Giáo án Tuần 15 - Dạy lớp 4

Giáo án Tuần 15 - Dạy lớp 4

sáng. TẬP ĐỌC.

 Tiết 29 : Cánh diều tuổi thơ

 I.Mục tiêu.

 -Đọc lưu đúng các từ câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn.

 -Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết , thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều

 - Hiểu nghĩa từ khó trong bài.Hiểu nội dung bài : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều , ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời .

 II. Đồ dùng dạy học.

 - Bảng phụ viết phần luyện đọc diễn cảm.Tranh minh hoạ câu chuyện

 III. Các hoạt động dạy học

 1.Mở dầu: GV giới thiệu bài

 

doc 18 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 941Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 15 - Dạy lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2009.
sáng. tập đọc.
 Tiết 29 : Cánh diều tuổi thơ
 I.Mục tiêu.
 -Đọc lưu đúng các từ câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn.
 -Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết , thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều 
 - Hiểu nghĩa từ khó trong bài.Hiểu nội dung bài : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều , ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời .
 II. Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ viết phần luyện đọc diễn cảm.Tranh minh hoạ câu chuyện
 III. Các hoạt động dạy học
 1.Mở dầu: GV giới thiệu bài
 2.Dạy học bài mới.
 2.1,Giới thiệu bài.
 2.2, Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
 *.HĐ1: Luyện đọc.
 - GV đọc mẫu sau đó yêu cầu HS chia đoạn
 - HS chia đoạn( bài chia thành 4 đoạn ).
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp sửa phát âm sai và giải nghĩa một số từ mới.
 - GV sửa lỗi đọc cho HS.
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn. HS đọc lại bài theo nhóm.
 *.HĐ2.Tìm hiểu bài.
- HS đọc yêu cầu của bài thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi sau:
? Tác giả đẫ chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ? 
? Trò chơi thả diều đã đem lại cho các em những niềm vui lớn như thế nào ?
? Trò chơi thả diều đã đem lại cho các em những ước mơ đẹp lớn như thế nào ?
 ?Qua các câu mở đầu và kết bài , tác giả muốn nói gì về cánh diều tuổi thơ .
? Nội dung chính của bài tập đọc là gì ?
- Đại diện các nhóm tả lời, nhận xét. GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
- GV: Em hãy nêu nội dung chính của bài 
- HS nêu nội dung của bài, nhận xét.GV nhận xét và ghi bảng.
 * Luyện đọc diễn cảm.
 - 4 HS đọc bài và nêu giọng đọc phù hợp
 - HS luyện đọc theo theo nhóm. 
 - HS thi đọc diễn cảm. Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
 3. Củng cố- dặn dò : 
 - GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau và đọc trước bài tiết sau.
Toán
 Tiết 71: Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
I- Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết cách thực hiện chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0.
- áp dụng để tính nhẩm.
- Rèn tư thế tác, phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy- học
- Bảng học nhóm.
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Hướng dẫn thực hiện phép chia
* Phép chia 320: 40 
- GV nêu phép chia 320 : 40 HS áp dụng tính chất 1 số chia cho 1 tích để tính.
- GV nêu các cách đó đều đúng, xong cả lớp làm 320 :(10 x 4). YC HS sử dụng tính chất vừa nêu để thực hiện tính 320 : 40.
+ Em có nhận xét gì về kết quả 320 : 40 và 32 : 4?
+ Nhận xét gì về các chữ số của 320 và 32; của 40 và 4?
- KL: Khi thực hiện 320 : 40 ta chỉ xoá đi 1chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 để được 32 và 4 rồi thực hiện phép chia 32 : 4 .
*Phép chia 32000 : 400 (Tương tự VD1)
- KL:thực hiện 32000 : 400 ta xoá đi 2 chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 rồi thực hiện 320 : 4
* GV gợi ý HS nêu KL (SGK), HS nhắc lại.
HĐ2: Thực hành
Bài tập 1: HS đọc, nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm cá nhân. Đại diện HS trình bày bài, nhận xét. Thống nhất kết quả đúng. 
a) 420 : 60 = 42 : 6 = 7
 4500 : 500 = 45 : 5 = 9
b) 85000 : 500 = 850 :5 =170
 92000 : 400 = 920 :4 = 230
Bài tập 2: HS đọc, nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm vở. Đại diện một số HS trình bày bài, nhận xét. Thống nhất kết quả đúng. Kết hợp củng cố tìm thành phần chưa biết.
x x 40 = 25600 x x 90 = 37800 
 x = 25600 : 40 x = 37800 : 90 
 x = 640 x = 420
Bài tập 3: HS đọc, nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm vở, GV chấm, chữa bài. củng cố kĩ giải toán có lời văn.
Bài giải
Nếu 1 toa chở 20 tấn hàng thì cần số toa là: 180 : 20 = 9 (toa)
Nếu 1 toa chở 30 tấn hàng thì cần số toa là: 180 : 30 = 6 (toa)
Đáp số: 9 toa xe; 6 toa xe
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học: 
- Dặn dò học sinh tập, chuẩn bị cho giờ học sau.
Lịch sử
 Tiết 15 Nhà Trần và việc đắp đê.
I – Mục tiêu *Sau bài học HS nêu được
 - Nhà Trần rất coi trọng việc đắp đê, phòng lũ lụt .
 - Do có hệ thống đê điều tốt , nền kinh tế nông nghiệp dưới thời Trần phát triển, nhân dân no ấm.
 - Bảo vệ đê điều và phòng chống lụt bão ngày nay là truyền thống của nhân dân ta .
II - Đồ dùng dạy học.
 Phiếu thảo luận nhóm .Bảng phụ 
III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
A- Kiểm tra bài cũ : 
 *GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau :
 - Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào ?
 - Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố , xây dựng đất nước ?
 - GV nhận xét và ghi điểm.
B- Dạy – Học bài mới : 
1. Giới thiệu bài : - GV giới thiệu : 
2. Nội dung bài 
* Hoạt động 1: Điều kiện nước ta và truyền thống chống lụt của nhân dân ta 
 - GV yêu cầu HS đọc SGK , GV hỏi :
 + Nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần là nghề gì ?
 + Sông ngòi nước ta như thế nào ?
 + Sông ngòi tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân ?
 - GV chỉ trên bản đồ và giới thiệu lại sự chằng chịt của sông ngòi nước ta 
 * Hoạt động 2 : Nhà Trần tổ chức đắp đê chống lụt 
 - GV yêu cầu Hs đọc SGK , thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi sau : Nhà Trần đã tổ chức đắp đê chống lụt như thế nào ?
 - HS trình bày , GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét 
 - GV kết luận lại nội dung của hoạt động 2
* Hoạt động 3: kết quả công cuộc đắp đê của nhả Trần 
 - GV yêu cầu HS đọc SGK và hỏi : Nhà Trần thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê ?
 - GV :hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta?
 - GV kết luận nội dung hoạt động 3
* Hoạt động 4: Liên hệ thực tế
 - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi :Địa phương em có con sông gì ? 
 - GV tổng kết ý kiến của HS , sau đó hỏi tiếp : Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời xưa , nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố , vậy theo em tại sao vẫn có lũ lụt xảy ra hàng năm ? Muốn hạn chế lũ lụt xảy ra chúng ta phải làm gì ? 
3. Củng cố – Dặn dò :
 - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
 - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài.
Chiều Đạo đức 
Tiết 15: Biết ơn thầy cô giáo (tiết 2) 
I. Mục tiêu: 
- Học sinh hiểu công lao của các thầy giáo cô giáo đối với học sinh.
- Biét kính trọng, biết ơn yêu quý thầy cô giáo.
- Biết bày tỏ kính trọng, biết ơn các thầy cô giáo.
II. Đồ dùng dạy học 
Sách đạo đức 4, kéo thước, giấy màu, hồ dán để sử dụng HĐ 2.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động khởi động
a. Kiểm tra bài cũ: 
? Vì sao phải phải biết ơn thầy giáo, cô giáo? 
b. Giới thiệu bài. 
2. Hoạt động1: Trình bày sáng tạo hoặc tư liệu sưu tầm được (BT4, 5)
Mục tiêu: Giúp các em thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn đối với thầy cô giáo.
- Cách tiến hành: 
+ Học sinh lên trình bày giới thiệu, lớp nhận xét bình luận, Giáo viên nhận xét:
* KL: Thầy cô giáo là những dạy dỗ ta nên người chúng ta phải biết kính trọng và biết ơn thầy cô giáo cũ.
3. Hoạt động 2: Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy cô giáo cũ:
Mục tiêu: Học sinh thể hiện lòng kính trọng của mình đối với thầy cô giáo.
Học sinh nhận biết được việc làm nào thể hiện lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
- Cách tiến hành:
+Giáo viên nêu yêu cầu. 
+ Học sinh làm việc cá nhân (làm bưu thiếp)
+ Giáo viên nhắc học sinh nhớ tặng các thầy cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm.
* GVKL: Cần phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo. 
 Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn.
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. Dặn về nhà học bài.
..
Tin học
GV chuyên soạn giảng.
 Thể dục
Tiết 29:Bài thể dục phát triển chung- Trò chơi: Thỏ chạy
I. Mục tiêu
- Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung.yêu cầu tập thuộc cả bài và thực hiện các động tác cơ bản đúng.
- Trò chơi “ Con cóc là cậu ông Trời”.Yêu cầu tham gia chơI nhiệt tình.
- Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
a) ổn định
b) Khởi động
c) Trò chơi: Kết bạn
2. Phần cơ bản:
a) ôn bài thể dục phát triển chung.
c.Trò chơi: Con cóc là cậu Ông Trời
3. phần kết thúc: 
a) Thả lỏng
b) Củng cố nội dung bài
c) Dặn dò
6-10
2
2
2
18-22
14-16
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
- Gv cho HS tập hợp theo 3 hàng ngang dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng
-HS tiến hành tập cả lớp khoảng 2 lần 8 nhịp.
- HS quan sát và tập theo
- GV chia tổ cho HS tập luyện
- HS luyện tập theo tổ dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng.
- GV quan sát và giúp đỡ thêm cho HS
- HS thi trình diễn các động tác vừa học theo tổ
- GV nhận xét và đánh giá chung
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- HS chơi thử một lần
- HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- GV quan sát lớp
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giáo bài tập về nhà.
Thứ tư ngày 11 tháng 11 năm 2009
Sáng	 tập đọc.
tiết 30: Tuổi Ngựa
I.Mục tiêu.
 - Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài.. Đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc nhẹ nhàng , hào hứng 
 - Hiểu một số từ khó trong bài. Hiểu được nội dung bài: Cậu bé tuổi ngựa thích bay nhảy , thích du ngoạn nhiều nơI nhưng cậu yêu mẹ , đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ 
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
 II. Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ viết phần luyện đọc diễn cảm
 III. Các hoạt động dạy học
 HĐ 1:.Kiểm tra bài cũ : HS đọc bài Cánh diều tuổi thơ sau đó TLCH trong SGK.
 HĐ 2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
 * Luyện đọc.
 - HS chia đoạn để đọc., chia thành 2 đoạn
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp sửa phát âm sai và giải nghĩa một số từ mới.
 - GV sửa lỗi đọc cho HS.
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn. 
 - HS đọc lại bài theo nhóm.
 - GV đọc lại bài.
 *.Tìm hiểu bài.
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm, đối thoại, trao đổi về những câu hỏi đặt ra trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV.
 - HS đọc khổ thơ 1 
? Bạn nhỏ tuổi gì ? 
? Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào ?
- HS đọc khổ thơ 2 và trả lời câu hỏi :
?Con ngựa theo ngọn gió đi chơi những đâu ?
- HS đọc khổ thơ 3 và trả lời câu hỏi :
 Điều gì hấp dẫn con ngựa trên những cánh đồng hoa?
- HS đọc khổ thơ 4 và trả lời câu hỏi :
? Trong khổ thơ 4 con ngựa nhắn nhủ mẹ điều gì ?
? nếu vễ một bức tranh minh hoạ bài thơ này em sẽ vẽ những gì ?
- HS nêu nội dung chính của bài.
- GV nhận xét và ghi bảng.
 * Luyện đ ...  giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị cho bài học sau.
Thứ năm ngày 3 tháng 12 năm 2009
Toán
Tiết 74: Luyện tập	
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn kỹ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số.
- áp dụng để tính giá trị của biểu thức số và giải các bài toán có lời văn.
- Rèn tư thế tác, phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy- học
- Bảng học nhóm.
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Thực hành
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính
- HS đọc, nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm bảng. Đại diện HS trình bày bài, nhận xét. Thống nhất kết quả đúng. Kết hợp củng cố kĩ năng chia cho số có 2 chữ số.
* Kết quả: 
a) 855 : 45 = 19
579 : 36 = 16 dư 3
b) 9009 : 33 = 273
9276 : 39 = 237 dư 33
Bài tập 2: HS đọc, nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm bài theo cặp. Đại diện cặp trình bày bài, nhận xét. Thống nhất kết quả đúng. Kết hợp củng cố tính giá trị biểu thức.
a) 4237 x 18 – 34578
 = 76266 – 34578 
 = 41688
 8064 : 64 x 37 
 = 126 x 37
 = 4662 
b) 46857 + 3444 : 28 
 = 46857 + 123 
 = 46980
 601759 – 1988 : 14 
 = 601759 – 142 
 = 601 617
Bài tập 3: HS đọc, nêu yêu cầu. GV giao việc, HS làm bài theo cặp. Đại diện HS trình bày bài, nhận xét. Thống nhất kết quả đúng. Kết hợp củng cố kĩ giải toán có lời văn.
Bài giải
Mỗi xe đạp cần số nan hoa là:
36 x 2 = 72 (cái)
Thực hiện phép chia ta có:
5260 : 72 = 73 (dư 4)
Vậy 5260 nan hoa lắp được 73 xe còn thừa 4 nan hoa.
Đáp số: 73 xe thừa 4 nan hoa
HĐ2: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học. 
- Dặn dò học sinh tập, chuẩn bị cho giờ học sau.
chính tả (nghe viết)
Tiết 15: Cánh diều tuổi thơ
 I.Mục tiêu.
 - Nghe viết chính xác, đúng chính tả một đoạn trong bài Cánh diều tuổi thơ.
 - Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu ch / tr , các tiếng có vần 
Thanh hỏi/ thanh ngã
 - Rèn kĩ năng trình bày cho HS. 
 - Rèn tác phong ngồi viết cho HS.
 II.Đồ dùng dạy học.
 - GV: bảng nhóm
 III.Các hoạt động dạy học.
 HĐ 1:kiểm tra bài cũ: 
 - GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
 HĐ 2.Dạy bài mới
 *.Hướng dẫn HS nghe viết.
 - HS đọc Cánh diều tuổi thơ.HS tìm hiểu nội dung chính của bài.
 GV: Nội dung chính của bài là gì?
 - HS đọc thầm bài và tập viết những từ khó ra nháp.
 -GV đọc bài cho HS viết.
 - GV thu bài chấm và chữa bài.
 *.Hướng dẫn HS làm bài tập.
 *Bài 2a: - HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở bài tập, 2 HS trình bày bảng nhóm.
 - HS trình bày bài làm, nhận xét.
 - GV nhận xét và chữa bài.
 Kết quả: a) đồ chơi: chong chóng, chó bông, chó đI xe đạp, que chuyền,..
 Trò chơi: chọi dế, chọi cá, chọi gà, thả chim, choi chuyền
 đồ chơi: trống ếch, trống cơm, cầu trượt..
 Trò chơi: nhảy ngựa, trốn tìm, trồng nụ trồng hoa, cắm trại
 *Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu sau đó tự tìm 1 đồ chơI hoặc trò chơI, miêu tả đồ chơI hoặc trò chơI đó.
- HS nối tiếp nhau trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét và chữa bài
 3.Củng cố - dặn dò. 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
kĩ thuật
Tiết 15: Thêu móc xích
I- Mục tiêu:
- HS nắm được cách thêu móc xích, ứng dụng của thêu móc xích.
- Thêu được các mũi thêu móc xích 
- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II- Đồ dùng học tập
- GV:Tranh quy trình khâu thường. Mẫu khâu đột thưa, 
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết: Mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm, len, kim khâu, thước, kéo, phấn vạch.
- Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
III- Các hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: Khởi động
- GV kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh
- GV đánh giá nhận xét.
2. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu 
- GV giới thiệu mẫu 
- Nhận xét và nêu tóm tắt đặc điểm của đường thêu móc xích .
- HS rút ra khía niệm thêu móc xích 
- GV giới thiệu một số sản phẩm thêu móc xích .
3. Hoạt động 2 : GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
- Treo tranh qui trình thêu móc xích , HS quan sát để tìm ra cách vạch đường dấu 
- GV nhận xét bổ sung .
- GV vạch đường dấu trên vải và ghim trên bảng .
- Hướng dẫn HS thao tác bắt đầu thêu mui9x thứ nhất , mũi thứ hai .
- Tương tự HS trả lời cách thêu mũi thứ ba , thứ tư 
- Hướng dẫn HS thao tác cách kết thúc đường thêu .
- GV hướng dẫn nhanh lần hai các thao tác và kết thúc đường thêu móc xích .
- HS đọc phần ghi nhớ cuối bài .
4)Củng cố dặn dò. 
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về chuẩn bị tốt các dụng cụ cắt, khâu, thêu.
Luyện từ và câu
Tiết 30: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi.
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- HS biết phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác ( biết thưa gửi , xưng ho phù hợp giữa mình và người được hỏi , tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác .) .
- Phát hiện được quan hệ và tính cách nhân vật qua lời đối đáp , biết cách hỏi trong những trường hợp tế nhị cần bày tỏ sự thông cảm với đối tượng giáo tiếp .
- Rèn tác phong tư thế ngồi viết.
II- Đồ dùng dạy học.
- VBT Tiếng Việt 4
III- Các hoạt động dạy học
Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
Hướng dẫn tìm hiểu bài
*.Phần nhận xét: 
Bài tập 1: 
- HS nêu yêu cầu của bài .
- Cả lớp đọc thầm bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- GV cùng cả lớp nhận xét bài làm và chốt lại lời giải đúng. 
- GV đưa ra kết luận: Câu hỏi: Mẹ ơi con tuổi gì? ( từ thể hiện tháI độ lễ phép: Mẹ ơi)
Bài tập 2: 
- Hai HS đọc yêu cầu của bài tập 
- Cả lớp đọc thầm lại bài suy nghĩ làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp và GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng 
 VD: Thưa cô, cô có thích mặc áo dài không?...
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu và tự đặt câu. GV nhận xét và sửa cho HS.
GV: Để giữ lịch sự khi đặt câu hỏi cần tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác.
3. Phần ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK về 3 cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. Cả lớp theo dõi trong SGK.
4) Phần luyện tập
Bài tập 1
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- HS làm bài nhóm đôi trên phiếu to.
- đại diện nhóm trình bày, nhận xét. GV nhận xét và chữa bài.
Kết quả: a) Quan hệ ở đây là quan hệ thầy trò
 b) Quan hệ thù địch giữa cậu bé và tên phát xít.
*Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu cầu của bài.
- HS lần lượt đặt từng câu hỏi
Kết quả: Các câu hỏi các bạn tự hỏi nhau là câu hoit hơI tò mò, chưa tế nhị.
5.Củng cố và dặn dò.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những bạn học tốt.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
 Chiều Thứ sáu ngày 4 tháng 12 năm 2009
 Toán (lt)
 Nhân một số với một tổng 
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh luyện tập củng cố về nhân một số với một tổng.
- Giúp học sinh làm tốt các bài tập dạng này.
 - Rèn học sinh kĩ năng tính toán tốt
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
Bài 1: Tính. Cho học sinh làm bái cá nhân giáo viên gọi học sinh lên bảng chữa giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng:
a) 235 x (30 + 5) = 235 x 30 + 235 x 5 b) 5327 x (80 +6) = 5327 x 80 + 5327 x 6 
 = 7050 + 1175 = 426 160 + 31962
 = 8225 = 458 122 
Bài 2: Một trại chăn nuôi có 860 con vịt và 540 con gà. Mỗi ngày một con vịt hoặc một con gà ăn hết 80 g thức ăn. Hỏi trại trăn nuôi đó phải chuẩn bị bao nhiêu ki lô gam thức ăn để đủ cho số gà, vịt đó ăn trong một ngày? 
- Cho học sinh làm nhóm đôi đại diện nhóm trình bày bài, giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng: 
Trại trăn nuôi đó có tổng số con gà và vịt là:
 860 + 540 = 1400 (con)
 Trại chăn nuôi đó phải chuẩn bị số ki lô gam thức ăn đó là:
1400 x 80 = 112000 (g) = 112 (kg)
Đáp số : 112 (kg)
Bài 3: Một khu đất hình chữ nhật có chièu dài 248m, chiều rộng băng chiều dài. Tính chu vi khu đất đó. 
 Chiều rộng hình chữ nhật là: 
 248 : 4 = 62 (m)
 Chu vi hình chữ nhật đó là: 
 (248 + 62) x 2 = 620 (m)
 Đáp số: 620 m 
3.Củng cố dặn dò : Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau.
Sinh hoạt
 Tiết 15: Kiểm điểm hoạt động tuần 15.
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III. Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ. 
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập:
Về đạo đức:
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
Về các hoạt động khác.
Tuyên dương: Quân, Hùng, Phương
Phê bình: Long, Mạnh
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
3/ Củng cố - dặn dò.
Nhắc nhở HS chuẩn bị bài cho tuần học tới.( tuần 16)
 Thể dục
Tiết 30:Bài thể dục phát triển chung- Trò chơi: Lò cò tiếp sức.
I. Mục tiêu
- Hoàn thiện và kiểm tra các động tác bài thể dục phát triển chung.yêu cầu tập thuộc cả bài và thực hiện các động tác cơ bản đúng.
- Trò chơi “ Lò cò tiếp sức”.Yêu cầu tham gia chơi nhiệt tình.
- Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
a) ổn định
b) Khởi động
c) Trò chơi: Kết bạn
2. Phần cơ bản:
a) ôn bài thể dục phát triển chung.
c.Trò chơi: Lò cò tiếp sức
3. phần kết thúc: 
a) Thả lỏng
b) Củng cố nội dung bài
c) Dặn dò
6-10
2
2
2
18-22
14-16
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
- Gv cho HS tập hợp theo 3 hàng ngang dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng
-HS tiến hành tập cả lớp khoảng 2 lần 8 nhịp.
- HS quan sát và tập theo
- GV kiểm tra bài thể dục phát triển chung; tiến hành kiểm tra thành nhiều đợt, mỗi đợt 3 HS.
- HS chuẩn bị để kểm tra.
- GV nhận xét đánh giá theo 3 mức: Hoàn thành, không hoàn thành, hoàn thành tốt.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- HS chơi thử một lần
- HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- GV quan sát lớp
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giáo bài tập về nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15.doc