Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tiết 16: Vệ sinh thần kinh (Tiếp theo) - Năm học 2004-2005

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tiết 16: Vệ sinh thần kinh (Tiếp theo) - Năm học 2004-2005

I. MỤC TIÊU :

 Sau bài học, học sinh có khả năng:

 - Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.

 - Lập được thời gian biểu hàng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi, . . . một cách hợp lí.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 Các hình trong SGK trang 34, 35.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

A.KIỂM TRA BÀI CŨ

- Những việc làm nào có lợi, có hại đối với cơ quan thần kinh?

-Trong số các thứ gây hại đối với cơ quan thần kinh, những thứ nào tuyệt đối phải tránh xa kể cả trẻ em và người lớn?

- Kể tên những tác hại khác do ma tuý gây ra đối với sức khoẻ người nghiện ma tuý.

- Nhận xét bài cũ.

 

doc 2 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 2816Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tiết 16: Vệ sinh thần kinh (Tiếp theo) - Năm học 2004-2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16	 Thứ năm ngày 28 tháng 10 năm 2004
 Tự nhiên và xã hội
	 VỆ SINH THẦN KINH (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU :
 Sau bài học, học sinh có khả năng:
 - Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
 - Lập được thời gian biểu hàng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi, . . . một cách hợp lí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 Các hình trong SGK trang 34, 35.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
- Những việc làm nào có lợi, có hại đối với cơ quan thần kinh?
-Trong số các thứ gây hại đối với cơ quan thần kinh, những thứ nào tuyệt đối phải tránh xa kể cả trẻ em và người lớn?
- Kể tên những tác hại khác do ma tuý gây ra đối với sức khoẻ người nghiện ma tuý.
- Nhận xét bài cũ.
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Vệ sinh thần kinh (tiếp theo)
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
 2
Hoạt động 1: Thảo luận
* Mục tiêu: Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu hai HS quay mặt lại với nhau để thảo luận theo gợi ý sau:
 + Theo bạn, khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?
 + Có khi nào bạn ngủ ít không? Nêu cảm giác của bạn ngay sau đêm hôm đó.
 + Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt?
 + hàng ngày, bạn thức dậy và đi ngủ vào lúc mấy giờ?
 + Bạn đã làm những việc gì trong cả ngày?
- Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận của mình.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận sau hoạt động 1.
Hoạt động 2: Thực hành lập thời gian biểu cá nhân hàng ngày.
* Mục tiêu: Lập được thời gian biểu hàng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi, . . . một cách hợp lí.
* Cách tiến hành: 
- Giảng: Thời gian biểu là một bảng trong đó có các mục:
 + Thời gian: Bao gồm các buổi trong ngày và các giờ trong từng buổi.
 + Công việc và hoạt động của các nhân cần phải làm gì trong một ngày, từ việc ngủ dậy, làm vệ sinh cá nhân, ăn uống, đi học, học bài, vui chơi, làm việc giúp đỡ gia đình, 
- GV gọi vài học sinh điền thử vào bảng thời gian biểu treo trên bảng lớp.
- GV yêu cầu viết thời gian biểu của mình vào vở bài tập trang 23.
- Yêu cầu HS trao đổi thời gian biểu của mình với bạn ngồi bên cạnh và cùng góp ý cho nhau để hoàn thiện.
- Gọi một vài HS giới thiệu thời gian biểu của mình trước lớp.
+ Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu?
+ Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì?
- Yêu cầu HS rút ra kết luận sau hoạt động 2.
- HS thảo luận theo yêu cầu của GV.
- Một số cặp HS trình bày kết quả thảo luận của mình mỗi học sinh chỉ trình bày phần trả lời 1 câu hỏi.
- Khi ngủ, cơ quan thần kinh đặt biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhtấ. Trẻ em càng nhỏ càng cần ngủ nhiều. Từ 10 tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ từ đến 8 giờ trong một ngày.
- HS theo dõi.
- HS điền thử vào bảng thời gian biểu treo trên bảng lớp.
- Viết thời gian biểu của mình vào bảng:
Buổi
Giờ 
Công việc / hoạt động
Sáng 
Trưa 
Chiều 
Tối 
Đêm 
- HS trao đổi thời gian biểu của mình với bạn ngồi bên cạnh và cùng góp ý cho nhau để hoàn thiện.
- Một số HS giới thiệu thời gian biểu của mình trước lớp. Các em khác theo dõi góp ý, bổ sung nếu cần.
- Chúng ta phải lập thời gian biểu để học tập và sinh hoạt đúng giờ giấc, có khoa học.
- Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu bảo vệ được thần kinh giúp nâng cao hiệu quả công việc, học tập.
- Thực hiện theo thời gian biểu giúp chúng ta sinh hoạt và làm việc một cách khoa học, vừa bảo vệ được hệ thần kinh vừa giúp nâng cao hiệu quả công việc, học tập.
IV
CỦNG CỐ- DẶN DÒ
- Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt?
- Thời gian nào trong ngày bạn học tập có kết quả tốt nhất?
- tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu?
- Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì?
- Về nhà học bài. Chuẩn bị bài: Ôn tập và kiểm tra con người và sức khoẻ.
- GV nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • doc16.doc