Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 12

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 12

TIẾT 1 TẬP ĐỌC

BÀI 23. MÙA THẢO QUẢ

I. Mục tiêu

 1. Đọc thành tiếng

 - Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ làm ảnh hưởng của phương ngữ:

 lớt thớt, quyến, ngọt lựng, thơm nồng, chín nục, thân lẻ.

 - Đọc trôi chảy được toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu, cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp hấp dẫn, hương thơm ngất ngây, sự phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Đọc diễn cảm toàn bài.

 2. Đọc - Hiểu

 - Hiểu các từ ngữ khó trong bài : thảo quả, Đản Khao, Chin San, sầm uất, tầng rừng thấp. Hiểu nội dung bài : Miêu tả vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả.

 

doc 82 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 652Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 
Soạn 5/11/2011
Giảng Thứ 2/7/11/2011
tiết 1 Tập đọc
Bài 23. Mùa thảo quả
I. Mục tiêu
 1. Đọc thành tiếng
	- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ làm ảnh hưởng của phương ngữ: 
 lớt thớt, quyến, ngọt lựng, thơm nồng, chín nục, thân lẻ.....
	- Đọc trôi chảy được toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu, cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp hấp dẫn, hương thơm ngất ngây, sự phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Đọc diễn cảm toàn bài. 
 2. Đọc - Hiểu
	- Hiểu các từ ngữ khó trong bài : thảo quả, Đản Khao, Chin San, sầm uất, tầng rừng thấp. Hiểu nội dung bài : Miêu tả vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. 
II. Đồ dùng dạy - học
	 Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 3' 
- Gọi 3 HS bài thơ Tiếng Vọng và trả lời câu hỏi về nội dung bài:
? Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
B. Dạy - học bài mới: 32'
 1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu. 
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài
- Giáo viên chia bài thành 3 đoạn
- Sửa phát âm và hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa một số từ khó
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài
b) Tìm hiểu bài
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm cùng đọc thầm bài, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV mời 1 HS khá lên điều kiển các bạn trao đổi, tìm hiểu nào. GV chỉ kết luận, bổ sung câu hỏi.
? Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào ?
? Cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý ?
? Đoạn 1 ý nói gì?
Giảng: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng hương thơm đặc biệt của nó. Các từ hơng, thơm đợc lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh mùi hương đặc biệt của thảo quả. 
? Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?
? Nội dung chính của đoạn 2 ?
? Hoa thảo quả nảy ở đâu?
? Hoa thảo quả chín, rừng có gì đẹp ?
Giảng : Tác giả đã miêu tả đợc màu đỏ đặc biệt của thảo quả : đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Cách dùng câu văn so sánh đã miêu tả đợc rất rõ, rất cụ thể mùi hương thơm và màu sắc của thảo quả.
? Đọc đoạn văn em cảm nhận đợc điều gì ?
c) Đọc diễn cảm
- Nêu giọng đọc toàn bài
- Gọi 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
+ Treo bảng phụ có đoạn thơ văn chọn đọc diễn cảm. Đọc mẫu
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Nhận xét, cho điểm
C. Củng cố - dặn dò: 3'
? Tác giả miêu tả cây thảo quả theo trình tự nào? Cách miêu tả có gì hay?
- Nhận xét giờ học, dặn dò về nhà
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng và trả lời các câu hỏi.
- HS lắng nghe
- 1 học sinh đọc bài
- Học sinh đọc nối tiếp 3 lượt
- HS đọc bài theo trình tự :
+ HS 1: Thảo quả trên rừng...nếp áo, nếp khăn.
+ HS 2 : Thảo quả trên rừng....lẫn chiếm không gian.
+ HS 3 : Sự sống cứ tiếp tục...nhấp nháy vui mắt.
- Luyện đọc cặp. Đại diện cặp đọc
- Đọc thầm bài thơ, trao đổi, trả lời từng câu hỏi SGK dới sự điều khiển của nhóm trởng.
- 1 HS khá điều kiển cả lớp trao đổi, trả lời từng câu hỏi.
+ Thảo quả báo hiệu và mùa bằng cách mui thơm đặc biệt quyễn rũ lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, từng nếp áo, nếp khăn của ngời đi cũng thơm.
+ Các từ hương thơm được lặp đi lặp lại cho ta thấy thảo quả có mùi hương đặc biệt.
1. Hương thơm đặc biệt của thảo quả.
- Qua một năm...lấn chiếm không gian
2. Sự phát triển nhanh chóng của thảo quả
- 1 HS đọc đoạn 3
+ ...dưới gốc cây
+ Khi thảo quả chín dưới đáy rừng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng...nhấp nháy.
* Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh bất ngờ của thảo quả qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc của nhà văn.
- Học sinh lắng nghe
- 3 học sinh đọc
- Lắng nghe, tìm cách đọc
- Luyện đọc diễn cảm
- HS luyện đọc cặp đôi.
- 3 học sinh thi đọc đoạn
- Học sinh trả lời.
- Đọc bài và chuẩn bị giờ sau.
...............................................................................
TIẾT 2 TIẾNG ANH
(Gv chuyờn dạy)
.............................................................................
tiết 3 Toán
Tiết 56. Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 , 
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
	- Biết vận dụng được qui tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000.
	- Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
	- Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dới dạng số thập phân.
II. Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ ghi sẵn BT2
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 3'
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hớng dẫn luyện tập thêm của tiết học trớc.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Dạy học bài mới: 32'
 1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài : trong giờ học toán này chúng ta cùng học cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, 
 2. Hướng dẫn nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000
a) Ví dụ 1
- GV nêu ví dụ ; Hãy thực hiện phép tính 27,867 x 10.
- GV nhận xét phần đặt tính và tính của HS.
- Vậy ta có : 27,867 x 10 = 278,670
- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10:
+ Nêu rõ các thừa số, tích của phép nhân 27,867 x 10 = 278,670. 
- Suy nghĩ để tìm cách viết 27,867 thành 278,670.
? Dựa vào nhận xét trên em hãy cho biết làm ntn để có ngay được tích của 27,867 x 10 mà không thực hiện phép tính ?
? Vậy khi nhân một số thập phân với 10 ta có thể tìm ngay kết quả bằng cách nào ?
b)Ví dụ 2
- GV nêu ví dụ ; Hãy đặt tính và thực hiện phép tính 53,286 x 100
- GV nhận xét phần đặt tính và kết quả tính của HS.
? Vậy 53,286 x 100 = ?
- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 100 
+ Nêu rõ các thừa số, tích của phép nhân 53,286 x 100 = 5328,6.
- Suy nghĩ để tìm cách viết 53,286 thành 5328,6.
? Dựa vào nhận xét trên em hãy cho biết làm thế nào để có ngay được tích của 53,286 x 100 mà không thực hiện phép tính ?
? Vậy khi nhân một số thập phân với 100 ta có thể tìm ngay kết quả bằng cách nào ?
c) Quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000.
? Số 10 có mấy chữ số 0 ? 
? Muốn nhân một số thập phân với 10 ta làm thế nào ?
* TT với 100
? Dựa vào cách nhân một số thập phân với 10, 100 em hãy nêu cách nhân một số thập phân với 1000? 
? Hãy nêu quy tắc nhân một số thập phân với 10, 100, 1000?
- GV yêu cầu HS học thuộc quy tắc ngay tại lớp.
 3. Luyện tập thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và củng cố 
Bài 2
-Gọị HS đọc yêu cầu 
-Tự làm và nhận xét 
Bài 3
- GV gọi HS đọc đề toán. 
- GV viết lên bảng để làm mẫu một phần 
 1,2075km = ...m.
? 1km bằng bao nhiêu m?
? Vậy muốn đổi 1,2075 km thành m em làm ntn?
- GV nêu lại : 1km = 1000m
 Ta có 1,2075 x 1000= 1207,5
 Vậy 1,2075 km = 1207,5 m
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm của mình.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 4
- GV gọi HS đọc đề toán trước lớp.
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- GV yêu cầu HS tự làm
- GV chữa bài và cho điểm.
C. Củng cố, dặn dò: 3'
- GV nhận xét giờ học
- Hướng dẫn về nhà
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dới lớp theo dõi nhận xét.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
 27,867
x 10
 278,670
- HS nhận xét theo sự hướng dẫn của GV.
+ Thừa số thứ nhất là 27,867, Thừa số thứ hai là 10, tích 278,670.
- Khi cần tìm tích 27,867 x 10 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của 27,867 sang bên phải một chữ số là được tích 278,670 mà không cần thực hiện phép tính.
+ Khi nhân một số thập phân với 10 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một chữ số là được tích ngay.
- 1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
 53,286
x 100
 5328,600
- HS lớp theo dõi.
- 53,286 x 100 = 5328,6
- HS nhận xét theo sự hớng dẫn của GV.
+ Các thừa số là 53,286 và 100, tích là 5328,6
-Khi cần tìm tích 53,286 x 100 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của 53,286 sang bên phải hai chữ số là được tích mà không cần thực hiện phép tính 5328,6.
+ Khi nhân một số thập phân với 100 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải hai chữ số là được tích ngay.
- Muốn nhân một số thập phân với 100 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải hai chữ số.
- Số 10 có một chữ số 0.
- Muốn nhân một số thập phân với 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một chữ số.
- Muốn nhân một số thập phân với 1000 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải ba chữ số.
- 3 - 4 HS nêu trước lớp.
- HS làm vở và nối tiếp nêu kết quả 
-HS làm VBT -3HS làm bảng phụ 
-Nhắc lại cách nhân nhẩm 1 số với 10; 100; 1000 
- 1 HS đọc đề toán.
- 1km = 1000m
- Thực hiện phép nhân 1,2075 x 1000 = 1207,5 (Vì 1,2075 có chữ số ở phần thập phân nên khi nhân với 1000 ta dịch dấu phẩy sang bên phải ba chữ số 
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở. 
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 3 HS vừa lên bảng lần lượt giải thích :
- 1 HS đọc đề toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề trong SGK.
- HS nêu.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Trong 10 giờ người đó đi được số ki lô mét là
 35,6 x 10 =356 ( m )
 Đáp số: 356 m
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
..
tiết 4 Đạo đức
Bài 12. Kính già, yêu trẻ ( Tiết 1)
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức
	Giúp học sinh hiểu:
- Ngời già là ngời có nhiều kinh nghiệm sống và đã có nhiều công lao đóng góp cho xã hội, sức khoẻ giảm sút nên phải tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ ngời già ở bất cứ hoàn cảnh nào.Trẻ em có quyền được gia đình và xã hội quan tâm, chăm sóc.
 2. Thái độ
- Biết thực hiện các hành vi thể hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già và trẻ nhỏ.Biết đồng tình với những hành vi đúng và phê phán những hành vi không tôn trọng, yêu thương người già và trẻ nhỏ.
 3. Hành vi
- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự kính trọng, lễ phép, giúp đỡ người già và nhường nhịn em nhỏ. Có những hành động phê phán những hành vi, cách đối xử không đúng với ngời già và em nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học.
Đồ dùng để sắm vai HĐ1
Phiếu bài tập HĐ3
Bảng phụ HĐ2
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động  ... ví dụ 
? Làm thế nào để biết được 1dm của thanh sắt cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam ?
- GV yêu cầu HS đọc phép tính tính cân nặng của 1dm thanh sắt đó.
- Như vậy để tính xem 1dm thanh sắt đó nặng bao nhiêu ki-lô-gam chúng ta phải thực hiện phép chia 23,56 : 6,2. Phép chia này có cả số bị chia và số chia là số thập phân nên được gọi là phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
* Đi tìm kết quả
? Khi nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương có thay đổi không?
- Hãy áp dụng tính chất trên để tìm kết quả của phép chia 23,56 : 6,2.
- GV yêu cầu HS nêu cách làm và nêu kết quả của mình trước lớp, động viên, khuyến khích tất cả các cách mà HS đưa ra, tránh chỉ trích những cách làm chưa đúng.
? Như vậy 23,56 : 6,2 bằng bao nhiêu ?
* Giới thiệu kĩ thuật tính
- Để thực hiện 23,56 : 6,2 thông thường chúng ta làm như sau : (như SGK).
- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại phép tính : 23,56 : 6,2.
- GV yêu cầu HS so sánh thương của 23,56 : 6,2 trong các cách làm.
? Em có biết vì sao trong khi thực hiện phép tính 23,56 : 6,2 ta bỏ dấu phẩy ở 6,2 và chuyển dấu phẩy của 23,56 sang bên phải một chữ số mà vẫn tìm được thương đúng không ?
? Trong VD trên để thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân chúng ta chuyển về phép chia có dạng như thế nào để thực hiện ?
 b, Ví dụ 2
- GV nêu yêu cầu : Dựa vào cách đặt tính và thực hiện tính 23,56 : 6,2 các em hãy đặt tính và thực hiện phép chia 82,55 : 1,27.
- GV gọi một số HS trình bày cách tính của mình. GV mới hướng dẫn như SGK.
 c, Quy tắc 1STP cho một số thập phân
? Qua cách thực hiện chia hai ví dụ, bạn nào có thể nêu cách chia một số thập phân cho một số thập phân ?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu các em mở SGK và đọc phần qui tắc thực hiện phép chia trong SGK.
3. Luyện tập thực hành.
Bài 1
- GV cho HS nêu yêu cầu, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài của HS trên bảng, yêu cầu 3 HS nêu rõ cách thực hiện phép tính.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV gọi 1 HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- GV nhận xét bài làm và ghi điểm.
 C. Củng cố, dặn dò: 3p
- GV nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn về nhà.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét.
- HS nghe và tóm tắt lại bài toán.
- Lấy cân nặng của cả thanh sắt chia cho độ dài của cả thanh sắt.
- HS nêu phép tính 23,56 : 6,2.
- Khi nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương không thay đổi.
- HS trao đổi với nhau để tìm kết quả của phép chia. HS có thể làm theo nhiều cách khác nhau.
- HS nêu : 23,56 : 6,2 = 3,8
- HS theo dõi GV thực hiện phép chia.
- HS đặt tính và thực hiện phép tính.
- Các cách làm đều cho thương là 3,8
- Bỏ dấu phẩy ở 6,2 tức là đã nhân 6,2 với 10. Chuyển dấu phẩy của 23,56 sang bên phải một chữ số tức là nhân 23,56 với 10. Vì nhân cả số bị chia và số chia với 10 nên thương không thay đổi.
- Để thực hiện chia một số thập phân cho một số thập phân ta chuyển về phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên rồi thực hiện.
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi và đặt tính vào giấy nháp.
- Một số HS trình bày trước lớp, lớp cùng trao đổi, bổ sung, thống nhất như SGK
- 2 HS trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- 2 HS lần lượt đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi và học thuộc quy tắc ngay tại lớp.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 3 HS lần lượt nêu trước lớp như phần ví dụ, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
Kq: 11,4 ; 250 ; 12,5
- 1 HS đọc đề toán, lớp đọc thầm 
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
 Đáp số : 38 kg
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 1 HS đọc đề toán, lớp đọc thầm 
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Ta có : 250: 3,8 = 65 (dư 3)
Vậy may được nhiều nhất 65 bộ quần áo và còn thừa 3m vải
Đáp số : May 65 bộ, thừa 3m
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 4 Khoa học
Xi măng
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
- Nêu công dụng của xi măng.
- Nêu được tính chất của xi măng.
- Biết được các vật liêu để sản xuất xi măng.
II. Đồ dùng dạy -học.
Hình minh hoạ 58,59 SGk.
Các câu hỏi thảo luận ghi sẵn ra phiếu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động
A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 3 HS lên bảng trả lời nội dung về bài cũ, sau đó nhận xét, cho điểm từng HS.
B Giới thiệu bài.
+) Cầm 1 vỏ bao xi măng và hỏi : Đây là cái gì ?
+) Nêu: Xi măng là những nguyên vật liệu không thể thiếu trong xây dựng, bài học hôm nay sẽ cung cấp những kiến thức khoa học về xi măng.
+) HS 1: Kể tên những đồ gốm mà em biết?
+) HS 2: Hãy nêu tính chất của gạch, ngói và thí nghiệm chứng tỏ điều đó?
+) HS3: Gạch, ngói được làm bằng cách nào?
- HS nêu: Đó là vỏ bao ximăng.
- Lắng nghe.
Công dụng của xi măng
-Yêu cầu HS làm theo cặp, trao đổi và trả lời câu hỏi:
? Xi măng được dùng để làm gì?
? Hãy kể tên một số nhà máy xi măng mà em biết?
- Cho HS quan sát hình minh hoạ 1,2 trang 58 SGK và giới thiệu: ở nước ta có rất nhiều đá vôi, những khu vực gần núi đá vôi thường được xây dựng nhà máy xi măng như là: Ninh Bình, Hà Giang, Hải Phòng, Hà Nam.đây là xi măng chưa được đóng bao (chỉ hình 1b) và được đóng bao (chỉ hình 1a). Xi măng được làm từ vật liệu gì? chúng có tính chất gì? Các em cùng tìm hiểu.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
+) Xi măng được dùng để xây nhà, xây các công trình lớn, đắp bồn hoa, gắn đá tạo thành các cảnh đẹp, làm ngói lợp, bèo xi măng
+) Nhà máy xi măng Hoàng Thạch. Nhà máy xi măng Bỉm Sơn.
+) Nhà máy xi măng Hà giang.
+) NHà máy xi măng Nghi Sơn.
+) Nhà máy xi măng Bút Sơn.
+) Nhà máy xi măng Hải phòng.
+) Nhà máy xi măng Hà Tiên,
- Quan sát lắng nghe.
Tính chất của xi măng công dụng của bê tông
- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “tìm hiểu kiến thức khoa học”.
- Cách tiến hành.
+) CHo HS hoạt động theo tổ.
+) Yêu cầu học sinh trong tổ cùng đọc bảng thông tin trang 59 SGK.
+) Yêu cầu HS dựa vào thông tin đó và những điều mình biết để tự hỏi đáp về công dụng, tính chất của xi măng.
-Gv đi giúp đỡ hướng dẫn học sinh các nhóm các đọc thông tin: ghi ý chính ra giấy bằng cách gạch đầu dòng, hỏi đáp trong nhóm nhiều lần để nắm được kiến thức.
-Tổ chức cuộc thi, GV hướng dẫn học sinh:
+) Mỗi tổ cử một đại diện làm ban giám khảo, lớp trưởng là người dẫn chương trình.
+) Lớp trưởng bốc câu hỏi và đọc, tổ nào trả lời thì phát cờ ra hiệu, mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, sai trừ 2 điểm, cuối cuộc thi nhóm nào ghi được nhiều điểm nhất đó là đội thắng cuộc.
Ví dụ về câu hỏi:
Xi măng được làm từ vật liệu nào?
Xi măng có tính chất gì?
Xi măng được làm dùng để làm gì?
Vữa xi măng do nguyên liệu nào tạo thành?
Vữa xi măng có những tính chất gì?
Vữa xi măng dùng để làm gì?
Bê tông do các vật liệu nào tạo thành?
Bê tông có những ứng dụng gì?
Bê tông cốt thép là gì?
Bê tông cốt thép dùng để làm gì?
Cần lưu ý những gì khi sử dụng vữa xi măng?
Cần phải bảo quản như thế nào? tại sao?
-Nhận xét, tổng kết cuộc thi.Trao giải tổ đạt nhiều điểm nhất.
-Khen ngợi những nhóm HS có hiểu biết các kiến thức thực tế. HS có hiểu biết các kiến thức thực tế.
- Hoạt động theo tổ, dưới sự điều khiển của tổ trưởng. Mỗi nhóm cử 3 đại diện tham gia thi.
1. Xi măng được làm từ đất sét, đá vôi và một số chất khác.
2. Xi măng là dạng bột mịn, màu xám xanh hoặc nâu đất, có loại xi măng trắng. Khi trộn với nước, xi măng không tan mà trở nên dẻo, rất nhanh khô. Khi khô kết thành tảng, cứng như đá.
3. Xi măng thường dùng để xây dựng, làm ngói lợp fibrôximăng.
4. Vữa xi măng là hỗn hợp xi măng, cát, nước trộn đều với nhau.
5. Vữa xi măng có dạng bột dẻo, dễ gắn kết gạch, ngói, nhanh khô, khi khô trở nên nhanh cứng, không bị dạn nứt, không thấm nước.
6. Vữa xi măng dùng để xây nhà, trát tường, trát các bể nước.
7. Bê tông là hỗn hợp cát, sỏi (hoặc đá), nước trộn điều.
8. Bê tông là một hỗn hợp chịu nén, được dùng để lát đường, đổ trần, móng
9. Bê tông cốt thép là hỗn hợp xi măng, cát, sỏi (hoặc đá), nước trộn đều và đổ vào các khuôn có cốt thép.
10. Bê tông cốt thép dùng để xây dựng các nhà cao tầng, cầu, đập nước, các công trình công cộng.
11. Vữa xi măng trộn xong phải làm ngay, không được để lâu vì khi khô vữa xi măng rất cứng, không tan không thấm nước. Các dụng cụ làm với xi măng phải rửa sạch sau khi làm.
12. Cần phải để các bao bì xi măng cẩn thận, ở nơi khô ráo, thoáng khí, bao xi măng dùng chưa hết phải buộc thật chặt. Vì xi măng dạng bột, có thể gây bụi bẩn, xi măng gặp nước hoặc không khí ẩm sẽ khô, kết tảng cứng như đá.
Kết luận: Người ta nung đất sét, đá vôi và một số chất khác ở nhịêt độ cao - hiện nay có rất nhiều nhà máy xi măng lớn, công nghệ hiện đại, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn cuộc sống măng và tìm hiểu về thuỷ 
IV/ Củng cố ,dặn dũ
Về nhà chuẩn bị bài sau 
Tiết 5 Sinh hoạtTuần 14
 I. Mục tiêu
- Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 14.
- Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 15.
II. Lên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1)Lớp tự sinh hoạt:
 - GV yêu cầu lớp trưởng điều khiển lớp
- GV quan sát, theo dõi lớp sinh hoạt.
2) GV nhận xét lớp:
- Lớp tổ chức truy bài 15p đầu giờ có nhiều tiến bộ.
- Nề nếp của lớp tiến bộ hơn. Đã có nhiều điểm cao để chuẩn bị chào mừng tháng 22/12.
- Việc học bài đã có tiến bộ hơn so với các tuần trớc.
- Tuy nhiên trong lớp vẫn còn một có em chưa thật sự chú ý nghe giảng.
- Nhìn chung các em đi học đều, nghỉ học có xin phép song việc chép lại bài còn hình thức, chưa bảo bạn giảng lại bài mình đã nghỉ.
- Hoạt động đội tham gia tốt
3) Phương hướng tuần tới:
- Phát huy những ưu điểm đạt được và hạn chế các nhượcđiểm còn mắc phải.
- Tiếp tục thi đua HT tốt chào mừng 22/12.
- Thực hiện tốt quy định của đội đề ra.
4) Văn nghệ:
- GV quan sát, động viên HS tham gia.
- Các tổ trưởng nx, thành viên góp ý. 
 - Lớp phó HT: nhận xét về HT nx về 
 - Lớp phó văn thể nhận xét hoạt động đội. 
 - Lớp trưởng nhận xét chung.
- Lớp nghe nhận xét, tiếp thu.
- Lớp nhận nhiệm vụ.
-Lớp phó văn thể điều khiển lớp.
Nhậnxét:
..
.
.
***************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN12-2012.doc