Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần dạy 19 - Trường Tiểu học Lâm Kiết

Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần dạy 19 - Trường Tiểu học Lâm Kiết

Môn: TẬP ĐỌC

Tiết 37: BỐN ANH TÀI

I. Mục đích, yêu cầu:

 - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng với những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.

 - Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 *KNS: + Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.

 + Hợp tác.

 + Đảm nhận trách nhiệm.

II/ Đồ dùng dạy-học:

 Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.

 

doc 116 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 806Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần dạy 19 - Trường Tiểu học Lâm Kiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 19
Từ ngày 03/01/2012 đến 06/01/2012
THỨ NGÀY
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
GHI CHÚ, BT CẦN LÀM
Thứ ba
03/01
T.đọc
37
Bốn anh tài
Toán 
91
Ki – lô – mét vuông
1;2;4b. DT Hà Nội 3324,92 km2
Đạo đức
19
Kính trọng, biết ơn người lao động ( T1)
Kĩ thuật
19
Lợi ích của vệc trồng rau, hoa
Thứ tư
04/01
K.học
37
Tại sao có gió?
Toán
92
Luyện tập (tr. 100)
1;3b;5
LTVC
37
Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
Thứ năm
05/01
Tập đọc
38
Chuyện cổ tích về loài người.
Toán
93
Hình bình hành 
1;2
TLV
37
LT xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
K. C
19
Bác dánh cá và gã hung thần.
Thứ sáu
06/01
K. học
38
Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão.
GDBVMT
Toán
94
Diện tích hình bình hành.
1;3a
LTVC
38
Mở rộng vốn từ: Tài năng.
C. tả
19
Nghe – viết: Kim tự tháp Ai Cập
GDBVMT
Thứ bảy
07/01
Địa lí
19
Thành phố Hải Phòng
Sử
19
Nước ta cuối thời Trần
Toán
95
Luyện tập.
1;2;3a
TLV
38
LT xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
SHTT
19
Ngày soạn: 30/12/2011
Ngày Dạy: Thứ ba : 03/01/2012
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 37: BỐN ANH TÀI 
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng với những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
	*KNS: + Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
	 + Hợp tác.
	 + Đảm nhận trách nhiệm.
II/ Đồ dùng dạy-học:
 Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Mở đầu: 
- Gọi hs đọc các Chủ điểm trong sách Tiếng Việt. 
- Đây là những chủ điểm phản ánh phương diện khác nhau của con người. Chủ điểm Người ta là hoa đất giúp các em hiểu (năng lực tài trí con người). Chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu (biết rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, biết sống đẹp. Chủ điểm Những người quả cảm (có tinh thần dũng cảm). Chu điểm Khám phá thế giới (ham thích du lịch, thám hiểm). Chủ điểm Tình yêu cuộc sống (lạc quan, yêu đời) 
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
- Y/c hs xem tranh chủ điểm và cho biết tranh vẽ gì? 
- Các bạn nhỏ là tượng trưng hoa của đất. Bài học đầu tiên của chủ điểm Người ta là hoa đất ca ngợi bốn thiếu niên có sức khoẻ và tài ba hơn người đã biết hợp lại nhau làm việc nghĩa.
 2) HD đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc: *KNS1
- Gọi hs đọc cả bài 
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 5 đoạn của bài 

- HD hs đọc các từ khó trong bài: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tay Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
- HD hs nghỉ hơi sau câu dài : Họ ngạc nhiên/ thấy một cậu bé lấy vàng tai tát nước suối/ lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà.
- Gọi hs đọc lượt 2
- Giúp hs hiểu nghĩa từ mới trong bài : Cẩu Khây, yêu tinh, tinh thông 
- Y/c hs luyện đọc theo nhóm 5 
- HS đọc toàn bài 
- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể khá nhanh
b) Tìm hiểu bài: *KNS2
- Các em hãy đọc thầm phần đầu truyện và tìm những chi tiết nói lên sức khỏe và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây? 
- Có chuyện gì xảy ra với quê hương cẩu khây?
- Các em hãy đọc thầm các đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
+ Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh cùng những ai?
+ Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì?
C/ Hd đọc diễn cảm:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc lại 5 đoạn của bài
- Y/c hs lắng nghe, nhận xét bạn đọc để tìm ra giọng đọc phù hợp 
- Kết luận giọng đọc đúng: đoạn 2 đọc nhanh hơn đoạn 1, căng thẳng hơn để thể hiện sư căm giận yêu tinh, ý chí quyết tâm trừ ác của Cẩu Khây. 
- HD đọc 1 đoạn 
- Gv đọc mẫu 
- Y/c luyện đọc diễn cảm theo cặp
- Gọi hs thi đọc diễn cảm trước lớp 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay. 
C/ Củng cố, dặn dò: *KNS3
- Gọi hs nêu nội dung bài 
- Rút nội dung bài (mục I) 
- Gọi HS lên bảng chỉ vào từng nhân vật và nêu tài năng đặc biệt của từng người
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Bài sau: Chuyện cổ tích về loài người 
- HS đọc
. Người ta là hoa đất
. Vẻ đẹp muôn màu
. Những người quả cảm 
. Khám phá thế giới
. Tình yêu cuộc sống 
- Lắng nghe 
- Lắng nghe 
- Những bạn nhỏ đang nhảy múa, hát ca 
- Lắng nghe 
- HS đọc cả bài 
- HS nối tiếp nhau đọc
+ Đoạn 1: Từ đầu...võ nghệ
+ Đoạn 2: Tiếp theo...yêu tinh
+ Đoạn 3: Tiếp theo...diệt trừ yêu tinh
+ Đoạn 4: Tiếp theo...lên đường
+ Đoạn 5: Phần còn lại 
- Lắng nghe 
- Chú ý nghỉ hơi đúng câu dài 
- HS đọc lượt 2
- Đọc ở phần chú giải 
- Đọc trong nhóm 5
- HS đọc toàn bài
- Lắng nghe 
- Đọc thầm, sau đó trả lời
+ Về sức khoẻ: Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết 9 chõ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18. Về tài năng: 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ, có lòng thương dân, có chí lớn-quyết trừ diệt cái ác. 
- Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót.
- Đọc thầm 
- Cùng 3 người bạn: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng.
- Nắm Tay Đócg Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc. Lấy Tay Tát Nước có thể dùng tay để tát nước. Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng. 
- HS nối tiếp nhau đọc 
- Lắng nghe, nhận xét 
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp
- Vài hs thi đọc diễn cảm 
- Nhận xét 
- HS trả lời theo sự hiểu 
- Vài hs đọc 
- HS lên bảng chỉ và trình bày
- Theo dõi và thực hiện
Môn: TOÁN 
Tiết 91: KÍ – LÔ – MÉT VUÔNG 
I/ Mục tiêu:
- Biết kí-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích.
- Đọc, viết đúng các số đi diện tích theo đơn vị ki-lô mét vuông.
- Biết 1km2 = 1 000 000 m2.
- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại. 
Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 4b. Bài 3 dnh cho HS khá, giỏi.
Giảm tải CV5842: Cập nhật thông tin diện tích Thủ đô Hà Nội (năm 2009)trên mạng: 3 324,92 km2.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh vẽ một khu rừng
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC- giới thiệu bài mới: 
-Gọi hs nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học 
- Hôm nay, các em sẽ làm quen với một đơn vị đo diện tích nữa đó là km2 
B/ Bài mới:
1) Giới thiệu ki-lô-mét vuông
Để đo giện tích lớn hơn như diện tích thành phố, khu rừng,... người ta thường dùng đơn vị đo diện tích là ki-lô-mét vuông
- Ki-lô-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 ki-lô-mét 
- Ki-lô-mét vuông viết tắt là km2 
- 1 km bằng bao nhiêu mét? 
- Hãy tính diện tích hình vuông có cạnh dài 1000m 
- Vậy 1km2 bằng bao nhiêu m2 ? 
- Ghi bảng: 1km2 = 1.000.000 m2 
2) Thực hành:
Bài 1: Y/c hs tự làm vào SGK
- Gọi 2 hs lên bảng, 1 hs đọc,hs kia viết. 
Bài 2: Ghi lần lượt từng bài lên bảng, y/c hs thực hiện vào B 
- Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần? 
Bài 4b: Gọi hs đọc y/c và đề bài
- Để đo diện tích phòng học người ta thường sử dụng đơn vị đo nào? 
- Để đo diện tích một quốc gia người ta thường sử dụng đơn vị nào? 
- Gọi hs trả lời 
C/ Củng cố, dặn dò: 
- 1 km2 = ? m2
- Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì hơn, kém nhau mấy lần?
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế. 
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Luyện tập 
- HS nối tiếp trả lời: cm2, dm2; m2
- Lắng nghe 
- Hs đọc: ki-lô-mét vuông 
- 1km = 1000m 
-HS tính: 1000m x 1000m = 1000000 m2
 1km2 = 1.000.000 m2 
- Vài hs đọc 
- HS tự làm bài
- HS thực hiện theo y/c 
- HS thực hiện B 
1 km2 = 1.000.000 m2 1m2 = 100dm2
1.000.000m2 = 1km2 5km2 = 5 000 000m2
32m249dm2 = 3249dm2 2000.000m2 = 2km2 
- Hơn kém nhau 100 lần (Vài hs lặp lại) 
- Hs đọc đề bài
- đơn vị m2
- Đơn vị km2 
b) Diện tích nước VN là: 330.991 km2 
- HS trả lời 
- 100 lần 
- HS lắng nghe và thực hiện.
Đạo đức
Tiết 19: KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG ( Tiết 1) 
I/ Mục tiêu:
Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
*KNS: + Kĩ năng tôn trọng giá trị sứ lao động.
	 + Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Một số đồ dùng cho trò chơi sắm vai
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Giới thiệu bài:
- Gọi hs giới thiệu nghề nghiệp của ba, mẹ mình
- Ba mẹ của các em đều là những người lao động làm các công việc ở những lĩnh vực khác nhau. Nhưng dù làm bất cứ việc gì thì cũng đều đem lại lợi ích cho xã hội. Vậy chúng ta phải có thái độ như thế nào đối với người lao động? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
B/ Bài mới:
* Hoạt động 1: Phân tích truyện" Buổi học đầu tiên".
- Gv kể chuyện "Buổi học đầu tiên" 
- Các em hãy thảo luận nhóm 4 để trả lời 2 câu hỏi sau:
1) Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe bạn Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình?
2) Nếu em là bạn cùng lớp với bạn Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao? 
- Gọi đại diện nhóm trình bày 
Kết luận: Các em cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất. 
* Hoạt động 2: Ai là người lao động? *KNS1
- Gọi hs đọc bài tập 1
- Các em hãy thảo luận nhóm đôi nói cho nhau nghe trong số những người nêu trong BT1, ai là người lao động? Vì sao? 
- Gọi nhóm trình bày (mỗi nhóm nêu 2 người lao động) 
Kết luận: Nông dân, bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đốc công ti, nhà khoa học, người đạp xích lô, giáo viên, kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ đều là những người lao động (trí óc hoặc chân tay) 
 - Những người ăn xin, những kẻ buôn bán ma tuý, buôn bán phụ nữ không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội.
* Hoạt động 3: Ích lợi do người lao động mang lại cho xã hội.
- Các em hãy thảo luận nhóm 6 (mỗi bạn nói 1 tranh, sau đó các bạn nhận xét) cho biết 
1) Những người lao động trong tranh làm nghề gì ?
2) Nghề đó mang lại ích lợi gì cho xã hội? 
- Gọi đại diện nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 tranh) 
- Y/c các nhóm khác nhận xét sau câu trả lời của nhóm bạn 
Kết luận: Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội 
* Hoạt động 4:Bày tỏ thái độ *KNS2
- Gọi hs đọc y/c 
- Các em hãy suy nghĩ xem những việc làm trong BT3, việc làm nào thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động. 
- Gọi hs trình bày ý kiến 
- Cùng hs nhận xét
Kết luận: Các việc làm a, c, đ, d, e, g là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động. Các việc b, h là thiếu kính trọng người lao động. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Cơm ăn, áo mặc, sách  ... y nhà nước thời Hậu Lê
- Phiếu học tập của hs
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Chiến thắng Chi Lăng
1) Tại sao ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
2) Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn? 
- Nhận xét, ghi điểm.
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Các em đã biết sau trận đại bại ở Chi Lăng, quân Minh phải rút về nước, nước ta hoàn toàn độc lập. Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra triều Hậu Lê. Triều đại này đã tổ chức, cai quản đất nước như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2) Bài mới:
 * Hoạt động 1: Sơ đồ nhà nước thời Hậu lê và quyền lực của nhà vua
- Yc hs đọc SGK và TLCH:
 1) Nhà Hậu Lê ra đời vào thời gian nào? Ai là người thành lập? Đặt tên nước là gì? Đóng đô ở đâu? 
+ Vì sao triều đại này gọi là triều Hậu Lê?
+ Việc quản lí đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào? 
- Việc quản lí đất nước thời Hậu Lê như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua sơ đồ về nhà nước thời Hậu Lê.
+ Bước 1: Y/c hs đọc đoạn đầu trong SGK, kết hợp với quan sát hình 1 để hình dung xem tổ chức bộ máy nhà nước thời Hậu Lê như thế nào.
+ Bước 2: GV đưa ra khung sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước (chưa điền nội dung) y/c hs lên bảng điền nội dung vào, cả lớp điền vào vở nháp
+ Bước 3: Treo sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước đã chuẩn bị lên bảng để hs so sánh với kết quả làm việc của mình. 
- Dựa vào sơ đồ, các em hãy cho biết ai là người đứng đầu triều đình? có quyền lực như thế nào? 
 - Giúp việc cho vua có các bộ phận nào? 
Kết luận: Vua đứng đầu triều đình, Vua là con trời có uy quyền tuyệt đối. Giúp việc vua có các bộ, các viện (các bộ: Bộ Công, Bộ Hộ, Bộ Hình, Bộ Lễ, Bộ Binh; các viện: Hàn lâm viện (soạn thảo công văn), Ngự sử đài (can gián vua),...) 
- Y/c hs mô tả hình 1 SGK/ 47 
- Như vậy, toàn cảnh bức tranh cho thấy: Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước khá chặt chẽ, quy củ; sự cách biệt vua-quan rất rõ ràng, nghiêm ngặt. 
* Hoạt động 2: Vua Lê Thánh Tông đã làm gì để quản lí đất nước.
- Y/c hs làm việc nhóm đôi tìm những việc làm cụ thể của nhà vua để quản lí đất nước ? 
- Gọi là bản đồ Hồng Đức, Bộ luật Hồng Đức vì chung đều ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông, lúc ở ngôi, nhà vua đặt niên hiệu là Hồng đức (1470-1497) 
- Hãy đọc SGK thảo luận nhóm đôi, nêu những nội dung chính của bộ luật Hồng Đức? 
- Bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi của ai? 
- Bộ luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ? 
- Với những nội dung cơ bản như trên, Bộ luật Hồng Đức đã có tác dụng như thế nào trong việc cai quản đất nước? 
Kết luận: Luật Hồng Đức là bộ luật đầu tiên của nước ta, là công cụ giúp nhà vua cai quản đất nước. Nhờ có Bộ luật này và những chính sách phát triển kinh tế sáng suốt mà triều Hậu Lê đã đưa nước ta phát triển lên một tầm cao mới. Nhớ ơn vua, nhân dân ta có câu: 
 Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc phần tóm tắt cuối bài
- Giáo dục hs thấy được tầm quan trọng của luật phát và ý thức tôn trọng pháp luật. 
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Trường học thời Hậu Lê 
- HS trả lời
1) Vì địa thế Chi Lăng tiện cho quân ta mai phục đánh giặc, còn giặc đã lọt vào Chi Lăng khó mà có đường ra. 
2) Trận Chi Lăng chiến thắng vẻ vang, mưu đồ cứu viện cho Đông Quan của nhà Minh tan vỡ. Quân Minh xâm lược phải đầu hàng, rút về nước. Nước ta hoàn toàn độc lập, Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế, mở đầu thời Hậu Lê. 
-HS lắng nghe 
- Đọc trong SGK 
1) Nhà Hậu Lê được Lê Lợi thành lập vào năm 1428, lấy tên nước là Đại Việt và đóng đô ở Thăng Long.
2) Gọi là Hậu Lê để phân biệt với thời Lê do Lê Hoàn lập ra từ thế kỉ X 
3) Dưới triều Hậu Lê, việc quản lí đất nước ngày càng được củng cố và đạt tới đỉnh cao vào đời vua Lê Thánh Tông. 
- Đọc SGK và quan sát hình 1
- Hoàn thành sơ đồ
- Theo dõi, đối chiếu 
- Vua là người đứng đầu triều đình, có uy quyền tuyệt đối. Vua còn trực tiếp là tổng chỉ huy quân đội.
- Có các bộ và các viện 
- Lắng nghe, ghi nhớ 
- Quan sát tranh và mô tả: 
. Nhìn vào bức tranh ta thấy vua ngự trên ngai vàng cao.
. bên dưới thềm, cả hai bên là các quan hai ban Văn-Võ.
. Giữa sân triều là các quan đang quỳ rạp đầu xuống đất hướng về phía nhà vua,.. 
- HS lắng nghe 
- Làm việc nhóm đôi, trả lời: vẽ bản đồ đất nước, ban hành Bộ luật Hồng Đức.
- Lắng nghe 
- Thảo luận, trả lời: Nội dung cơ bản của Bộ luật là bảo vệ quyền lợi của nhà vua, quan lại, địa chủ; bảo vệ quyền của quốc gia; khuyến khích phát triển kinh tế; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. 
- vua, nhà giàu, làng xã, phụ nữ. 
- Luật Hồng Đức đề cao ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và phần nào tôn trọng quyền lợi và địa vị của phụ nữ. 
- Là công cụ giúp vua Lê cai quản đất nước. Nó củng cố chế độ PK tập quyền, phát triển kinh tế và ổn định xã hội 
- HS lắng nghe 
- Vài hs đọc 
- HS lắng nghe và thực hiện.
Môn: TOÁN 
Tiết 105: LUYỆN TẬP 
I/ Mục tiêu:
Thực hiện được quy đồng mẫu số hai phân số.
Bài tập cần làm bài 1, bài 2, bài 4 và bài 3* dành cho HS khá giỏi.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Qui đồng mẫu số các phân số (tt)
- Gọi hs lên bảng thực hiện các bài tập về nhà (bài 2) 
- Nhận xét, ghi điểm.
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ luyện tập về qui đồng mẫu số các phân số
2) Luyện tập
Bài 1: Y/c hs thực hiện B 
Bài 2: Gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp 
*Bài 3: Thực hiện mẫu, vừa thực hiện vừa nêu cách làm. (các em nhớ MSC là số chia hết cho cả 2, 3, 5. Dựa vào cách tìm MSC khi qui đồng 2 phân số để tìm MSC của 3 phân số trên. 
- Muốn qui đồng mẫu số 3 phân số ta làm sao?
- Y/c hs tự làm câu a, b 
Bài 4: Gọi hs lên bảng thi đua 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn làm đúng, nhanh. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn qui đồng mẫu số 3 phân số ta làm sao? 
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
- Về nhà xem lại bài, làm bài 5
- Bài sau: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học 
 - HS lên bảng thực hiện
 a) 128/240 và 165/240 
 b) 16/100 và 72/100
 c) 17/60 và 56/60 
- Lắng nghe 
- HS lần lượt thực hiện vào B
a) 5/30 và 24/39 ; 11/49 và 8/7 ; 
 108/45 và 25/45 
- HS lần lượt lên bảng thực hiện 
a) 3/5 và 2 viết được là: 3/5 và 2/1 
 3/5 và 2/1 qui đồng mẫu số thành:
 2 x 5 ; giữ nguyên 3/5 
 1 x 5 
- Hs theo dõi 
- Ta có thể lấy tử số và mẫu số của từng phân số lần lượt nhân với tích các mẫu số của hai phân số kia. 
a) 20/60; 15/60 và 48/60
b) 12/24; 16/24 và 18/24 
- HS lên bảng thực hiện 
7/12 = 35/60; 23/30 = 46/60 
- HS trả lời 
- HS lắng nghe và thực hiện.
Môn: TẬP LÀM VĂN 
Tiết 42: CẤU TẠO BÀI VĂM MIÊU TẢ CÂY CỐI 
I/ Mục tiêu: 
 - Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cây cối ND Ghi nhớ.
 - Nhận biết được sự trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối ( BT1, mục III); biết lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học (BT2).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh, ảnh một số cây ăn quả để hs làm BT 2
- Giấy khi lời giải BT1,2 (phần nhận xét)
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Giới thiệu bài: Bài học hôm nay, sẽ giúp các em nắm được cấu tạo của một bài văn tả cây cối. Từ đó, các em biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc.
B/ Tìm hiểu bài: 
- Gọi hs đọc nội dung BT 1 (phần nhận xét) 
- Các em hãy đọc thầm lại bài Bãi ngô, xác định các đoạn và nội dung từng đoạn. 
- Gọi hs phát biểu ý kiến
- Dán tờ phiếu đã ghi kết quả lời giải, chốt lại ý kiến đúng. 
Đoạn 1: 3 dòng đầu
Đoạn 2: 4 dòng tiếp
Đoạn 3: Còn lại 
Bài tập 2: Gọi hs đọc y/c
- Các em hãy đọc thầm lại bài Cây mai tứ quí để xác định đoạn và nội dung từng đoạn. 
- Gọi hs phát biểu ý kiến
- Dán tờ phiếu đã ghi lời giải, chốt lại ý kiến đúng. 
Đoạn 1: 3 dòng đầu 
Đoạn 2: 4 dòng tiếp
Đoạn 3: Còn lại 
- Trình tự miêu tả trong bài Cây mai tứ quí có điểm gì khác bài Bãi ngô. 
- Dán bảng 2 tờ phiếu ghi kết quả xác định đoạn và nội dung của 2 bài 
Bài tập 3: Từ cấu tạo của 2 bài văn trên, các em hãy thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ để rút ra nhận xét về cấu tạo của một bài miêu tả cây cối
- Kết luận: Ghi nhớ SGK 
C/ Luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc nội dung
- Gọi hs phát biểu ý kiến 
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- Treo bảng một số tranh, ảnh một số cây ăn quả. Các em hãy chọn 1 cây ăn quả quen thuộc, lập dàn ý miêu tả cây đó theo 1 trong 2 cách đã nêu. (phát phiếu cho 2 hs) 
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc dàn ý của mình.
- Kiểm tra dàn ý của hs làm trên phiếu, dán lên bảng 1 dàn ý mẫu
C/ Củng cố, dặn dò:
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
- Về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý tả một cây ăn quả, viết lại vào vở.
- Quan sát 1 cây mà em thích để chuẩn bị cho tiết TLV Luyện tập quan sát cây cối
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe 
- HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK 
- Đọc thầm, xác định 
- HS lần lượt phát biểu ý kiến 
Nội dung: Giới thiệu bao quát về bãi ngô, tả cây ngô từ khi còn lấm tấm như mạ non đến lúc trở thành những cây ngô với lá rộng dài, nõn nà.
+ Tả hoa và búp ngô giai đoạn đơm hoa, kết trái.
+ Tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch. 
- HS đọc y/c
- Đọc thầm, tự làm bài 
- Lần lượt phát biểu ý kiến 
Nội dung: Giới thiệu bao quát về cây mai (chiều cao, dáng, thân, tán, gốc, cành, nhánh) 
+ Đi sâu tả cánh hoa, trái cây 
+ Nêu cảm nghĩ của người miêu tả. 
- HS so sánh: Bài Cây mai tứ quí tả từng bộ phận của cây. Bài bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây. 
- Thảo luận nhóm đôi, trả lời
+ Bài văn miêu tả cây cối có 3 phần
+ Phần MB: tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.
+ Phần thân bài có thể tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây. 
+ Phần kết bài có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây. 
- Vài hs đọc 
- Cả lớp đọc thầm bài Cây gạo, xác định trình tự miêu tả trong bài 
- Bài văn tả cây gạo theo từng thời kì phát triển của bông gạo, từ lúc hoa còn đỏ mọng đến lúc mùa hoa hết, những bông hoa đỏ trở thành những quả gạo, những mảnh vỏ tách ra, lộ những múi bông khiến cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới. 
- HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK 
- Quan sát tranh, chọn 1 cây để lập dàn ý 
- Nối tiếp nhau đọc dàn ý của mình 
- HS đọc 
- Lắng nghe, thực hiện 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 192021KNSTKNLGT NAM HOC 20122013.doc