Giáo án Tuần 33 - Lớp 5

Giáo án Tuần 33 - Lớp 5

Tập đọc

Tiết 65: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Trích)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu nội dung 4 điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: Là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội.

2. Kĩ năng: Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với một văn bản luật

3. Thái độ: HS biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền và bổn phận của trẻ em.

 II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ ghi nội dung bài

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 29 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 33 - Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Thứ hai ngày 25 tháng 4 năm 2011.
Tập đọc
Tiết 65: 	Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Trích)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung 4 điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: Là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội.
2. Kĩ năng: Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với một văn bản luật
3. Thái độ: HS biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền và bổn phận của trẻ em.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi nội dung bài
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài Những cánh buồm và trả lời các câu hỏi về bài 
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Mời 1 HS khá đọc. Chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS hát
- 2HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- HS đọc bài, chia đoạn: Mỗi điều luật là một đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn
- HS đọc đoạn trong nhóm
- HS đọc toàn bài
b)Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc lướt 3 điều 15,16,17:
+ Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam?
+ Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên?
+)Rút ý 1:
- Cho HS đọc điều 21:
+ Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em?
+ Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong điều luật?
+ Các em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện?
+)Rút ý 2:
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, treo bảng phụ.
- Cho 2 HS đọc lại.
+ Điều 15,16,17.
+ Điều 16 : Quyền học tập của trẻ em.
+) Quyền của trẻ em.
+ Điều 21.
+ HS nêu 5 bổn phận của trẻ em được quy định trong điều 21.
+ HS đối chiếu với điều 21 xem đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện.
+) Bổn phận của trẻ em.
- HS nêu.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm bổn phận 1, 2, 3 trong điều 21 trong nhóm 
- Thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS đọc nối tiếp bài.
- HS tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc.
4. Củng cố:
- Trong bài có những điều gì?
- GV nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò: 
- Nhắc HS về học bài, luyện đọc lại bài nhiều lần và chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Tiếng Anh
GV bộ môn dạy
Toán
Tiết 161:	 Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Thuộc công thức tính diện tích thể tích các hình đã học
 	2. Kĩ năng: Vận dụng tính thể tích, diện tích một số hình trong thực tế.
 	3. Thái độ: HS có ý thức trong giờ học.
 	II. Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Mô hình hình lập phương và hình hộp chữ nhật
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích và chu vi các hình đã học.
2. Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2. Kiến thức: Ôn tập về tính diện tích , thể tích các hình:
- GV cho HS lần lượt nêu các quy tắc và công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- GV ghi bảng.
- HS nêu
- HS nêu
- HS ghi vào vở.
2.3. Luyện tập:
Bài 1 (168): Dành cho HS khá - giỏi
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- 1 HS nêu cách làm.
- HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
*Bài giải:
Diện tích xung quanh phòng học là:
 (6 + 4,5) x 2 x 4 = 84 (m2)
Diện tích trần nhà là:
 6 x 4,5 = 27 (m2)
Diện tích cần quét vôi là:
 84 + 27 – 8,5 = 102,5 (m2)
 Đáp số: 102,5 m2
Bài tập 2 (168): 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào nháp, một HS làm vào bảng nhóm. HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào nháp, một HS làm vào bảng nhóm. HS treo bảng nhóm.
*Bài giải:
a) Thể tích cái hộp hình lập phương là:
 10 x 10 x 10 = 1000 (cm3) 
b) Diện tích giấy màu cần dùng chính là diện tích toàn phần HLP. 
Diện tích giấy màu cần dùng là:
 10 x 10 x 6 = 600 (cm2).
 Đáp số: a) 1000 cm3
 b) 600 cm2
Bài tập 3 (168): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở
- 1 HS lên bảng chữa bài.
*Bài giải:
Thể tích bể là:
 2 x 1,5 x 1 = 3 (m3)
Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là:
 3 : 0,5 = 6 (giờ)
 Đáp số: 6 giờ.
3. Củng cố:
Bài học hôm nay các em ôn những nội dung gì?
- GV nhận xét giờ học.
4. Dặn dò: 
- Nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
- HS nêu nội dung ôn
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Đạo đức
Dành cho địa phương
Tiết 2: Các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh 
1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được:
1.1. Kiến thức:
	- Biết được những danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử tiêu biểu của quê hương Tuyên Quang.
	- Biết được vì sao cần phải bảo vệ các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Tuyên Quang.
1.2. Kỹ năng:
	- Thực hiện các hành vi, giữ gìn bảo vệ danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Tuyên Quang.
	- Giới thiệu được cho bạn bè và mọi người về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Tuyên Quang.
1.3. Thái độ:
	Tự hào, trân trọng những cạnh đẹp thiên nhiên và truyền thống cách mạng của quê hương Tuyên Quang.
- Hoạt động 1: Thảo luận về những việc làm để bảo vệ, giữ gìn danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở địa phương.
- Mục tiêu: Học sinh nêu được những việc làm để bảo vệ, giữ gìn danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở địa phương.
- Đồ dùng dạy học: Bút dạ, bảng nhóm.
- Cách tiến hành: 
+ Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm nhỏ thảo luận nhóm theo nội dung “Hãy nêu những việc làm để bảo vệ giữ gìn danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở địa phương”.
+ Bước 2: Các nhóm thảo luận ghi ý kiến của nhóm vào bảng.
+ Bước 3: Các nhpms trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
+ Bước 4: Giáo viên kết luận
Những việc làm để bảo vệ và giữ gìn danh lam thắng cảnh di tích lịch sử ở địa phương là: 
- Không được chăn, thả gia súc ở nơi có di tích lịch sử.
- Tôn trọng Nội quy, Quy định của khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.
- Tham gia các buổi lao động do nhà trường, Đội thiếu niên phát động, giúp phần tôn tạo làm đẹp khu di tích lịch sử
Biết vận động mọi người có việc làm tôn trọng Nội quy đề ra.
Có thái độ phê bình trước những hành vi việc làm không tôn trọng bảo vệ các khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh ở địa phương.
- Hoạt động 2: Xử lí tình huống .
- Mục tiêu: Học sinh biết ứng xử phù hợp trong một số tình huống cụ thể để giúp phần giữ gìn khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
- Đồ dùng: Phiếu học tập.
- Cách tiến hành: 
+ Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm có nhiệm vụ tìm cách ứng xử 1 tình huống.
Tình huống 1: Khi đi thăm nhà bảo tàng khu di tích lịch sử Tân Trào, có hướng dẫn viên giới thiệu thuyết minh cho cả lớp nghe, có 1 nhóm các bạn học sinh mất trật tự và tự ý sờ tay vào các hiện vật. Em sẽ nói gì với các bạn?
Tình huống 2: Khi đi thăm quần thể hang động Tiên, các bạn bảo nhau lấy nhũ đỏ ở hang động về làm đồ chơi. Em sẽ khuyên các bạn như thế nào?
Tình huống 3: Khi đi thăm quan cây đa Tân Trào, bạn Hùng muốn trèo lên cây. Em sẽ ứng xử như thế nào?
Tình huống 4: Khi đi thăm quan bia chiến thắng Bình Ca, bạn Minh đã nhặt các viên sỏi ở khu di tích ném xuống sông Lô. Em sẽ nói gì với bạn?
+ Bước 2: Học sinh làm việc theo nhóm.
+ Bước 3: Giáo viên mời đại diện 4 nhóm có 4 tình huống xử lý tình huống. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
+ Bước 4: Giáo viên nhận xét các tình huống và kết luận.
Tình huống 1: Em khuyên các bạn giữ trật tự nghe lời thuyết minh của cô hướng dẫn viên du lịch, không được tuỳ tiện sờ tay vào các hiện vật như Nội quy đã quy đinh.
Tình huống 2: Em sẽ ngăn không cho bạn lấy nhũ đó, vì làm như thế sẽ mất vẻ đẹp tự nhiên của hang động.
Tình huống 3: Em sẽ không đồng ý với ý định của bạn và khuyên bạn không được trèo cây, phải tôn trọng Nội quy, quy định của khu di tích.
Tình huống 4: Em sẽ nói với bạn Minh là Bạn không được nhặt sỏi ném xuống dòng sông, đây là việc làm không tốt. Phải tôn trọng và bảo vệ khu di tích lịch sử này.
Kết luận: khi đến thăm quan khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh chúng ta phải chấp hành những quy định của ban quản lý khu di tích. Để góp phần giữ gìn và làm đẹp thêm các thắng cảnh du lịch của Tuyên Quang. 
Khoa học
Tiết 65: Tác động của con người đến môi trường rừng
( Trang 168)
 	I. Mục tiêu:
 	1. Kiến thức: Nêu được những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá và tác hại của 
 việc phá rừng.
 	 2. Kĩ năng: Vận dụng bài học đưa ra được những biện pháp cần bảo vệ rừng.
 	 3. Thái độ: GDHS có ý thức bảo vệ môi trường rừng.
 	II. Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Hình SGK
 	 III. Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - CH: Môi trường tự nhiên
 thiên nhiên cung cấp cho con 
 người những gì?
 - GV nhận xét, cho điểm.
 2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Quan sát, thảo luận
- CH: Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì?
- CH: Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn phá?
- GV: Kết luận
- CH: Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì? Liên hệ đến thực tế địa phương bạn ( khí hậu, thời tiết có gì thay đổi, thiên tai,)
- GV kết luận
4. C3. Củng cố: 
 - - GV: Trong cuộc sống cần có
 ý thức tuyên truyền và vận 
 động mọi người cùng nhau bảo
 vệ môi trường rừng.
 - GV nhận xét giờ học.Tuyên
 dương HS có ý thức trong giờ học 
 4. Dặn dò
 - Về làm bài vào vở bài, chuẩn bị bài sau: Tác động của con người đến môi trường đất
 - HS: Thức ăn, nước uống, khí
 thở nơi vui chơi,
 - Các tài nguyên thiên nhiên
 dùng trong sản xuất và đời
 sống.
- HS: Quan sát hình SGK, trả lời:
- Hình 1: Cho thấy con người phá rừng để lấy đất canh tác, trồng cây lương thực, cây ăn quả hoặc cây công nghiệp.
- Hình2: Cho thấy con người phá rừng để lấy chất đốt ( làm củi, đốt than)
- Hình3: Cho thấy con phá rừng lấy gỗ để xây nhà, đóng đồ đạc hoặc dùng vào nhiều việc khác.
- Hình4: Cho thấy, n ... ra bài cũ: Không kiểm tra.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
- GV ghi bảng đề bài 
Đề bài: Hãy chọn một trong các đề sau:
1. Tả cô giáo ( thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng, tình cảm tốt đẹp.
2. Tả một người ở địa phương em sinh sống ( chú công an phương, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng, .)
3. Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc
- GV hướng dẫn HS chọn những người gần gũi nhất, yêu thích nhất để tả.
- GV: Lưu ý HS khi viết bài : 
+ Chú ý từ ngữ, hình ảnh gợi màu sắc, dùng biện pháp so sánh, nhân hoá để bài viết thêm sinh động.
- Cuối giờ GV thu bài để chấm
3. Củng cố 
- GV nhận xét và đánh giá giờ kiểm tra. Khen HS có ý thức làm bài.
4. Dặn dò 
- Về viết lại bài văn cho hay hơn.
- HS: Nhắc lại các cấu tạo bài văn tả người. (- Cấu tạo bài văn gồm 3 phần: Mở bài – thân bài – kết bài.)
 - HS: Dựa vào gợi ý SGK những hiểu biết về kiểu bài tả người để làm bài.
- HS: Xác định yêu cầu của đề bài, tìm ý, lập dàn ý.
- HS: Viết bài vào vở bài tập
- HS: Đọc lại bài và hoàn chỉnh bài làm
- HS: Chú ý lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.Bố cục bài viết
Thể dục
GV bộ môn dạy
Kể chuyện
Tiết 33: Kể chuyện đã nghe , đã đọc (Trang 148)
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe đã hoặc đã đọc nói về việc gia đình , nhà trường , xã hội chăm sóc và giáo dục trẻ em .
 	Hiểu câu chuyện :trao được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện 
 	2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe : Nghe lời bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn
 	3. Thái độ: HS có ý thức học tập.
 II. Đồ dùng dạy – học:
 	III. Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. 1. Kiểm tra bài cũ: 
 - 1 HS Kể lại chuyện Nhà vô
 địch
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn HS kể chuyện 
- GV ghi bảng đề bài.
+ Kể chuyện về gia đình , nhà trường , xã hội chăm sóc giáo dục trẻ em .
+ Kể chuyện về trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường xã hội.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài .
- GV gạch dưới các từ cần chú ý 
GV hướng dẫn 2 hướng kể.
2.3. Thực hành kể chuyện
-GV cùng HS nhận xét, bình chọn
4. 3. Củng cố: 
 - GV nhận xét giờ học. Tuyên
 dương HS có câu chuyện và lời
 kể hay hấp dẫn.
 4. Dặn dò
 - Về kể chuyện cho gia đình nghe.
- HS: 1 HS đọc đề bài.
- gia đình, nhà trường và xã hội hăm sóc giáo dục trẻ em 
- HS: 4 HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý SGK.
- HS:1 HS đọc lại gợi ý 3 và 4.
- HS tự ghi nhanh vào nháp dàn ý câu chuyện sẽ kể.
- HS cùng bạn bên cạnh kể chuyện trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể trước lớp.
- HS nói về ý nghĩa câu chuyện của mình.
Thứ sáu ngày 29 tháng 4 năm 2011.
Toán
Tiết 165: Luyện tập 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng giải một số bài toán có dạng đặc biệt
Kĩ năng: Giải được các bài toán có liên quan
Thái độ: Yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ, Bảng nhóm
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu cách giải một số dạng toán điển hình đã học.
3-Bài mới:
3.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
3.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (171): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Bài toán này thuộc dạng toán nào?
-Mời 1 HS nêu cách làm.
-Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (171): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Bài toán này thuộc dạng toán nào?
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm bài vào nháp, một HS làm vào bảng nhóm. HS treo bảng nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (171): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Bài toán này thuộc dạng toán nào?
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (171): (Dành cho HSKG)
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm bài vào nháp, một HS làm vào bảng nhóm. HS treo bảng nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
4-Củng cố.
- Bài học hôm nay các em củng cố những kiến thức gì?
- GV nhận xét giờ học,
5. Dặn dò: 
- Nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
- HS hát
*Bài giải:
Diện tích hình tam giác BEC là:
 13,6 : (3 – 2) x 2 = 27,2 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABED là:
 27,2 + 13,6 = 40,8 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABCD là:
 40,8 + 27,2 = 68 (cm2)
 Đáp số: 68 cm2.
*Bài giải:
Nam: 35
Nữ: học sinh
Theo sơ đồ, số HS nam trong lớp là:
 35 : (4 + 3) x 3 = 15 (HS)
Số HS nữ trong lớp là:
 35 – 15 = 20 (HS)
Số HS nữ nhiều hơn HS nam là:
 20 – 15 = 5 (HS)
 Đáp số: 5 HS.
*Bài giải:
 Ô tô đi 75km thì tiêu thụ số lít xăng là:
 12 : 100 x 75 = 9 (l)
 Đáp số: 9 lít xăng.
- HS khá giỏi nêu bài giải
*Bài giải:
Tỉ số phần trăm HS khá của trường Thắng lợi là:
 100% - 25% - 15% = 60%
Mà 60% HS khá là 120 HS.
Số HS khối lớp 5 của trường là:
 120 : 60 x 100 = 200 (HS)
Số HS giỏi là:
 200 : 100 x 25 = 50 (HS)
Số HS trung bình là:
 200 : 100 x 15 = 30 (HS)
 Đáp số: Giỏi: 50 HS
 Trung bình: 30 HS
Tập làm văn
Tiết 66: Tả người (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
- HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng ; đủ ý ; thể hiện được những quan sát riêng ; dùng từ, đặt câu đúng ; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
- Rèn kĩ năng viết văn, khả năng sử dụng từ ngữ
- Yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học: 
- Dàn ý cho đề văn của mỗi HS.
 - Giấy kiểm tra.
III. Hoạt động dạy học:	
1- Giới thiệu bài:
Trong tiết học trước, các em đã lập dàn ý và trình bày miệng một bài văn tả người. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ viết bài văn tả người theo dàn ý đã lập. 
2- Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra:
- Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra trong SGK.
-Cả lớp đọc thầm lại đề văn.
-GV nhắc HS :
+Ba đề văn đã nêu là 3 đề của tiết lập dàn ý trước. Các en nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn các em vẫn có thể chọn một đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước.
+Dù viết theo đề bài cũ các em cần kiểm tra lại dàn ý, sau đó dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn.
3- HS làm bài kiểm tra:
-HS viết bài vào giấy kiểm tra.
-GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
-Hết thời gian GV thu bài.
4-Củng cố:
- GV nhận xét tiết làm bài.
5. dặn dò: 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 31.
-HS nối tiếp đọc đề bài.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS viết bài.
-Thu bài.
Âm nhạc
GV bộ môn dạy
Khoa học
Tiết 66: Tác động của con người đến môi trường đất
( Trang 168)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá.
2. Kĩ năng: Nêu 1 số dẫn chứng về tác động của con người làm ảnh hưởng đến môi trường đất.
3. Thái độ: GDHS có ý thức tuyên truyền mọi người sử dụng đất hợp lí.
 	II. Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Tranh SGK
III. Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. 1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Quan sát, thảo luận
- CH: Hình 1 và 2 cho biết con người sử dụng đất trồng vào việc gì?
- CH: Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó?
- GV: Kết luận
2.3. Thảo luận
- CH: Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu,  đến môi trường đất.
- CH: Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất?
- GV: Nhận xét, kết luận
3. Củng cố: 
 - - GV mỗi chúng ta cần có ý 
 thức tuyên truyền mọi người
 sử dụng đất hợp lí.
 - GV nhận xét giờ học. Tuyên
 dương HS có ý thức trong giờ học. 4. Dặn dò
- Về làm bài vào vở bài tập,
 chuẩn bị bài sau: Luyện tập
- HS: Quan sát hình 1,2 SGK, trả lời:
- Hình1 ,2 cho thấy: trên cùng 1 địa điểm, trước kia, con người sử dụng đất để làm ruộng, ngày nay, phần đồng ruộng hai bên bờ sông đã được sử dụng làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát, hai cây cầu được bắc qua sông.
- Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi đó là do dân số ngày một tăng nhanh, cần phải mở rộng môi trường đất ở, vì vậy diện tích đất trồng bị thu hẹp.
- Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đất trồng ngày càng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, con người cần nhiều diện tích đất ở hơn. Ngoài ra, khoa học kĩ thuật phát triển, đời sống con người nâng cao cũng cần diện tích đất vào những việc khác
* Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. Vì vậy, người ta phải tìm cách tăng năng suất cây trồng, trong đó cóa biện pháp bón phân hoá học, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,khiến cho môi trường đất, nước bị ô nhiễm.
- Dân số tăng, lượng rác thải tăng, việc sử lí rác thải không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất. - HS thảo luận theo nhóm 2
- HS: Đại diện nhóm trả lời
Kĩ thuật
Tiết 33: Lắp ghép mô hình tự chọn (tiết 1) 
I. Mục tiêu: 
HS cần phải :
	- Lắp được mô hình đã chọn.
	- Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được.
	- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Lắp sẵn 1 hoặc 2 mô hình đã gợi ý trong SGK.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy-học:	
Hoạt động của HS
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. 
- Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học.
2.2- Hoạt động 1: HS chọn mô hình lắp ghép.
- GV cho các nhóm HS tự chọn một mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc tự sưu tầm.
- GV yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô và hình vẽ trong SGK hoặc hình vẽ tự sưu tầm.
2.3- Hoạt động 2: HS thực hành lắp mô hình đã chọn.
a) Chọn các chi tiết 
b) Lắp từng bộ phận.
c) Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-HS thực hành theo nhóm 4.
Sinh hoạt lớp tuần 33
 1. Nhận xét chung tuần 33
- Lớp trưởng, tổ trưởng, chi đội trưởng nhận xét
- Lớp bổ xung 
- GV nhận xét 
Ưu điểm 
- Lớp duy trì được mọi nề nếp trong học tập.
- Học sinh tích cực học tập 
- Trong lớp trật tự chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài
- Học bài và làm bài đầy đủ, đã tập trung vào chuẩn bị tốt.
- Không có hiện tượng đánh chửi nhau, nói bậy
- Học sinh có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập, mọi hoạt động khác
Hạn chế
- Còn một số học sinh chuẩn bị bài chưa đầy đủ, chu đáo lười học, trong lớp ít phát biểu xây dựng bài
2. Kế hoạch tuần 34:
- Thực hiện tốt mọi kế hoạch nhà trường đội đề ra.
- Duy trì mọi nề nếp.
- Tăng cường giúp đỡ HS yếu bằng nhiều biện pháp.
- Thi đua chào mừng ngày 30 / 4, 1/5

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 33 lớp 5b.doc