Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 51: Tôm, cua

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 51: Tôm, cua

1. Kiểm tra bài cũ ( 3 – 5 phút )

 Trước khi vào bài mới, cô kiểm tra bài cũ. Các em hãy cho cô biết cơ thể động vật gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

- Gọi 1 HS trả lời.

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét. Chốt lại: Cơ thể động vật gồm có 3 phần: đầu, thân và cơ quan di chuyển. Ở môi trường sống khác nhau thì cơ quan di chuyển của các loài động vật cũng khác nhau.

- Hỏi: Vậy côn trùng có những bộ phận như vậy không?

- Em hãy kể tên một số côn trùng có ích và một số côn trùng có hại.

Gọi HS trả lời.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, cho điểm.

2. Bài mới.

a) Giới thiệu bài ( 1 - 2 phút )

Trong giờ tự nhiên và xã hội hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu 2 loài động vật sống dưới nước là tôm, cua qua bài Tôm, cua.

- Gọi HS nhắc tên bài btheo dãy.

- GV ghi tên bài lên bảng lớp.

b) Bài mới ( 28 – 30 phút)

Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận ( 8 – 10 phút)

● Mục tiêu: Chỉ và nói được tên 1 số bộ phận bên ngoài của tôm, cua. Nêu được một số điểm giống và khác nhau giữa tôm và cua.

● Cách tiến hành:

 Bước 1:

- Yêu cầu HS mở SGK trang 98.

- Gọi HS đọc yêu cầu mục 1 trong SGK. Cả lớp theo dõi vào sách.

- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ:

+ Các em hãy quan sát vào các bức tranh trong SGK trang 98 - 99.

+ Các em hãy thảo luận theo nhóm 4 dựa vào các gợi ý sau:

. Nhận xét về hình dạng và kích thước của tôm và cua, chúng có giống nhau không?

. Bên ngoài cơ thể tôm, cua có gì bảo vệ?

. Các em hãy đếm xem con cua có bao nhiêu chân và chân của chúng có đặc điểm gì?

 

doc 6 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 6600Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 51: Tôm, cua", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên và xã hội
Bài 51. Tôm, cua.
Lớp 3A1
Ngày soạn: 7/3/2011
Ngày dạy: 10/3/2011
Người dạy: Hoàng Thị Trang
A. Mục tiêu, yêu cầu.
 Sau khi học xong HS biết:
- Nêu và nói được lợi ích của tôm, cua đối với đời sống của con người.
- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm, cua trên hình vẽ và trên vật thật.
B. Chuẩn bị.
- Các hình trong SGK trang 98 – 99.
- Các con tôm, cua.
- Tranh ảnh về hoạt động nuôi, đánh bắt và chế biến tôm, cua.
C. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ ( 3 – 5 phút )
 Trước khi vào bài mới, cô kiểm tra bài cũ. Các em hãy cho cô biết cơ thể động vật gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
- Gọi 1 HS trả lời.
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét. Chốt lại: Cơ thể động vật gồm có 3 phần: đầu, thân và cơ quan di chuyển. Ở môi trường sống khác nhau thì cơ quan di chuyển của các loài động vật cũng khác nhau.
- Hỏi: Vậy côn trùng có những bộ phận như vậy không?
- Em hãy kể tên một số côn trùng có ích và một số côn trùng có hại.
Gọi HS trả lời.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài ( 1 - 2 phút )
Trong giờ tự nhiên và xã hội hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu 2 loài động vật sống dưới nước là tôm, cua qua bài Tôm, cua.
- Gọi HS nhắc tên bài btheo dãy.
- GV ghi tên bài lên bảng lớp.
b) Bài mới ( 28 – 30 phút)
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận ( 8 – 10 phút)
● Mục tiêu: Chỉ và nói được tên 1 số bộ phận bên ngoài của tôm, cua. Nêu được một số điểm giống và khác nhau giữa tôm và cua.
● Cách tiến hành:
 Bước 1: 
- Yêu cầu HS mở SGK trang 98.
- Gọi HS đọc yêu cầu mục 1 trong SGK. Cả lớp theo dõi vào sách.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ:
+ Các em hãy quan sát vào các bức tranh trong SGK trang 98 - 99.
+ Các em hãy thảo luận theo nhóm 4 dựa vào các gợi ý sau:
. Nhận xét về hình dạng và kích thước của tôm và cua, chúng có giống nhau không?
. Bên ngoài cơ thể tôm, cua có gì bảo vệ?
. Các em hãy đếm xem con cua có bao nhiêu chân và chân của chúng có đặc điểm gì?
Bước 2. HS làm việc nhóm.
- Các em hãy tạo thành nhóm 4 để thảo luận theo các gợi ý.
- GV theo dõi các nhóm làm việc. Xuống lớp làm việc với HS.
Bước 3. Làm việc cả lớp. 
- hết thời gian thảo luận, các em về vị trí. Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Giáo viên treo tranh tôm, cua lên bảng.
- Hỏi: Tôm, cua có hình dạng và kích thước có giống nhau không?
- các em hãy quan sát vào 3 bức tranh có hình con tôm.
+ Hỏi: Con tôm trong bức tranh thứ nhât là con tôm gì? Trong bức tranh thứ 2 và thứ 3 là tôm gì? - Gọi HS trả lời.
- Kích thước của 3 loài tôm này có giống nhau không?
- Quan sát vào bức tranh hình con cua. Đó là những con cua gì?
+ Cua đồng và cua bể, con nào có kích thước to hơn?
- Tôm cua có những bộ phận nào?
- Râu có nhiệm vụ gì?
- Cua có bao nhiêu chân? Chân của nó có đặc điểm gì?
- Tôm và cua di chuyển như thế nào?
- Gọi HS nhận xét.
- Gv nhận xét
- GV chốt lại: Tôm và cua có hình dạng và kích thước khác nhau. Cơ thể chúng được bao phủ bởi một lớp vỏ. Tôm, cua có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
- Gọi HS nhắc lại
- Đó là nội dung của phần ghi nhớ đầu tiên.
Hoạt động 2. Thảo luận cả lớp. (8 - 10 phút )
● Mục tiêu: Nêu được lợi ích của tôm, cua và môi trường sống của chúng.
● Cách tiến hành.
Bước 1: 
- Yêu cầu HS đọc mục 2 trong SGK trang 99.
- Các em hãy thảo luận theo nhóm 4 để trả lời câu hỏi sau:
+ Tôm, cua sống ở đâu?
+ Hãy nêu lợi ích của tôm, cua? Hay nói cách khác là con người sử dụng tôm, cua để làm gì?
+ Hãy giớ thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt và chế biến tôm, cua mà em biết.
Bước 2: HS thảo luận nhóm.
- Các em hãy ghi ra giấy nháp lợi ích của tôm, cua.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
Goi đại diện nhóm trả lời câu hỏi:
- Tôm, cua sống ở đâu?
- Trong 3 loài cua trong sách, loài nào sống ở sông? Loài nào sống ở biển, loài nào sống ở ao hồ? 
- Vậy với 2 loài cua trong SGK thì chúng sống ở đâu?
- Tôm, cua cung cấp chất gì cho cơ thể con người?
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- Vậy các em hãy cho cô biết tôm, cua có ích lợi gì?
+ Gọi HS trình bày
+ Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét: Tôm, cua có rất nhiều lợi ích như; làm thức ăn cho con người và các loài động vật khác; là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị, từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển. Bên cạnh đó, muốn giữ được lâu ta có thể làm mắm, sấy khô, chế biến đồ hộp.
- Em nào có thể kể tên một số cơ sở chế biến tôm, cua mà em biết?
 Gọi 2 - 3 HS trả lời.
- Ở Việt Nam nói chung và ở Hải phòng nói riêng có bờ biển dài, có nhiều ao, hồ, đầm, sông,đó là điều kiện thuận lợi để nuôi trồng và đánh bắt, chế biến tôm, cua.
- Hiện nay nghề nuôi tôm đã trở thành một nghề phát triển và cung cấp cho lĩnh vực xuất khẩu.
- Các em hãy quan sát vào bức tranh số 6 trong SGKvaf cho cô biết: Trong bức tranh là cảnh gì?
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Làm việc với vật thật ( 7 - 9 phút )
- Các em hãy lấy các con tôm, cua mà các em đã chuẩn bị để len trên mặt bàn, chú ý thu dọn sách vở để gọn gàng trên mặt bàn.
- Các em hãy quan sát và chỉ ra các bộ phận của tôm, cua?
- Các em thấy lớp vỏ của chúng có đặc điểm gì?
- Chân của chúng có đặc điểm 
gì?
- Các em quan sát và cho cô biêt cách di chuyển của tôm, cua?
- GV nhận xét.
- GV tách lớp vỏ trên lưng cua và giới thiệu: phần cô vừa tách ra được là mai của con cua.
- GV lột vỏ con tôm. Giơ cho HS quan sát
- Hỏi: Các em quan sát vào con tôm và con cua cô vừa lột vỏ và cho cô biết, tôm, cua có xương sống không?
+ Gọi HS trả lời - Hs khác nhận xét.
-GV nhận xét
3. Củng cố - dặn dò ( 3 - 4 phút)
- Gọi 1 -2 hs đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- GV nhận xét tiết học
+ Nhận xét sự chuẩn bị của HS
+ Tuyên dương những HS tích cực, nhắc nhở những em còn trầm.
- Về nhà các em tiếp tục sưu tầm tranh ảnh về tôm, cua và thu thập các thông tin về hoạt động nuôi trồng, đánh bắt và chế biến tôm, cua
- 1 HS trả lời: Cơ thể động vật gồm 3 phần: Đầu, thân và cơ quan di chuyển.
- HS nhận xét.
- Côn trùng cũng có các bộ phận như vậy.
- Côn trùng có ích: ong mật, tằm, cà cuống
- Côn trùng có hại: Ruồi, muỗi, gián, châu chấu,
- HS nhận xét bạn.
- Hs nghe.
- Hs nhắc lại tên bài.
- HS mở sách
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
+ HS quan sát tranh.
+ HS nghe GV hướng dẫn.
. Tôm, cua có hình dạng và kích thước khác nhau.
. Bên ngoài cơ thể tôm, cua có lớp vỏ bảo vệ.
. Con tôm có 4 đôi chân nhỏ và một đôi càng. Hay con có câu: côn cua 8 cẳng 2 càng. Chân chúng phân thành các đốt.
- HS thảo luận nhóm 4 theo gợi ý.
- HS về vị trí
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS trả lời: Tôm, cua có hình dạng và kích thước không giống nhau.
- HS trả lời: trong bức tranh 1 là tôm hùm, bức tranh 2 là tôm rảo, bức tranh 3 là tôm đồng hay tôm trứng.
- Kích thước của chúng không giống nhau. Tôm hùm to hơn tôm rảo, tôm rảo lại to hơn tôm đồng.
- HS quan sát tranh và trả lời: đó là côn cua bể và con cua đồng.
 Cua bể to hơn cua đồng.
- Tôm cua có đầu, mình, chân. Trên đầu có nhiệm vụ giúp cho con vật định hướng đi, phất hiện côn mồi và kẻ thù.
- HS trả lời.
- Tôm: bò bằng chân, bơi, bật lùi.
- HS nghe.
- HS nhắc lại.
- 1 HS đọc to mục 2 trong sách, các HS khác theo dõi bạn đọc.
+ Tôm, cua sống dưới nước, ở sông, biển, ao, hồ, đầm
+ Lợi ích của tôm, cua:
. Là thức ăn cho con người và các loài động vật khác.
. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
. Chế biến mắm	
+ Giới thiệu: Nuôi ở ao hồ, sông
- HS thảo luận theo nhóm 4 về các gợi ý mà Gv nêu.
- HS ghi lợi ích của tôm, cua ra giấy nháp.
- Tôm và cua sống ở ao hồ, đầm, sông, biển, cửa sông
- Tôm hùm sống ở biển, tôm rảo sống ở cửa sông nơi là nươc lợ, tôm đồng sống ở nước ngọt: ao, hồ, đầm,..
- Cua bể thì sống ở biển, cua đồng sống ở ao, hồ, đầm, đồng,
- Tôm cua cung cấp chât đạm cho cơ thể con người.
- HS nhận xét.
- HS trình bày lợi ích của tôm và cua.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS nghe.
- HS kể: Cát Bà, Cát Hải, Đồ Sơn, Hạ Long,
- HS nghe.
- HS quan sát tranh.
- HS trả lời: Đó là cảnh các cô công nhân đang làm việc. Đó là hoạt động chế biến tôm.
- HS nhận xét.
- Hs thu dọn sách để gọn trên mặt bàn.
- HS lấy tôm, cua đã chuẩn bị để lên mặt bàn.
- HS quan sát trên vật thật và trả lời: Có đầu, thân, các chân
- Chúng có lớp vỏ cứng bao bọc
- Chúng có nhiều chân và chân của chúng chia thành các đốt. Đều được bao bọc bởi lớp vỏ cứng.
- Tôm: bò bằng chân, bơi bằng chân, khi có động thì cong gập thân và bật lùi lại phía sau.
- Cua: bò ngang, có khi cũng bơi.
- HS quan sát
- 1 HS trả lời: Tôm, cua không có xương sống.
- HS nhận xét.
- 1 - 2 HS đọc
D. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docbai tom cua.doc