Giáo án Tuần 23 - Khối 4 - Chuẩn KTKN và BVMT

Giáo án Tuần 23 - Khối 4 - Chuẩn KTKN và BVMT

ĐẠO ĐỨC

GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

I. Mục tiêu: Giúp HS:

1. Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn các công trình công cộng là giữ gìn tài sản chung của xã hội. Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.

2. Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng.

 Giáo dục KNS :

- GD các em biết và thực hiện giữ gìn các công trình công cộng có liên quan trực tiếp đến môi trường và chất lượng cuộc sống.

- Chúng ta cần phải bảo vệ, giữ gìn bằng những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân.

Tuyên truyền để mọi người tham gia tích cực vào việc giữ gìn các công trình công cộng.

II. Chuẩn bị:

 + Nội dung các tình huống, trò chơi.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 48 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 23 - Khối 4 - Chuẩn KTKN và BVMT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC
GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
1. Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn các công trình công cộng là giữ gìn tài sản chung của xã hội. Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn. 
2. Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng.
 Giáo dục KNS :
- GD các em biết và thực hiện giữ gìn các cơng trình cơng cộng cĩ liên quan trực tiếp đến mơi trường và chất lượng cuộc sống.
- Chúng ta cần phải bảo vệ, giữ gìn bằng những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân.
Tuyên truyền để mọi người tham gia tích cực vào việc giữ gìn các công trình công cộng.
II. Chuẩn bị: 
 + Nội dung các tình huống, trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
+ Gọi HS trả lời các câu hỏi:
+H: Thế nào là lịch sự vớiù mọi người?
+H: Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về phép lịch sự ?
B. Dạy học bài mới: (25’)
1. Giới thiệu bài: (2’) Nêu MT bài học.
* Hoạt động 1: (8’) Xử lí tình huống
- Chia lớp thành 4 nhóm, YC các nhóm đọc tình huống SGK, thảo luận và xử lý tình huống.
- YC các nhóm trình bày.
* Kết luận: Nhà văn hóa là một công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. Mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn .
* Hoạt động 2: (8’) Bày tỏ ý kiến
+ GV giao nhiệm vụ cho các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận.
+ YC các nhóm trình bày, lớp theo dõi nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.
+ GV đưa ra nội dung:
- Nam, Hùng leo trèo lên các tượng đá của nhà chùa ?
- Gần đến tết, mọi người trong xóm quét dọn sạch sẽ xóm ngõ ?
- Đi tham quan, bắt chước các anh chị lớn, Quân và Dũng rủ nhau khắc tên trên thân cây
- Các cô chú thợ điện sửa lại cột điện bị hỏng. 
+ Gv theo dõi nhận xét.
-H: Vậy giữ gìn các công trình công cộng em cần phải làm gì ?
* Kết luận: Mọi người dân không kể già, trẻ, nghề nghiệp  đều phải có trách nhiệm giữ gìn bảo vệ các công trình công cộng.
* Hoạt động 3: (7’) Liên hệ thực tế
+ Chia 4 nhóm thảo luận theo câu hỏi sau:
1) Hãy kể tên 3 công trình công cộng mà nhóm em biết ?
2) Em hãy đề ra một số hoạt động, việc làm để bảo vệ, giữ gìn công trình công cộng đó.
+ YC các nhóm trình bày.
+ GV nhận xét kết luận đúng.
C. Củng cố dặn dò: (5’)
-H: Thế nào là giữ gìn các công trình công cộng?
+ Gọi HS đọc ghi nhớ.
+ GV nhận xét tiết học. Về nhà học bài. chuẩn bị các bài tập còn lại.
+ 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
+ Lớp theo dõi nhận xét.
+ Các nhóm thảo luận tình huống.
+ Đại diện các nhóm trình bày, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
+ Gọi HS đọc nội dung bài tập1. 
+ Đại diện HS trình bày 
+ Hai bạn làm sai , Vì 
+ Làm việc này là đúng , vì ..
+ không nên làm.
+ Việc làm tốt.
+ HS lắng nghe.
+ Không leo trèo lên các tượng đá, công trình công cộng. 
+ Tham gia dọn dẹp giữ gìn vệ sinh chung. 
+ Có ý thức bảo vệ của công.
+ Không khắc tên làm hư hỏng các tài sản chung.
+ Nhắc lại
+ Nhóm 1 và 3
+ Nhóm 2 và 4
+ Các nhóm trình bày. 
+ Lớp theo dõi, bổ sung. 
+ HS phát biểu.
+ 2 HS đọc.
+ Lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm :	
	Thứ hai, ngàytháng năm 201	
TẬP ĐỌC
HOA HỌC TRÒ
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
1. Đọc đúng các tiếng, từ khó như: góc trời đỏ rực, loạt, lá lại càng xanh, me non , chói lói, lúc nào, dần dần xoè ra 
+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 
+ Đọc diễn cảm toàn bài: giọng tả nhẹ nhàng, suy tư.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài: phượng , phần tử, vô tâm , tin thắm ...
+ Hiểu nội dung bài: Hoa phượng là loài hoa đẹp nhất của tuổi học trò, gần gũi và thân thiết nhất với tuổi học trò.
Giáo dục KNS :
Giáo dục HS yêu vẻ đẹp của loài hoa.
Ý thức được tầm quan trọng của thi cử trong việc học, yêu mến trường lớp, bạn bè, thầy cô.
II. Chuẩn bị: 
 + Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
+ Gọi HS đọc bài Chợ Tết và TLCH:
-H: Mỗi người đến chợ Tết với những dáng vẻ riêng ra sao?
-H: Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ Tết có điểm gì chung?
+ GV nhận xét và cho điểm HS.
B. Dạy học bài mới: (25’)
1. Giới thiệu bài: (2’) Cho HS xem tranh 
-H: Em biết gì về Hoa phượng ?
+ GV giới thiệu bài :
2. HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc: (8’) 
+ Gọi 1 HS đọc toàn bài.
+ GV chia 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn:	
+ YC 3 HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt).
- Lần 1: GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Lần 2: Kết hợp giải nghĩa các từ khó.
+ Phượng , phần tử , vô tâm , tin thắm 
-H: Em hiểu đỏ rực có nghĩa như thế nào?
+ Goi 1 HS khá đọc cả bài.
+ GV đọc mẫu, 
b) Tìm hiểu bài: (8’)
+ YC HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
-H: Tìm những từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều ?
+ Ý đoạn 1 nói lên điều gì?
* Ý1: Cho chúng ta cảm nhận được số lượng hoa phượng rất lớn. 
+ Gọi HS đọc đoạn 2 và 3:
-H: Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò?
-H: Hoa phượng nở gợi cho HS một cảm giác gì ? Vì sao ?
-H: Hoa phượng còn làm gì đặc biệt cho lòng ta náo nức ?
-H: Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian? 
-H: Ý đoạn 2 nói lên điều gì? 
* Ý 2: Tác giả miêu tả vẻ đẹp của hoa phượng. 
c) Luyện đọc diễn cảm: (7’)
+ YC 3 HS đọc nối tiếp bài.
+ GV HD: Toàn bài đọc vói giọng kể chậm rãi, vừa đủ nghe. Nhấn giọng những từ ngữ tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng.
+ GV treo bảng phụ hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 1.
- Gọi 1 HS đọc trước lớp.
- GV theo dõi và sửa lỗi cho HS.
- YC HS luyện đọc.
+ GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên.
+ Nhận xét và tuyên dương HS.
C. Củng cố, dặn dò: (5’)
-H: Bài văn Hoa học trò giúp ta cảm nhận được điều gì? 
* Ý nghĩa: Bài văn của Xuân Diệu giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, Là loài hoa gần gũi với học trò, gắn liền với những kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò.
+ Nhận xét tiết học. Về nhà học bài. chuẩn bị bài: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.
- 2 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi;
 - Lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
+ HS lắng nghe.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn, lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS phát âm sai đọc lại.
+ HS tìm hiểu nghĩa các từ khó.
+ HS phát biểu.
+ 1 HS đọc, lớp theo dõi.
+ Lớp lắng nghe GV đọc mẫu.
+ Lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.
+ Vài HS nêu.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Vì nó rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng được trồng nhiều trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò.
+ Cảm giác vừa buồn lại vừa vui: buồn vì báo hiệu sắp kết thúc năm học, vui vì báo hiệu được nghỉ hè. 
+Hoa phượng nở nhanh, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như đến Tết nhà nhà dán câu đối
+ Bình minh hoa phượng màu đỏ. Có mưa hoa càng tươi dịu. Số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần, rồi hòa với MT chói lọi, màu phượng rực lên.
+ HS phát biểu.
+ 3 HS đọc nối tiếp, lớp theo dõi, tìm giọng đọc.
+ HS theo dõi và luyện đọc diễn cảm.
+1 HS đọc, lớp theo dõi.
+ Luyện đọc theo cặp.
+ Mỗi nhóm 1 em thi đọc.
+ HS phát biểu.
+2 HS đọc lại ý nghĩa.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm :	
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
1. Biết so sánh hai phân số
2. Biết vận dụng dấu hiệu chai hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản
 - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
+ Gọi HS nêu tính chất cơ bản của phân số 
+ So sánh hai phân số sau:
 a) b) 
+ GV nhận xét và cho điểm.
B. Dạy học bài mới: (25’)
1. Giới thiệu bài: (2’) Nêu MT bài học.
2. Hướng dẫn HS luyện tập: (23’)
Bài 1: + GV yêu cầu HS tự làm 
+ GV yêu cầu HS giải thích vì sao 
+ GV hỏi với các cặp phân số khác
+ GV sửa bài làm trên bảng.
 Bài 2: HS tự làm .
+H: Thế nào là phân số bé hơn 1, thế nào là phân số lớn hơn 1?
+ GV yêu cầu HS làm bài 
+ GV nhận xét cho điểm.
Bài 3: (Dành cho HS Khá – Giỏi )
Bài tâp YC chúng ta làm gì? 
-H: Muốn viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì ?
+ YC HS tự làm bài 
Bài 4: (Dành cho HS Khá – Giỏi )
+ Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
+ YC HS làm bài.
C. Củng cố, dặn dò: (5’)
-H: Nêu T/C cơ bản của phân số?
-H: Muốn so sánh 2 phân số cùng mẫu số ta làm thế nào?
-H: Muốn so sánh 2 phân số khác mẫu số ta làm thế nào?
+ GV nhận xét tiết học. Về nhà làm các BT trong VBT. Chuẩn bị bài: “Luyện tập chung” (tt).
+ 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào nháp và nhận xét bài trên bảng.
+ 2 em lên bảng làm 
+ HS làm bài vào vở.
+ 2 HS lên bảng làm:
a) Phân số bé hơn 1 là: 
b) Phân số lớn hơn 1 là: 
+ Viết các phân số theo thứ tự từø bé đến lớn:
+ Ta phải so sánh các phân số.
+ 2 em lên bảng thực hiện 
a) 
b)Rút gọn: 
 Vì nên 
Vậy ta xếp theo thứ tự : 
+ Tính: 
+ 2 HS lên bảng làm:
a) = 
b) Bằng 1
+ HS phát biểu.
+ Ta chỉ việc so sánh 2 tử số với nhau.
+ Ta quy đồng MS 2 phân số đó, rồi so sánh các tử số của 2 phân số mới.
+ HS lắng nghe và ghi bài.
Rút kinh nghiệm :	
LỊCH SỬÛ
VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC ... g cuộc sống
II. Chuẩn bị: + Bút dạ ; một số tờ giấy khổ to để HS làm bài tập 3 ,4
 + Bảng phụ viết sẵn nội dung bảng ở bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi HS đọc đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em trong tuần qua, trong dó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thiùch (BT 2 tiết trước).
- GV nhận xét và ghi điểm.
B. Dạy học bài mới: (25’)
1. Giới thiệu bài: (2’) Nêu MT bài học.
2. Hướng dẫn HS luyện tập: 
Bài 1: (6’) + Gọi HS đọc nội dung BT1
+ YC HS suy nghĩ trao đổi và làm bài tập.
- YC HS trình bày kết quả.
+ Gọi HS nhận xét, chữa bài.
+ Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 3 HS thực hiện yêu cầu của GV, lớp theo dõi và nhận xét.
- HS lắng nghe; nhắc lại đề bài.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm, trao đổi thảo luận, làm bài vào vở.
- HS trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung bài làm của bạn.
 Nghĩa 
Tục ngữ 
Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài
Hình thức thường thống nhất với nội dung
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
 +
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đán bên thành cũng kêu
 +
Cái nết đánh chết cái đẹp
 +
Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo thì lòng mới ngon
 +
+ HS nhẫm HTL các câu tục ngữ. Thi đọc thuộc lòng.
 Bài 2: (6’) Gọi HS nêu YC bài tập.
- GV mời 1 HS khá, giỏi làm mẫu: nêu 1 trường hợp có thể dùng câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
 Tương tự với các câu tục ngữ còn lại
 Bài 3: (6’) BT YC chúng ta làm gì? 
- YC HS thảo luận nhóm đôi để tìm.
- GV nhận xét kết luận từ đúng.
Bài 4: (5’)
- YC HS đặt câu với một từ ngữ em vừa tìm được ở BT 3.
C. Củng cố, dặn dò: (5’) 
-H: Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về cái đẹp.
+ GV nhận xét tiết học. Về nhà học thuộc 4 câu tục ngữ trong BT 1. Chuẩn bị bài: “Câu kể Ai là gì?”.
+ 1 HS đọc yêu cầu của BT.
+ HS suy nghĩ tìm những trường hợp có thể sử dụng 1 trong 4 câu tục ngữ nói trên rồi nêu, lớp nghe và nhận xét. 
- Tìm các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp.
- HS làm việc theo nhóm và trình bày: Tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê li, không tưởng tượng được, như tiên, Vô cùng.
- HS suy nghĩ đặt câu: VD: 
- Phong cảnh nơi đây đẹp tuyệt vời.
- Bức tranh đẹp mê hồn.
- HS tự tìm.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Rút kinh nghiệm :	
	Thứ sáu, ngàytháng năm 201
TẬP LÀM VĂN
	ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI 
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
1. Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
2. Biết cách xây dựng các đoạn văn tả cây cối . Yêu cầu bài văn viết chân thật , sinh động, giàu hình ảnh.
Giáo dục KNS :
 - Giáo dục HS ý thức bảo vệ cây xanh, yêu thiên nhiên.
II. Chuẩn bị: + Bảng phụ viết 1 đoạn văn mẫu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động dạy 
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
+ GV kiểm tra 2 HS đọc các đoạn mở bài (trực tiếp và gián tiếp) cho bài văn tả cái cây mà em thích.
+ GV nhận xét cho điểm.
B. Dạy học bài mới:(25’)
1. Giới thiệu bài: (2’) Nêu MT bài học.
2. Phần nhận xét: (23’)
 Bài 1,2,3: (10’)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- YC HS đọc bài Cây gạo trang 32.
- YC HS trao đổi và thực hiện theo YC.
* GV kết luận: 
+ Bài Cây gạo có 3 đoạn, mỗi đoạn mở đầu ở chỗ lùi vào 1 chữ cái đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng.
+ Mỗi đoạn tả một thời kĩ phát triển của cây gạo:
- Đoạn 1: Thời kì ra hoa.
- Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa.
- Đoank 3: Thời kì ra quả.
-H: Trong bài văn miêu tả cây cối, mỗi đoạn có đặc điểm gì ?
+ Gv nêu Ghi nhớ 
3. Luyện tập: (13’)
Bài 1: + Gọi HS đọc đề bài.
- YC HS đọc thầm bài Cây trám đen, trao đổi nhóm đôi và xác định các đoạn và nội dung chính của từng đoạn.
- YC HS trình bày.
+ GV nhận xét chốt ý đúng.
Bài 2: + Gọi HS đọc YC của bài tập .
 * Gợi ý: Trước hết các em cần xác định sẽ viết về cây gì. Sau đó, suy nghĩ về những lợi ích mà cây đó mang đến cho con người.
- Yêu cầu HS tự viết đoạn văn.
- YC HS đọc đoạn văn mình viết. 
- GV nhận xét, góp ý, cho điểm những bài viết tốt.
C. Củng cố, dặn dò: (5’)
- GV đọc đoạn văn mẫu cho HS nghe.
+ GV nhận xét tiết học. Về nhà viết lại đoạn văn cho hoàn chỉnh. Chuẩn bị bài: “Luyện tập XD đoạn văn miêu tả cây cối”.
- 2 HS đọc bài văn.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- HS trao đổi nhóm đôi và trả lời.
- Lắng nghe.
- Hs phát biểu.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm việc theo cặp .
+ HS trình bày trước lớp.
+ Đoạn 1: Tả bao quát thân cây, cành cây, lá cây trám đen.
+ Đoạn 2: Tả hai loại trám đen: Trám đen tẻ và trám đen nếp.
+ Đoạn 3: Tả ích lợi của quả Trám đen. 
+ Đoạn 4: Tình cảm của người tả với cây trám đen.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- Lắng nghe.
- HS tự viết bài.
- HS lần lượt đọc bài viết.
+ Lớp bình xét đoạn văn hay nhất.
- Nghe GV đọc đoạn văn mẫu.
- Lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm :	
SINH HOẠT LỚP TUẦN 23
I. Mục tiêu: 
1. Giúp HS đánh giá, nhận xét các hoạt động trong tuần 23.
2. Nắm được nội dung kế hoạch tuần 24.
3. Giáo dục HS luôn có ý thức tự giác ôn bài và làm BT ở nhà. 
II. Nội dung sinh hoạt. 
1. Học sinh nhận xét đánh giá:
+ YC các tổ trưởng lên nhận xét đánh giá các mặt hoạt động trong tuần vừa qua.
+ Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung.
2. Giáo viên nhận xét đánh giá:
 * Ưu điểm: 
- Duy trì tốt nề nếp sinh hoạt lớp. 
- Trong lớp tập chung theo dõi bài, sôi nổi phát biểu ý kiến XD bài.
- Một số em có tiến bộ trong học tập và rèn chữ viết :	
- Tham gia lao động VS sân trường tương đối đầy đủ.
- Vệ sinh cá nhân và lớp học sạch sẽ.
* Tồn tại: 
- Một số em chư tự giác trong học tập, tiếp thu bài chậm như :	
- Còn một số em hiếu động , nói chuyên trong giờ học :	
- Một số em chưa tham gia phong trào kế hoạch nhỏ.
III. Kế hoạch tuần 24:
+ Tiếp tục duy trì tốt nề nếp sinh hoạt lớp.
+ Thực hiện nghiêm túc việc học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
+ Tiếp tục thi đua học tập tốt giành bông hoa điểm 10.
+ Nhắc nhở HS giữ gìn vở sạch viết chữ đẹp.
+ Tiếp tục tham gia kế hoạch nhỏ.
+ Tự giác ôn bài ở nhà chuẩn bị thi giữa học kì II.
ĐỊA LÝ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CUẢ NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (TIẾP)
I/Mục tiêu : + Sau bài học HS có khả năng :
- Biết đồng bằng Nam Bộ là vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta . 
- Trình bày được mối quan hệ giữa đặc điểm về tự nhiên của đồng bằng với những đặc điểm về hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Nam Bộ. Trình bày được những hoạt động đặc trưng của chợ nổi –nét độc đáo của đồng bằng sông Cửu Long .
 - Giáo dục HS tôn trọng những nét văn hoá đặc trưng của người dân đồng bằng Nam Bộ .
II/Chuẩn bị đồ dùng : 
- Tranh ảnh ,băng hình về hoạt động sản xuất công nghiệp và chợ nổi .
III/Các hoạt động dạy học : 
 Hoạt đông dạy 
 Hoạt đông học 
1/Bài cũ : Gọi 3 em lên bảng .
H; Em hãy nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo ,trái cây và thuỷ sản lớn nhất cả nước ?
H:Kể tên các công việc trong thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu ở đồng bằng Nam Bộ?. 
H: Nêu ghi nhớ bài ?
2/ Bài mới : Giới thiệu bài –ghi đề bài .
a)Hoạt động 1:Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta .
HS tìm hiểu sách và vận dụng những hiểu biết, thảo luận nhóm .
H:Ở vùng đồng bằng Nam Bộ có những ngành công nghiệp nào ? 
H: Nhờ đâu mà ở vùng này ngành công nghiệp phát triển mạnh như vậy ?
H:Kể tên các sản phẩm công nghiệp của đồng bằng Nam Bộ ?
b) Hoạt động 2 Chợ nổi trên sông 
H:Người dân Nam Bộ đi lại bằng phương tiện gì ?
H:Các hoạt động sinh hoạt như mua bán ,trao đổi hàng hoá của người dân diễn ra ở đâu?
HS quan sát hình 9 ,thảo luận nhóm mô tả về chợ nổi trên sông .
H: Chợ họp ở đâu ?Người dân đến đây bằng phương tiện gì ?
H:Em hãy kể tên các chợ nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ ?
GV tổ chức cho HS thi kể chuyện mô tả về chợ nổi ở đồng bằng Nam Bộ .
- Lâm, Phong, Phương
HS đọc sách và thảo luận nhóm 
+Có các ngành công nghiệp như :Khai thác dầu khí ,sản xuất điện,hoá chất ,phân bón, cao su , chế biến lương thực thực phẩm .
+) Nhờ có nguồn nguyên liệu và lao động ,lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên đồng bằng Nam Bộ đã trở thành vùng có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta .
+ Sản phẩm chính là dầu thô khí đốt ,điện ,sản xuất linh kiện máy tính điện tử ,sản xuất bột ngọt ,chế biến hạt điều xuất khẩu ,sản xuất các loại phân bón ,
-Phương tiện đi lại chủ yếu là xuồng ,ghe .
+Các hoạt động mua bán thường diễn ra trên các con sông .
+Chợ họp trên các con sông thuận tiện cho việc đi lại .Người dân đi chợ bằng xuồng ,ghe .Trên xuồng ,ghe ,người dân buôn bán đủ thứ ,nhưng nhiều nhất là hoa quả .Cảnh mua bán diễn ra rất nhộn nhịp ,tấp nập .
+ Các chợ nổi tiếng :chợ Cái Răng ,Phong Điền ,Phụng Hiệp .
+ HS thi kể .
Lớp nhận xét .
IV /Củng cố –dặn dò :
- GV nhận xét tiết học .
- Về nhà học bài ,chuẩn bị bài ; Thành phố Hồ Chí Minh .
Rút kinh nghiệm :	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 23 lop 4 CKTKNKNSBVMT.doc