Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần số 8 năm 2011

Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần số 8 năm 2011

Tập đọc (tiết 15)

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I. MỤC TIÊU :

Đọc rành mạch, trôi chảy ; bước đầu biết đọc một đoạn thơ lục bát với giọng vui, hồn nhiên.

-Hiểu ý nghĩa: Những ước mơ ngộ nghĩnh đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. (trả lời được các câu hỏi 1,2,4 ; thuộc 1,2 khổ thơ trong bài )

*HS khá, giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ; trả lời được CH3

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK .

 - Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .

 

doc 53 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần số 8 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 03/10/2011
Tập đọc (tiết 15)
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. MỤC TIÊU :
Đọc rành mạch, trơi chảy ; bước đầu biết đọc một đoạn thơ lục bát với giọng vui, hồn nhiên.
-Hiểu ý nghĩa: Những ước mơ ngộ nghĩnh đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. (trả lời được các câu hỏi 1,2,4 ; thuộc 1,2 khổ thơ trong bài )
*HS khá, giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ; trả lời được CH3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài đọc trong SGK .
	- Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : Hát .
 2. Bài cũ : Ở Vương quốc Tương Lai .
	- Kiểm tra 2 nhóm HS đọc phân vai bài Ở Vương quốc Tương Lai : 
	+ Nhóm 1 : 8 em đọc màn 1 , trả lời câu hỏi 2 .
	+ Nhóm 2 : 6 em đọc màn 2 , trả lời câu hỏi 3 .
 3. Bài mới : Nếu chúng mình có phép lạ .
 a) Giới thiệu bài :
	Vở kịch Ở Vương quốc Tương Lai đã cho các em biết các bạn nhỏ mơ ước những gì . Bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ cũng nói về mơ ước của thiếu nhi . Chúng ta hãy đọc để xem đó là những mơ ước gì . ( Cho xem tranh minh họa bài thơ )
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Đọc diễn cảm cả bài .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 4 em tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài ?
- Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì ?
- Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ . Những điều ước ấy là gì ?
- Nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ .
- Em thích ước mơ nào trong bài thơ ? Vì sao ?
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Đọc cả bài .
- Câu : Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại mỗi lần bắt đầu một khổ thơ , lặp lại 2 lần khi kết thúc bài thơ .
- Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết .
- Đọc cả bài .
- Khổ 1 : Muốn cây mau lớn để cho quả .
- Khổ 2 : Trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc .
- Khổ 3 : Trái đất không còn mùa đông .
- Khổ 4 : Trái đất không còn bom đạn , những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn .
- Đọc lại khổ 3 , 4 , giải thích ý nghĩa của những cách nói sau :
+ Ước không còn mùa đông . ( Ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu , không còn thiên tai , không còn những tai họa đe dọa con người )
+ Ước hóa trái bom thành trái ngon . ( Ước thế giới hòa bình , không còn bom đạn , chiến tranh )
- Đó là những ước mơ lớn , những ước mơ cao đẹp : ước mơ về một cuộc sống no đủ , được làm việc , không còn thiên tai , thế giới chung sống hòa bình .
- Phát biểu tự do và giải thích vì sao em thích ước mơ đó .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành 
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 2 – 3 khổ thơ .
+ Đọc mẫu khổ thơ .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 4 em đọc tiếp nối nhau 5 khổ thơ .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
+ Nhẩm học thuộc lòng bài thơ .
+ Thi học thuộc lòng từng khổ , cả bài .
 4. Củng cố : 
	- Hỏi : Bài thơ có ý nghĩa gì ? ( Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn )
 5. Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học . 
- Dặn về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ .
Chính tả (tiết 8)
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU : 
-Nghe - viết đúng và trình bày bài CT sạch đẹp ; khơng mắc quá năm lỗi trong bài.
-Làm đúng BT(2) a/b hoặc (3) a/b hoặc bài tập Ct phương ngữ 
- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
 GDMT : giáo dục tình cảm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Ba , bốn tờ phiếu khổ to ghi sẵn nội dung BT2 a hoặc b .
	- Bảng lớp viết nội dung BT3a hoặc b + một số mẩu giấy có thể gắn lên bảng để HS thi tìm từ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : Hát .
 2. Bài cũ : Gà Trống và Cáo .
	- Mời 1 em đọc cho hai bạn viết ở bảng lớp , cả lớp viết vào giấy nháp các từ ngữ bắt đầu bằng ch / tr hoặc có vần ươn / ương đã được luyện viết ở BT2 tiết trước .
 3. Bài mới : Trung thu độc lập .
 a) Giới thiệu bài :
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết 
MT : Giúp HS nghe để viết đúng chính tả đoạn văn .
PP : Làm mẫu , trực quan , thực hành .
- Đọc đoạn văn cần viết trong bài Trung thu độc lập .
- Đọc cho HS viết .
- Đọc toàn bài cho HS soát lại .
- Chấm , chữa bài .
- Nêu nhận xét . 
Hoạt động lớp .
- Cả lớp theo dõi trong SGK .
- Đọc thầm lại đoạn văn , chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai , cách trình bày .
- Viết bài vào vở .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 2 : ( lựa chọn )
+ Nêu yêu cầu BT .
+ Phát phiếu riêng cho 3 – 4 em làm .
- Hỏi HS về nội dung truyện vui và đoạn văn .
- Bài 3 : ( lựa chọn )
+ Tổ chức cho HS chơi trò chơi Thi tìm từ nhanh :
@ Mời 3 , 4 em tham gia , mỗi em được phát 3 mẩu giấy , ghi lời giải , ghi tên mình vào mặt sau giấy rồi dán lên dòng ghi nghĩa của từ ở trên bảng .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc thầm truyện vui hoặc đoạn văn , làm bài vào vở .
- Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Đánh dấu mạn thuyền : Anh chàng ngốc đánh rơi kiếm dưới sông , tưởng chỉ cần đánh dấu mạn thuyền chỗ kiếm rơi là mò được kiếm , không biết rằng thuyền đi trên sông nên việc đánh dấu mạn thuyền chẳng có ý nghĩa gì .
- Chú dế sau lò sưởi : Tiếng đàn của chú dế sau lò sưởi khiến cậu bé Mô-da ao ước trở thành nhạc sĩ . Về sau , Mô-da đã trở thành nhạc sĩ chinh phục được cả thành Viên .
- Đọc yêu cầu BT , làm bài vào vở , bí mật lời giải .
@ 2 em điều khiển cuộc chơi sẽ lật băng giấy lên , tính điểm theo các tiêu chuẩn : lời giải đúng / sai , nhanh / chậm .
 4. Củng cố : 
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
 5. Dặn dò : 
	- Nhận xét tiết học .
	- Nhắc HS ghi nhớ để không viết sai chính tả những từ ngữ đã được luyện tập .
Rút kinh nghiệm :
Khoa học (tiết 15)
BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH
I. MỤC TIÊU :
- Nªu ®­ỵc mét sè biĨu hiƯn khi c¬ thĨ bÞ bƯnh: h¾t h¬i, sỉ mịi, ch¸n ¨n, mƯt mái, ®au bơng, n«n, sèt,
- BiÕt nãi víi cha mĐ, ng­êi lín khi c¶m thÊy trong ng­êi khã chÞu, kh«ng b×nh th­êng.
- Ph©n biƯt ®­ỵc lĩc c¬ thĨ khoỴ m¹nh vµ lĩc c¬ thĨ bÞ bƯnh.
- Có ý thức phòng tránh bệnh tật , không dấu bệnh . 
GDMT: mối quan hệ giữa con người với mơi trường : Con người cần đến khơng khí, thức ăn nước uống từ mơi trường . 
KN:
-Tự nhận thức bản thân để nhận biết một số dấu hiệu khơng bình thường của cơ thể
-Tìm kiếm sự giúp đỡ khi cĩ những dấu hiệu khi bị bệnh
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Quan sát tranh
 -Kể chuyện
 -Trị chơi
	- Hình trang 32 , 33 SGK .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ : Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Quan sát hình trong SGK và kể chuyện .
MT : Giúp HS nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Lưu ý : Yêu cầu HS quan tâm đến việc mô tả khi Hùng bị bệnh thì Hùng cảm thấy thế nào ?
- Đặt câu hỏi để HS liên hệ :
+ Kể tên một số bệnh em đã mắc phải .
+ Khi bị bệnh đó , em cảm thấy thế nào ?
+ Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường , em phải làm gì ? Tại sao ?
- Kết luận : ( Như đoạn đầu mục Bạn cần biết SGK ) .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Từng em thực hiện theo yêu cầu ở mục Quan sát và Thực hành SGK .
- Lần lượt từng em sắp xếp các hình có liên quan ở trang 32 SGK thành câu chuyện và kể lại với các bạn trong nhóm .
- Đại diện các nhóm lên kể chuyện trước lớp , mỗi nhóm chỉ trình bày một câu chuyện .
- Các nhóm khác bổ sung .
Hoạt động 2 : Trò chơi đóng vai Mẹ ơi , con  sốt ! .
MT : Giúp HS biết nói với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu , không bình thường .
PP : Trực quan , thực hành , đàm thoại .
- Nêu nhiệm vụ : Các nhóm sẽ đưa ra tình huống để tập ứng xử khi bản thân bị bệnh .
- Nêu ví dụ gợi ý :
+ Tình huống 1 : Bạn Lan bị đau bụng và đi ngoài vài lần khi ở trường . Nếu là Lan , em sẽ làm gì ?
+ Tình huống 2 : Đi học về , Hùng thấy trong người rất mệt và đau đầu , nuốt nước bọt thấy đau họng , ăn cơm không thấy ngon . Hùng định nói với mẹ mấy lần nhưng mẹ mải chăm em không để ý nên Hùng không nói gì . Nếu là Hùng , em sẽ làm gì ?
- Kết luận : ( Như đoạn sau của mục Bạn cần biết SGK ) .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra .
- Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất .
- Các bạn khác góp ý kiến .
- Các nhóm lên đóng vai .
- Cả lớp theo dõi và đặt mình vào nhâ ... S khá) 
- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : Hát .
 2. Bài cũ : Luyện tập .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : Luyện tập chung .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Củng cố về phép tính , tính giá trị biểu thức .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
- Bài 3 : 
Hoạt động lớp .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
10 000 – 8989 = 1011
Thử lại : 1011 + 8989 = 10 000
- Tự làm bài rồi chữa bài .
b) 468 : 6 + 61 x 2 = 78 + 122 = 200
 5625 – 5000 : ( 726 : 6 – 113 )
= 5625 – 5000 : ( 121 – 113 )
= 5625 – 5000 : 8
= 5625 – 625 
= 5000 
- Tự làm bài rồi chữa bài .
a) 98 + 3 + 97 + 2 = ( 98 + 2 ) + ( 97 + 3 )
 = 100 + 100
 = 200
b) 178 + 277 + 123 + 422 
= ( 178 + 422 ) + ( 277 + 123 )
= 600 + 400
= 1000
Hoạt động 2 : Củng cố giải toán , tìm thành phần chưa biết .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 4 : 
- Bài 5 : 
Hoạt động lớp .
- Tự tóm tắt , làm bài rồi chữa bài .
GIẢI
Hai lần số lít nước ở thùng bé :
 600 – 120 = 480 (lít)
Số lít nước chứa trong thùng bé :
 480 : 2 = 240 (lít)
Số lít nước chứa trong thùng lớn :
 240 + 120 = 360 (lít)
 Đáp số : Bé : 240 lít
 Lớn : 360 lít
- Tự làm bài rồi chữa bài .
a) x x 2 = 10 b) x : 6 = 5
 x = 10 : 2 x = 5 x 6 
 x = 5 x = 30
4. Củng cố : 
	- Nêu lại các nội dung vừa luyện tập .
 5. Dặn dò : 
	- Làm các bài tập tiết 39 sách BT .
Luyện từ và câu (tiết 16)
DẤU NGOẶC KÉP
I. MỤC TIÊU :
-Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép (ND ghi nhớ).
-Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết (mục III).
- Giáo dục HS có ý thức ghi đúng dấu câu tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phiếu khổ to viết nội dung BT1 ( phần Nhận xét ) .
	- Ba , bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1 , 3 ( phần Luyện tập ) .
	- Tranh , ảnh con tắc kè ( nếu có ) .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ : Cách viết tên người , tên địa lí nước ngoài .
	- 1 em nêu lại ghi nhớ ; nêu ví dụ làm rõ nội dung ghi nhớ .
	- 1 em đọc cho 2 bạn viết ở bảng 4 , 5 tên người , tên địa lí nước ngoài trong BT2 , 3 tiết trước .
 3. Bài mới : Dấu ngoặc kép .
 a) Giới thiệu bài :
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Nhận xét . 
MT : Giúp HS nắm tác dụng của dấu ngoặc kép và cách dùng nó .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Bài 1 : 
+ Dán bảng tờ phiếu đã ghi sẵn nội dung BT . Hướng dẫn cả lớp đọc thầm lại đoạn văn , suy nghĩ , trả lời các câu hỏi sau :
@ Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép ?
@ Những từ ngữ và câu đó là lời của ai ?
@ Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép .
- Bài 2 : 
- Bài 3 : 
+ Nói về con tắc kè , minh họa tranh ảnh : Đó là một con vật nhỏ , hình dáng hơi giống thạch sùng , thường kêu “tắc  kè” .
+ Hỏi : 
@ Từ lầu chỉ cái gì ?
@ Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không ?
@ Từ lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì ? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì ?
Hoạt động lớp .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Từ ngữ : “người lính  mặt trận” , “đầy tớ  nhân dân” . Câu : “Tôi chỉ có  học hành” .
- Lời của Bác Hồ .
- Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật . Đó có thể là :
+ Một từ hay cụm từ .
+ Một câu trọn vẹn hay một đoạn văn .
- Đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp suy nghĩ , trả lời câu hỏi : Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập , khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm ?
- Đọc yêu cầu BT .
- Ngôi nhà tầng cao , to , sang trọng , đẹp đẽ .
- Tắc kè xây tổ trên cây , tổ nó nhỏ bé , không phải là cái lầu theo nghĩa của con người .
- Để đề cao giá trị của cái tổ đó . Dấu ngoặc kép lúc này được dùng với ý nghĩa đặc biệt .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Nhắc HS học thuộc .
Hoạt động lớp .
- 2 , 3 em đọc ghi nhớ SGK .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Dán 3 , 4 tờ phiếu , mời 3 , 4 em lên bảng làm bài .
- Bài 2 : 
+ Gợi ý : Đề bài của cô giáo và các câu văn của bạn HS có phải là những lời đối thoại trực tiếp giữa hai người không ?
- Bài 3 : 
+ Gợi ý HS tìm những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt trong đoạn a và b rồi đặt những từ đó trong dấu ngoặc kép .
Hoạt động lớp .
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ trả lời câu hỏi .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ trả lời câu hỏi .
- Không . Do đó không thể viết xuống dòng , đặt sau dấu gạch đầu dòng .
- 1 em đọc yêu cầu BT . Cả lớp đọc thầm , suy nghĩ về yêu cầu của bài .
 4. Củng cố : 
	- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng dấu câu tiếng Việt .
 5. Dặn dò : 
	- Nhận xét tiết học .
	Yêu cầu HS học thuộc ghi nhớ của bài . Đọc trước nội dung bài sau . 
Đạo đức (tiết 8)
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (tt)
I. MỤC TIÊU :
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của
- Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của
Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của
*KNS : Như tiết 1 
GD:
-Sử dụng tiết kiệm tiền áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước...Trong cuộc sống hằng ngày là gĩp phần BVMT và tài nguyên thiên nhiên. 
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	- SGK .
	- Đồ dùng để chơi đóng vai .
	- Mỗi em chuẩn bị 3 tấm bìa : màu đỏ , xanh và trắng .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ : Tiết kiệm tiền của .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : Tiết kiệm tiền của (tt) .
 a) Giới thiệu bài : 
	- Nêu mục đích , yêu cầu tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân .
MT : Giúp HS rút ra được kết luận xác đáng qua việc tiết kiệm của bản thân .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Kết luận : Các việc làm a , b , g , h , k là tiết kiệm tiền của ; các việc làm còn lại là lãng phí tiền của .
- Nhận xét , khen những em đã biết tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những em khác thực hiện việc tiết kiệm nó trong sinh hoạt hàng ngày .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Mỗi em làm bài tập .
- Một số em chữa bài tập và giải thích .
- Cả lớp trao đổi , nhận xét .
- Tự liên hệ bản thân .
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm và đóng vai .
MT : Giúp HS biết ứng xử các tình huống qua vai diễn .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Chia nhóm , giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống trong BT5 .
- Kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai .
- Vài nhóm lên đóng vai .
- Thảo luận lớp :
+ Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa ? Có cách ứng xử nào khác không ?
+ Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy ?
 4. Củng cố : 
	- Vài em đọc lại Ghi nhớ SGK .
 5. Dặn dò : 
- Thực hành tiết kiệm tiền của , sách vở , đồ dùng , đồ chơi , điện , nước  trong cuộc sống hàng ngày .
Thứ sáu ngày 07/10/2011
Toán (tiết 40)
GÓC NHỌN , GÓC TÙ , GÓC BẸT
I. MỤC TIÊU :
- Nhận biết được gĩc vuơng, gĩc nhọn, gĩc tù, gĩc bẹt ( bằng trực giác hoặc sử dụng êke )
- Bài 1, 2(chọn 1 trong 3 ý) 
- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Ê- ke .
	- Bảng phụ vẽ các góc nhọn , góc tù , góc bẹt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : Hát .
 2. Bài cũ : Luyện tập chung .
	- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : Góc nhọn , góc tù , góc bẹt .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu góc nhọn , góc tù , góc bẹt .
MT : Giúp HS nhận biết góc nhọn , góc tù , góc bẹt bằng ê-ke .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
a) Giới thiệu góc nhọn :
- Chỉ vào hình vẽ góc nhọn ở bảng phụ rồi nói : “ Đây là góc nhọn . Đọc là : Góc nhọn đỉnh O , cạnh OA , OB ” .
- Vẽ lên bảng một góc nhọn khác .
- Aùp ê-ke vào góc nhọn để HS quan sát rồi nói : Với hình ảnh như vậy , ta biết được góc nhọn bé hơn góc vuông .
b) Giới thiệu góc tù : 
- Theo các bước tương tự như trên .
c) Giới thiệu góc bẹt : 
- Theo các bước tương tự như trên .
- Lưu ý : Nếu xác định điểm I trên cạnh OC , điểm K trên cạnh OD của một góc bẹt đỉnh O , ta có 3 điểm I , O . K thẳng hàng .
Hoạt động lớp .
- Quan sát rồi đọc như trên .
- Nêu ví dụ thực tế về góc nhọn : Góc tạo bởi 2 kim đồng hồ lúc chỉ 2 giờ ; góc tạo bởi hai cạnh của một tam giác  
Hoạt động 2 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Yêu cầu HS nhận biết góc nào là góc nhọn , góc tù , góc vuông , góc bẹt .
- Bài 2 : 
+ Yêu cầu HS nêu được tam giác nào có 3 góc nhọn , tam giác nào có góc vuông , tam giác nào có góc tù  
Hoạt động lớp .
- Quan sát tổng thể để nhận dạng góc hoặc dùng ê-ke để nhận biết góc ; từ đó nêu được góc nào là góc nhọn , góc tù , góc vuông , góc bẹt .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
 4. Củng cố : 
	- Tổ chức các nhóm thi đua nhận dạng góc .
 5. Dặn dò : 
	- Làm các bài tập tiết 40 sách BT . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8CKNKT.doc