Giáo án Tuần 05 - Lớp 5

Giáo án Tuần 05 - Lớp 5

 Tập đọc

Tiết 33 Một chuyên gia máy xúc

I. Mục tiêu:

 1-Kiến thức: Hiểu diễn biến của câu chuyện và ý nghĩa bài tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam qua đó thể hiện vẻ đẹp tình hữu nghị giữa các dân tộc.

 2- Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn tình hữu nghị của người kể chuyện. Đọc các lời đối thoại để thể hiện đúng giọng của từng nhân vật.

 3- Thái độ: Giáo dục tình đoàn kết hữu nghị quốc tế

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh ảnh các công trình; cầu Thăng Long nhà máy thuỷ điện, cầu Mỹ Thuận (nếu có).

 

doc 68 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 05 - Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010.
Tập đọc
Tiết 33
Một chuyên gia máy xúc
I. Mục tiêu:
 1-Kiến thức: Hiểu diễn biến của câu chuyện và ý nghĩa bài tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam qua đó thể hiện vẻ đẹp tình hữu nghị giữa các dân tộc.
 2- Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn tình hữu nghị của người kể chuyện. Đọc các lời đối thoại để thể hiện đúng giọng của từng nhân vật.
 3- Thái độ: Giáo dục tình đoàn kết hữu nghị quốc tế
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh các công trình; cầu Thăng Long nhà máy thuỷ điện, cầu Mỹ Thuận (nếu có).
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức: - Hát
2. Kiểm tra bài cũ: - HTL bài ca về trái đất và trả lời câu hỏi.
 - GV cùng HS nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc 
- Gọi HS khác đọc bài 
- 1 em đọc 
- Chia đoạn: 4 đoạn 
- Mỗi một lần xuống dòng là một đoạn 
+ Đoạn 1: Từ đầu -> êm dịu 
+ Đoạn 2: Tiếp -> Thân mật 
+ Đoạn 3: Còn lại 
- Cho HS đọc nối tiếp 
- 4 em 
- Lần 1: Kết hợp sức phát âm 
- Trời đẹp, loãng dải, chất phác,A lếch xây
- Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ 
- Đọc chú giải 
- Mở rộng từ 
+ Gầu : Bộ phận chứa vật xúc được của chiếc cần cẩu 
+ Giản dị: Đơn giản, dễ mến 
- Cho HS đọc theo cặp 
- Cặp đôi (2em)
- Gọi HS đọc toàn bài 
- 1,2 em đọc 
- GV đọc mẫu toàn bài
- Chú ý cách đọc 
Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm, thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể 
- Đoạn đối thoại đọc với giọng thân mật hồ hởi
b. Tìm hiểu bài 
- Cho 1 HS đọc toàn bài 
- Lớp đọc thầm 
- Anh Thuỷ gặp anh A -lếch- xây ở đâu?
- ở công trường xây dựng 
- Dáng vẻ của A - Lếch Xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý ?
- Anh A-Lếch Xây có vóc người cao to mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng thân hình chắc và khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt chất phác
- Chi tiết nào trong bài làm em nhớ nhất 
(Tiếp nối nhau phát biểu )
+ Chi tiết anh A-Lếch Xây khi xuất hiện ở công trường chân thực. Anh A - Lếch Xây được miêu tả đầy thiện cảm 
+ Chi tiết cuộc gặp gỡ giữa anh Thuỷ và A - Lếch Xây. Họ rất hiểu nhau về công việc 
- ý nghĩa của bài tập đọc nói lên điều gì ?
ý nghĩa: Kể một tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Vịêt Nam qua đó thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
c. Luyện đọc diễn cảm
- Đọc nối tiếp 
- 4 HS đọc 4 đoạn 
- Bài này chúng ta đọc như thế nào ?
- Đọc đúng, ngắt nghỉ hơi đúng, chú ý đọc lời của A - Lếch Xây với giọng niềm nở hồ hởi
- Cả lớp đọc đoạn 4 
- GV đọc mẫu 
- HS dùng bút chì gạch chéo vào chỗ chú ý ngắt giọng gạch chân các từ nhấn giọng 
- Thống nhất với HS cách đọc 
- Luyện đọc diễn cảm 
- Nhóm 2 (cặp đôi)
- Thi đọc diễn cảm 
- Mỗi tổ 1 em đọc 
- Bình chọn bạn đọc hay nhất 
- Tuỳ HS chọn 
IV. Củng cố dặn dò:
- Câu chuyện khuyên các em điều gì?
- Nhận xét tiết học
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: 
 ***************************************
Mĩ thuật
Đ/c Khiểm soạn giảng
 **************************************
Toán
Tiết 21
Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài
 I. Mục tiêu:
1- Giúp HS củng cố bảng tính đơn vị đo độ dài 
2- Rèn kỹ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán liên quan
3- Rèn khả năng tư duy logic, liên hệ thực tế
 II. Đồ dùng dạy học:
- GV kẻ bảng phụ bài tập 1
 III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu cách giải bài toán có liên quan đến tỉ lệ đã học
- GV nhận xét chung
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Ôn tập
Bài tập 1 (22)
- HS đọc yêu cầu bài 
- GV treo bảng phụ 
- Yêu cầu 2 HS lên điền đầy đủ vào bảng lớp, nhận xét 
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng 
Lớn hơn mét
Mét
Nhỏ hơn mét
km
hm
dam
dm
cm
mm
1 km
1 hm
1 dam
1m
1dm
1 cm
1 mm
= 10 hm
= 10 dam
= 10 m
= 100 dm
= 10 cm
= 10 mm
= hm
= dam
= m
= dm
=cm
- Nhận xét về quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền nhau 
- Hai đơn vị đo độ dài liền nhau hơn kém nhau 10đơn lần 
- Mỗi một đơn vị ứng với mấy chữ số 
- Mỗi đơn vị ứng với một chữ số 
- Nêu vị dụ 
- Ví dụ:
1Km = 10hm
10 hm = 1km
- GV nhận xét chốt lại 
- Hai đơn vị liền kề có đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé. Đơn vị bé bằng đơn vị lớn 
Bài tập 2:
- HS làm bài vào nháp 
- Lớp làm bài - 3 HS lên chữa
- GV cùng HS nhận xét chốt lại kết quả đúng 
a. 135m = 1350 dm 
 342 dm = 3420 cm 
- Muốn chuyển đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn ta làm như thế nào ?
b. 8300 m = 830 dam
4000 m = 40 hm
- Muốn chuyển đổi các đơn vị bé ra đơn vị lớn ta làm như thế nào ?
25000m = 25 km
c. cm = m
1m = km
1mm = cm 
Bài tập 3:
- Yêu cầu học sinh làm bài vào nháp, chữa bài, nhận xét 
- HS làm bài vào vở 
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài 
- 1 HS lên bảng chữa 
a. Đường sắt từ Đà Nẵng đến thành phố Hồ Chí Minh dài là:
791 + 144 = 935 (km)
b. Đường sắt từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh dài là:
791 + 935 = 1726 (km)
Bài tập 4: Hướng dẫn cho hs giỏi
Đáp số: 726 km 
IV. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách chuyển đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn và từ đơn vị lớn ra đơn vị bé ?
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà làm bài tập 
 ***********************************
Kể chuyện
Tiết 5: Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
I. Mục tiêu:
1- Hiểu ý của câu chuyện: Biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn bè về ý nghĩa câu chuyện
2- Rèn kỹ năng nói
- Biết kể tự nhiên, bằng lời của một câu chuyện đã nghe đã đọc nói ca ngợi hoà bình chống chiến tranh
- Rèn kĩ năng nghe viết: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn 
3- Thái độ: Biết học tập những điều hay lẽ phải trong từng nhân vật, từng câu chuyện
II. Đồ dùng dạy học:
- Sưu tầm sách, truyện, báo về chủ điểm hoà bình 
III. Hoạt động dạy học
 1. Ổn định tổ chức
 2 . Kiểm tra bài cũ
- Kể nối tiếp chuyện Tiếng đàn vĩ cầm ở Mĩ Lai
- 2HS kể nêu ý nghĩa câu chuyện 
- GV cùng HS nhận xét chung 
3. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS kể chuyện 
a. Tìm hiểu yêu cầu của đề bài 
- GV hỏi HS để gạch chân những từ ngữ cần chú ý.
- HS đọc bài và nêu 
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện đã nghe qua hay đã đọc ngợi ca hoà bình chống chiến tranh.
- Đọc nối tiếp các gợi ý (SGK 48)
- 4HS đọc 
- Khuyến khích HS tìm chuyện ngoài SGK.
- Nói tên câu chuyện định kể .
- HS nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện của mình .
b. Học sinh thực hành kể chuyện 
- Tổ chức HS kể theo cặp và trao từng bàn kể cho nhau nghe .
- Truyện dài chỉ kể 1,2 đoạn 
- Thi kể 
- Nhiều HS lần lượt kể và lớp trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- GV ghi tên những câu chuyện HS kể lên bảng và đưa tiêu chí đánh giá 
- Lớp nhận xét theo tiêu chí 
- Lớp bình chọn câu chuyện được kể hay nhất 
IV. Củng cố dặn dò 
- Qua các câu chuyện các bạn kể, em học tập được điều gì?
- Nhận xét tiết học
- 2 hs trả lời
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau
 ***************************************
Đạo đức
Tiết 5:
Có chí thì nên(Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
1- Học xong bài này học sinh biết 
 Trong cuộc sống cònngười thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì có thể vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống
2- Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình để đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân 
3- Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt khó khăn để trở thành người có ích trong xã hội.
II. Tài liệu phương tiện
- Sưu tầm truyện về tấm gương vượt khó ở địa phương 
- Thẻ màu 
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài 
3.2: Tìm hiểu về tấm gương vượt khó của Trần Bảo Đồng
- Đọc thông tin về Trần Bảo Đồng
- HS đọc thông tin SGK (19)
- Tổ chức HS thảo luận,trả lời câu hỏi 1,2,3 (SGK 19) 
- Trần Bảo Đồng đã có những khó khăngì trong cuộc sống và trong học tập ?
- . Nhà nghèo, đông anh em, cha mẹ hay đau ốm. Ngoài giờ học Đồng còn giúp mẹ bán bánh mì 
- Trần Bảo Đồng đã vượt qua những khó khăn gì để vươn lên như thế nào ? 
- Đồng sử dụng thời gian hợp lý, và có phương pháp học tập tốt. 12 năm liền là HS giỏi năm 2005 đồng đã đỗ thủ khoa khi thi vào trường ĐH KTTN 
- Em học tập được những gì từ những tấm gương đó 
- Biết sắp xếp thời gian hợp lý vừa có thể học vừa giúp đỡ gia đình 
* Kết luận: Dù gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn nhưng nên quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lý thì vẫn có thể vừa học tốt vừa giúp đỡ được gia đình 
3.3. Xử lý tình huống 
* Cách tiến hành 
Thảo luận nhóm 4
Tổ chức học sinh thảo luận theo tình huống giáo viên giao 
- GV giao tình huống 
- Nhóm trưởng điều khiển 
- Tình huống1: Đang học lớp 5 một tai nạn bất ngờ đã cướp đi của Hảo đôi chân khiến em không đi lại được. Trong hoàn cảnh đó Hảo có thể sẽ như thế nào ?
- Tình huống 2: Nhà Thiện rất nghèo. Vừa qua nhà cửa lũ lụt cuốn trôi hết đồ đạc. Theo em trong hoàn cảnh đó Thiện có thể làm gì để có thể tiếp tục đi học 
- Trình bày 
- Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến 
- Nhóm trưởng trao đổi, bổ xung 
- GV nhận xét kết quả chung 
* Kết luận: Trong những tình huống như trên người ta có thể tuyệt vọng, chán nảnbỏ họcbiết vượt qua khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí.
3.4 Làm bài tập 1,2 (SGK 1) 
* Cách tiến hành:
- Tổ chức HS trao đổi theo cặp 
- Cặp trao đổi từng tình huống của hai bài tập
- Trình bày ý kiến bằng giơ thẻ đỏ biểu hiện ý chí. 
- HS thể hiện ý chí của mình 
- Bài 1: a, b, d
+ Thẻ xanh không có ý chí 
- Bài 2: b, d
- GV cùng HS trao đổi thống nhất và khen những HS đánh giá kết quả đúng.
* Kết luân: Những biểu hiện đó được thể hiện trong cả việc nhỏ và việc lớn trong cả học tập và đời sống
4. Hoạt động nối tiếp
Sưu tầm một vài mẩu chuyện về những tấm gương có chí thì nên 
****************************************************************
Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2010
Tiết 9 Thể dục
Đội hình đội ngũ
Trò chơi nhảy ô tiếp sức
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: - Ôn củng cố và nâng cao kỹ thuật động tác đội hình đội ngũ tập hợp: 
hàng ngang điểm số đi đều vòng phải, vòng trái đổi chân khi sai nhịp 
- Biết chơi trò chơi: Nhảy ô tiếp sức
2. Kĩ năng: - Yêu cầu thuần thục động tác theo nhịp hô; Cần chơi tập trung, đúng luật nhanh nhẹn, khéo léo, hào hứng khi chơi
3. Thái độ: - Có lòng yêu thích môn học, ... GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài văn tả cảnh mà giáo viên yêu cầu 1 số học sinh viết lại.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1: Đọc bài văn (SGK) và trả lời câu hỏi.
- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT1
- Yêu cầu 1 học sinh đọc bài văn (SGK), lớp đọc thầm.
- Yêu cầu học sinh đọc chú giải.
- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
+) Chất độc màu da cam đã gây ra những hậu quả gì đối với con người? 
+) Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam? 
Bài tập 2: Giả sử địa phương em tổ chức đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam, em hãy viết đơn xin ra nhập đội tình nguyện.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu BT2
- Gọi học sinh đọc phần: chú ý (SGK) 
- Yêu cầu học sinh viết đơn sau đó đọc lá đơn mình viết được trước lớp.
- Cùng học sinh nhận xét, chọn ra lá đơn viết tốt.
4. Củng cố: 
- Tại sao khi có yêu cầu nguyện vọng với cơ quan, tổ chức chúng ta phải viết đơn?
- Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh làm hoàn chỉnh BT2
- H¸t.
- 1 học sinh lên bảng.
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
- 1 HS đọc bài văn, lớp đọc thầm.
- Đọc: chú giải (SGK).
- Suy nghĩ, trả lời.
- Chất độc màu da cam đã huỷ diệt hơn hai triệu ha rừng, làm xói mòn và khô cằn đất, diệt chủng nhiều loại muông thú, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho nhiều thế hệ con người
- Chúng ta cần thăm hỏi, động viên, giúp đỡ những gia đình có người bị nhiễm chất độc màu da cam 
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi.
- 1 học sinh đọc.
- Làm bài vào vở.
- Vài học sinh đọc trước lớp.
- Theo dõi, nhận xét. 
- Trả lời
- Lắng nghe.
- Về làm bài.
*****************************************************************
Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2010.
Tập làm văn
Tiết 12: Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu: 
1. Thông qua những đoạn văn hay, học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước 
2. Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả cảnh sông nước cụ thể
3. Có ý thức luyện tập làm văn tả cảnh
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Ảnh minh hoạ sông nước
2. Học sinh: 
III. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh đọc lá đơn viết được ở BT2 (Tr.60)
3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 1: Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi.
- Nêu yêu cầu BT1.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn văn a, trao đổi theo nhóm 2 để trả lời các câu hỏi.
+) Đoạn văn cho ta biết điều gì? 
+) Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào thời điểm nào? 
- Khi quan sát biển, tác giả đã có những liên tưởng thú vị như thế nào? 
- Giảng cho học sinh thấy rõ về nghệ thuật khi miêu tả của tác giả.
- Hướng dẫn học sinh tương tự với đoạn văn ở ý b.
Bài tập 2: Dựa vào kết quả quan sát của mình, lập dàn ý miêu tả cảnh sông nước.
- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT2.
- Cho học sinh quan sát cảnh sông nước.
- Yêu cầu học sinh tự viết dàn ý sau đó trình bày dàn ý trước lớp.
- Nhận xét về dàn ý của học sinh, cho điểm học sinh viết tốt.
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Dặn học sinh hoàn chỉnh BT2 và chuẩn bị bài sau.
- H¸t.
- 1 học sinh. 
- Lắng nghe.
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm. 
- Thảo luận nhóm 2, trả lời câu hỏi.
- Đoạn văn tả sự thay đổi sắc màu của biển theo sự thay đổi sắc màu của mây trời.
- Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những lúc khác nhau khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt, khi bầu trời âm u, khi bầu trời ầm ầm dông gió.
- Tác giả liên tưởng biển như con người; cũng biết buồn vui, tẻ nhật, lạnh lùng, sôi nổi, hả hê, đăm chiêu, gắt gỏng.
- Lắng nghe, hiểu.
- Tự làm bài.
- 1 học sinh nêu.
- Quan sát.
- Lập dàn ý, trình bày trước lớp.
- Theo dõi.
- Lắng nghe.
- Về làm bài, chuẩn bị bài sau.
 ************************************
Toán
 Tiết 30: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
	1.Kiến thức: Củng cố về so sánh phân số, tính giá trị biểu thức với phân số.
	2. Kĩ năng: So sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.
- Giải bài toán liên quan đến tìm phân số của một số, tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
	3. Thái độ: Có ý thức học tập, say mê giải các bài toán nhanh, đúng.
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Vẽ sẵn sơ đồ bài tập 4 lên bảng.
	2. Học sinh: Bảng con.
III. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- 1 Học sinh làm BT2 (tr.31)
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Viết các plhân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT1.
- Hướng dẫn học sinh trước hết cần so sánh các phân số sau đó mới sắp xếp theo thứ tự.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó chữa bài ở bảng.
Bài 2: Tính (Ý b, c dành cho HS giỏi)
- Nêu yêu cầu BT2
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, 1 số học sinh chữa bài ở bảng lớp.
- Nhận xét, chốt kết quả
Bài 3: (Dành cho HS giỏi)
- Gọi học sinh nêu bài toán, nêu yêu cầu
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, 1 học sinh giải bài ở bảng.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
Bài 4:
- Yêu cầu học sinh nêu bài toán, nêu yêu cầu.
- Cho học sinh nhận diện dạng toán.
- yêu cầu học sinh nêu các bước giải.
- Yêu cầu học sinh giải bài, 1 học sinh giải ở bảng lớp.
- Nhận xét, chốt lời giải:
4. Củng cố:
- Nêu cách so sánh các phân số? 
- Củng cố bài, nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Dặn học sinh ôn lại kiến thức liên quan đến bài.
- H¸t.
- 1 học sinh lên bảng.
- 1 học sinh nêu. 
- Lắng nghe.
- Làm bài, 2 học sinh chữa bài.
* Kết quả:
a) b) 
- Lắng nghe
- Làm bài, 4 học sinh chữa bài ở bảng lớp
- 1 học sinh nêu
- Làm bài ra nháp, 1 học sinh làm trên bảng lớp.
Bài giải
5ha = 50000 m2
Diện tích hồ nước là:
50000 = 15000 (m2)
 Đáp số: 15000 m2
- 1 học sinh nêu.
- 1 học sinh nêu bước giải.
- Làm ra nháp, 1 học sinh chữa bài.
Bài giải
Ta có sơ đồ sau:
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
4 – 1 = 3 (phần)
Tuổi con là: 30 : 3 = 10 (tuổi)
Tuổi bố là: 10 × 4 = 40 (tuổi)
 Đáp số: Bố: 40 tuổi.
 Con: 10 tuổi.
- Trả lời
- Lắng nghe.
- Về học bài.
 **************************************
Khoa học
Tiết 12: Phòng bệnh sốt rét
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức:
- Nhận biết một số dấu hiệu của bệnh sốt rét.
- Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét.
	2. Kĩ năng: Làm cho nhà ở và giường ngủ không có muỗi.
- Tự bảo vệ mình và mọi người trong gia đình trước bệnh sốt rét.
	3. Thái độ Có ý thức ngăn chặn cho muỗi không sinh sản đốt người.
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Tranh ảnh sưu tầm về cách phòng tránh bệnh sốt rét
	2. Học sinh: 
III. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những điểm cần chú ý khi dùng thuốc và khi mua thuốc.
- Nêu tác hại của việc dùng thuốc không đúng cách.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK 
- Yêu cầu học sinh quan sát và đọc lời thoại hình 1,2 (SGK)
- Trao đổi theo nhóm 2, trả lời các câu hỏi ở SGK
- Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét? 
- Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là gì? 
- Bệnh số rét nguy hiểm như thế nào? 
- Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào? 
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
-Yêu cầu học sinh quan sát tranh ở SGK, nêu cách phòng bệnh sốt rét.
- Nhận xét, chốt lại:
+ Phun thuốc trừ muỗi.
+ Vệ sinh môi trường, nhà ở, diệt bọ gậy.
+ Nằm màn, tẩm màn bằng chất phòng muỗi.
- Kết luận về HĐ2.
- Cho học sinh xem tranh ảnh sưu tầm về cách phòng tránh bệnh sốt rét.
- Gọi học sinh đọc: Ghi nhớ (SGK).
4. Củng cố:
- Nêu những việc em nên làm để tự bảo vệ mình và những người trong gia đình? 
- GV củng cố bài, nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: 
- Dặn học sinh thực hành phòng bệnh sốt rét.
- H¸t.
- 2 học sinh lên bảng.
- Quan sát, đọc SGK 
- Thảo luận nhóm 2, trả lời các câu hỏi:
- Cách 1 ngày lại xuất hiện 1 cơn sốt. Mỗi cơn sốt có 3 giai đoạn: bắt đầu là rét run, sau rét là sốt cao, cuối cùng vã mồ hôi và hạ sốt.
- Bệnh sốt rét do một loại kí sinh trùng gây ra.
- Gây thiếu máu, bệnh nặng có thể gây chết người.
- Do muỗi A-nô-phen mang kí sinh trùng lây truyền từ người bệnh sang người lành.
- Quan sát tranh, vài học sinh nêu.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- 2 học sinh đọc 
.
- Trả lời
- Lắng nghe.
- Về học bài, phòng chống.
 ****************************************
Kỹ thuật
Tiết 6: Chuẩn bị nấu ăn 
I. Mục tiêu: 
	1. KiÕn thøc:- Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn
	- Biết cách thực hiện được một số công việc chuẩn bị nấu ăn. 
	2. KÜ n¨ng: -Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.
	3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Tranh ảnh một số loại thực phẩm thông thường; 1 số loại rau củ, dao
	2. Học sinh: Dao gọt, dao thái.
III. Hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Nội dung
* Hoạt động 1: Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn
- Yêu cầu học sinh đọc SGK sau đó nêu tên các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thực hiện 1 số công việc chuẩn bị nấu ăn.
a) chọn thực phẩm:
- Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi mục 1 (SGK), GV minh hoạ bằng vật thật đã chuẩn bị.
b) Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm.
- Yêu cầu học sinh đọc mục 2 (SGK) để tìm hiểu về cách sơ chế thực phẩm.
- Tóm tắt cách sơ chế.
- Cho học sinh sơ chế 1 số củ, quả đã chuẩn bị.
4. Củng cố: 
- Em hãy nêu những công việc để chuẩn bị nấu ăn?
- GV củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh về giúp gia đình chuẩn bị.
- Đọc SGK, nêu tên công việc
- Trả lời câu hỏi mục 1.
- Đọc mục 2
- Lắng nghe.
- Thực hành.
- Trả lời
- Lắng nghe.
- Về chuẩn bị.
 *******************************************
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 6
1. Nhận xét chung
- Duy trì tỉ lệ chuyên cần khá cao
- Đi học đúng giờ, thực hiện tốt nề nếp của trường lớp
- Việc học bài và chuẩn bị bài có tiến bộ
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ
Tồn tại: 
- 1 số em ý thức tự quản và tự rèn luyện còn yếu 
- Một số em tham gia vÖ sinh ch­a nhiÖt t×nh.
2. Phương hướng tuần 7
- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 6
- Tiếp tục thi đua chào mừng 20/10, 20/11
****************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 5b(Hoa).doc