Tập đọc
Tiết 21 : ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức .
-Đọc đúng: Làm lấy diều trong làng, trang sách, là, lưng trâu,
-Hiểu:+Từ ngữ: trạng, kinh ngạc
+ Nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
2. Kĩ năng.
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung
3.Thái độ.
Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu
III. Các hoạt động dạy học :
Tuần 11 Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2012 Tập đọc Tiết 21 : ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU I. Mục tiêu: 1. Kiến thức . -Đọc đúng: Làm lấy diều trong làng, trang sách, là, lưng trâu, -Hiểu:+Từ ngữ: trạng, kinh ngạc + Nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. 2. Kĩ năng. - Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung 3.Thái độ. Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: Phấn màu III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học A. KT bài cũ: - Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì? - Tên chủ điểm nói lên điều gì? - Mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh hoạ. - Gọi HS nhận xét bài bạn. - Nhận xét, cho điểm B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Giảng bài a. Luyện đọc - YC 4 HS tiếp nối nhau đọc đoạn (3 lượt HS đọc). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS - Gọi 1 HS đọc toàn bài -Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi - Đại diện nhóm đọc - Gọi HS đọc phần chú giải - GV nêu cách đọc toàn bài và đọc mẫu. b. Tìm hiểu bài - YC HS đọc đoạn 1, 2 và TLCH + Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào? Hoàn cảnh gia đình cậu ntn? + Cậu bé ham thích trò chơi gì? + Chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? - YC HS đọc đoạn 3, trao đổi và TLCH + Nguyễn Hiền ham học và chịu khó ntn? - YC HS đọc đoạn 4 + Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều”. - YC HS đọc câu hỏi 4: HS trao đổi và TLCH + Câu chuyện khuyên ta điều gì? - Đoạn cuối bài cho em biết điều gì? - YC HS trao đổi và tìm nội dung - Ghi nội dung chính của bài. c. Đọc diễn cảm - YC 4 HS tiếp nối nhau đọc đoạn. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay. - YC HS luyện đọc đoạn văn. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm từng đoạn. - Nhận xét về giọng đọc, cho điểm - Tổ chức cho HS đọc toàn bài - Nhận xét, cho điểm HS. C. Củng cố, dặn dò - Câu chuyện ca ngợi ai? Về điều gì? - Truyện đọc giúp em hiểu điều gì? - Nhận xét tiết học - CBBS: Có chí thì nên - Chủ điểm: Có chí thì nên - Nói lên những con người có nghị lực, ý chí thì sẽ thành công. - Vẽ những em bé có ý chí cố gắng trong học tập. - 4 HS tiếp nối nhau đọc - 1 HS đọc to -HS luyện đọc theo nhóm -1 nhóm đọc - 1 HS đọc - Lắng nghe - 2 HS đọc to. Cả lớp đọc thầm và trao đổi, TLCH. + đời vua Trần Nhân Tông, gia đình cậu rất nghèo. + Cậu bé rất thích chơi diều. + Đọc đến đâu hiểu ngay đến đó, có trí nhớ lạ thường. - 2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm, trao đổi, TLCH. + Đi chăn trâu, cậu đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền đất, bút là ngón tay, mảnh vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ. - 2 HS đọc to + Lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều. - Thảo luận nhóm đôi. + HS phát biểu theo suy nghĩ của nhóm. + Có ý chí, quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn. - Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên. - Thảo luận nhóm đôi tìm nội dung. + Câu chuyện ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng Nguyên khi mới 13 tuổi. - 2 HS nhắc lại. - 4 HS đọc. HS cả lớp phát biểu, tìm cách đọc hay. - Nhóm đôi. - 3 – 5 HS thi đọc - 3 HS đọc toàn bài. - 3 HS phát biểu theo ý hiểu. - Lắng nghe Rút kinh nghiệm sau giờ dạy Toán Tiết 51 : NHÂN VỚI 10, 100 , 1000 CHIA CHO 10 , 100. 1000 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức . - Biết thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10; 100; 1000; và chia số tròn trục , tròn trăm, tròn nghìn..... cho 10; 100; 1000.. 2. Kĩ năng. - Vận dụng để tính nhanh khi nhân ( hoặc chia) với ( hoặc cho ) 10; 100; 1000..... 3.Thái độ. - Có thói quen tính nhanh khi nhân ( hoặc chia) với ( hoặc cho ) 10; 100; 1000..... II. Đồ dùng dạy học: - Phấn màu III. Hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học A.Kiểm tra bài cũ: Bài 3 * Tìm 2 biểu thức có giá trị bằng nhau: Đó là các biểu thức: 10 287 x 5 và ( 3 + 2) x 10287 4 x 2145 và (2100 + 45) x 4 3964 x 6 và ( 4 + 2) x ( 3000 + 964) - GV chấm điểm B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài 2.Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 10, chia số tròn trục cho 10. a) Nhân một số với 10 - GV viết phép nhân lên bảng. 35 x 10 = ? - Gv gọi HS trình bày cách làm. * Vậy 35 x 10 = 350 Khi nhân 35 với 10 ta chỉ viết thêm vào bên phải số 35 một chữ số 0 ( để có 350 ) Khi nhân một số tự nhiên với 10 ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó. b) Chia số tròn chục cho 10 - Từ 35 x 10 = 350 - Giáo viên yêu cầu học sinh tính 350 : 10 =? 350 : 10 = 35 - Khi chia số tròn chục cho 10 ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó. 64 x 10 = 640 640 x 10 = 6400 370 : 10 = 37 1300 : 10 = 130 34 x 100 = 3400 210 x 1000 = 210 000 7800 : 10 = 780 36 1000 : 1000 = 361 *Quy tắc : Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100. 1000... ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba... chữ số 0 vào bên phải số đó. Khi chia số tròn chục cho 10, 100, 1000... ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba... chữ số 0 ở bên phải số đó. 3.Luyện tập: Bài1: Tính nhẩm: - Y/c HS làm bài. - Gọi 1 HS chữa miệng. - Nhận xét bài làm của HS Bài 2: Viết số vào chỗ chấm: Mẫu : 300kg = .tạ Cách làm : Ta có : 100kg = 1 tạ 300: 100= 3 Vậy 300kg = 3 tạ Tương tự : 70 kg = 7 yến 800kg = 8 tạ 300 tạ = 30 tấn 120 tạ = 12 tấn 5000kg = 5 tấn 4000g = 4 kg +Hỏi củng cố -Tìm số để điền vào chỗ chấm. - Nêu cách nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000... -Nêu cách chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000 C.Củng cố- dặn dò: HS nêu lại nội dung bài học. CBBS - 3 HS lên bảng chữa bài tập - HS ở dưới đổi vở chữa bài - Nhận xét bài làm trên bảng - HS trao đổi về cách làm bài, rồi tính kết quả. 35 x 10 = ? C1: 35 x 2 x 5 = 70 x 5 = 350 C2: 35 x ( 5 + 5)= 35 x 5 + 35 x 5 = 175 + 175 = 350 C3: 35 x 10 = 10 x 35 = 1 chục x 35 = 35 chục = 350 ( gấp 1chục lên ba mươi lăm lần ) - 2,3 HS nhắc lại QT -Cho học sinh trao đổi về mối quan hệ giữa 35 x 10 = 350 để nhận ra 350 : 10 = 35 . - Học sinh nêu nhận xét. - HS làm thêm các ví dụ - HS đọc nhanh kết quả. - Gọi học sinh nêu quy tắc. - HS làm bài vào vở. - 1 HS chữa miệng. - Nhận xét bài làm của bạn. - 3 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp làm bài vào vở. - Chữa bài. - 2 HS cùng một bàn đổi bài cho nhau. Chính tả Tiết 11: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức . Nhớ – viết đúng bài CT, trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ. Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/x hoặc dấu hỏi/ dấu ngã. 2. Kĩ năng. Trình bày bài sạch ,đẹp 3.Thái độ. Có ý thưc rèn chữ, giữ vở. II. Đồ dùng dạy học: Bài tập 2a và bài tập 3 viết vào bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học A. KT bài cũ: - Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 2 HS viết. + xôn xao, sản xuất, xuất sắc, suôn sẻ - Nhận xét chữ viết của HS. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích YC giờ học 2. Hướng dẫn nhớ - viết chính tả a. Trao đổi về nội dung đoạn thơ - Gọi HS mở SGK đọc 4 khổi thơ đầu - Gọi HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ. + Các bạn nhỏ trong đoạn thơ đã mong ước những gì? + Chốt: Các bạn nhỏ đều mong ước thế giới trở nên tốt đẹp hơn b. Hướng dẫn viết chính tả - YC HS tìm các từ khó viết. - YC HS nhắc lại cách trình bày thơ. d. Soát lỗi, chấm bài, nhận xét 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2: - Gọi HS đọc YC. - YC HS tự làm bài - Gọi HS nhận xét, chữa bài - Kết luận lời giải đúng. - Gọi HS đọc bài thơ. Bài 3 - Gọi HS đọc YC - YC HS tự làm bài - Gọi HS nhận xét, chữa bài - Gọi HS đọc lại câu đúng. - Gọi HS giải nghĩa từng câu. GV kết luận C. Củng cố, dặn dò - Gọi HS đọc thuộc lòng những câu trên. - Nhận xét tiết học - CBBS - HS lên bảng thực hiện YC - Lắng nghe - 1 HS đọc to, cả lớp nhẩm theo - 3 HS đọc to + mong mình có phép lạ để cho cây mau ra hoa, kết trái ngọt, trở thành người lớn, làm việc có ích trẻ em sống trong hoà bình và hạnh phúc. - Lắng nghe - Hạt giống, đáy biển, đúc thành, trong ruột - Chữ đầu dòng lùi vào 3 ô. Giữa 2 khổ thơ để cách 1 dòng. -Hs viết bài - 1 HS đọc to - 1 HS làm bảng phụ. HS dưới lớp viết vào vở nháp. - Nhận xét, chữa bài của bạn. - lối sang, nhỏ xíu, sức nóng, sức sống, thắp sáng. - 2 HS đọc lại bài thơ - 1 HS đọc to - 2 HS làm bài trên bảng. Cả lớp chữa bằng chì vào SGK. - Nhận xét, bổ sung bài của bạn - 1 HS đọc to - Nói nghĩa của từng câu theo ý hiểu của mình. - 3 HS đọc - Lắng nghe Rút kinh nghiệm sau giờ dạy Thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2012 Luyện từ và câu Tiết 21: LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức . - Nhận biết và sử dụng được các từ (đã, đang, sắp) qua các BT thực hành (2, 3) trong SGK. 2. Kĩ năng. - Có kĩ năng sử dụng các động từ 3.Thái độ. - Có ý thức sử dụng các động từ khi nói và viết. * Điều chỉnh : Không làm bài tập 1 II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết sẵn 2 câu văn của BT1 và đoạn văn kiểm tra bài cũ. Bài tập 2a và viết vào giấy III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học A. KT bài cũ: - Gọi HS lên bảng gạch chân những động từ có trong đoạn văn sau: Những mảnh lá mướp to bản đều cúp uốn xuống để lộ ra cánh hoa màu vàng gắt. Có tiếng vỗ cánh sè sè của vài con ong bò đen bóng, bay rập rờn trong bụi cây chanh. - Động từ là gì? cho ví dụ? - Nhận xét chung và cho điểm HS. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích YC giờ học 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2 - Gọi HS đọc YC và nội dung. - YC HS trao đổi và làm bài. - Gọi HS nhận xét, chữa bài - Tại sao chỗ trống này em điền từ (đã, sắp, sang) Bài 3: - Gọi HS đọc YC và truyện vui - YC HS tự làm bài. - Gọi HS chữa bài - Nhận xét và kết luận lời giải đúng - Gọi HS đọc lại truyện đã hoàn thành. - Tại sao lại thay đã bằng đang (bỏ đã, bỏ sẽ) + Truyện đáng cười ở điểm nào? C. Củng cố, dặn dò - Gọi HS kể lại truyện Đãng trí bằng lời của mình. - Nhận xét tiết học - CBBS - 2 HS lên bảng. HS dưới lớp viết vào vở nháp. - 2 HS trả lời và nêu ví dụ - Lắng nghe - 2 HS tiếp nối nhau đọc to. - Thảo luận trong nhóm 4. - Nhận xét, chữa bài cho bạn. - Trả lời theo từng chỗ trống ý nghĩa của từ. - 2 HS đọc to - HS dùng bút chì gạch chân, viết từ cần điền. - HS đọc và chữa bài -Đã thay bằng đang, bỏ từ đang, bỏ sẽ hoặc thay sẽ bằng đang. - 2 HS đọc lại - Trả lời theo ý hiểu của mình + ở chỗ vị giáo sư rất đãng trí. - 2 – ... ng mũi khâu đột. - GV có thể nhắc lại và hướng dẫn thêm 1 số đã lưu ý ở tiết 1 3.Hoạt động2:Thực hành - GV kiểm tra vật liệu, dụng cụ của HS - Nêu y/c , thời gian hoàn thành sản phẩm 4. Đánh giá kết quả học tập của HS - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - GV nêu các tiêu chuẩn đáng giá sản phẩm: + Gấp được mép vải. Đường gấp mép vải tương đối thẳng, phẳng,đúng kĩ thuật. + Khâu được đường gấp mép vải bàng mũi khâu đột. + Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm. + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian qui định. - GV nhận xét chung . -HS ghi vở. - Lắng nghe. - 2 HS đọc ghi nhớ. -1 HS nêu cách gấp mép vải. -Lắng nghe - 2HS kiểm tra nhau - HS thực hành HS trưng bày sản phẩm. Các nhóm trưởng cùng GV đánh giá sản phẩm của các nhóm dựa váo các tiêu chí đã nêu - HS lắng nghe. C. Củng cố, dặn dò - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. - Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cho bài sau. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy Thứ sáu ngày 23 tháng11 năm 2012 Tập làm văn Tiết 22 : MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức . Nắm được hai cách mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện (ND Ghi nhớ). 2. Kĩ năng. -Nhận biết được mở bài theo cách đã học (BT1, BT2, mục III) . -Vào bài một cách tự nhiên, lời văn sinh động, dùng từ hay. 3.Thái độ. Yêu thích văn kể chuyện có ý thức viết mở bài tự nhiên, sinh động. * Điều chỉnh : Không hỏi câu 3 trong phần luyện tập. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn mở bài trực tiếp và gián tiếp truyện Rùa và thỏ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A. KT bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng thực hành trao đổi với người thân về người có nghị lực, ý chí vươn lên - Gọi HS nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài GV nêu mục đích yêu cầu giờ học 2. Tìm hiểu ví dụ - Treo tranh minh hoạ: Em biết gì qua bức tranh này? Bài 1,2 - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện. Cả lớp đọc thầm và thực hiện YC. Tìm đoạn mở bài. - Gọi HS đọc đoạn mở bài tìm được. - Ai có ý kiến khác? - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng? - Gọi HS đọc YC nội dung. HS trao đổi trong nhóm. - Treo bảng phụ - Gọi HS phát biểu bổ sung đến khi có câu trả lời đúng. - Cách mở bài thứ nhất: Kể ngay vào sự việc đầu tiên là mở bài trực tiếp. Cách mở bài thứ hai là mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào truyện mình kể. - Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp? 3. Ghi nhớ - YC HS đọc phần ghi nhớ 4. Luyện tập Bài 1 - Gọi HS đọc YC và nội dung. HS cả lớp trao đổi và TLCH - Gọi HS phát biểu - Nhận xét chung, kết luận + Mở bài trực tiếp (kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện) + Mở bài gián tiếp (nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể) - Gọi 2 HS đọc lại 2 cách mở bài Bài 2 - Gọi HS đọc YC. HS cả lớp trao đổi và TLCH. Hai bàn tay mở bài theo cách nào? - Gọi HS trả lời, nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh. C. Củng cố, dặn dò - Có những cách mở bài nào trong văn kể chuyện? - Nhận xét tiết học - Về nhà viết lại cách mở bài gián tiếp cho truyện Bàn chân kì diệu - 2 cặp HS lên bảng trình bày - Nhận xét - Lắng nghe, ghi vở. - Về cuộc thi chạy giữa Rùa và Thỏ. Kết quả Rùa đã về đích trước Thỏ. - 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện. - Đọc thầm lại đoạn mở bài. - 1 HS đọc to, hoạt động nhóm 2 - Lắng nghe, ghi nhớ - 2 HS đọc to - 4 HS tiếp nối nhau đọc, hoạt động nhóm 2. - Cách a: là mở bài trực tiếp vì đã kể ngay vào sự việc mở đầu - Cách b: là mở bài gián tiếp vì không kể ngay vào sự việc đầu tiên mà nêu ý nghĩa, những truyện khác. - Lắng nghe, ghi nhớ - 1 HS đọc cách a, 1 HS đọc cách b (hoặc c, hoặc d) - 1 HS đọc to. Cả lớp theo dõi, trao đổi và TLCH. - Lắng nghe - 2 – 3 HS trả lời - Lắng nghe Rút kinh nghiệm sau giờ dạy Toán Tiết 55 : MÉT – VUÔNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức . - Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích; đọc ,viết được “mét vuông “, “m2 “ - Biết được 1 m2 = 100 dm2 .Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2, cm2 . 2. Kĩ năng. Biết vận dụng các đơn vị đo m2, dm2 và cm2 để giải một số bài toán có liên quan. 3.Thái độ. -Ham thích học toán về mét vuông và hoàn thành các bài tập. II. Đồ dùng dạy học: - GV chuẩn bị hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1m (đúng 1m và kẻ ô vuông gồm 100 hình vuông 1dm2). - HS chuẩn bị trước mỗi em vẽ trên giấy và cắt ra một hình vuông có cạnh 1dm. III. Hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ Điền vào chỗ chấm: 530 cm2> 5dm23cm2 360cm2< 3dm270cm2 1060cm2>9dm290cm2 1202cm2<2dm212cm2 -2 học sinh làm bảng – lớp làm nháp H: Nêu mối quan hệ giữa dm2 và cm2? - Nhận xét cho điểm B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Hôm nay cô giới thiệu với các con về mối quan hệ giữa dm2 và cm2 và m2 - GV giới thiệu – HS lắng nghe 2. Giới thiệu mét vuông -Giới thiệu: Cùng với cm2, dm2, để đo diện tích ngời ta còn dùng đơn vị mét vuông. -Lắng nghe GV giới thiệu: Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh 1m. Mét vuông viết tắt là m2 ; 1m2 = 1000dm2 và ngược lại. 1m2 = 10000cm2 và ngược lại. -HS nhắc lại 3. Luyện tập Bài 1: Viết theo mẫu - Treo bảng phụ cho học sinh làm bài - Cả lớp làm bài, 1 học sinh lên bảng Đọc Viết Chín trăm chín mươi mét vuông 990m2 Hai nghìn không trăm linh năm mét vuông 2005m2 Một nghìn chín trăm tám mươi mét vuông 1980m2 Tám nghìn sáu trăm đề – xi – mét vuông 8600dm2 Hai mươi tám nghìn chín trăm mười một xăng – ti – mét vuông 28911cm2 H: Nêu cách đọc cách viết? Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm 1m2 = 100dm2 100dm2 = 1m2 1m2 = 10000cm2 10000cm2 = 1m2 400dm2 = 4 m2 2110m2= 211000dm2 15m2 = 150000cm2 10dm22cm2=1002cm2 Cả lớp làm bài, 2 học sinh lên bảng Chữa bài - nhận xét H: Nêu mối quan hệ giữa cm2, dm2? Bài 3: Để lát nền 1 căn phòng, người ta đã sử dụng hết 200 viên gạch hình vuông có cạnh 30 cm. Hỏi căn phòng đó có diện tích bao nhiêu mét vuông biết diện tích phần mạch vữa không đáng kể? Bài làm Diện tích của 1 viên gạch lát nền là: 30 x 30 = 900 (cm2) Diện tích căn phòng là: 900 x 200 = 180000(cm2) =18m2 Đáp số: 18m2 - HS đọc đề toán – nêu hướng giải - Cả lớp làm bài, 1 học sinh lên bảng Bài 4: Tính diện tích của miếng bìa có các kích thước theo hình vẽ - Vẽ hình lên bảng Diện tích hình chữ nhật (1) là: 4 x 3 = 12 (cm2) Diện tich hình chữ nhật (2) là: 6 x 3 = 18 (cm2) Chiều rộng hình chữ nhật (3) là: 5 – 3 = 2 (cm) Diện tích hình chữ nhật (3) là: 15 x 2 = 30 (cm2) Diện tích miếng bìa đã cho là: 12 + 18 + 30 = 60(cm2) Đáp số: 60cm2 Cho học sinh làm bài,1 học sinh lên bảng Chữa bài nhận xét C. Củng cố – dặn dò - Cho học sinh tìm thêm các cách khác Rút kinh nghiệm sau giờ dạy Khoa học Tiết 22 : MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THỀ NÀO? MƯA TỪ ĐÂU RA ? I. Mục tiêu: 1. Kiến thức . - Biết mây , mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên . - Hiểu được sự hình thành mây. 2. Kĩ năng. -Giải thích được hiện tượng nước mưa từ đâu. - Hiểu được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên và sự tạo thành tuyết. 3.Thái độ.Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước tự nhiên xung quanh mình. * GDMT: Giúp HS nhận ra đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên nước. II. Đồ dùng dạy- học: -HS chuẩn bị giấy A4, bút màu. III. Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi do GV nêu . 3.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: -Hỏi: Khi trời nổi giông em thấy có hiện tượng gì ? -GV giới thiệu: * Hoạt động 1: Sự hình thành mây. -GV tiến hành hoạt động cặp đôi theo định hướng: -2 HS ngồi cạnh nhau quan sát hình vẽ, đọc mục 1, 2, 3. Sau đó cùng nhau vẽ lại và nhìn vào đó trình bày sự hình thành của mây. -Nhận xét các cặp trình bày và bổ sung. Kết luận: Mây được hình thành từ hơi nước bay vào không khí khi gặp nhiệt độ lạnh. * Hoạt động 2: Mưa từ đâu ra. -GV tiến hành tương tự hoạt động 1. -Gọi HS lên bảng nhìn vào hình minh hoạ và trình bày toàn bộ câu chuyện về giọt nước. -GV nhận xét và cho điểm HS nói tốt. * Kết luận: Hiện tượng nước biến đổi thành hơi nước rồi thành mây, mưa. Hiện tượng đó luôn lặp đi lặp lại tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. -Hỏi: Khi nào thì có tuyết rơi ? -Gọi HS đọc mục Bạn cần biết. * Hoạt động 3: Trò chơi “Tôi là ai ?” Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học về sự hình thành mây và mưa. Cách tiến hành: -GV chia lớp thành 5 nhóm đặt tên là: Nước, Hơi nước, Mây trắng, Mây đen, Giọt mưa, Tuyết. -Yêu cầu các nhóm vẽ hình dạng của nhóm mình sau đó giới thiệu về mình với các tiêu chí sau: 1) Tên mình là gì ? 2) Mình ở thể nào ? 3) Mình ở đâu ? 4) Điều kiện nào mình biến thành người khác ? -GV gọi các nhóm trình bày, sau đó nhận xét từng nhóm. 4.Củng cố- dặn dò: -Hỏi: Tại sao chúng ta phải giữ gìn môi trường nước tự nhiên xung quanh mình ? -GV nhận xét tiết học, dặn Về nhà học bài và CBBS. -3 HS nối tiếp nhau trả lời -Mây đen kéo đến và mưa -Lắng nghe -Thảo luận nhóm 2, trình bày kết quả thảo luận -HS hoạt động theo sự điều khiển của giáo viên - 2 HS giỏi nối tiếp trình bày -Lắng nghe -2 HS đọc 1) Nhóm Giọt nước: Tôi là nước ở sông (biển, hồ). Tôi là thể lỏng nhưng khi gặp nhiệt độ cao tôi thấy mình nhẹ bỗng và bay lên cao vào không khí. ở trên cao tôi không còn là giọt nước mà là hơi nước. 2) Nhóm Hơi nước: Tôi là hơi nước, tôi ở trong không khí. Tôi là thể khí mà mắt thường không nhìn thấy. Nhờ chi Gió tôi bay lên cao . Càng lên cao càng lạnh tôi biến thành những hạt nước nhỏ li ti. 3) Nhóm Mây trắng: Tôi là Mây trắng. Tôi trôi bồng bềnh trong không khí. Tôi được tạo thành nhờ những hạt nước nhỏ li ti. Chị Gió đưa tôi lên cao, ở đó rất lạnh và tôi biến thành mây đen. 4) Nhóm Mây đen: Tôi là Mây đen. Tôi ở rất cao và nơi đó rất lạnh. Là những hạt nước nhỏ li ti càng lạnh chúng tôi càng xích lại gần nhau và chuyển sang màu đen. Chúng tôi mang nhiều nước và khi gió to, không khí lạnh chúng tôi tạo thành những hạt mưa. 5) Nhóm giọt mưa: Tôi là Giọt mưa. Tôi ra đi từ những đám mây đen. Tôi rơi xuống đất liền, ao, hồ, sông, biển, Tôi tưới mát cho mọi vật và ở đó có thể tôi lại ra đi vào không khí, bắt đầu cuộc hành trình. 6) Nhóm Tuyết: Tôi là Tuyết. Tôi sống ở những vùng lạnh dưới 00C. Tôi vốn là những đám mây đen mọng nước. Nhưng tôi rơi xuống tôi gặp không khí lạnh dưới 00C nên tôi là những tinh thể băng. Tôi là chất rắn.
Tài liệu đính kèm: