Giáo án Tuần 28 - Dạy lớp 4

Giáo án Tuần 28 - Dạy lớp 4

TẬP ĐỌC

 Tiết 55: Ôn tập giữa học kì II ( t1).

I. Mục tiêu:

- Kiểm tra tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu .

- Rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu HK II.

- Giáo dục HS biết rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, biết sống đẹp.

- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.

.II. Đồ dùng dạy học

 - Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ: GV kết hợp kiểm tra trong bài mới

B. Dạy học bài mới

1. Giới thiệu bài

 

doc 21 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 28 - Dạy lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2010
tập đọc 
 Tiết 55: Ôn tập giữa học kì II ( t1).
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu .
- Rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu HK II.
- Giáo dục HS biết rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, biết sống đẹp.
- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
.II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: GV kết hợp kiểm tra trong bài mới
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
b.Kiểm tra Tập đọc và HTL
Từng HS lên bốc thăm chọn bài ( HS xem lại bài khoảng 1-2 phút )
HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng ) theo yêu cầu trong phiếu
GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc ,HS trả lời, GV nhận xét , ghi điểm.
c.Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm :Người ta là hoa đất
 HS đọc yêu cầu của bài tập
 GV nhắc nhở HS trước khi làm
 HS tự làm bài vào vở BT .GV phát phiếu khổ to cho một số HS
 HS đọc kết quả bài làm . Cả lớp và GV nhận xét . GV dán 1-2 phiếu trả lời đúng lên bảng.
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
Bốn anh tài
Ca ngợi sức khỏe ,tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa: trừ ác cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây.
Cẩu Khây,Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước,Móng Tay Đục Máng,yêu tinh..
Anh hùng 
Lao động
Trần Đại Nghĩa
Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và XD nền KH trẻ của đất nước.
Trần Đại Nghĩa
3. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học, dặn về nhà luyện đọc nhiều. 
 Toán 
Tiết 136: Luyện tập chung.
 I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
-Nhận biết hình dạng và một số đặc điểm của một số hình đã học.
- Vận dụng các công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông và hình chữ nhật; các công thức tính diện tích của hình bình hành, hình thoi
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
`II. Đồ dùng dạy học.
 Bảng phụ cho học sinh học nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: Kiểm tra vở bài tập của HS
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài.
Bài 1: 
- Cho học sinh quan sát hình vẽ của hình chữ nhật ABCD trong sách giáo khoa, lần lượt đối chiếu các câu a, b, c, d với các đặc điểm đã biết của hình chữ nhật. Từ đó xác định được câu nào là phát biểu đúng. Câu nào là phát biểu sai, rồi chọn chữ tương ứng. 
- Giáo viên nhận xét chốt lại kết quả: a; b; c; là đúng; còn lại d là sai.
Bài 2:
- Cho học sinh làm tương tự như bài 1, rồi nhận xét chốt lại kết qủa đúng: a là sai. 
Còn lại b; c; d; là đúng.
Bài 3: 
- Học sinh lần lượt tính diện tích của từng hình.
- So sánh số đo diện tích của các hình (với đơn vị đo là xăng – ti – mét vuông) và chọn số đo lớn nhất.
- Giáo viên nhận xét chốt lại kết qủa đúng: Hình vuông có diện tích lớn nhất.
Bài 4: 
- Cho học sinh làm vở giáo viên thu chấm nhận xét bài làm của học sinh:
Nửa chu vi của hình chữ nhật là:
56 : 2 = 28 (m)
Chiều rộng của hình chữ nhật là:
28 – 18 = 10 (m)
Diện tích của hình chữ nhật là:
18 x 10 = 180 (m2)
 Đáp số: 180 m2
4.Củng cố - Dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét giờ học.Dặn HS về làm phần bài tập còn lại.
Chiều lịch sử
 Tiết 28: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (Năm 1786)
I - Mục tiêu: Sau bài học HS nêu được 
 - Sơ lược diễn biến cuộc tiến công ra Bắc tiêu diệt chính quyền họ Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn 
 - Nêu được ý nghĩa của việc nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long 
 - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
II - Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập cho từng HS 
 - Bản đồ Việt Nam
III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A- Kiểm tra bài cũ : GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau : 
 - Em hãy mô tả lại một số hành thị của nước ta ở thế kỷ XVI- XVII?
 - Theo em cảnh buôn bán sôi động ở các thành thị nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó như thế nào ?
 - HS trả lời GV nhận xét cho điểm 
B- Dạy – Học bài mới : 
1. Giới thiệu bài 
2. Nội dung bài 
* Hoạt động 1: Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh 
 - GV tổ chức cho HS làm việc với phiếu học tập :
 - Yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thành phiếu .
 - Theo dõi và giúp đỡ những HS gặp khó khăn .
 - Yêu cầu một số đại diện HS báo cáo kết quả làm việc .
 - GV kết luận về bài làm đúng của HS 
 + Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào khi nào ? Ai là người chỉ huy ? Mục đích của cuộc tiến quân là gì ?
 + Chúa Trịnh và bầy tôi khi được tin nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc đã có thái độ như thế nào ?
 + Những sự việc nào cho thấy chúa Trịnh và bầy tôi rất chủ quan , coi thường lực lượng của nghĩa quân ?
 + Khi nghĩa quân Tây Sơn tiến vào thăng Long , quân Trịnh đã chống đỡ như 
thế nào ?
 + Kết quả và ý nghĩa của cuộc tiến quân ra Thăng Long vủa Nguyễn Huệ .
 - GV yêu cầu HS dựa vào nội dung phiếu để trình bày lại cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn 
 - GV tuyên dương những HS trình bày tốt 
 * Hoạt động 2 : Thi kể chuyện về Nguyễn Huệ 
 - GV tổ chức cho HS kể những mẩu chuyện , tài liệu đã sưu tầm được về anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ 
 - GV và HS theo dõi để bình chọn bạn kể hay nhất 
 - GV tổng kết cuộc thi , tuyên dương những HS kể tốt 
3. Củng cố – Dặn dò :
 - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
 - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài 
Chiều Đạo đức 
Tiết 28: Tôn trọng luật giao thông (tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Học sinh hiểu cần phải tôn trọng luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.
- Biết tham gia giao thông an toàn.
- Có thái độ tôn trọng luật giao thông.
- Rèn học sinh ngồi học ngồi viết đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học 
- Sách đạo đức 4, thẻ từ. Một số biển báo giao thông.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động khởi động
a. Kiểm tra bài cũ: 
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
b. Giới thiệu bài. 
HĐ1: Thảo luận nhóm (thông tin trang 40-SGK)
*Mục tiêu: HS thấy được mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng luật giao thông
*Cách tiến hành:
B1: GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân,hậu quả của tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn. B2: Các nhóm thảo luận
B3: Từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung và chất vấn.
B4: GVkết luận: Để hạn chế và giảm bớt tai nạn giao thông, mọi người phải tham gia vào việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông, ở mọi nơi mọi lúc.
HĐ2: Thảo luận nhóm ( BT1- SGK )
*Mục tiêu: HS thấy được những việc làm cản trở giao thông, những việc làm chấp hành đúng an toàn giao thông.
*Cách tiến hành:
B1: GV chia HS thành các nhóm đôi và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
B2: Từng nhóm HS xem xét tranh để tìm hiểu: Nội dung bức tranh nói về điều gì? Những việc làm đó đã theo đúng Luật Giao thông chưa? Nên làm thế nào thì đúng Luật Giao thông?
B3: GV mời 1 số nhóm lên trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác chất vấn bổ sung.
B4: GV kết luận: Những việc làm trong các tranh 2, 3, 4 là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1,5, 6 là các việc làm chấp hành đúng Luật Giao thông.
HĐ3: Thảo luận nhóm ( BT2- SGK ) 
*Mục tiêu: HS hiểu được cần chấp hành đúng giao thông ở mọi lúc mọi nơi. 
*Cách tiến hành:
B1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
B2: HS dự đoán kết quả của từng tình huống.
B3: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét.
B4: GV kết luận: Các việc làm trong các tình huống của BT 2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người.
3.Hoạt động nối tiếp: GV nhận xét tiết học. 
 Thể dục
Tiết 55: Môn tự chọn - Trò chơi”Dẫn bóng”
I. Mục tiêu
- Ôn và học một số nội dung môn tự chọn .yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Trò chơi “ Dẫn bóng”.Yêu cầu tham gia chơi nhiệt tình.
- Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng . 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phơng pháp
1. Phần mở đầu:
a) ổn định
b) Khởi động:Chạy nhẹ nhàng trên sân trường
c) Ôn bài thể dục phát triển chung
2. Phần cơ bản:
a)Ôn đá cầu: Tập tâng cầu bằng đùi
- Ném bóng
c.Trò chơi: Dẫn bóng
3. phần kết thúc: 
a) Thả lỏng
b) Củng cố nội dung bài
c) Dặn dò
6
2
2
2
22
16
6
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
- Ôn tâng cầu bằng đùi 10 phút. Tập theo đội hình hàng ngang theo từng tổ do tổ trưởng điều khiển khoảng cách giữa em nọ em kia là 1,5m
- Tập tung cầu bằng đùi
- GV cho HS tập 
- Ôn hai động tác bổ trợ đã học
- Học cách cầm bóng: GV làm mẫu, hướng dẫn
- HS quan sát và tập theo.
- GV chia tổ cho HS tự tập luyện
- GV quan sát và giúp đỡ HS yếu.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- HS chơi thử một lần
- HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- GV quan sát lớp
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giáo bài tập về nhà.
Sáng Thứ tư ngày 24 tháng 3 năm 2010
tập đọc 
 Tiết 56: Ôn tập giữa học kì II (t4)
 I. Mục tiêu:
- Hệ thống hóa các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm : Người ta là hoa là đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm.
- Rèn kĩ năng lựa chọnvà kết hợp từ qua bài tập điền từ vào chỗ trống để tạo cụm từ.
- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Thực hành 
Bài tập 1,2
-1HS đọc yêu cầu của bài tập 1,2
-GV chia cho mỗi tổ lập bảng tổng kết vốn từ, vốn thành ngữ, tục ngữ thuộc 1 chủ điểm, phát phiếu cho các nhóm làm bài.
-HS tiến hành làm theo nhóm. Sau đó cử đại diện lên dán kết quả làm bài trên bảng lớp
-Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm.
Bài tập 3
-HS đọc yêu cầu bài tập 3
-GV: ở từng chỗ trống, các em thử lần lượt các từ cho sẵn sao cho tạo ra cụm từ có nghĩa.
-HS làm bài vào vở
-3HS lên bảng làm bài
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng
*Lời giải a: +) Một người tài đức vẹn toàn
 +) Nét trạm trổ tài hoa.
 +) Phát hiện và bồi dưỡng ngững tài năng trẻ.
*Lời giải b: +) Ghi nhiều bàn thắng đẹp mắt.
 +) Một ngày đẹp trời.
 +) Những kỉ niệm đẹp đẽ.
*Lời giải c: +) Một dũng sĩ diệt xe tăng.
 +) Có dũng khí đấu tranh.
 +) Dũng cảm nhâ ... ; 4B: 160 cây.
3. Củng cố - Dặn dò : 
 - Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà làm bài tập còn lại.
Chính tả ( nhớ - viết)
Tiết 28: Ôn tập giữa học kì II (t6) 
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn luyện về 3 kiểu câu kể( Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?)
- Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng 3 kiểu câu kể.
- Có ý thức sử dụng câu hay, đúng ngữ pháp
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
Một số tờ phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn ôn tập
Bài tập 1
-HS đọc yêu cầu của BT 1
-GV nhắc HS xem lại các tiết LTVC ở các tiết trước
-GV phát giấy khổ rộng cho các nhóm làm bài
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm bài
-Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm. GV treo bảng phụ đã ghi lời giải:
Ai làm gì?
Ai thế nào?
Ai là gì?
Định nghĩa
-CN trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì) ?
-VN trả lời câu hỏi:Làm gì?
-VN là ĐT,cụm ĐT
CN trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì,con gì) ?
-VN trả lời câu hỏi:Thế nào?
-VN làTT, ĐT,cụm TT, cụm ĐT
CN trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì,con gì) ?
-VN trả lời câu hỏi:Là gì?
-VN thường là DT,cụm DT
Ví dụ
Các cụ già nhặt cỏ,đốt lá.
Bên đường cây cối xanh um.
Hồng vân là học sinh lớp 4A.
Bài tập 2
-HS đọc yêu cầu bài tập
-GV gợi ý cách làm
-HS trao đổi cùng bạn, phát biểu ý kiến
-GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài tập 3
GV nêu yêu cầu BT, lưu ý HS cách làm
-HS viết đoạn văn
-HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét
3. Củng cố dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật
Tiết 28: Lắp cái đu (tiết 2)
I.Mục tiêu 
- HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp ghép cái đu .
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kĩ thuật , đúng qui trình 
- Rèn luyện tính cẩn thận , làm việc theo qui trình .
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
ii. đồ dùng dạy học 
- Mẫu cái đu 
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 
- Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2.Hoạt động 1: Thực hành
- Gv cho HS nhắc lại qui trình lắp cái đu.
- GV hướng dẫn HS nhắc lại cách lắp cái đu
- HS thực hành lắp cái đu
- GV quan sát lớp và hướng dẫn HS yếu
3. Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm 
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm
- GV gắn bảng tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm
- HS đọc tiêu chuẩn đánh giá.
- HS dựa vào tiêu chuẩn đánh giá để đánh giá nhận xét
- GV nhận xét và đánh giá các sản phẩm
4. Nhận xét - Dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bị bài sau.
 .
Luyện từ và câu
 Tiết 56: Kiểm tra đọc và luyện từ và câu
 Học sinh làm bài theo đề của sở
Sáng Thứ sáu ngày 26 tháng 3 năm 2010
Toán
 Tiết 140 Luyện tập 
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Rèn kĩ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
- Rèn học sinh kĩ năng tính toán tốt bộ môn.
- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
`II. Đồ dùng dạy học 
 GV:Bảng phụ cho học sinh học nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra vở bài tập của HS.
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài.
Bài 1: Cho học sinh làm bài rồi trình bày kết quả, giáo viên nhận xét chốt lại kết qủa đúng:
 Ta có sơ đồ: 
 Đoạn 1: 
 28 m 
 Đoạn 2: 
 Theo sơ đồ: Tổng số phần bằng nhau là: 3 + 1 = 4 (phần)
 Đoạn thứ nhất dài là: 28 : 4 x 3 = 21 (m)
 Đoạn thứ hai dài là: 28 – 21 = 7 (m)
 Đáp số: Đoạn 1: 21 m; Đoạn 2: 7 m.
Bài 2: Cho học sinh tự làm bài rồi trình bày kết qủa, giáo viên nhận xét chốt lại:
Ta có sơ đồ:
 Số bạn trai : 
 12 bạn 
 Số bạn gái:
 Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 2 = 3 (phần)
 Số bạn trai là: 12 : 3 = 4 (bạn)
 Số bạn gái là: 12 – 4 = 8 (bạn)
 Đáp số: 4 bạn trai; 8 bạn gái.
Bài 3: Cho học sinh làm vở giáo viên thu chấm nhận xét bài làm của học sinh
Vì số lớn giảm 5 lần thì được số bé nên số lớn gấp 5 lần số bé.
Ta có sơ đồ:
 số lớn: 
 72
 Số bé: 
 Tổng số phần bằng nhau là: 5 + 1 = 6 (phần)
 Số bé là: 72 : 6 = 12 
 Số lớn là: 72 – 12 = 60 
 Đáp số: Số lớn: 60; Số bé: 12.
 4.Củng cố - Dặn dò - Giáo viên nhận xét giờ học.GV nhận xét và chữa bài.
Tập làm văn
 Tiết 56: Kiểm tra viết
 HS làm bài theo đề của sở
địa lí
Tiết 28 Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung (Tiếp)
I.Mục tiêu
- HS giải thích được: dân cư tập trung khá đông ở duyên hải miền Trung do có điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất( đất canh tác, nguồn nước sông, biển)
- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất nông nghiệp
- Có thái độ tôn trọng, bảo vệ các thành quả của người dân.
II- Đồ dùng dạy – học
- Tranh ảnh như SGK , các tranh ảnh sưu tầm về con người và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung .
Bảng phụ ghi các câu hỏi bài tập và sơ đồ . 
III- Các hoạt động dạy- học
 1 . Kiểm tra bài cũ : 
 Vì sao dân cư tập trung khá đông đúc tại đồng bằng duyên hải miền Trung ?
Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa , lạc , mía và làm muối ?
- GV nhận xét và cho điểm HS 
2. Dạy – Học bài mới : a/ Giới thiệu bài 
 b/ Nội dung bài 
* Hoạt động 1: Hoạt động du lịch ở ĐB DHMT
 - GV treo lược đồ ĐB DHMT, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi :
 - Các dải ĐBDHMT nằm ở vị trí nào so với biển ? Vị trí này có thuận lợi gì về du lịch ?
 - GV treo hình 9 : Bãi biển Nha Trang và giới thiệu về bãi biển Nha Trang
 - Yêu cầu HS kể cho nhau tên của những bãi biển mà mình đã thấy , đưa tranh ảnh đã sưu tầm được về cảnh đẹp của các bãi biển ở ĐB DHMTđể giới thiệu cho bạn biết 
 - Yêu cầu HS giới thiệu những cảnh dẹp và di sản văn hoá thế giới ở ĐB HMT
 - GV hỏi : điều kiện phát triển du lịch ở ĐB DHMT có tác dụng gì đối với đời sống người dân ?
 - Yêu cầu HS trả lời rút ra kết luận 
 * Hoạt động 2 : Phát triển công nghiệp
 - Hỏi HS : ở vị trí ven biển , ĐB DHMT có thể phát triển loại đường giao thông nào ?Việc đi lại nhiều bằng tàu thuyền là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp gì ?
 - GV đưa hình 10,11 giới thiêụ về xưởng sửa chữa tàu thuyền, giới thiệu ngành công nghiệp đường mía hỏi : Kể tên các sản phẩm làm từ đường mía? 
 - Các công việc để sản xuất đường từ mía ? 
 * Hoạt động 3 : Lễ hội ở ĐB DHMT
 - GV giới thiệu và yêu cầu HS kể tên các lễ hội nổi tiếng ở vùng ĐB DHMT
 - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm mô tả lại Tháp Bà và kể tên các hoạt động ở lễ hội Tháp Bà .
 3. Củng cố – Dặn dò : GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà học bài. 
Chiều toán(LT)
 Luyện tập tiết 137
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh củng cố về giới thiệu tỉ số.
- Giúp học sinh làm tốt các bài tập dạng này.
- Rèn học sinh kĩ năng tính toán tốt.
- Rèn học sinh kĩ năng tính toán tốt.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học:
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
Bài 1: Viết tỉ số thích hợp vào ô trống.
- Cho học sinh làm bài cá nhân, giáo viên nhận xét chốt lại kết qảu đúng:
a
2
4
5
4
1
b
3
7
4
6
2
a : b
b : a
Bài 2: Viết tỉ số của hai số.
- Cho học sinh làm cá nhân giáo viên nhận xét chốt lại kết qủa đúng:
a) Có 3 bạn trai và 5 bạn gái. Tỉ số của số bạn trai và số bạn gái là: 
b) Số gà mái gấp ba lần số gà trống. Tỉ số của số gà trống và số gà mái là: .
c) Hình chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng 3m. Tỉ số của số đo chiều dài và số đo chiều rộng là: .
Bài 3: 
 - Cho học sinh tự làm rồi trình bày kết quả.
 Lớp học có 15 học sinh nữ và 17 học sinh nam. 
a) Lớp đó có tất cả 32 học sinh 
b) Tỉ số của số học sinh nữ và số học sinh cả lớp là: 
c) Tỉ số của học sinh nam và số học sinh nữ của cả lớp là: 
3.Củng cố dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau.
Sinh hoạt
 Tiết 28: Kiểm điểm hoạt động tuần 28.
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III. Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ. 
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập:
Về đạo đức:
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
Về các hoạt động khác.
Tuyên dương: Phương, Quỳnh, Linh
Phê bình: Long, Hiếu. Bắc
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
3/ Củng cố - dặn dò.
Nhắc nhở HS chuẩn bị bài cho tuần học tới.( tuần 29)
Thể dục
Tiết 56: Môn tự chọn - Trò chơi”Trao tín gậy”
I. Mục tiêu
- Học một số động tác bổ trợ: Tâng cầu bằng đùi hoặc một số động tác bổ trợ ném bóng.yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Trò chơi ẩyTao tín gậy”.Yêu cầu tham gia chơi nhiệt tình.
- Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng rổ. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phơng pháp
1. Phần mở đầu:
a) ổn định
b) Khởi động:Chạy nhẹ nhàng trên sân trường
c) Ôn bài thể dục phát triển chung
2. Phần cơ bản:
a)Ôn đá cầu:
- Ôn tâng cầu bằng đùi
c.Trò chơi: Dẫn bóng
3. phần kết thúc: 
a) Thả lỏng
b) Củng cố nội dung bài
c) Dặn dò
6
2
2
 2
22
16
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
-Học cho HS học đỡ và chuyền cầu bằng mu bàn chân. Tập theo đội hình hàng ngang quay mặt vào nhau thành từng đôI một cách nhau 2 – 3m
- GV làm mẫu động tác, GV giải thích động tác.
- GV cho HS ôn cách cầm cầu và đứng chuẩn bị: 2-3 lần.
- Ôn tung cầu bằng đùi
- GV cho HS tập 
- GV chia tổ cho HS tự tập luyện
- GV quan sát và giúp đỡ HS yếu.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- HS chơi thử một lần
- HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- GV quan sát lớp
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giáo bài tập về nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan28.doc