Giáo án Tuần 22 - Lớp 4 - Chuẩn KTKN

Giáo án Tuần 22 - Lớp 4 - Chuẩn KTKN

Đạo đức: Lịch sự với mọi người (tiết 2)

I.Mục đích, yêu cầu: HS hiểu:

 - Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.

 - Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh

 - Có thái độ: Tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh.

 II.Đồ dùng dạy - học:-SGK đạo đức 4-Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.

 -Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.

III.Hoạt động dạy – học:

1.Kiểm tra bài cũ:

- Tại sao phải lịch sự với mọi người?

2. Bài mới:

a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu.

b) Tìm hiểu bài:

*Hoạt động1: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 2- SGK/33)

- GV lần lượt nêu từng ý kiến của bài tập 2. - Trong những ý kiến sau, em đồng ý với ý kiến nào ?

a/. Chỉ cần lịch sự với ngưòi lớn tuổi.

b/. Phép lịch sự chỉ phù hợp khi ở thành phố, thị xã.

c/. Phép lịch sự giúp cho mọi người gần gũi với nhau hơn.

d/. Mọi người đều phải cư xử lịch sự, không phân biệt già- trẻ, nam- nữ.

 

doc 81 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 500Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 22 - Lớp 4 - Chuẩn KTKN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
 Ngày soạn:3 / 2 /2010.
 Ngày giảng: Thứ 3 ngày 9 tháng 2 năm 2010.
Đạo đức: Lịch sự với mọi người (tiết 2)
I.Mục đích, yêu cầu: HS hiểu: 
 - Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
 - Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh 
 - Có thái độ: Tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh.
 II.Đồ dùng dạy - học:-SGK đạo đức 4-Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
 -Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
III.Hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Tại sao phải lịch sự với mọi người? 
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu.
b) Tìm hiểu bài:
*Hoạt động1: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 2- SGK/33)
- GV lần lượt nêu từng ý kiến của bài tập 2. - Trong những ý kiến sau, em đồng ý với ý kiến nào ?
a/. Chỉ cần lịch sự với ngưòi lớn tuổi.
b/. Phép lịch sự chỉ phù hợp khi ở thành phố, thị xã.
c/. Phép lịch sự giúp cho mọi người gần gũi với nhau hơn.
d/. Mọi người đều phải cư xử lịch sự, không phân biệt già- trẻ, nam- nữ.
đ/. Lịch sự với bạn bè, người thân là không cần thiết.
 - GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
- GV kết luận: + Các ý kiến c, d là đúng.
 + Các ý kiến a, b, đ là sai.
*Hoạt động 2: Đóng vai (Bài tập 4- SGK/33)
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai tình huống a, bài tập 4.
 - GV nhận xét chung.
 ô Kết luận chung :
 - GV đọc câu ca dao sau và giải thích ý nghĩa: Lời nói không mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
3.Củng cố - Dặn dò:
 - Thực hiện cư xử lịch sự với mọi người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
 - Về xem lại bài và áp dụng những gì đã học vào thực tế.
 - Chuẩn bị bài tiết sau.
- 2 HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS biểu lộ thái độ theo cách quy ước ở hoạt động 3, tiết 1- bài 3.
- HS giải thích sự lựa chọn của mình.
- Cả lớp lắng nghe.
- Các nhóm HS chuẩn bị cho đóng vai.
- Một nhóm HS lên đóng vai; Các nhóm khác có thể lên đóng vai nếu có cách giải quyết khác.
- Lớp nhận xét, đánh giá các cách giải quyết.
- HS lắng nghe.
- HS cả lớp thực hiện.
Toán: So sánh hai phân số cùng mẫu số.
I. Mục đích, yêu cầu: - Giúp HS: 
- Biết so sánh hai phân số cùng mẫu số. 
- Nhận biết một phân số bé hơn hoặc lớn hơn 1.
- HS nắm bài làm đúng các bài tập 1; 2a,b (3 ý đầu). HS khá, giỏi làm thêm bài tập 3
- Gd HS vận dụng vào tính toán thực tế.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên: Hình vẽ sơ đồ các đoạn thẳng được chia theo tỉ lệ như SGK. Phiếu bài tập
 - Học sinh: Các đồ dùng liên quan tiết học.
III.Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai HSlên bảng chữa bài tập số 3 .
- Nhận xét bài làm ghi điểm học sinh .
- Nhận xét đánh giá phần bài cũ .
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu ghi đề.
 b) Tìm hiểu ví dụ:
- Gọi 1 HS đọc ví dụ trong SGK.
+ Treo bảng phụ đã vẽ sẵn sơ đồ các đoạn thẳng chia theo các tỉ lệ như SGK.
- GV nêu câu hỏi gợi ý:
- Đoạn thẳng AB được chia thành mấy phần bằng nhau ?
+ Hãy so sánh độ dài đoạn thẳng AC với độ dài đoạn thẳng AD?
- Hãy viết chúng dưới dạng phân số ?
+ Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số của hai phân số và ?
+ Vậy muốn so sánh hai phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào ? 
c) Luyện tập
Bài 1 : Gọi 1 em nêu đề bài .
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 
- Gọi hai em lên bảng sửa bài.
+ Yêu cầu HS nêu giải thích cách so sánh .
-Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh .
Bài 2 : 
- Gọi HS đọc đề bài .
a/ + GV ghi 2 phép tính mẫu và nhắc HS nhớ lại về những phân số có giá trị bằng 1 .
 -Yêu cầu lớp làm vào vở. 
- Gọi HS lên bảng làm bài.
+ Phân số như thế nào thì bé hơn 1 ?
+ Phân số như thế nào thì lớn hơn 1 ?
b/ - GV nêu yêu cầu đề bài .
 - Giáo viên nhận ghi điểm từng học sinh .
Bài 3 : Dành cho HS khá, giỏi 
- Gọi HS đọc đề bài .
+ Phân số như thế nào thì bé hơn 1 ? 
-Yêu cầu lớp tự suy nghĩ làm vào vở. 
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét bài làm học sinh 
3) Củng cố - Dặn dò:
- Muốn so sánh 2 phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào ?
- Nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn về nhà học bài và làm bài.
+ 2 HS thực hiện trên bảng .
+ Nhận xét bài bạn .
- Lắng nghe .
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm bài .
+ Quan sát nêu nhận xét .
- 5 phần bằng nhau
+ Độ dài đoạn thẳng AD lớn hơn độ dài đoạn thẳng AC hay độ dài đoạn thẳng AC bé hơn độ dài đoạn thẳng AD 
- Hai phân số này có mẫu số bằng nhau và bằng 5. Tử số 2 của phân số bé hơn tử số 3 của phân số .
+ HS tiếp nối phát biểu quy tắc .
- Một em nêu đề bài .
- Lớp làm vào vở .
 -Hai học sinh làm bài trên bảng
 và ; ; và ; > 
- Học sinh khác nhận xét bài bạn.
- Một em đọc thành tiếng .
 + HS tự làm vào vở. 
- Một HS lên bảng làm bài .
- So sánh : và 1. < 1. 
+ Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn 1. 
 + và 1. > 1. 
+ Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1. 
+ 1 HS đọc thành tiếng, lớp tự làm vào vở nháp.
+ HS thực hiện vào vở.
- Các phân số cần tìm là : 
 ; ; ; .
+ HS nhận xét bài bạn .
- 2 HS nhắc lại. 
- Về nhà học thuộc bài và làm lại các bài tập còn lại.
Chính tả: ( Nghe – viết) Sầu riêng.
I. Mục đích, yêu cầu 
 - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn trong bài "Sầu riêng".
 - Làm đúng BT3 ( kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh ), hoặc BT 2 a, b 
 - Gd HS ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp .
II. Đồ dùng dạy - học -Bảng lớp viết các dòng thơ trong bài tập 2a hoặc 2b cần điền âm đầu hoặc vần vào chỗ trống .3 - 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT3 .
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết vào vở nháp rong chơi, ròng rã, rượt đuổi, dạt dào, dồn dập, giông bã , giục giã, giương cờ....
- Nhận xét về chữ viết trên bảng và vở.
2 Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu ghi đề.
 b. Hướng dẫn viết chính tả:
- Gọi HS đọc đoạn văn .
- Hỏi: + Đoạn văn này nói lên điều gì ?
-Yêu cầu các HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
+ GV đọc lại toàn bài và đọc cho học sinh viết vào vở .
+ Đọc lại toàn bài một lượt để HS soát lỗi tự bắt lỗi .
- GV chấm và chữa bài 7-10 Hs.
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 Bài 2:a/ Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Phát giấy và bút dạ cho nhóm HS . 
- Yêu cầu HS thực hiện trong nhóm, nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Gọi các nhóm khác bổ sung từ mà các nhóm khác chưa có.
- Nhận xét và kết luận các từ đúng.
+ Ở câu a ý nói gì ?
+ Ở câu b ý nói gì ?
 Bài 3:
a/ Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm và tìm từ.
- Gọi 3 HS lên bảng thi làm bài .
- Gọi HS nhận xét và kết luận từ đúng.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm .
+ Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp và hương vị đặc biệt của hoa và quả sầu riêng .
- Các từ: trổ vào cuối năm, toả khắp khu vườn, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti,...
+ Viết bài vào vở .
+ Từng cặp soát lỗi cho nhau và ghi số lỗi ra ngoài lề tập .
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Trao đổi, thảo luận và tìm từ cần điền ở mỗi dòng thơ rồi ghi vào phiếu.
- Bổ sung.
-1 HS đọc các từ vừa tìm được trên phiếu: 
+ Thứ tự các từ cần chọn để điền là : 
a/ Nên bé nào thấy đau !
 Bé oà lên nức nở .
- Cậu bé bị ngã không thấy đau.Tối mẹ về nhìn thấy xuyt xoa thương xót mới oà khóc nức nở vì đau .
b/ Con đò lá trúc qua sông .
 Bút nghiêng lất phất hạt mưa.
Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn .
+ Miêu tả nét vẽ cảnh đẹp Hồ Tây trên đồ sành sứ .
-1 HS đọc thành tiếng.
- HS ngồi cùng bàn trao đổi và tìm từ.
- 3 HS lên bảng thi tìm từ.
- 1 HS đọc từ tìm được.
- Lời giải : Nắng - trúc xanh - cúc - lóng lánh - nên - vút - náo nức .
- HS cả lớp .
Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
I. Mục đích, yêu cầu: HS hiểu :
- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào ? (ND ghi nhớ)
- Nhận biết được câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn khoảng 5 câu, trong đó có câu kể Ai thế nào ? (BT2).
- HS khá, giỏi viết được đoạn văn coa 2, 3 câu theo mẫu Ai thế nào ? (BT2)
- Gd HS vận dụng vào thực tế.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 GV: Hai tờ giấy khổ to viết 4 câu kể Ai thế nào ? (1 , 2 , 4, 5) trong đoạn văn phần nhận xét 
 -1 tờ giấy khổ to viết sẵn 5 câu kể Ai thế nào ? (3 , 4, 5, 6, 8) trong đoạn văn ở bài tập1 
 HS: SGK, nội dung bài 
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS lên bảng tìm những từ ngữ miêu tả trong đó có vị ngữ trong câu Ai thế nào ?
+ Gọi 2 HS trả lời câu hỏi : 
- Nhận xét, kết luận và cho điểm HS 
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu ghi đề.
 b. Tìm hiểu ví dụ:
 Bài 1:
-Yêu cầu HS đọc nội dung và trả lời câu hỏi bài tập 1.
- Yêu cầu HS tự làm bài .
- Gọi HS Nhận xét, chữa bài cho bạn 
+ Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2 :
- Yêu cầu HS tự làm bài .
- Gọi HS phát biểu. Nhận xét , chữa bài cho bạn + Nhận xét , kết luận lời giải đúng .
Bài 3 :+ Chủ ngữ trong các câu trên cho ta biết điều gì ?
+ Chủ ngữ nào là do 1 từ, chủ ngữ nào là do 1 ngữ ?
c. Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- Gọi HS đặt câu kể Ai làm gì ? 
d. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .
- Chia nhóm 4 HS, phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận về lời giải đúng và dán tờ giấy đã viết sẵn 5 câu văn đã làm sẵn . HS đối chiếu kết quả .
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi .
+Trong tranh vẽ những loại cây trái gì ?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài . GV khuyến khích HS viết thành đoạn văn vì trong tranh chỉ thể hiện được một vài loại cây trái .
- Gọi HS đọc bài làm . 
- GV sửa lỗi dùng từ diễn đạt và cho điểm HS viết tốt .
3. Củng cố – dặn dò:
- Trong câu kể Ai thế nào? chủ ngữ do từ loại nào tạo thành ? Nó có ý nghĩa gì ? 
- Dặn HS về nhà học bài và viết một đoạn văn ngắn có dùng câu kể Ai thế nào ? (3 đến 5 câu)
- 3 HS thực hiện viết các câu thành ngữ, tục ngữ .
- Lắng nghe.
- Một HS đọc thành tiếng, tra ... kiến .
- Yêu cầu cả lớp và GV nhận xét , sửa lỗi và cho điểm những học sinh có ý kiến hay nhất . 
Bài 2 : 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài .
- GV treo bảng yêu cầu đề bài .
- Gọi 1 HS đọc : tả một bộ phận của một loài cây mà em yêu thích . 
+ Em chọn bộ phận nào của cây ( lá , thân , cành hay gốc cây ) để tả ?
+ Treo tranh ảnh về một số loại cây ăn quả lên bảng như ( mít , xoài , mãng cầu , cam , chanh , bưởi , dừa , chuối ,...) 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu .
- GV giúp HS những HS gặp khó khăn . 
+ Gọi HS lần lượt đọc kết quả bài làm .
+ Hướng dẫn HS nhận xét và bổ sung nếu có 
+ GV nhận xét , ghi điểm một số HS viết bài tốt .
* Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại bài văn miêu tả về một bộ phận của 1 loại cho hoàn chỉnh .
- Đọc nhiều lần hai bài văn tham khảo Bàng thay lá và Cây tre và nhận xét cach tả của tác giả trong mỗi đoạn văn .
-Dặn HS chuẩn bị bài sau quan sát một loài hoa hoặc thứ quả mà em thích để viét được một đoạn văn miêu tả về các loại này .
-2 HS trả lời câu hỏi . 
- Lắng nghe .
- 2 HS đọc thành tiếng lớp đọc thầm bài .
+ lắng nghe GV để nắm được cách làm bài .
+ 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và sửa cho nhau 
-Tiếp nối nhau phát biểu .
a/ Đoạn tả lá bàng của tác giả Đoàn Giỏi :
- Tả rất sinh động thay đổi màu sắc của lá bàng theo thưòi gian bốn mùa : Xuân - Hạ - Thu - Đông .
b/ Đoạn tả cây sồi của tác giả Lép Tôn - x tôi :
- Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân ( mùa đông cây sồi nứt nẻ , đầy sẹo . Sang xuân cây sồi toả rộng thành vòm lá xum xuê , bừng dậy một sức sống bất ngờ )
- Hình ảnh so sánh : Nó như một con quái vật già nua , cau có và khinh khủng đứng giữa đám bạch dương tươi cười .
Hình ảnh nhân hoá đã làm cho cây sồi như có tâm hồn của người :
- Mùa đông cây sồi già cau có và khinh khủng , vẻ ngờ vực , buồn rầu . Xuân đến , nó say sưa , ngây ngất , khẽ đung đưa trong nắng chiều . 
- 1 HS đọc thành tiếng .
- Quan sát :
- 1 HS đọc thành tiếng lớp đọc thầm bài .
+ Phát biểu theo ý tự chọn :
- Em chọn tả thân cây chuối .
- Em chọn tả gốc cây phượng già ở sân trường em .
- Em chọn tả lá cây bàng ở sân trường .
- Em chọn tả cành cây sầu riêng ở vườn ngoại em .
+ 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và sửa cho nhau 
_ HS tự suy nghĩ để hoàn thành yêu cầu vào vở hoặc vào giấy nháp .
+ Tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm .
- HS ở lớp lắng nghe nhận xét và bổ sung nếu có .
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 
ĐỊA LÍ 
 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
 CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ 
I.Mục tiêu :
 -Học xong bài này HS biết: ĐB Nam Bộ là nơi trồng nhiều lúa gạo ,cây ăn trái, đánh bắt và nuôi nhiều thủy hải sản trong cả nước . 
 -Nêu một số dẫn chứng chứng minh cho đặc điểm trên và nguyên nhân của nó .
 -Dựa vào tranh, ảnh kể tên thứ tự các công việc trong việc xuất khẩu gạo: mô tả chợ nổi trên sông ở ĐB Nam Bộ .
 -khai thác kiến thức từ tranh, ảnh ,bản đồ .
II.Chuẩn bị :
 -BĐ nông nghiệp VN.
 -Tranh, ảnh về sản xuất nông nghiệp, nuôi và đánh bắt cá tôm ở ĐB Nam Bộ.
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:Cho HS hát .
2.KTBC : 
 -Nhà cửa của người dân ở ĐB Nam Bộ có đặc điểm gì ?
 -Người dân ở ĐB Nam Bộ thường tổ chức lễ hội trong dịp nào? Lễ hội có những hoạt động gì ?
 GV nhận xét, ghi điểm .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài : 
 GV cho HS quan sát BĐ nông nghiệp, kể tên các cây trồng ở ĐB Nam Bộ và cho biết loại cây nào được trồng nhiều hơn ở đây?
 1/.Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước:
 *Hoạt động cả lớp: 
 GV cho HS dựa vào kênh chữ trong SGK, cho biết :
 -ĐB Nam bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước ?
 -Lúa gạo, trái cây ở ĐB Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu ?
 GV nhận xét, kết luận.
 *Hoạt động nhóm: 
 -GV cho HS dựa vào tranh, ảnh trả lời các câu hỏi sau :
 +Kể tên các loại trái cây ở ĐB Nam Bộ .
 +Kể tên các công việc trong thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu ở ĐB Nam Bộ .
 GV nhận xét và mô tả thêm về các vườn cây ăn trái của ĐB Nam Bộ . 
 ĐB Nam Bộ là nơi xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước. Nhờ ĐB này, nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu nhiều gạo bậc nhất thế giới.
 2/.Nơi sản xuất nhiều thủy sản nhất cả nước:
 GV giải thích từ thủy sản, hải sản .
 * Hoạt động nhóm: 
 GV cho HS các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh thảo luận theo gợi ý :
 +Điều kiện nào làm cho ĐB Nam Bộ sản xuất được nhiều thủy sản ?
 +Kể tên một số loại thủy sản được nuôi nhiều ở đây.
 +Thủy sản của ĐB được tiêu thụ ở đâu ?
 Gv nhận xét và mô tả thêm về việc nuôi cá, tôm ở ĐB này .
4.Củng cố : 
 -GV cho HS đọc bài học trong khung. 
 -GV tổ chức cho HS điền mũi tên nối các ô của sơ đồ sau để xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên với hoạt động sản xuất của con người .
Ngưòi dân cần cù lao động
Vựa lúa,vựa trái cây lớn nhất cả nước
Đất đai màu mỡ
Khí hậu nắng nóng
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học.
 -Chuẩn bị bài tiết sau tiếp theo.
-Cả lớp hát .
-Hs trả lời .
-HS khác nhận xét.
-HS quan sát B Đ.
-HS trả lời .
 +Nhờ có đất đai màu mỡ ,khí hậu nắng nóng quanh năm, người dân cần cù lao động nên ĐB Nam Bộ đã trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.
 +Cung cấp cho nhiều nơi trong nước và xuất khẩu .
-HS nhận xét, bổ sung.
-HS các nhóm thảo luận và trả lời :
 +Xoài, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, thanh long 
 +Gặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc, xay xát gạo và đóng bao, xếp gạo lên tàu để xuất khẩu.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
-HS lặp lại .
-HS thảo luận .
 +Nhờ có mạng lưới sông ngòi dày đặc .
 +Cá, tôm
 +Tiêu thụ trong nước và trên thế giới.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-3 HS đọc bài .
-HS lên điền vào bảng.
-HS cả lớp .
LỊCH SỬ 	
 TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ 	
I.Mục tiêu :
 -HS biết nhà Lê rất quan tâm tới giáo dục :tổ chức dạy học, thi cử, nội dung dạy học dưới thời Hậu Lê .
 -Tổ chức GD thời Hậu Lê có quy củ , nền nếp hơn.	
 -Coi trọng sự tự học.
II.Chuẩn bị :
 -Tranh Vinh quy bái tổ và Lễ xướng danh.
 -PHT của HS .
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC :
 -Những điều trích trong “ Bộ luật Hồng Đức” bảo vệ quyền lợi của ai và chống những người nào?
 -Em hãy nêu những nét tiến bộ của nhà Lê trong việc quản lí đất nước ?
 -GV nhận xét và ghi điểm .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tựa lên bảng.
 b.Phát triển bài :
 *Hoạt động nhóm :GV phát PHT cho HS .
 -GV yêu cầu HS đọc SGK để các nhóm thảo luận :
 +Việc học dưới thời Lê được tồ chức như thế nào ?
 +Trường học thời Lê dạy những điều gì ?
 +Chế độ thi cử thời Lê thế nào ?
 -GV khẳng định :GD thời Lê có tổ chức quy củ, nội dung học tập là Nho giáo .HS phải học thuộc lòng những điều Nho giáo dạy, thông thạo LS của các vương triều phương Bắc để trở thành người biết suy nghĩ và hành động theo đúng quy định của Nho giáo .
 *Hoạt động cả lớp :
 -GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi :Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập ?
 -GV tổ chức cho cả lớp thảo luận để đi đến thống nhất chung.
 -GV cho HS xem và tìm hiểu nội dung các hình trong SGK và tranh ,ảnh tham khảo thêm : Khuê Văn Các và các bia tiến sĩ ở Văn Miếu cùng hai bức tranh:Vinh quy bái tổ và Lễ xướng danh để thấy được nhà Lê đã rất coi trọng giáo dục .
 GV kết luận: Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến vấn đề học tập. Sự phát triển của GD đã góp phần quan trọng không chỉ đối với việc xây dựng nhà nước, mà còn nâng cao trinh độ dân trí và văn hoá người Việt.
4.Củng cố :
 -Cho HS đọc bài học trong khung .
 -Tình hình giáo dục nước ta dưới thời Lê ?
 -Nêu một số chi tiết chứng tỏ triều Lê Thánh Tông rất chú ý tới GD ?
 -Qua bài học này em có suy nghĩ gì về GD thời Hậu Lê ?
5.Tổng kết - Dặn dò:
 * GV :Nhờ chính sách GD dân chủ, tiến bộ mà dưới thời Lê nhiều nhân tài phát triển tạo nên sự phát triển chung của kinh tế văn hóa. Đó chính là nguồn sức mạnh của nhà Lê đã biết xây dựng trên sức mạnh của nhân dân . chính sách GD của nhà Lê đến nay vẫn có những giá trị tiến bộ của nó.
 -Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Văn học và khoa học thời Hậu Lê”.
 -Nhận xét tiết học .
-4 HS .(2 HS hỏi đáp nhau) .
-HS khác nhận xét ,bổ sung .
-HS lắng nghe.
-HS các nhóm thảo luận , và trả lời câu hỏi:
-Lập Văn Miếu,thu nhận cả con em thường dân vào trường Quốc Tử Giám,trường học có lớp học, chỗ ở, kho trữ sách; ở các đạo đều có trường do nhà nước mở .
-Nho giáo, lịch sử các vương triều phương Bắc.
-Ba năm có một kì thi Hương và thi Hội, có kì thi kiểm tra trình độ của các quan lại 
-HS trả lời :Tổ chức Lễ đọc tên người đỗ,lễ đón rước người đỗ về làng, khắc vào bia đá tên những người đỗ cao rồi đặt ở Văn Miếu.
-HS xem tranh, ảnh .
-Vài HS đọc .
-HS trả lời .
-Cả lớp.
Sinh hoạt lớp : 	
 NHẬN XÉT CUỐI TUẦN.
 A/ Mục tiêu :
¡ Đánh giá các hoạt động tuần 22 phổ biến các hoạt động tuần 23 .
* Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy .
B/ Chuẩn bị :
Giáo viên : Những hoạt động về kế hoạch tuần 23.
Học sinh : Các báo cáo về những hoạt động trong tuần vừa qua .
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra :
-Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh .
a) Giới thiệu :
-Giáo viên giới thiệu tiết sinh hoạt cuối tuần .
1*/ Đánh giá hoạt động tuần qua.
-Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt .
-Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành .
-Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải .
2*/ Phổ biến kế hoạch tuần 23.
-Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới :
-Về học tập .
- Về lao động .
 -Về các phong trào khác theo kế hoạch của ban giám hiệu 
 d) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
-Dặn dò học sinh về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới .
-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt 
-Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt.
-Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo 
các hoạt động của tổ mình .
-Các lớp phó :phụ trách học tập , phụ trách lao động , chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua .
-Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Các tổ trưởng và các bộ phâïn trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.
-Ghi nhớ những gì giáo viên Dặn dò và chuẩn bị tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 tuan 22 CKTKN(1).doc