Giáo án Tuần 1 - Chuẩn kiến thức kỹ năng - Khối 4

Giáo án Tuần 1 - Chuẩn kiến thức kỹ năng - Khối 4

ĐẠO ĐỨC:

TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP.(tiết 1)

 I.MỤC TIÊU:

 1.Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập

 -Trung thực trong học tập là thành thật, không dối trá, gian lận bài làm, bài thi,

 kiểm tra.

 2.Biết được : Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người

 yêu mến.

 3.Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của Hs.

 4.Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập

 II.CHUẨN BỊ:

 -Tranh vẽ tình huống trong sgk.

 -Giấy bút cho các nhóm.

 -Bảng phụ – bài tập.

 -Cờ màu xanh, đỏ, vàng cho mỗi HS.

 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC .

 

doc 41 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 438Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 1 - Chuẩn kiến thức kỹ năng - Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày tháng 8 năm 2010
ĐẠO ĐỨC:
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP.(tiết 1)
 I.MỤC TIÊU:
 1.Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập
 -Trung thực trong học tập là thành thật, không dối trá, gian lận bài làm, bài thi, 
 kiểm tra.
 2.Biết được : Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người 
 yêu mến.
 3.Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của Hs.
 4.Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập
 II.CHUẨN BỊ:
 -Tranh vẽ tình huống trong sgk.
 -Giấy bút cho các nhóm.
 -Bảng phụ – bài tập.
 -Cờ màu xanh, đỏ, vàng cho mỗi HS.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
-GV treo tranh tình huống như sgk lên bảng, tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
-GV nêu tình huống.
+Nếu em là bạn Long, em sẽ làm gì ? Vì sao em làm như thế?
-Tổ chức cho HS trao đổi cả lớp.
-Theo em hành động nào là hành động thể hiện sự trung thực ?
-Trong học tập, chúng ta có cần phải trung thực không ?
*Kết luận :Trong học tập, chúng ta cần phải trung thực. Khi mắc lỗi gì trong học tập, ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi.
2.Hoạt động 2 : Sự cần thiết phải trung thực trong học tập.
-GV cho HS làm việc cả lớp.
-Trong học tập vì sao phải trung thực ?
-Khi đi học, bản thân chúng ta tiến bộ hay người khác tiến bộ ? Nếu chúng ta gian trá, chúng ta có tiến bộ được không?
*Kết luận: Học tập giúp ta tiến bộ. Nếu chúng ta gian trá, giả dối, kết quả học tập là không thực chất, chúng ta sẽ không tiến bộ được.
3.Hoạt động 3: Trò chơi :”Đúng – Sai”
GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi.
-Hướng dẫn cách chơi :
Khi GV nêu câu hỏi thì HS sẽ suy nghĩ và giơ cờ màu: màu đỏ nếu chọn câu đúng; màu xanh nếu chọn câu sai; màu vàng là còn lưỡng lự.
Sau mỗi câu nếu mỗi câu có HS giơ màu vàng hoặc màu xanh thì yêu cầu các em giải thích vì sao em chọn như thế.
*Khẳng định kết quả:
Câu hỏi tình huống 3,4,6,8,9 là dúng vì khi đó, em đã trung thực trong học tập.
Câu hỏi tình huống 1,2,5,7 là sai vì đó là những hành động không trung thực, gian trá.
*Kết luận :
-Chúng ta cần làm gì để trung thực trong học tập ?
-Trung thực trong học tập nghĩa là chúng ta không dược làm gì ?
4.Hoạt động 4 : Liên hệ bản thân.
-GV nêu câu hỏi :
-Em hãy nêu những hành vi của bản thân mà em cho là trung thực?
-Nêu những hành vi không trung thực trong học tập mà em đã từng biết?
-Tai sao cần phải trung thực trong học tập? Việc không trung thực trong học tập sẽ dẫn đến chuyện gì ?
GV chốt nội dung bài học :
Trung thực trong học tập giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quý, tôn trọng.
“Khôn ngoan chẳng lọ thật thà
Dẫu rằng vụn dại vẫn là người ngay”.
5.Củng cố:
-Nêu nội dung chính của bài.
6.Dặn dò:
-Về nhà tìm 3 hành vi thể hiện sự trung thực và 3 hành vi thể hiện sự không trung thực trong học tập mà em biết.
-Quan sát tranh và hoạt động nhóm.
-Trả lời cá nhân.
-Lắng nghe.
-Hoạt động cá nhân.
-Lắng nghe.
-Cả lớp tham gia trò chơi.
-Suy nghĩ và chọn màu phù hợp với tình huống của GV nêu ra.
-Tự nêu.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
-Trả lời cá nhân.
-Lắng nghe về nhà thực hiện.
.................................................................
TOÁN:
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiết 1)
 I.MỤC TIÊU:
 -Đọc, viết được các số đến 100 000.
 -Biết phân tích cấu tạo số
 -HS biết làm các bài tập
 II.CHUẨN BỊ.
 -Vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng phụ.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài mới:
Hỏi:Trong chương trình Tốn lớp 3, các em đã được học đến số nào ?
-Trong giờ học này các em sẽ được ôn tập về các số đến 100 000.
Ghi tựa bài.
2.Dạy học bài mới.
*Bài 1:
-Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài tập và tự làm vào vở.
Chấm chữa bài của HS.
Yêu cầu HS nêu quy luật của các các số trên tia số a và các dãy số b.
-Phần a:
-Các số trên tia số được gọi là những số gì ?
-Hai số đứng liền nhau trên tia số này thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
Phần b:
-Các số trong dãy số này gọi là những số tròn gì ?
-Hai số đứng liền nhau trong dãy số này thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
-Như vậy, bắt đầu từ số thứ hai trong dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm 1000 đơn vị.
*Bài 2:
Yêu cầu HS làm bài vào vở.
-3 HS lên bảng thực hiện,1HS đọc các số trong bài,HS 2 viết số, HS 3 phân tích số.
Nhận xét – Sửa sai ( nếu có).
*Bài 3: Yêu cầu 1 HS đọc bài mẫu và hỏi :
-Bài Tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
-Nhận xét – sửa sai ( nếu có ).
*Bài 4:( Nếu còn thời gian)
Hỏi:-Bài tập yêu cầu chúng ta điều gì ?
-Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào?
-Nêu cách tính chu vi của hình MNPQ, và giải thích vì sao em lại tính như vậy.
-Nêu cách tính chu vi của hình GHIK và giải thích vì sao em lại tính như vậy.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
Chấm chữa bài.
3.Củng cố:
-Nêu nội dung bài vừa học.
4.Dặn dò:
-Hồn thành bài tập nếu chưa làm xong.
-HS tự nêu.
-Lắng nghe.
-Nhiều HS nhắc lại.
-1 HS nêu yêu cầu và thực hiện vào vở .
-1 HS làm trên bảng lớp.
-Nêu miệng.
-...Gọi là các số tròn chục nghìn.
-10 000 đơn vị.
-Là các số tròn nghìn.
-Hai số đứng liền nhau hơn kém nhau 1000 đơn vị.
-Lắng nghe.
-3 HS lên bảng thực hiện. Cả lớp thực hiện vào vở.
-1 HS đọc bài mẫu.HS lớp trả lời câu hỏi của GV.
-Làm bài vào vở.
-Trả lời cá nhân.
-Tính chu vi các hình.
-...Ta tính tổng độ dài của các cạnh của hình đó.
-MNPQ là hình chữ nhật nên khi tính chu vi của hình này ta lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi lấy kết quả nhân với 2.
-GHIK là hình vuông nên tính chu vi của hình này ta lấy độ dài cạnh của hình vuông nhân với 4.
-HS trình bày bài làm vào vở.
-Trả lời cá nhân.
-Lắng nghe về nhà thực hiện.
TẬP ĐỌC:
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU.
 I.MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:
 1.Đọc rành mạch trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật 
 Nhà Trò, Dế Mèn.
 2 Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghiã hiệp-bệnh vực người yếu.
 3.Phát hiện được những lời nói cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn, 
 bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài (trả lời được các câu hỏi trong 
 SGK)
 II.CHUẨN BỊ:
 -Bảng phụ viếùt sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
 -Tập truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hồi.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Mở đầu:
-GV giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn Tập đọc của học kì I lớp 4.
-Yêu cầu HS mở mục lục sgk và đọc tên các chủ điểm trong sách.
*Giới thiệu: Từ xa xưa cha ông ta đã có câu:Thương người như thể thương thân.
2.Dạy – học bài mới.
Yêu càâøu HS nhìn vào tranh của bài Tập đọc và trả lời câu hỏi :
+Em có biết hai nhân vật trong bức tranh này là ai, ở tác phẩm nào không ?
+GV cho HS xem tập truyện đã chuẩn bị và giới thiệu:
Tranh vẽ Dế Mèn và chị Nhà Trò. Dế Mèn là nhân vật chính trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hồi.
Ghi tựa bài.
*Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a)Luyện đọc.
Yêu cầu HS mở sgk 3 HS đọc nối tiềp theo 3 đoạn ( 3 lượt).
+Một hôm.....bay được xa.
+Tôi đến gần...ăn thịt em.
+Tôi xòe cả hai tay...của bọn nhện.
-Gọi 2 HS khác đọc tồn bài.
-Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
+GV đọc mẫu lần 1.
b)Tìm hiẻu bài và hướng dẫn đọc diễn cảm.
Hỏi:-Truyện có những nhân vật chính nào?
 -Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là ai?
+Vì sao Dế Mèn lại bênh vực chị Nhà Trò? Chúng ta cùng tìm hiểu câu chuyện để biết điều đó.
*Đoạn 1:Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
Hỏi:-Dế Mèn nhìn thấy Nhà Trò trong hồn cảnh như thế nào ?
-Đoạn 1 ý nói gì ?
-Vì sao Nhà Trò lại gục đầu ngồi khóc tỉ tê bên tảng đá cuội ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếùp đoạn 2.
*Đoạn 2. -Gọi 1 HS đọc đoạn.
Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn 2 và tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
-Sự yếu ớt của Nhà Trò được nhìn thấy qua con mắt của nhân vật nào?
-Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi gặp Nhà Trò?
-Vậy khi đọc những câu văn tả hình dáng, tình cảnh của chị Nhà Trò, cần đọc với giọng như thế nào?
+Gọi 2 HS đọc lại đoạn 2.
Nhâïn xét cách đọc bài của HS.
-Đoạn văn này nói lên điều gì?
GV ghi bảng ý chính đoạn 2.
-Yêu cầu HS đọc thầm và tìm những chi tiết cho thấy Nhà Trò bị Nhện đe dọa ?
Hỏi:-Đoạn này là lời của ai ?
-Qua lời kế của Nhà Trò, chúng ta thấy được điều gì?
-Khi đọc đoạn này, chúng ta đọc như thế nào để phù hợp với tình cảnh của Nhà Trò?
Chúng ta nên đọc với giọng kể lể đáng thương.
Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn trên.
Nhận xét – Sửa sai ( nếu có ).Chú ý để sửa lỗi ngắt giọng cho HS.
*Đoạn 3: -Gọi 1 HS đọc đoạn.
-Trước tình cảnh đáng thương của Nhà Trò,Dế Mèn đã làm gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 3.
-Lời nói và việc làm đó cho em biết Dế Mèn là người như thế nào ?
-Đoạn cuối bài ca ngợi ai ? Ca ngợi về điều gì?
+Ghi ý chính của đoạn 3.
-Trong đoạn 3 có lời nói của Dế Mèn, theo em câu nói đó chúng ta nên đọc với giọng như thế nào để thể hiện được thái độ của Dế Mèn ?
-Gọi HS đọc đoạn 3.
-Qua câu chuyện, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
-Đó chính là ý chính của bài.
-Gọi 2 HS nhắc lại và ghi bảng.
-Trong truyện có nhiều hình ảnh nhân hóa, em thích hình ảnh nào nhất ? vì sao ?
c)Thi đọc diễn cảm.
Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm cá nhân một đoạn trong bài.
Gọi HS lớp nhận xét – tuyên dương.
3.Củng cố:
-Nội dung chính của bài.
4.Dặn dò:
Câu chuyện ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực kẻ yếu.Các em hãy tìm đọc tập truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hồi, tập truyện sẽ cho các em thấy nhiều điều thú vị về Dế Mèn và thế giới của lồi vật.
Nhận xét tiết học.	
-Lắng nghe.
-HS mở sách phần mục lục và đọc theo yêu cầu của GV.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
-HS mở SGK quan sát tranh.
-HS tự trả lời.
-Lắng nghe và theo dõi.
- HS đọc bài.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
-3 HS đọc một lượt.
-2 HS đọc – Cả lớp đọc thầm.
-1 HS đọc.
-Lắng nghe và cảm thụ.
-HS trả lời cá nhân: Dế Mèn, chị Nhà Trò, Nhện.
+Chị Nhà Trò.
-1 HS đọc thành tiếng – cả lớp đọc thầm.
-Trả lời cá nhân:-Nhà Trò đang gối đầu ngồi khóc tỉ tê bên tảng đá cuội.
-Hồn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò.
-1 HS đọc thành tiếng – Cả lớp theo dõi bài sgk.
-Đọc thầm và trả lời câu hỏi 
-Dế Mèn.
-Dế Mèn thể hiện sự ái ngại, thông cảm của Dế Mèn.
-HS hoạt động nhóm và nêu.
-2 HS đọc đoạn 2.
-Tự nêu.
-Nhiều HS nhắc lại.
-Đọc thầm, dùng bút chì để tìm – nêu miệng.HS lớp bổ sung.
-Của chị Nhà Trò.
-Tình cảnh của chị Nhà Trò kh ... nhóm.
-HS phát biểu và HS lớp bổ sung.
-Lắng nghe.
-HS tham gia trò chơi.
-Cả lớp cùng tham gia.
-Nêu miệng.
-Lắng nghe về nhà thực hiện.
..............................................................
Thứ bảy ngày 21 tháng 8 năm 2010
THỂ DỤC:
TẬP HỢP HÀNG DỌC,DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ,
ĐỨNG NGHIÊM, ĐỨNG NGHỈ
 TRÒ CHƠI: “ CHẠY TIẾP SỨC”
 (GV chuyên dạy)
.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG.
 I.MỤC TIÊU:
 -Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học theo bảng mẫu ở bài tập 1.
 -Nhận biết được các tiếng giống nhau ở BT2,3
 -Hiểu như thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau trong thơ.
II.CHUẨN BỊ.
 -Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng.
TIẾNG
ÂM ĐẦU
VẦN
THANH
 -Các thẻ có ghi các chữ cái và dấu thanh.
 -Bảng phụ cho các bài tập
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ.
Yêu cầu 2 HS lên bảng phân tích cấu tạo của tiếng trong các câu sau :
Ở hiền gặp lành.
 Uống nước nhớ nguồn.
GV chấm một số bài tập của HS.
GV Nhận xét ghi điểm.
 2.Bài mới .
*Giới thiệu bài.
-Hỏi : Tiếng gồm mấy bộ phận ? Đó là những bộ phận nào ?
*Hướng dẫn HS làm bài tập.
-Bài 1 :Yêu cầu HS đọc đề bài và thảo luận nhóm.
-GV phát phiếu cho HS hoạt động nhóm.
-GV Nhận xét bài làm của HS.
-Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Hỏi : Câu tục ngữ được viết theo thể thơ nào? Trong câu tục ngữ, hai tiếng nào bắc vần với nhau?
Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
Yêu cầu HS thực hiện
-Gọi HS Nhận xét và chốt lại lời giải đúng..
*Bài tập 4:
 -Qua 2 bài tập trên em hiểu thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau ?
-Nhận xét về câu trả lời của HS và nêu kết luận : 2 tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có phần vần giống nhau. Giống nhau hồn tồn hoặc không giống nhau hoànn toàn.
-Gọi HS tìm các câu tục ngữ, ca dao, thơ đã học có các tiếng bắt vần với nhau.
Bài 5 :Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS làm theo nhóm bàn.
-GV kiểm tra có thể gợi ý : bớt đầu có nghĩa là bỏ âm đầu, bỏ đuôi có nghĩa là bỏ âm cuối.
Nhận xét – nêu đáp án đúng.
4.Củng cố:
-Tiếng có cấu tạo như thế nào? Lấy ví dụ tiếng có đủ 3 bộ phận và tiếng không đủ 3 bộ phận. 
-Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò:
-Về nhà xem lại bài và làm tiếp bài tập.
-Chuẩn bị cho bài sau.
-2 HS lên bảng làm bài.
-Tiếng gồm 3 bộ phận âm đầu, vần, thanh.
-Lắng nghe.
-2 HS đọc trước lớp.
-HS nhận đồ dùng học tập.
-HS làm bài trong nhóm.
-Nhận xét 
-1 HS đọc trước lớp
-Câu tục ngữ được viết theo thể thơ lục bát
-Hai tiếng (Ngồi – hồi) bắt vần với nhau, giống nhau cùng có vần oai.
-2 HS đọc .
-HS tự làm bài và lên bảng giải.
-Nhận xét lời giải đúng.
-Các cặp tiếng bắt vần với nhau : loắt choắt – thoăn thoắt, xinh xinh – nghênh nghênh.
-Các cặp có vần giống nhau hồn tồn : choắt – thoắt.
-Các cặp có vần giống nhau không hồn tồn : xinh xinh – nghênh nghênh.
-HS nối tiếp nhau trả lời : Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau hồn tồn hoặc không hồn tồn.
-HS lắng nghe.
 Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
 Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
-HS thực hiện nêu và giải thích.
+Chữ bút bớt đầu thành chữ út.
+Bỏ thêm đuôi thành chữ ú.
+Để nguyên thành chữ bút.
Trả lời cá nhân.
-Lắng nghe về nhà thực hiện
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
 -Củng cố về biểu thức có chứa 1 chữ, làm quen với các biểu thức có chứa 1 chữ có phép nhân.
 -Củng cố cách đọc và tính giá trị của biểu thức.
 -Củng cố bài tốn về thống kê số liệu.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Đề bài tốn 1a,1b,3 chép sẵn trên bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ 
-KT những HS chưa hồn thành các bài tập của tiết trước.
Nhận xét- sửa sai ( nếu có).
2.Bài mới 
a.Giới thiệu bài:
Giờ tốn hôm nay các em sẽ tiếp tục làm quen với biểu thức có chứa 1 chữ và thực hiện tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ.
Ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn luyện tập.
*Bài tập 1:
GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
-Bài tập yêu cầu chúng ta điều gì?
-GV treo bảng phụ đã chép sẵn nội dung bài tập 1a và yêu cầu HS đọc đề bài.
-Hỏi: Đề bài yêu cầu chúng ta tính giá trị của biểu thức nào?
-Làm thế nào để tính giá trị của biểu thức 6 x a với a = 5?
Yêu cầu HS thực hiện các phần còn lại vào vở nháp.
-GV chữa bài phần a,b và yêu cầu HS làm tiếp phần còn lại.
*Bài tập 2:
-Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó nhắc HS các biểu thức trong bài có đến 2 dấu tính, có dấu ngoặc, vì thế sau khi thay chữ bằng sốù chúng ta chú ý thực hiện các phép tính cho đúng thứ tự ( thực hiện các phép tính nhân chía trước, cộng trừ sau, thực hiện các phép tính trong ngoặc trước, ngồi ngoặc sau).
Yêu cầu HS thực hiện vào vở.
Chấm chữa bài cho HS.
*Bài tập 3( nếu còn thời gian)
-GV treo bảng phụ đã ghi sẵn lên bảng, yêu cầu HS đọc bảng số và cho biết cợt thứ ba trong bảng cho biết gì?
-Biểu thức đầu tiên trong bài là gì?
-Bài mẫu cho giá trị của biểu thức 8 x c là bao nhiêu?
-Hãy giải thích vì sao ở ô trống giá trị của biểu thức ở cùng dòng với 8 x c lại là 40?
*GV hướng dẫn : Số cần điền vào mỗi ô trốùng là giá trị của biểûu thức ở cùng dòng với ô trống khi thay giá trị của chữ c cũng ở dòng đó.
-Yêu cầu HS thực hiện vào vở.
Chấm chữa bài.
*Bài tập 4:
Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông.
-Nếu hình vuông có cạnh a thì chu vi là bao nhiêu?
-GV giới thiệu: Gọi chu vi của hình vuông là P. Ta có: P = a X 4
-GV yêu cầu HS đọc bài tập 4, sau đó thực hiện vào vở.
+Chấm chữa bài cho HS.
3.Củng cố – Dặn dò:
-GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà thực hiện tiếp nếu chưa hồn thành các bài tập.
-Những HS chưa hồn thành bài tập của tiết trước để vở lên bàn cho GV KT.
-Lắng nghe.
-Nhắc lại.
-HS trả lời cá nhân.
-Tính giá trị của biểu thức.
-1 HS đọc thầm.
HS trả lời cá nhân.
-Tính giá trị của biểu thức 6 x a.
-Thay số 5 vào chữ a rồi thực hiện phép tính 6 x 5 = 30.
-2 HS lên bảng làm, mỗi HS 1 phần, HS làm vào vở nháp.
-HS nghe GV hướng dẫn, sau đó 4 HS lên bảng làm, HS lớp làm vào vở.
-1 HS đọc bảng số và trả lời các câu hỏi của GV.
-Cột thứ ba trong bảng cho biết giá trị của biểu thức.
-Là 8 x c.
-là 40.
-Vì khi thay c = 5 vào 8 x c thì được 8 x 5 = 40.
-HS phân tích mẫu để hiểu hướng dẫn.
-HS thực hiện vào vở.
-2 HS nhắc lại.
Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy số đo cạnh nhân với 4.
-Nếu hình vuông có chnhj là a thì chu vi của hình vuông là a X 4.
-3 HS đọc công thức tính chu vi của hình vuông.
-2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải.
 A) Chu vi cuả hình vuông là:
 3 x 4 = 12( cm )
b) Chu vi của hình vuông là:
 5 x 4 = 20 (dm)
c) Chu vi của hình vuông là:
 8 x 4 = 32 ( m )
-HS lắng nghe và thực hiện.
..
TẬP LÀM VĂN:
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
I.MỤC TIÊU:
 -Bước đầu hiểu thế nào là nhân vât (ND ghi nhớ)
 -Nhân biết được tính cách của những người cháu
 -Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật (BT2)
II.CHUẨN BỊ:
 -Bảng kẻ sẵn:
Tên truyện
Nhân vật là người
Nhân vật là vật ( con người, đồ vật, cây cối)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+Bài văn kể chuyện khác bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào ?
-Gọi 2 HS kể lại câu chuyện đã học ở tiết trước.
Nhận xét.
2.Bài mới : *Giới thiệu bài:
Vậy nhân vật trong truyện thuộc đối tượng nào ? Nhân vật trong truyện có dặc điểm gì ? Cách xây dựng nhân vật trong truyện như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em điều đó.
Ghi tựa bài.
*Tìm hiểu ví dụ.
*Gọi HS đọc yêu cầu.
Hỏi:-Các em vừa học những câu chuyện nào ?
-Yêu câøu HS hoạt động nhóm hồn thành bài tập.
-Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Hỏi:
-Nhân vật trong truyện có thể là ai ?
*GV chốt 
*Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
-Gọi HS trả lời câu hỏi.
Nhận xét. Tóm ý đúng:
- Hỏi:Nhờ đâu mà em biết tính cách của nhân vật?
*GV chốt 
Tính cách của nhân vật được bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.
+Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ sgk.
-Yêu cầu HS nêu ví dụ về tính cách của nhân vật trong những câu chuyện mà em đã được nghe hoặc đọc.
*Luyện tập
*Bài 1:-Gọi 2 HS đọc nội dung.
-Hỏi:+Câu chuyện ba anh em có những nhân vật nào ?
 +Nhìn vào tranh minh họa em thấy ba anh em có gì khác nhau?
-Yêu cầu học sinh đọc thầm câu chuyện và trả lời câu hỏi.
+Bà nhận xét về tính cách của từng cháu như thế nào ? Dựa vào căn cứ nào mà nhận xét như vậy ?
+Theo em nhờ đâu bà có nhận xét như vậy ?
+Em có đồng ý với những nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không ? Vì sao ?
Nhận xét – hướng dẫn HS bổ sung – Sửa sai ( nếu có).
*GV chốt 
*Bài 2: Gọi 2 HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS thảo luận về tình huống để trả lời câu hỏi:
-Nếu là người biết quan tâm đến người khác bạn nhỏ sẽ làm gì ?
-Nếu là người không biết quan tâm đến người khác bạn nhỏ sẽ làm gì ?
*GV kết luận về hai hướng kể chuyện.Chia lớp thành hai nhóm yêu cầu mỗi nhóm kể theo một hướng.
Nhận xét – sửa sai ( nếu có).
Gợi ý:
Bài làm 1:dán lên bảng
- Yêu cầu HS làm theo nhóm
Bài làm 2:
-dán lên bảng, HS thảo luận và làm
4.Củng cố:
-Yêu câøu HS nêu lại ghi nhớ của bài văn kể chuyện.
5.Dặn dò:
-Học thuộc ghi nhớ.
-Viết lại câu chuyện mà mình đã xây dựng vào vở và kể lại cho người thân nghe.
-Luôn quan tâm đến người khác.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
-Lắng nghe
.-HS tự trả lời.
-Nhiều HS nhắc lại.
-1 HS đọc yêu cầu sgk.
-Trả lời cá nhân.
(Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, sự tích hồ Ba Bể).
-Hoạt động nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-1 HS đọc yêu cầu.
-Thảo luận nhóm đôi.
-Trả lời cá nhân nối tiếp nhau.
-Lắng nghe.
-Nêu miệng cá nhân.
-Lắng nghe.
-2 HS đọc phần ghi nhớ.
-HS tự nêu.
-2 HS đọc nội dung bài tập.
-Trả lời cá nhân.
-Câu chuyện có các nhân vật : Ni-ki-ta, Cô sa, Chi-ôm-ca, bà ngoại.
-Ba anh em tuy giống nhau nhưng hành động sau bữa ăn lại rất khác nhau.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.Và nối tiếp nhau trả lời.
-HS lớp nhận xét – bổ sung cho bạn.
-Lắng nghe.
-2 HS đọc yêu cầu của bài.
-Thảo luận để giải quyết tình huống và nối tiếp nhau phát biểu.
-Nêu miệng.
2HS đọc 
-Lắng nghe về nhà thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 4TUAN 1CKTKN.doc