Giáo án Lớp 4 - Tuần 29, Thứ 2 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Hồng Liễu

Giáo án Lớp 4 - Tuần 29, Thứ 2 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Hồng Liễu

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 1HS lên bảng làm bài tập 4 về nhà .

-Nhận xét ghi điểm từng học sinh .

2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

 b ) Thực hành :

*Bài 1 : Yêu cầu học sinh nêu đề bài .

- Tỉ số của hai số có nghĩa là gì ?

- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài vào vở

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài .

-Nhận xét bài làm học sinh .

-Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ?

* Bài 3 :Yêu cầu học sinh nêu đề bài .

- Hướng dẫn HS phân tích đề bài .

- Xác định tỉ số .

- Vẽ sơ đồ .

- Tìm tổng số phần.

- Tìm hai số .

- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .

- Gọi 1 HS lên làm bài trên bảng .

 

doc 6 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 986Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 29, Thứ 2 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Hồng Liễu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ Hai, ngày 29 tháng 3 năm 2010
TOÁN
BÀI DẠY : LUYỆN TẬP CHUNG
A/ Mục tiêu : 
-Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại .
-Giải được bài tốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đĩ
B/ Chuẩn bị : 
- Bộ đồ dạy - học toán lớp 4 
 C/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1HS lên bảng làm bài tập 4 về nhà .
-Nhận xét ghi điểm từng học sinh .
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
 b ) Thực hành :
*Bài 1 : Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Tỉ số của hai số có nghĩa là gì ?
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài vào vở 
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài .
-Nhận xét bài làm học sinh .
-Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ?
* Bài 3 :Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài .
- Xác định tỉ số .
- Vẽ sơ đồ .
- Tìm tổng số phần.
- Tìm hai số .
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Gọi 1 HS lên làm bài trên bảng .
- Qua bài này giúp em củng cố điều gì ?
-Nhận xét ghi điểm học sinh .
Bài 4 :Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài .
- Vẽ sơ đồ .
- Tìm tổng số phần bằng nhau .
- Tìm chiều rộng , chiều dài .
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Gọi 1 HS lên làm bài trên bảng .
-Nhận xét ghi điểm học sinh .
d) Củng cố - Dặn dò:
+ Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số ta làm như thế nào ? 
-Nhận xét đánh giá tiết học .
1 HS lên bảng làm bài :
 Lắng nghe .
1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
 a) Tỉ số của a và b là : 
b) Tỉ số của a và b là : 
+ Viết tỉ số của hai số .
 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- HS ở lớp làm bài vào vở .
1 HS lên bảng làm bài 
 Giải :
- Vì khi gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng số thứ hai 
- Ta có sơ đồ : 
 ?
Số thứ nhất : 
 1080
Số thứ hai :
 ?
 Tổng số phần bằg nhau là : 
 1 + 7 = 8 ( phần )
 Số thứ nhất là : 1080 : 8 = 135
 Số thứ hai là : 1080 - 135 = 945
 Đáp số : Số thứ nhất : 135 
 Số thứ hai : 945 
- Củng cố tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số .
1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- HS ở lớp làm bài vào vở .
- 1 HS lên bảng làm bài :
 Giải :
- Ta có sơ đồ : ?
+CR : 
 125 m 
+ CD :
 ?
 Tổng số phần bằng nhau là : 
 2 + 3 = 5 ( phần )
 Chiều rộng hình chữ nhật là : 
 125 : 5 = 50 ( m)
 Chiều dài hình chữ nhật là : 
 125 - 50 = 75 ( m ) 
 Đáp số : Chiều rộng : 50m
 Chiều dài : 75m 
2 HS đọc thành tiếng .
-HS cả lớp . 
TẬP ĐỌC
BÀI DẠY : ĐƯỜNG ĐI SA PA
I. Mục tiêu : 
Đọc rành mạch, trơi chảy; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
-Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. (trả lời được các câu hỏi; thuộc hai đoạn cuối bài) 
II. Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ chụp về cảnh vật và phong cảnh ở Sa Pa . 
-Bản đồ hành chính Việt Nam để chỉ vị trí Sa Pa .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
Nhận xét bài đọc hiểu của bài KT ĐK 
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
-Gọi HS đọc từng đoạn của bài 
GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS 
- GV treo bảng câu dài cho HS đọc .
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp 
 - Gọi một , hai HS đọc lại cả bài .
-GV đọc mẫu
* Tìm hiểu bài:
-YCHS đọc bài văn, trả lời câu hỏi.
+ Mỗi đoạn trong bài đều là một bức tranh miêu tả về cảnh và người. Hãy miêu tả những điều mà em hình dung được về mỗi bức tranh ấy ?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
+ Hãy nêu chi tiết cho thấy sự quan sát tinh tế của tác giả ? .
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
+ Thời tiết ở Sa Pa có gì đặc biệt ?
-Yêu cầu 1HS đọc đoạn 3, lớp trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Vì sao tác giả lại gọi Sa Pa là món quà tặng kì diệu của thiên nhiên ?
-Yêu cầu HS đọc thầm câu truyện trao đổi và trả lời câu hỏi.
-Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp ở Sa Pa như thế nào ?
- Gọi HS nhắc lại .
 * Đọc diễn cảm:
-Yêu cầu 3 HS đọc từng đoạn của bài. 
- HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
-Treo bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.
 -Yêu cầu HS luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm 
-Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS .
-Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố – dặn dò:
-Hỏi: Bài văn giúp em hiểu điều gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học thuộc lòng 2 đoạn cuối của bài " Đường đi Sa Pa ".
HS lắng nghe
-Lớp lắng nghe . 
3 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
+Đoạn 1: Từ đầu ....liễu rủ. 
+ Đoạn 2: Tiếp theo .... núi tím nhạt .
+ Đoạn 3 : Tiếp theo ..... hết bài .
 HS đọc thành tiếng .
 2 HS luyện đọc .
 2 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm bài .
- Lắng nghe .
 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm . 
 - Du khách đi lên Sa Pa đều có cảm giác như đang đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, huyền ảo, đi giữa những thác nuớc trắng xoá tựa mây trời, đi giữa những rừng cây âm âm, giữa những cảnh vật rực rỡ sắc trời: Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa; những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào: con đen , con trắng, con đỏ son chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
+ Bức tranh đoạn 2 : 
- Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu nắng vàng hoe, những em bé Hmông, Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ; quần áo sặc sỡ đang chơi đùa ; người ngựa dập dìu đi chợ trong sương núi tím nhạt .
+ Bức tranh thể hiện trong đoạn 3 là :
Ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ: thoắt cái , lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu . Thoắt cái , trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông lay ơn màu nhung đen quí hiếm.
1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm . 
- Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh, huyền ảo tạo cho du khách có cảm giác như đang đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời - Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa - Những con ngựa nhiều sắc màu khác nhau, với đôi chân dịu dàng và chùm đuôi lướt thướt liễu rủ .
- Nắng phố huyện vàng hoe .
- Sương núi tím nhạt .
-1 HS đọc thành tiếng, trả lời câu hỏi :
- Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông lay ơn màu nhung đen quí hiếm 
1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm bài .
+ Tiếp nối trả lời câu hỏi :
- Vì phong cảnh ở Sa Pa rất đẹp . Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng và hiếm có .
 - HS đọc thầm bài trả lời câu hỏi :
Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa , thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước .
HS đọc
-Rèn đọc từ, cụm từ ,câu khó 
-HS luyện đọc theo cặp.
3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
3 HS thi đọc cả bài .
- HS cả lớp .
LỊCH SỬ
BÀI DẠY : QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH - NĂM 1789
I.Mục tiêu : 
Dựa vào lược đồ, tường thuật sơ lược về việc quang Trung đại phá quân Thanh, chú ý các trận tiêu biểu: Ngọc Hồi, Đống Đa.
+Quân Thanh xâm lược nước ta, chúng chiếm Thang Long; Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, hiệâu là Quang Trung, kéo quân ra bắc đánh quân Thanh.
+Ở Ngọc Hồi, Đống Đa quân ta thắng lớn; quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn, bỏ chạy về nước.
+Nêu công lao của Nguyễn Huệ - Quang Trung: đánh bại quân xâm lược Thanh bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
II.Chuẩn bị :
 -Phóng to lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789) .
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
 Cho HS hát .
2.Kiểm tra bài cũ:
 -Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì ?
 -Trình bày kết quả của việc nghỉa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long .
 -GV nhận xét ,ghi điểm. 
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài:
 b.Phát triển bài :
 GV trình bày nguyên nhân việc Nguyễn Huệ (Quang Trung) tiến ra Bắc đánh quân Thanh .
 *Hoạt động nhóm :
 -GV phát PHT có ghi các mốc thời gian :
 +Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân (1788)
 +Đêm mồng 3 tết năm Kỉ Dậu ( 1789) 
 +Mờ sáng ngày mồng 5 
 -GV cho HS dựa vào SGK để điền các sự kiện chính vào chỗ chấm cho phù hợp với các mốc thời gian trong PHT.
 -Cho HS dựa vào SGK ( Kênh chữ và kênh hình) để thuật lại diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh .
 -GV nhận xét .
 *Hoạt động cả lớp :
 -GV hướng dẫn để HS thấy được quyết tâm đánh giặc và tài nghệ quân sự của Quang Trung trong cuộc đại phá quân Thanh (hành quân bộ từ Nam ra Bắc, tiến quân trong dịp tết; các trận đánh ở Ngọc Hồi , Đống Đa ).
 +Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long đánh giặc ?
 +Thời điểm nhà vua chọn để đánh giặc là thời điểm nào ?Thời điểm đó có lợi gì cho quân ta, có hại gì cho quân địch ?
 +Trước khi cho quân tiến vào Thăng Long nhà vua đã làm gì để động viên tinh thần binh sĩ ?
+Tại trận Ngọc Hồi nhà vua đã cho quân tiến vào đồn giặc bằng cách nào? Làm như vậy có lợi gì cho quân ta?
GV: Ngày nay, cứ đến mồng 5 tết, ở Gò Đống Đa (HN) nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh .
 -GV cho HS kể vài mẩu truyện về sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh .
 -GV nhận xét và kết luận .
4.Củng cố :
 -GV cho vài HS đọc khung bài học .
 -Dựa vào lược đồ hãy tường thuật lại trận Ngọc Hồi, Đống Đa .
 -Em biết thêm gì về công lao của Nguyễn Huệ-Quang Trung trong việc đại phá quân Thanh ?
5.Tổng kết - Dặn dò:
 *Đỉnh cao của sự nghiệp anh hùng của vua Quang Trung chính là ở những chiến thắng vang dội như Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa Cũng từ đây sau khi đánh thắng nhà Thanh, Quang Trung đã thực hiện nhiều chính sách xã hội tiến bộ để phục hưng đất nước .
 -Về nhà xem lại bài , chuẩn bị bài tiết sau: “Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung”.
 -Nhận xét tiết học .
-Cả lớp .
-HS trả lời
-Cả lớp nhận xét .
-HS lắng nghe.
-HS nhận PHT.
-HS dựa vào SGK để thảo luận và điền vào chỗ chấm .
Một số HS đọc .
-HS thuật lại diễn biến trận Quang Trung ..
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS trả lời 
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-HS thi nhau kể.
3 HS đọc .
-HS trả lời câu hỏi .
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHU 2 -TUAN 29.doc