Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần thứ 16

Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần thứ 16

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Hiểu nội dung: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

Kĩ năng:

- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

- Tốc độ đọc có thể khoảng 80 tiếng/phút.

Thái độ: Yêu thích trò chơi dân gian.

II. Đồ dùng dạy học:

Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

 

doc 12 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần thứ 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN :16 MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT : 31 BÀI : KÉO CO
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
Kĩ năng:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
- Tốc độ đọc có thể khoảng 80 tiếng/phút.
Thái độ: Yêu thích trò chơi dân gian.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp : hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Tuổi ngựa và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nêu nội dung chính của bài. - Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
*Giới thiệu bài
HĐ1:Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc:
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).
+Đoạn 1: Kéo co  đến bên ấy thắng.
+Đoạn 2: Hội làng Hữu Trấp đến người xem hội.
+Đoạn 3: Làng Tích Sơn đến thắng cuộc.
- GV chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
-Hướng dẫn HS đọc đúng câu: Hội làng Hữu Trấp/ thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm/ bên nam thắng, có năm/ bên nữ thắng.
- Gọi HS đọc chú giải. Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì?
+Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2
- Đoạn 2 giới thiệu điều gì?
-Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
- Gọi HS đọc đoạn 3.Yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
-Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
-Em đã thi kéo co hay xem kéo co bao giờ chưa? Theo em vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui?
-Ngoài kéo co, em còn biết trò chơi dân gian nào khác?
-Nội dung chính của bài tập đọc Kéo co này là gì?- Ghi nội dung chính của bài.
HĐ 2: Đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS tiếp nối đọc từng đoạn của bài.
- Treo bảng phụ đoạn văn cần luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn và toàn bài.
- Nhận xét giọng đọc và cho điểm từng HS.
- Lắng nghe.
- HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS đọc.
-HS theo dõi.
- 1 HS đọc thành tiếng, HS đọc thầm trao đổi và trả lời câu hỏi.
-HS đọc đoạn 2
-HS nêu.
-HS nêu.
-HS đọc đoạn 3
-HS nêu.
-HS nêu.
-HS nêu.
-HS nêu.
- 1 HS nhắc lại.
- 3 HS đọc, 
- Luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc. 
-HS theo dõi.
4.Củng cố: Trò chơi kéo co có gì vui? Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò: Dặn HS về nhà đọc bài, kể lại cách chơi kéo co cho người thân nghe.
 Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN: 16 MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT : 30 BÀI : TRONG QUÁN ĂN “BA CÁ BỐNG”
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Chú bé người gỗ (Bu – ra – ti – nô) thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
Kĩ năng:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Bu – ra – ti – nô, Toóc – ti – la, Ba – ra – ra, Đu – rê – ma, A – li – xa, A – di – li – ô); bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Tốc độ đọc có thể khoảng 80 tiếng/phút.
Thái độ: Yêu thích nhân vật Bu – ra – ti – nô trong truyện.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc. “Cáo lễ phépnhanh như mũi tên”
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp : hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 3 HS tiếp nối đọc từng đoạn của bài Kéo co và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Gọi 1 HS lên giới thiệu một trò chơi dân gian mà em biết.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
*Giới thiệu bài
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc:
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
+Phần giới thiệu.
+Đoạn 1: Biết là Ba - ra - ba  đế cái lò sưởi này.
+Đoạn 2: Bu - ra - ti - nô thép lên đến Các - lô ạ.
+Đoạn 3: Vừa lúc ấyđến nhanh như mũi tên.
- Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn giới thiệu chuyện, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Bu - ra - ti - nô cần moi bí mật gì ở lão Ba - ra - ba?
- Yêu cầu HS đọc thầm cả bài, GV kết luận.
+Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba - ra - ba phãi nói ra điều bí mật?
+Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào?
+Những hình ảnh, chi tiết nào trong truyện em cho là ngộ nghĩnh và lí thú?
- Truyện nói lên điều gì?
- Ghi nội dung chính của bài.
HĐ 3:Đọc diễn cảm
- Gọi 4 HS đọc phân vai (người dẫn chuyện, Ba - ra - ba, Bu - ra - ti - nô, cáo A - li - xa).
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.cho HS luyện đọc nhóm 2
- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn và toàn bài.- Nhận xét cho điểm từng HS.
- Lắng nghe.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS đọc toàn bài.
-HS theo dõi.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Đọc bài, trao đổi và trả lời câu hỏi.
-Tiếp nối nhau phát biểu.
-HS nhắc lại
- 4 HS đọc. HS theo dõi tìm ra giọng đọc phù hợp với từng nhân vật.
- Luyện đọc trong nhóm.
- 3 lượt HS đọc. 
4.Củng cố: 
- Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò:
 - Dặn HS về nhà kể lại chuyện và soạn bài Rất nhiều mặt trăng
 Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN:17 MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT : 33 BÀI : RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về Mặt Trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
Kĩ năng:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.
- Tốc độ đọc có thể khoảng 80 tiếng/phút.
Thái độ:Yêu thích nhân vật công chúa trong truyện
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp : hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 -Gọi 4 HS đọc bài và trả lời câu hỏi của bài.
-Nhận xét, ghi điểm
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
* Giới thiệu bài
HĐ1:Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
-Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. 
+Phần giới thiệu. +Đoạn 1: 8 dòng đầu +Đoạn 2: Tiếp theo đến Tất nhiên là bằng vàng. 
+Đoạn 3: Phần còn lại.
-Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
-Gọi HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu
* Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi:
-Cô công chúa có nguyện vọng gì?
-Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trao đổi nhóm đôi và trả lời câu hỏi :
-Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học?
-Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 3.
-Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn.
-GV giúp HS nêu nội dung chính của bài. GV ghi bảng.
HĐ 2: Đọc diễn cảm
-Gọi 3 HS đọc phân vai (người dẫn chuyện, chú hề, công chúa).
-Giới thiệu đoạn văn cần đọc.Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
-Tổ chức cho HS thị đọc phân vai đoạn văn.-Nhận xét, cho điểm từng HS.
-Lắng nghe.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc .
-1 HS đọc thành tiếng.
-2 HS đọc toàn bài.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng, trao đổi và trải lời câu hỏi.
-1 HS đọc thành tiếng. 2 em ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời.
-1 HS đọc.
-HS trả lời.
-3 HS đọc phân vai
-HS theo dõi.Luyện đọc theo cặp. 
-4 lượt HS đọc.
4. Củng cố:
-Câu chuyện Rất nhiều mặt trăng cho em hiểu điều gì?
- Em thích nhận vật nào trong truyện? Vì sao? -Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò:
 -Dặn HS về nhà đọc lại chuyện.
 Điều chỉnh, bổ sung:
 NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
 TUẦN: 17 MÔN: TẬP ĐỌC
 TIẾT : 34 BÀI : RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (TIẾP THEO)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
Kĩ năng:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.
- Tốc độ đọc có thể khoảng 80 tiếng/phút.
Thái độ:
- Yêu thích nhân vật công chúa trong truyện
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc (Làm sao mặt trăng lại .. nhỏ dần. Nàng đã ngủ. )
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp : hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 -Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc từng đoạn truyện và trả lời câu hỏi nội dung bài.
-Nhận xét cách đọc và cho điểm từng HS.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
* Giới thiệu bài
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc:
-Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
+Đoạn 1: Sáu dòng đầu.
+Đoạn 2: Năm dòng tiếp
+Đoạn 3: Phần còn lại
-Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
-Gọi HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1 ; Trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Nhà vua lo lắng về điều gì?
-Vì sao một lần nữa các vị đại thần cà các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và đoạn 3, trao đổi và trả lời câu hỏi.
-Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì? 
-Công chúa trả lời thế nào?
-Gọi 1 HS đọc câu hỏi 4 cho các bạn trả lời.
-GV chốt lại câu trả lời đúng:Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác người lớn. Đó cũng chính là nội dung chính của bài. (câu c)
-Giáo viên ghi bảng ND bài.
HĐ 2: Đọc diễn cảm
-Yêu cầu 3 HS đọc phân vai (chú hề, công chúa, người dẫn chuyện).
-Giới thiệu đoạn văn cần đọc. HS rèn đọc nhóm 2
-Tổ chức cho HS đọc phân vai.
-Nhận xét giọng đọc và cho điểm HS.
-Lắng nghe.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc.
-1 HS đọc
-1 HS đọc cả bài.
-HS theo dõi.
-1HS đọc.Trao đổi nhóm đôi và đại diện nhóm trả lời.
-1 HS đọc thành tiếng, trao đổi và lần lượt trả lời câu hỏi.
-1 HS đọc câu hỏi 4. HS trả lời bằng cách giơ thẻ.
-2 HS nhắc lại.
-3 HS phân vai, cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc.
- HS luyện đọc trong nhóm 2.
-3 lượt HS đọc.
-Lắng nghe.
4.Củng cố: 
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
- Em thích nhân vật nào? Vì sao? 
- Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò:
 Dặn HS về nhà kể lại chuyện và chuẩn bị bài sau.
 Điều chỉnh, bổ sung:
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
TUẦN : 18 MÔN: TẬP ĐỌC 
TIẾT : 18 BÀI : ÔN TẬP (TIẾT 1)
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là chuyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
+ HS khá, giỏi: Đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được các đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/phút)
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu cầu.
Kẻ sẵn bảng phụ BT 2.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp : hát 
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Ghi chú 
* Giới thiệu bài
HĐ1:Kiểm tra tập đọc
-Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc, khoảng 6 – 7 em.
-Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
-Cho điểm HS.
HĐ 2: Lập bảng tổng kết
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
-GV yêu cầu HS tổng kết các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều (theo bảng mẫu sgk) theo nhóm 4.
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
-Yêu cầu các nhóm cử đại diện nêu kết quả. 2 nhóm làm giấy khổ lớn dán lên bảng.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
-HS lắng nghe.
-Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong, thì tiếp nối 1 HS lên bốc thăm yêu cầu.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
-HS theo dõi.
-1 HS đọc thành tiếng.
-HS đọc thầm lại các truyện kể, trao đổi và làm bài theo nhóm 4.
-Cử đại diện nêu kết quả.(2 nhóm làm giấy khổ lớn dán lên bảng).Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Chữa bài 
+ HS khá, giỏi: Đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được các đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/phút)
3.Củng cố: 
- Nhận xét tiết học.
 4.Dặn dò:
 Chuẩn bị tiết sau: Kiểm tra.
 Điều chỉnh, bổ sung:
 NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:.....................	
 TUẦN: 18 MÔN: TẬP ĐỌC 
 TIẾT : 36 BÀI : KIỂM TRA (TIẾT 7)
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề Kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 4, học kì I (Bộ giáo dục & Đào tạo – Đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học, lớp 4, tập một, NXB Giáo dục 2008)
II. Đề bài: (Do Ban chuyên môn nhà trường ra)

Tài liệu đính kèm:

  • doctap doc 4 tuan 1518.doc