Giáo án Tuần 2 - Dạy lớp 4

Giáo án Tuần 2 - Dạy lớp 4

sáng. TẬP ĐỌC.

Tiết 3: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp)

 I.Mục tiêu.

 -Đọc lưu đúng các từ câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn

 -Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, sau các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.

 - Hiểu nghĩa từ khó trong bài.Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.

 II. Đồ dùng dạy học.

 - Bảng phụ viết phần luyện đọc diễn cảm.Tranh minh hoạ câu chuyện

 III. Các hoạt động dạy học

 1.Mở dầu: GV giới thiệu bài

 2.Dạy học bài mới.

 2.1,Giới thiệu bài.

 2.2, Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.

 

doc 18 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 887Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 2 - Dạy lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Thứ hai ngày 31 tháng 8 năm 2009.
sáng. tập đọc.
Tiết 3: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp)
 I.Mục tiêu.
 -Đọc lưu đúng các từ câu, đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn
 -Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, sau các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
 - Hiểu nghĩa từ khó trong bài.Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.
 II. Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ viết phần luyện đọc diễn cảm.Tranh minh hoạ câu chuyện
 III. Các hoạt động dạy học
 1.Mở dầu: GV giới thiệu bài
 2.Dạy học bài mới.
 2.1,Giới thiệu bài.
 2.2, Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
 *.HĐ1: Luyện đọc.
 - GV đọc mẫu sau đó yêu cầu HS chia đoạn
 - HS chia đoạn( bài chia thành 3 đoạn ).
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp sửa phát âm sai và giải nghĩa một số từ mới.
 - GV sửa lỗi đọc cho HS.
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn
 - HS đọc lại bài theo nhóm.
 *.HĐ2.Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1(SGK): Bọn nhện chăng tơ kín đường, bốa trí nhện gộc canh gác, tất cả nhà nhện núp kín trong hang đá với dáng vẻ hung dữ.)
- HS đọc thầm đoạn 2 và TLCH 2(SGK):đầu tiên Dế Mèn chủ động hỏi lời lẽ rất oai, giọng thách thức của một kẻ mạnh: muốn nói chuyện với tên nhện chóp bu, dùng các từ xưng hô: ai, bọn này, ta....
- Đọc thầm đoạn 3 và thảo luận nhóm 2 để trả lời câu hỏi 3 + 4(SGK) : Dế Mèn phân tích theo cách so sánh để bọn nhên thấy chúng hành hạ hèn hạ, không quân tử rất đáng xấu hổ, đồng thời đe doạ chúng.
HS tự chọn các danh hiệu cho Dế Mèn.
- GV: Em hãy nêu nội dung chính của bài 
- HS nêu nội dung của bài, nhận xét.
- GV nhận xét và ghi bảng.
 * Luyện đọc diễn cảm.
 - 3HS đọc bài và nêu giọng đọc phù hợp
 - HS luyện đọc theo theo nhóm. - HS thi đọc diễn cảm. Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
 3. Củng cố- dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học.Dặn HS chuẩn bị bài sau và đọc trước bài tiết 2.
toán.
	Tiết 6: Các số có sáu chữ số.	
 I.mục tiêu Giúp HS :
 - Ôn tập các hàng liền kề: 10đơn vị = 1 chục, 10 chục = 1trăm, 10 trăm = 1 nghìn, 
 10 nghìn = 1chục nghìn, 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn.
 - Biết đọc viết các số có sáu chữ số
 - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
 II.Đồ dùng dạy học.
 - GV: Các hình biểu diễn đơn vị chục, trăm, nghìn, chục nghìn, Bảng các hàng có sáu chữ số.
 III.Các hoạt động dạy học.
Kiểm tra bài cũ GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
2.Dạy – học bài mới.
2.1.Giới thiệu bài.
 2.2: Ôn tậpvề các hàng đơn vị, trăm, chục nghìn, chục nghìn.
 - GV đưa ra hình vẽ như SGK và yêu cầu HS nêu mối quan hệ liền kề. 
 ? Mấy đơn vị bằng một chục? Mấy chục bàng một trăm? Mấy trăm bằng một nghìn?...
 - HS lần lượt trả lời, nhận xét, GV kết luận: 10ĐV = 1 cục, 10 chục = 1trăm, 10 trăm = 1 nghìn, 10 nghìn = 1chục nghìn, 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn.
 - HS tự viết số 100 000 vào nháp và nhận xét xem số đó gồm những chứ số nào?
2.3) Giới thiệu số có sáu chữ số.
- GV treo bảng các hàng như trong SGK cho HS quan sát
- GV giới thiệu số 432 516 thông qua bảng trên bằng cách cho HS gắn các tấm tẻ 100 000 vào các hàng có sẵn trong bảng.Từ đó HS viết được các số trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, số trăm, số chục, số đơn vị vào bảng.
- Dựa vào đó HS viết được số 432 516, HS tập đọc số. Nếu HS đọc sai GV sửa và giúp HS đọc lại.GV viết thêm một vài ví dụ số có sáu chữ số cho HS luyện đọc.
2.4)Luyện tập 
 Bài1:_ HS đọc yêu cầu và làm bài cá nhân.
 - HS trình bày bài, nhận xét.
 - GV nhận xét và chữa bài. 
 Kết quả: Các số được viết như sau:Số cần viết là: 523453
 *Bài 2 : HS làm bài nhóm đôi, 2 nhóm làm bài trên phiếu.
 - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
 - GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
 *Bài 3: - HS đọc yêu cầu 
 - GV viết bảng các số cho HS luyệnđọc cá nhân và đồng thanh. 
 Bài 4: - HS làm bài cá nhân vào vở.
 - GV chấm vào vở.
 - GV chấm và chữa bài.
 Kết quả: 63 115; 723936; 943102; 860372.
 3.Củng cố- dặn dò
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn HS về hoàn thiện bài tập 4 và chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Tiết 3 Làm quyen với bản đồ (tiếp)
 I.Mục tiêu
- Học xong bài này học sinh biết:
 - Nêuđượccác bước sử dụng bản đồ: đọc tênbản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tượng lịch sử hay địa lí trên bản đồ.
- Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản: nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vàop kí hiệu màu sắc phân biệt được độcao, nhậnbiết núi, cao nguyên,đồng bằng, vùng biển.
 II- Đồ dùng dạy học.
- GV: Bản đồ địa lí Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam
 III- Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 1.Giới thiệu bài: - GV giới thiệu chung về môn học
 2.Cách sử dụng bản đồ
 *Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
 - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức bài trước trả lời câu hỏi sau:
 +Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
 + Dựa vào bảng chú giảỉ hình 3 bài 2 để đọc các đối tượng địa lí.
 + Chỉ đượng biên giới và phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng trên hình 3 (bài 2) và giải thích tại sao lại biết đó là đường biên giới quốc gia?
 - Đại diện HS lần lượt trả lời.
 - GV nhẫnét và hướng dẫn HS cách đọc bản đồ.
 *Hoạt động 2: Làm việc nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm làm bài tập a và b
- Các nhóm thảo luận trong 5 phút.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét và kết luận chung: Các nước láng giềng của Việt nam là: Cam – pu – chia, Lào, Trung Quốc. Vùng biển nước ta là một phần của biển đông. Quần đào Việt Nam là Hoàng sa và Trường Sa,... Một số đảo của Việt nam là: Phú Quốc, Côn đảo, Cát Bà... Một số sông chính là: sông Hồng, Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu.
 *Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
- GVtreo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng, yêu cầu HS đọc tên bản đồ, chỉ các hướng trên bản đồ, chỉ vị trí các tỉnh thành phố mình đang sống.
- Gv quan sát hướng dẫn thêm cho HS.
*Hoạt động 4:Làm việc cả lớp.
- Gv hướng dẫn học sinh cách học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị cho bài học sau.
Chiều Đạo đức
 Tiết 2: Trung thực trong học tập
I_ Mục tiêu: 
 Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Biết cần phải trung thực trong học tập
- Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.
- Trình bày được ý kiến của mình về những hành vi trung thực trong học tập.Biết đồng tình ủng hộ những hành vi trung thực phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II- Đồ dùng dạy học
 HS: SGK môn đạo đức, một số mẩu chuyện về trung thực trong học tập.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1.HĐ khởi động: GV giới thiệu bài học.
2.Các hoạt động chính
 *Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (bài tập 3, sgk)
- GV chia lớp thành 6 nhóm thảo luận theo yêu cầu của câu hỏi trong SGK.
- đại diện nhóm trình bày, nhẫn xét.Cả lớp trao đổi, chất vấn nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận chung:
a) Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học lại để gỡ lại.
b) Báo lại cho cô giáo biết để chữa lại điểm cho đúng
c) Nói bạn thông cảm, vì làm như vậy là không trung thực trong học tập.
 *Hoạt động 2: Trình bày tư liệu sưu tầm được (bài tập 4, sgk)
- GV yêu cầu HS trình bày, giới thiệu các tư liệu sưu tầm được.
- Cả lớp thảo luận theo câu hỏi: Em nghĩ gì về những mẩu chuyện, tấm gương đó?
- HS lần lụơt trình bày ý kiến của mình.
- GV kết luận chung:Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương tốt về trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập.
 *Hoạt động 3: Trình bày tiểu phẩm (bài tập 5, sgk)
- GV gọi HS trình bày tiểu phẩm đã được chuẩn bị
- Cả lớp thảo luận chung theo câu hỏi mà GV đưa ra:
 Em có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem?
 Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành động như vậy không? Vì sao?
- Đại diện HS trả lời, nhận xét.
- GV nhận xét và kết luận chung
*Hoạt động tiếp nối.
- HS sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập
- HS tự liên hệ qua bài tập 6.
- GV nhận xét chung tiết học. Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
 ........................................................................................
Tin học
GV chuyên soạn giảng
 Thể dục
Tiết 1: Giới thiệu chương trình –Trò chơi"chuyển bóng tiếp sức".
I. mục tiêu
- Biết được những nội dung cơ bản của chương trình thể dục lớp 4 và một số nội qui trong giờ học Thể dục.
- HS được tham gia chơi trò chơi Chuyển bóng tiếp sức.
- Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
2. Phần cơ bản:
a. Môn thể thao tự chọn( đá cầu) 
- Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân. 
- Ôn phát cầu bằng mu bàn chân.
-Ném bóng.
b. Trò chơi Hoàng Anh Hoàng Yến..
3. phần kết thúc: 
6-10
2
2
2
18-22
14-16
2-3
 8-10
14-16
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
- Đá cầu bằng đùi tập theo đội hình hàng ngang từng tổ do tổ trưởng điều khiển.
-Tập theo hàng ngang phát cầu cho nhau. Giáo viên nêu tên động tác, cho hai học sinh tập tốt, làm mẫu và giải thích động tác theo tranh. Cho cả lớp tập, Giáo viên theo dõi sửa sai. Cuối giờ cho học thi xem tổ nào có nhiều người phát cầu đúng và qua lưới sang sân đối phương.
- Học cách ném bóng trúng đích. Giáo viên nêu tên động tác, làm mẫu giải thích, cho học sinh luyện tập, giáo viên quan sát.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giáo bài tập về nhà.
Thứ tư ngày 2 tháng 9 năm 2009.
Sáng	tập đọc.
tiết 4: Truyện cổ nước mình
 I.Mục tiêu.
 - Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng tự hào trầm lắng
 - Hiểu một số từ khó trong bài. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi kho tàng chuyện cổ nước mình. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm quý báu của ông cha.
 - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
 II. Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ viết phần luyện đọc diễn cảm
 III. Các hoạt động dạy học
 HĐ 1:.Kiểm tra bài cũ : HS đọc bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
 HĐ 2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
 * Luyện đọc.
 - HS chia đoạn( bài chia thành 5 đoạn, mỗi đoạn là một khổ thơ ).
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp sửa phát âm sai và giải nghĩa một số từ mới.
 - GV sửa lỗi đọc cho HS.
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn. HS đọc lại bài theo nhóm.
 - GV đọc lại bài.
 *.Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm bài và thả ... hợp lớp tổng kết giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị cho bài học sau.
Thứ năm ngày 3 tháng 9 năm 2009
 Sáng toán.
 tiết 9 So sánh các số có nhiều chữ số
 I.Mục tiêu
- Biết so sánh các số có nhiều chữ số.
- Biết tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất trong 1 nhóm số.
- Xác định được số lớn nhất, số bé nhất có 3 chữ số, có 6 chữ số
 II.Đồ dùng dạy học
 GV + HS: Bảng con.
Iii - Các hoạt động dạy học 
 A. Kiểm tra bài cũ
 - HS viết bảng con: 37 850 
 125 406
B . Dạy bài mới .
1. Giới thiệu bài.
2. Tìm hiểu bài.
- GV hướng dẫn HS so sánh số có nhiều chữ số.
- Yêu cầu HS so sánh 2 số : 99 578 và 100 000.
- HS phát biểu, nhận xét, kết luận : 99 578 < 100 000
- HS nêu cách so sánh.
- GV nhận xét avf kết luận chung
- Kết luận :
 + Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.
 + Nếu số chữ số bằng nhau thì so sánh các chữ số cùng hàng với nhau, lần lượt từ trái sang phải. Nếu chữ số nào lớn hơn thì số tương ứng sẽ lớn hơn.
 3) Luyện tập
 *Bài tập 1 : 
- HS nêu yêu cầu .
- HS so sánh và giải thích cách làm .
 9 999 < 10 000 653 211 = 653 211
 99 999 < 100 000 43 256 < 432 510
 726 585 > 557 652 845 713 < 854 713
 *Bài tập 2
- HS nêu yêu cầu.
- HS tìm số lớn nhất trong các số đã cho.
- Nhận xét, thống nhất kết quả ( 902 011 ).
 *Bài tập 3
- HS nêu yêu cầu.
- HS xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn .
( 2 467 ; 28 092 ; 932 018 ; 943 567 )
 *Bài tập 4
- HS nêu yêu cầu, tìm và viết số LN, BN có 3 chữ số, có 6 chữ số.
 4) Củng cố – dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau.
 chính tả (nghe viết)
Tiết 2: Mười năm cõng bạn đi học
 I.Mục tiêu.
 - Nghe viết chính xác, đúng chính tả một đoạn trong bài Mười năm cõng bạn đi học.
 - Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu s/x .
 - Rèn kĩ năng trình bày cho HS. 
 - Rèn tác phong ngồi viết cho HS.
 II.Đồ dùng dạy học.
 - GV: bảng nhóm
 III.Các hoạt động dạy học.
 HĐ 1:kiểm tra bài cũ: 
 - GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
 HĐ 2.Dạy bài mới
 *.Hướng dẫn HS nghe viết.
 - HS đọc bài: Mười năm cõng bạn đi học. HS tìm hiểu nội dung chính của bài.
 GV: Nội dung chính của bài là gì?
 - HS đọc thầm bài và tập viết những từ khó ra nháp.
 - GV đọc cho HS viết bài.
 - GV thu bài chấm và chữa bài.
 *.Hướng dẫn HS làm bài tập.
 *Bài 2a: - HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở bài tập, 2 HS trình bày bảng nhóm.
 - HS trình bày bài làm, nhận xét.
 - GV nhận xét và chữa bài.
 Kết quả: Lát sau – rằng – Phải chăng – xin bà - Băn khoăn – không sao! - để xem.
 *Bài 3: - HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở.
 - HS trình bày bài làm, nhận xét.
 - GV nhận xét khen ngợi HS giải đố nhanh viết đúng chính tả.
 Lời giải đúng: a) Dòng thơ 1: chữ sáo; Dòng thơ 2: chữ sao.
 3.Củng cố – dặn dò. 
 - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
kĩ thuật
Tiết 2 : Cắt vải theo đường vạch dấu
I- Mục tiêu:
- HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt theo đường vạch dấu
- vạch được đường dấu trên vải và cắt được vải theo đường vạch dấu đúng quy trình, đúng kĩ thuật
- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II- Đồ dùng học tập
- Mẫu một mảnh vải đã được vạch dấu
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết: một mảnh vải kích thước 20 cm x 30 cm, kéo cắt vải, phấn vạch trên vải, thước.
III- Các hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu
 - GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát, nhận xét hình dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu.
- HS nêu tác dụng của việc vạch dấu trên vải và các bước cắt vải theo đường vạch dấu.
- GV nhận xét bổ sung câu trả lời của HS và kết luận
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật
 a.Vạch dấu trên vải
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1a, 1b, để nêu cách vạch dấu đường thẳng đường cong trên vải.
- GV đính vải lên bảng gọi một HS lên thực hiện thao tác đánh dấu hai điểm cách nhau 15 cm và vạch dấu nối hai điểm để được đường vạch dấu thẳng. Một HS khác thực hiện thao tác vạch dấu đường cong.
- Gv lưu ý HS một số điểm...
 b. Cắt vải theo đường vạch dấu.
- HS quan sát hình 2a,2b nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu
- GV nhận xét bổ sung
- HS đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 3. HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu
-GV nêu thời gian và yêu cầu thực hành
- HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu.
- GV quan sát, uốn nắn, chỉ dẫn thêm cho HS
* Hoạt động 4: đánh giá kết quả của học sinh
- HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành của HS.
- HS dựa vào tiêu chuẩn tự đánh giá sản phẩm thực hành
- GV nhận xét, đấnh giá kết quả học tập của HS theo hai mức: hoàn thành và chưa hoàn thành
* Củng cố dặn dò.
	 GV nhận xét tiết học, dặn HS về chuẩn bị tốt các dụng cụ cắt, khâu, thêu.
 Luyện từ và câu
Tiết 4: Dấu hai chấm
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm trong câu: báo hiệu bộ phận dứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
- HS biết dùng đúng dấu hai chấm khi viết văn
II- Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ để ghi bài tập 1
III- Các hoạt động dạy học
Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
Hướng dẫn tìm hiểu bài
 a. Phần nhận xét:
- Ba HS nói tiếp đọc phần nhận xét
- HS lần lượt đọc từng câu văn câu thơ, nhận xét về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu đó.
+ câu a: báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ, dấu hai chấm phối hợp với dấu ngoặc kép.
+ câu b. báo hiệu phần sau là lời nói của Dế Mèn, dấu hai chấm phối hợp với dấu gạch đầu dòng.
+ Câu c: báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích rõ những điều lạ mà bà già nhận thấy khi về nhà.
- GV nhận xét và kết luận chung
GV: Em hãy nêu tác dụng của dấu hai chấm?
b. phần ghi nhớ:
- Hai, ba HS đọc phần ghi nhớ SGK trang 23
3.Hướng dẫn luỵên tập
* Bài tập số 1: 
- HS đọc yêu cầu cảu bài và làm bài theo cặp
- HS trình bày bài làm, nhận xét. Gv nhẫn xét và chữa bài.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng
* Bài tập 2: 
- Một HS đọc to yêu cầu của bài tập.
- GV nhắc HS : để báo hiệu lời nói của nhân vật, có thể dùng dấu hai chấm phối hợp với dấu ngoặc kép, hoặc dấu gạch đầu dòng. Trường hợp cần giải thích thì chỉ dùng dấu hai chấm.
- cả lớp viết bài vào vở bài tập.
- Một số em đọc đoạn viết trước lớp, giải thích tác dụng của dấu hai chấm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố- dặn dò.
	- GV nhận xét tiết học dặn HS chuẩn bị bài cho tiết học sau.
 Chiều Thứ sáu ngày 4 tháng 9 năm 2009
 Toán (lt)
Ôn tập tiết 9.
 I.Mục tiêu
- Củng cố cho học sinh về cách so sánh số có nhiều chữ số.
- HS thực hành làm các bài tập so sánh số có nhiều chữ số đã được học.
- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
II.Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết săn yêu cầu của bài tập 3
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 1.Giới thiệu bài.
 2.Hướng dẫn học sinh luyện tập.
*Bài 1: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
 687653.... 98 987 493 701.... 654 702
 687 653.... 687 599 700 000 .... 69 999
 857 432 ... 857 432 857 000 ... 856 999 
 - HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở
 - HS trình bày bài làm, nhận xét. GV nhận xét và chữa bài.
 *Bài 2: 
 a) Khoanh vào số lớn nhất: 356 872; 283 576; 638 752; 725 863
 b)_ Khoanh vào số bé nhất: 943 567; 394 756; 563 947; 349 657
-HS đọc yêu cầu và làm bài vào nháp
- GV nhận xét và chữa bài.
 Kết quả: a) 725 863
 b) 349 657
 *Bài 3: Viết tiếp vào chỗ chấm
 a) Số:"bảy mươi triệu" viết là.......
 b) Số:"một trăm triệu" viết là.......
 c) Số:"ba trăm triệu" viết là........
 d) Số:"hai trăm tám mươi triệu" viết là.....
 - HS đọc yêu cầu. GV yêu cầu HS viết vào bảng con, một HS viết vào bảng lớp.
 - GV nhận xét và chữa bài
 Kết quả đúng là: a) 70 000 000
 b) 100 000 000
 c) 300 000 000
 d) 280 000 000
3.Củng cố và dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt
 Tiết 2: Kiểm điểm hoạt động tuần 2
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III. Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ. 
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập:
Về đạo đức:
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
Về các hoạt động khác.
Tuyên dương: 
Phê bình:
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
3/ Củng cố - dặn dò.
Nhắc nhở HS chuẩn bị bài cho tuần học tới.( tuần 3)
 Thể dục
Tiết 2: Tập hợp hàng dọc dóng hàng điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ – Trò chơi"Chạy tiếp sức"
I. mục tiêu
- Biết cách tập hợp hàng dọc, biết cách dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ.
- Biết cách tham gia chơi trò chơi Chạy tiếp sức hoặc chuyển bóng tiếp sức.
- Giáo dục HS ý thức rèn luyện thân thể. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
2. Phần cơ bản:
a. Ô tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ .
-
b. Trò chơi Chạy tiếp sức
3. phần kết thúc: 
6-10
2
2
2
18-22
14-16
2- 4
8-10
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
- Ôn tập hợp hàng dọc.
GV yêu cầu lớp trưởng cho cả lớp tập khoảng 5 – 7 lần cách tập hợp hàng dọc.
GV quan sát và nhẫn xét uốn nắn cho HS.
- Ôn dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ.
GV làm mẫu lại các động tác, HS quan sát.
HS tập dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
HS luyện tập cả lớp rồi theo tổ.
GV quan sát giúp đỡ thêm HS.
HS tập hợp và thi biểu diễn lại những nội dung vừa ôn tập.
GV nhận xét chung qua phần luyện tập.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- HS tham gia chơi nhiệt tình
- GV quan sát giúp đỡ HS
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giáo bài tập về nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan2.doc