hoạt động trong tuần. -Phát động thi đua chào mừng 20/10 -Khắc phục những thiếu sót, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới. -GD HS có ý thức xây dựng tập thể lớp vững mạnh II.Lên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định tổ chức. 2.Đánh giá công tác tuần qua +Học tập: -Học và làm bài củ khá đầy đủ -Hăng say xây dựng bài -Trình bày bài viết có tiến bộ -Nề nếp duy trì khá tốt +Tồn tại: -Một số em mẫu chữ chưa đúng yêu cầu -Một số em chấp hành nề nếp tự quản chưa cao. -Bài tập làm qua loa, những bài làm sai chưa chữa kịp thời, vở bài tập ở nhà chưa hoàn thành +Bình bầu HS có tiến bộ trong tuần 3.Phương hướng: -Thi đua dành nhiều điểm tốt chào mừng ngày 20/10 và ngày 20/11 -Phát động phong trào giữ vở sạch viết chữ đẹp -Duy trì sĩ số. -Lao động vệ sinh trường lớp sạch sẽ -Tiến hành xây dựng lớp học thân thiện. -Học bài và làm bài tập đầy đủ. -Đồng phục theo nghi thức của đội viên. III.Dặn dò: - Khắc phục những tồn tại của tuần qua, thực hiện tốt nhiệm vụ tuần tới -HS sinh hoạt văn nghệ. - Lớp trưởng đánh giá chung hoạt động tuần qua. -Ý kiến nhận xét của lớp phó học tập - Các tổ trưởng nhận xét bổ sung. - Cá nhân phát biểu. HS lắng nghe HS bình bầu theo tổ +Trang trí lớp +Tập 2 tiết mục văn nghệ chào mừng 20/11
Tài liệu đính kèm: