Giáo án Tuần 4 - Chuẩn kiến thức kỹ năng - Lớp 4

Giáo án Tuần 4 - Chuẩn kiến thức kỹ năng - Lớp 4

Tập đọc:

Một ngơười chính trực

i. Mục tiêu:

- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diện cảm được một đoạn văn trong bài.

- Hiểu ND: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nơước của Tô Hiến Thành

vị quan nổi tiếng cươơng trực thời xơa.

ii. Các hoạt động dạy học:

A. Bài cũ:

- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc truyện người ăn xin và nêu nội dung bài.

- Nhận xét - ghi điểm

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn luyện đọc+ Tìm hiểu bài.

a. Luyện đọc:

 - Đọc nối tiếp theo đoạn: 3 đoạn

- GV đọc mẫu

b. Tìm hiểu bài:

- Gọi HS đọc đoạn1

+ Tô Hiến Thành làm quan thời nào?

+ Mọi người đánh giá ông là người như thế nào?

+ Cách làm việc lập ngôi vua, sự chính trực của THT thể hiện như thế nào?

 

doc 28 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 638Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 4 - Chuẩn kiến thức kỹ năng - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc:
Một người chính trực
i. Mục tiêu: 
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diện cảm được một đoạn văn trong bài.
- Hiểu ND: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành 
vị quan nổi tiếng cương trực thời xa. 	
ii. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc truyện người ăn xin và nêu nội dung bài.
- Nhận xét - ghi điểm 
- 3 HS thực hiện yêu cầu
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn luyện đọc+ Tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc:
 - Đọc nối tiếp theo đoạn: 3 đoạn
- GV đọc mẫu
- HS đọc nối tiếp 3 lượt, mỗi lượt 3 em.
b. Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc đoạn1
- HS đọc
+ Tô Hiến Thành làm quan thời nào? 
- Làm quan thời Lý 
+ Mọi người đánh giá ông là người như thế nào? 
- Ông là người nổi tiếng chính trực. 
+ Cách làm việc lập ngôi vua, sự chính trực của THT thể hiện như thế nào? 
- THT không chịu nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu và lập thái tử Long Cán. 
+ Đoạn một kể chuyện gì? 
- Thái độ chính trực cuả Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua. 
+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai thường xuyên chăm sóc ông? 
- Quan tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh. 
Còn giám nghị đại phu Trần Trung Tá? 
- Do bận quá nhiều việc nên không đến thăm ông được. 
+ Đoạn 2 ý nói gì? 
- THT lâm bệnh có Vũ Tán Đường hầu hạ. 
+ Đỗ thái hậu hỏi ông điều gì? 
- Ai sẽ thay ông làm quan nếu ông mất? 
+ THT đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình? 
- Ông tiến cử quan giám nghị Trần Trung Tá. 
+ Vì sao thái hậu lại ngạc nhiên? 
- Vì bà thấy Vũ Tán Đường ngày đêm chăm sóc ông... 
+ Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? 
- Ông cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người như Tố Hiến Thành ? 
- Vì ông quan tâm đến triều đình, tìm người tài giỏi để giúp dân, giúp nước. 
Đoạn 3 kể truyện gì ?
- Nêu nội dung bài. 
- Kể truyện Tô Hiến Thành tìm người tài giỏi giúp nước. 
c. Luyện đọc diễn cảm ;
- Gọi học sinh đọc toàn bài 
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn, lớp theo dõi tìm ra giọng đọc. 
- GV đọc mẫu đoạn: “Một hôm... xin cử Trần Trung Tá”
- Luyện đọc. 
-Yêu cầu học sinh nhập vai 
- Nhận xét cho điểm học sinh 
- Học sinh đọc.
- HS thi đọc. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn về học bài , chuẩn bị bài sau. 
- 1 học sinh đọc lại toàn bài và nêu nội dung của bài.
------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán:
So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
I. Mục tiêu:
- Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
- Kiểm tra về phân tích cấu tạo số.
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài
HĐ1: Hướng dẫn so sánh các số tự nhiên
- GV viết bảng 100. . . 99 yêu cầu HS điền số và giải thích.
- Khi so sánh 2 số TN không cùng số chữ số ta làm thế nào?
 - Tương tự với các cặp số 29869 và 
 30005; 25136 và 23894.
- Khi so sánh 2 số TN có cùng số chữ số ta làm nh thế nào?
- GV nêu nhận xét bao giờ cũng so sánh được 2 số TN, nghĩa là xác định được số này lớn hơn, hoặc bé hơn, hoặc bằng số kia.
- Yêu cầu HS nêu 1 số các số liên tiếp trong dãy số TN
- Số đứng trước ntn so với số đứng sau? ( ngược lại)
 - Yêu cầu HS nhìn tia số và nhận xét vị
 trí của các số với nhau và so với gốc.
HĐ2: Xếp thứ tự các số TN yêu cầu HS xếp theo thứ tự từ bé đến lớn rồi từ lớn đến bé
- Với 1 nhóm các số TN ta luôn có thể sắp xếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn, lớn đến bé, vì sao?
HĐ3: Thực hành:
Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài.
- HS tự làm bài vào nháp.
- HS nêu kết quả.
- Nhận xét.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- HS trình bày.
- GV nhận xét và chữa bài.
 a. 8136 ; 8316 ; 8361
 b. 5724 ; 5740 ; 5741
 c. 63841 ; 64813 ; 64831
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- HS trình bày.
- GV chấm bài và chữa bài.
 a. 1984 ; 1978 ; 1952 ; 1942
 b. 1969 ; 1954 ; 1945 ; 1890 
100 > 99 vì có số chữ số nhiều hơn ( 99 < 100) vì số chữ số ít hơn
. . . ta đếm xem số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn và ngược lại.
- 29869 < 30005 vì cùng số chữ số, 2 chữ số ở hàng chục nghìn có 2 < 3.
- 25136 > 23894 vì gtrị 2 chữ số ở hàng chục nghìn ( hàng lớn nhất) bằng nhau, cặp 2 chữ số ở hàng nghìn 5 > 3.
- Ta so sánh các cặp chữ số ở từng hàng bắt đầu từ hàng lớn nhất.
- HS nêu bất kì.
- Số đứng trước bé hơn số đứng sau, số đứng sau > số đứng trước
- Số ở gần gốc 0 hơn là số bé hơn 
( 1 hơn.
- HS xếp: 
bé đến lớn: 7689, 7869, 7896, 7968
lớn đến bé: 7968, 7896, 7869, 7689
- Vì ta luôn so sánh được các số TN với nhau
- 1 số HS nhắc lại.
- 1HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào nháp.
- HS lần lượt nêu, lớp nhận xét bổ sung.
- 1HS nêu.
- HS làm bài.
- 3HS đọc bài làm, lớp nhận xét.
- 1HS nêu.
- HS làm bài.
- 2HS đọc bài làm, lớp nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc lại cách so sánh xếp thứ tự sốTN
- Dặn về nhà tự viết các số và so sánh
--------------------------------------------------------------------
Luyện toán:
Luyện tập về so sánh các số tự nhiên
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh về so sánh và xếp các số tự nhiên.
- Củng cố về tính giá trị biểu thức đối với số tự nhiên.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS nêu cách so sánh các số tự nhiên.
2. Luyện tập:
Bài 1: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.( > < = )
 a. 1534 ... 999 25874 ... 25784
 b. 7254 ... 72540 37501 ... 37410
 c. 1957 ... 1900 + 57 21700 .... 21000 + 700
- GV nhận xét và chữa bài.
Bài 2: Dãy số nào dưới đây được viết theo thứ tự lớn dần.
 a. 425 709 843 ; 425 706 843 ; 418 706 843 ; 
 415 706 843.
 b. 415 706 843 ; 418 706 843 ; 425 709 843 ; 
 425 706 843.
 c. 415 706 843 ; 418 706 843 ; 425 706 843 ;
 425 709 843.
 d. 418 706 843 ; 415 706 843 ; 425 709 843 ; 
 425 706 843.
- GV theo dõi HS làm bài.
- Trình bày kết quả.
- GV nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Tính giá trị của biểu thức:
 a. 300 000 - 6 000 x 5 =
 b. 617 x ( 47 + 35 ) =
 c. ( 936 + 54 ) : 9 = 
- GV theo dõi và giúp đỡ HS làm bài.
- GV chấm bài, nhận xét và chữa bài trên bảng.
Bài 4: ( Dành cho HS khá giỏi )
 Viết các số tự nhiên x, biết:
 a. x = 2 10 000 + 2 1 000 + 5 1 000 + 9
 b. x = 5 100 000 + 7 1 000 + 8 
 c. x = 8 10 000 + 8
- GV hớng dẫn HS cách làm.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS.
- GV nhận xét và chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài học.
- 2- 3 HS nêu.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 1HS nêu yêu cầu.
- 3HS làm bài trên bảng, lớp làm bài vào vở.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- HS trình bày kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
- 1 HS nêu nội dung bài.
- 2 HS nêu cách tính giá trị của biểu thức
- 3HS làm vào bảng phụ, lớp làm vào vở.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 HS nêu nội dung bài.
- HS theo dõi.
- HS làm bài vào vở, 3HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét , bổ sung.
---------------------------------------------------------------------------
Buổi 2:
Luyện toán: 
Luyện tập về viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
I. Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao cho học sinh khá giỏi về cấu tạo, viết và đọc số tự nhiên.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
? Nêu cấu tạo thập phân của số tự nhiên?
- GV nhận xét .
2. Luyện tập:
Bài 1: Viết và đọc:
a. Số lớn nhất có 4 chữ số.
b. Số lớn nhất có 7 chữ số.
c. Số nhỏ nhất có 7 chữ số.
d. Số lớn nhất có 9 chữ số.
- GV nhận xét và chữa bài.
Bài 2:
Có bao nhiêu chữ số khác nhau đã được sử dụng để viết số:
 a. 350 500 000; 
 b. 4 444 444 444.
* GV lu ý cho HS phân biệt giữa các ký hiệu chữ số dùng để viết số khác với số.
Bài 3: Từ sáu chữ số : 0,1,3,5,9,8 ta có thể viết được các số có sáu chữ số mà mỗi số có đủ các chữ số đã cho. Hỏi:
a. Số bé nhất trong các số viết được là số nào ?
b. Số lớn nhất trong các số viết được là số nào?
- GV hướng dẫn HS :
a. Viết số bé nhất có đủ 6 chữ số trên: Chọn chữ số ở hàng trăm triệu sao cho bé nhất và tiếp tục tăng dần ở các hàng tiếp theo.( Lu ý: không được chọn chữ số 0 ở hàng lớn nhất).
b. Ngược lại với bài tập a.
Bài 4: Tìm số có hai chữ số biết rằng số đó gấp 9 lân chữ số hàng đơn vị.
- GV cần hướng dẫn HS tìm số bằng cách đặt tên số cần tìm và giải từ cuối sau đó dựa vào những giả thiết đã cho để tìm số.
Bài 5: Tìm tất cả các số có hai chữ số mà tổng hai chữ số đó bằng 9 và hiệu hai chữ số bằng 5.
- GV hướng dẫn HS có thể làm bằng cách tìm tất cả các chữ số sao cho có tổng bằng 9 sau đó lấy số lớn trừ số bé và loại bỏ dần.
Bài 6: Tìm số có ba chữ số, biết rằng nếu xóa chữ số hàng trăm thì số đó giảm đi 7 lần.
- GV hướng dẫn HS giải theo cách tương tự bài 4.
- GV chấm và chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về xem lại bài học.
- 2-3 HS nêu.
- HS nối tiếp nêu miệng kết quả.
- HS làm bài vào VBT sau đó nêu kết quả.
Kết quả:
a. Để viết số 350 500 000 đã dùng các chữ số : 3, 5, 0.
b. Để viết số 4 444 444 444 chỉ sử dụng một chữ số 4.
- HS thảo luận cặp và làm vào vở luyện.
Kết quả:
a. 103589.
b. 85310.
- HS thảo luận nhóm đôi.
 Bài giải.
Gọi số cần tìm là ( a # 0 )
Theo đề bài ta có: b 9 = 
Vì a khác 0 nên b phải khác 0
 = b 9
Vì b 9 có chữ số cuối là b nên b = 5 ( vì b khác 0)
Nên = b 9 = 5 9 = 45
Vậy số phải tìm là 45.
- 1HS làm bài trên bảng cả lớp làm vào vở.
Ta có: 9 = 9 + 0 và 9 - 0 = 9
 9 = 8 + 1 và 9 - 8 = 1
 9 = 7 + 2 và 7 - 2 = 5
 9 = 6 + 3 và 6 - 3 = 3
 9 = 5 + 4 và 5 - 4 = 1
Ta thấy trường hợp thứ 3 thỏa mãn yêu cầu của đề bài.
Vậy số phải tìm là 72, 27.
Bài giải.
Gọi số cần tìm là: ( a khác 0)
Theo đè bài ta có:
 = 7 ( b khác 0)
 = ( 6 + 1 )
 + = 6 + 
 = 6
 = : 6
Vì chia hết cho 6 và là số có hai chữ số nên a = 3. Vậy ta có: = 300
Và = 300 : 6 = 50
Số cần tìm là 50.
------------------------------------------------------------------
Luyện luyện từ và câu:
Từ đơn và từ phức
I. Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao cho HS về cấu tạo từ đơn và từ phức.
- HS củng cố về vốn từ thuộc chủ đề nhân hậu đoàn kết.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ.
- Như thế nào là từ đơn, từ phức ?
- GV nhận xét.
2. Luyện tập. ... nhà: Xem lại bài tập 2, 3.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán:
Bảng đơn vị đo khối lượng
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam và gam.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.
- Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng.
II. các Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
- Củng cố về đổi, so sánh đơn vị đo khối lượng
- Yêu cầu HS lên làm bài tập 3, 4
Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài.
HĐ2: Giới thiệu đề- ca- gam; héc - tô - gam.
a. Đề- ca-gam
+ GV giới thiệu đề-ca-gam, viết tắt là dag
 1 dag = 10 g
- Lấy VD thực tế để HS dễ hiểu
b. Héc - tô - gam.
- GV giới thiệu héc-tô-gam, viết tắt là hg.
1 hg = 10 dag = 100 g
HĐ 3: Bảng đvị đo khối lợng
- Yêu cầu HS nêu tên các đơn vị đo khối lượng đã học
- Hãy xếp các đơn vị đó theo thứ tự từ bé đến lớn
- GV treo bảng phụ để ghi các đơn vị đo 
- Trong các đơn vị trên những đơn vị nào nhỏ hơn kg? Những đơn vị nào lớn hơn kg.
- Yêu cầu HS đổi các đơn vị đo như bảng SGK
- Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp mấy lần đơn vị nhỏ hơn và liền kề nó?
- Mỗi đơn vị đo khối lượng kém mấy lần so với đơn vị lớn hơn và liền kề nó?
HĐ 4: Luyện tập
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận và làm bài.
- HS lên bảng làm.
- GV nhận xét và chữa bài.
 a. 1 dag = 10 g 1 hg = 10 dag ..................
 b. 4 dag = 40 g 3 kg = 30 hg ..................
Bài 2: - GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS tự làm bài vào vở.
- GV chấm và chữa bài.
 380g + 195g = 575g 928dag - 274dag = 654dag
 452hg x 3 = 1356hg 768hg : 6 = 128hg
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc lại bảng đơn vị đo khối lượng, mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
- Dặn làm bài tập 4 SGK, học thuộc bảng đơn vị đo khối lượng.
- 3 HS lên bảng làm
- Lớp theo dõi nhận xét
- 1 số HS nhắc lại.
- HS nhắc lại.
- HS nêu tên các đơn vị đã học
- HS nêu theo thứ tự từ bé đế lớn
- Nhỏ hơn kg: hg,dag, g
- Lớn hơn kg: yến, tạ, tấn
- HS đổi các đơn vị đo như SGK
- Mỗi đvị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị bé hơn liền nó
- 10 lần
1 số em nhắc lại
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài theo nhóm và ghi vào vở
- 4 HS lên bảng chữa bài.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi.
- HS làm bài vào vở.
- HS nạp bài.
 .---------------------------------------------------------------------------------------------------
Chính tả: (Nhớ – viết)
Truyện cổ nước mình
I. Mục tiêu: 
- Nhớ - viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng bài tập 2.
* HS khá giỏi nhớ - viết được 14 dòng thơ đầu.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu tìm các từ.
+ Viết tên con vật bắt đầu bằng tr/ ch.
- Nhận xét, tuyên dơng. 
- HS tìm
- Trâu, châu chấu, trăn, trê, chiền chiện, chèo bẻo, chào mào,..
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài.
- HS nghe.
2. Trao đổi về nội dung đoạn thơ:
 - Yêu cầu HS đọc
- 1 HS đọc đoạn thơ.
- Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà?
- Vì những câu chuyện cổ rất sâu sắc nhân hậu.
- Qua những câu chuyện cổ, cha ông ta muốn khuyên con cháu điều gì?
- ... hãy biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, ở hiền sẽ gặp những điều may mắn hạn phúc.
3. Hướng dẫn viết từ khó:
 - Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm đợc.
- Các từ: truyện cổ, sâu xa, nghiêng soi, vàng cơm nắng...
4. Viết chính tả:
- GV lưu ý HS cách trình bài thơ lục bát
- GV đọc
- HS viết bài vào vở.
5. Chấm chữa bài:
- Từng cặp 2 HS đổi vở soát bài.
- GV chấm 1/3 lớp.
- Nêu nhận xét.
6. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: 
- Phân biệt d / r / gi.
 Bài tập2.a) Gọi HS đọc yêu cầu
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét , bổ sung bài của bạn
Gió thổi - gió đưa - gió nâng cánh diều
- Yêu cầu HS đọc lại câu văn.
b. ý b tương tự.
- 1 HS đọc lại
C. Củng số, dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học
- Dặn về làm lại bài tập, chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 11 tháng 9 năm 2009.
Toán:
Giây, thế kỉ
I. mục tiêu:
- Biết được đơn vị giây, thế kỉ.
- Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỉ và năm.
- Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.
II. Đồ dùng: 
- 1 chiếc đồng hồ thật
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- Củng cố về bảng đơn vị đo khối lượng . 
B. Bài mới.
HĐ 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài.
HĐ2: Giới thiệu giây
- Yêu cầu HS quan sát đồng hồ thật, chỉ kim giờ, kim phút
- Kim giờ đi từ số này đến số liền sau nó thì chỉ bao nhiêu giờ ?
- Kim phút đi từ một vạch đến một vạch tiếp liền sau thì chỉ bao nhiêu phút?
 Vậy 1 giờ = ? phút
- GV giới thiệu kim giây.
- Khi kim phút đi được một từ vạch này sang vạch kế tiếp thì kim giây đi từ đâu đến đâu? 
+ Một vòng trên mặt đồng hồ là 60 vạch vậy khi kim phút chạy được 1 phút thì kim giây chạy được 60giây.
- GV giới thiệu 1 phút = 60 giây
HĐ 3: Giới thiệu về thế kỉ.
- GV giới thiệu đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỉ
1 thế kỉ = 100 năm
100 năm = ? thế kỉ
- GV giới thiệu bắt đầu từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ I. Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ II. Vậy năm 1005 là thế kỉ nào?. . .
 - Người ta thường dùng số La Mã để ghi
 thế kỉ. GV hướng dẫn cách ghi.
HĐ 3: Luyện tập
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài.
- HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2: - HS đọc nội dung bài tập.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Trình bày kết quả.
- GV nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò : 
- Nhắc lại đơn vị đo thời gian đã học.
- Dặn ôn bài.	 
- HS quan sát đồng hồ, 2 em lên chỉ
- . . . chỉ 1 giờ
- . . chỉ 1 phút
- 1 giờ bằng 60 phút
- Chạy được đúng một vòng.
- 1 số HS nhắc lại 1 phút = 60 giây, 2 em chỉ kim giây.
- 1 số HS nhắc lại
 100 năm = 1 thế kỉ
. . . là thế kỉ 11
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở
- 2 em lên bảng làm
 1 phút = 60 giây ; 1/ 3 phút = 20 giây 7phút = 420 giây ; 1phút 8giây = 68 giây 1 thế kỉ = 100 năm; 1/5 thế kỉ = 20 năm
- 1HS đọc.
- HS thảo luận và ghi kết quả.
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn:
Luyện tập xây dựng Cốt truyện
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề, xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ
iii. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
- 1 HS nêu lại nội dung cần ghi nhhớ ở tiết tập làm văn trước.
- 1 HS kể lại chuyện Cây khế dựa vào cốt truyện đã có.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học.
2. Hướng dẫn xây dựng cốt truyện:
a. Xác định yêu cầu của đề bài
- GV nêu đề bài và ghi lên bảng
- HS đọc yêu cầu của đề.
- Hướng dẫn HS phân tích đề
- Gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng 
Lưu ý HS: Để xây dựng cốt truyện với điều kiện đã cho, em phải tưởng tượng để hình dung điều gì sẽ xảy ra, diễn biến câu chuyện.
Bà mẹ ốm, người con, bà tiên
- Kể vắn tắt
b. Hướng dẫn lựa chọn chủ đề của câu chuyện
- 2 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1 và 2. 
- Cả lớp theo dõi SGK
- Nêu chủ đề em lựa chọn?
- Sự hiếu thảo
- Tính trung thực
- GV: Từ đề bài đã cho, em có thể tưởng 
tượng ra những cốt truyện khác nhau
c. Thực hành xây dựng cốt truyện
- HS làm việc cá nhân, đọc thầm và trả lời lần lượt các câu hỏi
- Nhắc HS tuỳ đề bài chọn kể
- HS giỏi làm mẫu
- GV quan sát, hướng dẫn thêm HS
- HS từng cặp thực hành, xây dựng cốt truyện
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm bình chọn bạn có câu chuyện tưởng tượng sinh động hấp dẫn nhất. 
- HS thi kể chuyện trước lớp.
- HS viết vắn tắt vào vở cốt truyện của mình.
C. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu 1 - 2 HS nêu cách xây dựng cốt truyện.
- Để xây dựng được 1 cốt truyện, cần hình dung được: Các nhân vật của câu chuyện chủ đề của câu chuyện. Diễn biến của câu chuyện - diễn biến này cần hợp lí, tạo nên một cốt truyện có ý nghĩa.
- Về nhà: Xem lại bài học. 
-----------------------------------------------------------------------------------------------
hoa học:
TạI sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật
i. Mục tiêu: 
- Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể.
- Nêu ích lợi của việc ăn cá: đạm của cá dể tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm.
ii. các Hoạt Động dạy học:
 A. Bài cũ:
- Tại sao cần ăn phối hợp những loại thức ăn và 
thường xuyên thay đổi món?
- Hầu hết các loại thức ăn có từ đâu?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài.
2. Tìm hiểu bài.
HĐ 1: Trò chơi: kể tên những món ăn chính chứa nhiều chất đạm?
 - Chia lớp thành 2 đội: mỗi đội cử 1 trọng tài giám
 sát đội bạn và 10 em chơi.
 - Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng
 ghi tên các món ăn chứa nhiều chất đạm 
 - GV cùng các trọng tài công bố kết quả
HĐ 2: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và thực vật?
 - GV nêu các thông tin về gtrị dinh dỡng của 1 số
 thức ăn.
 - Chia nhóm thảo luận về những món nào vừa chứa
 đạm động vật và đạm thực vật.
 - Tại sao không nêu chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ
 ăn đạm thực vật ?
- Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá?
- GV kết luận như SGK.
- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết.
HĐ 3: GV tổ chức cho HS thi kể về các món ăn vừa cung cấp đạm thực vật và đạm động vật.
- Nhận xét tuyên dương.
- HS trả lời
- Có nguồn gốc từ thực vật, động vật
- Chia đội và cử trọng tài.
- HS lên bảng viết mỗi em viết một món.
- HS dựa vào các hình minh hoạ SGK và thông tin vừa nghe thảo luận.
- Đậu kho thịt, lẩu cá, thịt bò, canh cua, .. 
- Chỉ ăn một loại thì sẽ không đủ chất dinh dưỡng, mỗi loại chứa những chất bổ dưỡng khác nhau.
- Cá là loại thức ăn dễ tiêu, trong chất béo của cá có nhiều a xít béo không no có vai trò phòng chống bệnh sơ vữa động mạch.
- HS kể với các nội dung tên món ăn, các thực phẩm dùng để chế biến, cảm nhận của mình khi ăn món ăn đó.
- HS trình bày.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học: tuyên dương những HS nhóm tích cực
- Dặn về nhà làm bài, chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 4 Tuan 4 CKTKN(2).doc