Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tiết 68: Bề mặt lục địa (Tiếp theo) - Năm học 2004-2005

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tiết 68: Bề mặt lục địa (Tiếp theo) - Năm học 2004-2005

I.MỤC TIÊU:

Giúp học sinh:

-Nhận biết được những đặc điểm của đồi, núi, cao nguyên và đồng bằng.

-Phân biệt được sự khác nhau giữa đồi núi, cao nguyên và đồng bằng.

-Thực hành kĩ năng vẽ mô hình thể hiện đồi, núi, cao nguyên và đồng bằng.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Các hình minh hoạ trong SGK.

-Phiếu thảo luận nhóm.

-Giấy A 4

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP .

 1.Kiểm tra bài cũ:

 -Sông, suối, hồ giống và khác nhau ở điểm nào?

 -Nước sông, suối thường chảy đi đâu?

2.Bài mới

 Giới thiệu bài:Bài hôm trước đã cho chúng ta thấy rằng: bề mặt lục địa không hề bằng phẳng, có những chỗ cao, thấp khác nhau. Chính sự không bằng phẳng ấy đã tạo nên những địa hình khác nhau trên Trái Đất mà bài học hôm nay, cô và các em sẽ tìm hiểu.

 

doc 2 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tiết 68: Bề mặt lục địa (Tiếp theo) - Năm học 2004-2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 68 Tự nhiên và xã hội	 Thứ năm ngày 5 tháng 5 năm 2005
 BỀ MẶT LỤC ĐỊA(TIẾP THEO)
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
-Nhận biết được những đặc điểm của đồi, núi, cao nguyên và đồng bằng.
-Phân biệt được sự khác nhau giữa đồi núi, cao nguyên và đồng bằng.
-Thực hành kĩ năng vẽ mô hình thể hiện đồi, núi, cao nguyên và đồng bằng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-Các hình minh hoạ trong SGK.
-Phiếu thảo luận nhóm.
-Giấy A 4
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP .
 1.Kiểm tra bài cũ:
 -Sông, suối, hồ giống và khác nhau ở điểm nào?
 -Nước sông, suối thường chảy đi đâu?
2.Bài mới
 Giới thiệu bài:Bài hôm trước đã cho chúng ta thấy rằng: bề mặt lục địa không hề bằng phẳng, có những chỗ cao, thấp khác nhau. Chính sự không bằng phẳng ấy đã tạo nên những địa hình khác nhau trên Trái Đất mà bài học hôm nay, cô và các em sẽ tìm hiểu.
HĐ 
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
 3
Tìm hiểu về đồi và núi
-Thảo luận nhóm
+Yêu cầu các nhóm quan sát hình 1 và 2 trang 130, SGK, sau đó thảo luận, ghi kết quả vào phiếu.
-Nhận xét, tổng hợp các ý kiến.
-Kết luận : Đồi và núi hoàn toàn khác nhau. Núi thường cao, có đỉnh nhọn và sườn dốc. Còn đồi thì thấp hơn, đỉnh thường tròn và hai bên sườn thoai thoải.
Tìm hiểu về cao nguyên và đồng bằng
-Yêu cầu các nhóm quan sát tranh và ảnh 3, 4, 5, thảo luận nhóm, đưa ra ý kiến và trình bày trước lớp.
-GV gợi ý:
+So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên.
+Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào?
-Kết luận: Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng nhưng khác nhau về nhiều điểm như : độ cao, màu đất
Vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên
-Giáo viên yêu cầu HS quan sát hình 4 trang 131 SGK, vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên.
-GV trưng bày một số hình vẽ của học sinh trước lớp.
-Nhận xét, đánh giá bài vẽ của học sinh.
-Tiến hành thảo luận nhóm
-Đại diện các nhóm thảo luận nhanh nhất sẽ trình bày ý kiến:
 Nội dung
So sánh
 Đồi
 Núi
Độ cao
 Thấp
 Cao hơn
Đỉnh
 Tròn
 Nhọn
Sườn
Thoai thoải
 Dốc
-HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe, ghi nhớ
-Tiến hành thảo luận
-Đại diện các nhóm thảo luận nhanh nhất sẽ trình bày trước lớp.
Cao nguyên
Đồng bằng
Giống nhau
Cùng tương đối bằng phẳng
Khác nhau
Cao Đất thường màu đỏ
Thấp hơn
Đất màu nâu
-HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
-Mỗi học sinh vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên vào khổ giấy A 4 
-Hai HS ngồi cạnh nhau, đổi giấy và nhận xét hình vẽ của bạn,
IV
V
CỦNG CỐ : 
-So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên?
-Bề mặt đồng bằng và cao nguyêngiống nhau ở điểm nào?
DẶN DÒ: 
-Về nhà ôn tập các kiến thức đã học về tự nhiên để chuẩn bị cho tiết ôn tập sau.
-Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • doc68.doc