Giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên

Giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên

 Qua ba năm dạy học sinh lớp 4 và cũng qua trao đổi với đồng nghiệp tôi thấy học sinh thường xuyên lúng túng trong việc thực hiện bốn phép tính với số tự nhiên. Đối với học sinh, nhiều em không nắm vững được cách cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên. Các em thường làm sai ở một vài vị trí. Ví dụ có em thì cộng không nhớ, có em thì thực hiện phép nhân đúng nhưng cách đặt phép tính lại sai. Nhiều em không biết cách thực hiện phép chia. Khả năng tính nhẩm của học sinh còn thấp nên khi dạy phép chia đòi hỏi các em phải trừ nhẩm thì các em không thực hiện được. Mặt khác nhiều em còn chưa thuộc bảng cộng, trừ, nhân, chia nên trong khi lĩnh hội tri thức gặp rất nhiều khó khăn.

 Để giúp học sinh nắm bắt và thực hành phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên một cách thành thạo, giúp các em thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm “Giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên ” với mong muốn được trao đổi với anh chị em đồng nghiệp, cùng cảm nghiệm và tìm ra biện pháp giúp đỡ học sinh học môn toán một cách tốt nhất.

 

doc 16 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 2697Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. LỜI NÓI ĐẦU
I.1 Lý do chọn đề tài
 Qua ba năm dạy học sinh lớp 4 và cũng qua trao đổi với đồng nghiệp tôi thấy học sinh thường xuyên lúng túng trong việc thực hiện bốn phép tính với số tự nhiên. Đối với học sinh, nhiều em không nắm vững được cách cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên. Các em thường làm sai ở một vài vị trí. Ví dụ có em thì cộng không nhớ, có em thì thực hiện phép nhân đúng nhưng cách đặt phép tính lại sai. Nhiều em không biết cách thực hiện phép chia. Khả năng tính nhẩm của học sinh còn thấp nên khi dạy phép chia đòi hỏi các em phải trừ nhẩm thì các em không thực hiện được. Mặt khác nhiều em còn chưa thuộc bảng cộng, trừ, nhân, chia nên trong khi lĩnh hội tri thức gặp rất nhiều khó khăn. 
 Để giúp học sinh nắm bắt và thực hành phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên một cách thành thạo, giúp các em thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm “Giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên ” với mong muốn được trao đổi với anh chị em đồng nghiệp, cùng cảm nghiệm và tìm ra biện pháp giúp đỡ học sinh học môn toán một cách tốt nhất.
  I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài  
 Trong bài viết này, là một giáo viên đang trực tiếp dạy lớp 4, tôi xin nêu ra một số kinh nghiệm của mình về dạy học bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên ở lớp 4 trên cơ sở chuẩn kiến thức kỹ năng để giúp học sinh nắm vững kiến thức và kĩ năng thực hiện. 
I.3. Đối tượng nghiên cứu
 Là học sinh lớp 4D3 (điểm trường buôn Dliêya A) thuộc Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai - Năm học 2012-2013
I.4 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
 Với đề tài này tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu trình bày một số biện pháp nhằm giúp học sinh thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên. Phạm vi áp dụng ban đầu là lớp 4D3 (điểm trường buôn Dliêya A) thuộc Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai 
I.5 Phương pháp nghiên cứu
 Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu lý luận (đọc tài liệu).
Phương pháp phân tích tổng hợp 
Phương pháp điều tra.
Phương pháp thống kê.
Phương pháp thuyết trình giảng giải
Phương pháp luyện tập thực hành.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp tổ chức trò chơi học tập.
Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.
Phương pháp thực nghiệm
II. PHẦN NỘI DUNG
II.2. Cơ sở lí luận
 Chúng ta đều biết trong hệ thống giáo dục quốc dân, Tiểu học là bậc học nền móng. Các môn học ở Tiểu học nói chung và môn Toán nói riêng góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Những kiến thức, kỹ năng môn toán có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, nó làm cơ sở cho việc học tập các môn học khác và học tiếp ở các lớp trên. Môn toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực; nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống.
	Môn Toán có tiềm năng giáo dục to lớn, nó góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề. Nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập linh hoạt, sáng tạo; nó góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của con người như lao động cần cù, cẩn thận, có ý thức vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nền nếp và có tác phong khoa học.
 Trong chương trình môn Toán ở Tiểu học, số học là nội dung trọng tâm, là hạt nhân của quá trình dạy học toán từ lớp 1 đến lớp 5. Các nội dung về đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học, giải bài toán có lời văn được tích hợp với nội dung số học, chúng ta dạy học dựa vào các nội dung số học và tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các nội dung của môn Toán lớp 4. Với nội dung số học, môn Toán lớp 4 bổ sung, tổng kết quá trình dạy học số tự nhiên và chính thức dạy phân số. Ở học kỳ I lớp 4, môn Toán chủ yếu tập trung vào bổ sung, hoàn thiện, tổng kết, hệ thống hoá, khái quát hoá (ở mức độ đơn giản, ban đầu) về số tự nhiên, dãy số tự nhiên, hệ đếm thập phân bốn phép tính (Cộng.trừ, nhân, chia) với số tự nhiên và một số tính chất của các phép tính đó. Vì vậy việc dạy học sinh nắm vững kiến thức về số tự nhiên mà đặc biệt là khả năng thực hiện bốn phép tính là một yêu cầu đặt ra cần phải thực hiện tốt. Bởi vì sau khi học xong hết bậc Tiểu học it nhất học sinh cũng phải thực hiện thành thạo được bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên. 
II.2 Thực trạng:
Thuận lợi – khó khăn:
* Thuận lợi 
Trong quá trình dạy học bản thân cũng như các giáo viên khác luôn được Nhà trường quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ cho công tác dạy học. Đội ngũ giáo viên Nhà trường có tay nghề cao là điều kiện thuận lợi để giáo viên dự giờ học hỏi kinh nghiệm. Học sinh có đầy đủ SGK và Giáo viên có đầy đủ sách hướng dẫn , được học về cách sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Bản thân giáo viên yêu nghề, có năng lực sư phạm. 
- Các em học sinh đều được học 2 buổi/ngày. Buổi sáng học lý thuyết và buổi chiều được luyện tập củng cố để khắc sâu kiến thức. Từ đó giúp các em có khả năng sử dụng thành thạo các bài tập thực hành và áp dụng linh hoạt vào các bài tập khác. 
* Khó khăn: 
Học sinh trong lớp trình độ không đồng đều thuộc nhiều miền trên đất nước. Mặt khác đa số học sinh trong lớp thuộc diện học sinh dân tộc tại chỗ và một số dân tộc từ phía Bắc di cư vào nên nhận thức của các em còn hạn chế. Sự phân chia các tiết dạy trong một buổi học còn bất cập nên giáo viên chưa có điều kiện quan tâm nhiều đến đối tượng học sinh yếu. Trình độ giáo viên chưa đồng đều đôi lúc còn giảng dạy theo phương pháp cũ. Việc phân chia thời lượng lên lớp ở mỗi môn dạy đôi khi còn dàn trải, hoạt động của thầy - của trò có lúc thiếu nhịp nhàng. Do đặc điểm của nhà trường là ở xa khu dân cư học sinh đi lại còn xa nên việc học của các em gặp nhiều khó khăn. 
Bên cạnh đó học sinh với lối tư duy cụ thể, khả năng tư duy trừu tượng chưa cao, chưa có ý thức tự giác nghiên cứu bài ở nhà, còn trông chờ vào sự giúp đỡ của giáo viên nên kết quả học tập chưa cao. Đại đa số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình còn có quan điểm '' trăm sự nhờ nhà trường, nhờ thầy cô'' cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập bộ môn. 
 b) Thành công – hạn chế
 Thành công của đề tài này là đã giúp một bộ phận lớn học sinh nắm vững được kiến thức, kĩ năng thực hiện phép tính. Đa số các em đã thực hiện đúng yêu cầu mà giáo viên đặt ra. Qua những tiết dạy trên lớp các em hầu như đều có hứng thú để học. Số các em thực hiện chưa được chủ yếu rơi vào các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như khuyết tật, thiểu năng trí tuệ.
 Hạn chế của đề tài là vẫn còn một số học sinh thực hiện các phép tính còn sai. Đây là những em rơi vào trường hợp chưa thuộc bảng cộng, bảng trừ, bảng nhân, bảng chia. Do lớp có nhiều em yếu nên việc cho từng học sinh thực hành chưa được nhiều. Bản chất học sinh là nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên nên có khi các em thực hiện được rồi nhưng để một thời gian không thực hiện lại thì các em thường làm sai hoặc thực hiện không đúng. 
c) Mặt mạnh – mặt yếu:
 Mặt mạnh của đề tài là giúp được nhiều học sinh biết cách thực hiện phép nhân, phép chia; hơn nữa các em đều tự tin khi lên bảng thực hiện. Giáo viên sau khi hướng dẫn tỉ mĩ ban đầu của những tiết lý thuyết thì ở những tiết sau thường rất nhàn vì chỉ cần ra đề là học sinh đều có thể thực hiện được.
 Mặt yếu của đề tài là thời gian hướng dẫn của giáo viên sẽ kéo dài so với tiết học, có thể ảnh hưởng tới các tiết học khác.
d) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 Xuất phát từ việc trong những năm qua khi tôi dạy học sinh lớp 4, nhiều em khi thực hiện phép tính làm còn sai. Ở đây không chỉ các em sai về cách đặt phép tính mà các em còn chưa nắm vững kiến thức nhất là các bảng cộng, bảng trừ, bảng nhân-chia. Điều này không phải do lỗi ở các em mà một phần cũng do lỗi từ giáo viên. Ngoài ra với việc cá em thường xuyên nghỉ học vào mùa rẫy cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc học của các em. Trên lớp thì một số em chưa thực sự chú ý, thường nhìn ra ngoài hoặc nói chuyện riêng với bạn. Những đối tượng này thường là các em học yếu, hổng kiến thức các em cảm thấy việc học còn nặng nề. 
 Nguyên nhân nữa mà tôi muốn nói đến là sự quan tâm đến việc học của con cái của phụ huynh ở nhà chưa cao ( có thể nói là chưa có) bởi vì họ còn phải lo mưu sinh nhiều hơn. Nhiều gia đình bố mẹ ham vui đi làm về là mở nhạc, hoặc uống rượu nên ảnh hưởng đến việc học của con.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.
 Lớp 4D3 với số lượng học sinh đầu năm là 20 em trong đó 100% học sinh đều là học sinh đồng bào thiểu số. Có 14 em thuộc dân tộc tại chỗ, số còn lại chủ yếu là các em thuộc dân tộc phía Bắc di cư vào. Do đó, như tôi đã trình bày ở trên trình độ nhận thức của học sinh trong lớp kém hơn so với mặt bằng chung của toàn trường. Vì là học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên trình độ nhận thức của các em kém hơn so với những học sinh người Kinh cùng trang lứa. Điều kiện hoàn cảnh gia đình của mỗi em cũng khác nhau nên cũng ảnh hưởng đến việc học của các em. 
 Là lớp có nhiều học sinh yếu không chỉ ở phân môn toán mà các phân môn khác học sinh cũng có biểu hiện tương tự. Đầu năm sau khi nhận lớp tôi đã phải đề xuất lên Ban giám hiệu một số trường hợp học sinh không đủ kiến thức lên lớp trên. Phải nói rằng kết quả học tập của các em quá yếu biểu hiện qua kết quả sau:
 Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm môn toán:
MÔN HỌC
Điểm 
1 – 2
Điểm
 3- 4
Điểm 
5 – 6
Điểm 
7 – 8
Điểm 9 - 10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
TOÁN
1
5
9
45
5
25
4
20
1
5
 Một số đánh giá nhận định chất lượng học sinh qua kết quả khảo sát
 Qua khảo sát và kết quả dạy học trong mấy tuần đầu năm học tôi nhận thấy sự yếu kém Toán của học sinh lớp 4D3 biểu hiện qua những mặt sau đây:
 Có nhiều lỗ hổng kiến thức, kĩ năng: 
- Nhiều em chưa thuộc bảng cộng trừ, nhân, chia, thậm chí có em không thực hiện được phép tính cộng, trừ có nhớ...
Tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng chậm :
 -Với cùng một khoảng thời gian hình thành kiến thức mới, trong khi các học sinh khác đã hiểu bài, biết vận dụng kiến thức thì đa số học sinh vẫn chưa biết vận dụng để thực hành kĩ năng. Trong khi luyện tập thực hành, một số học s ... ằng 15,thêm 2 bằng 17; 18 trừ 17 bằng 1,viết 1;
Lần 2: Hạ 5, được 105; 105 chia 35 được 3, viết 3
 3 nhân 5 bằng 15; 15 trừ 15 bằng 0, viết 0 nhớ 1
 3 nhân 3 bằng 9, thêm 1 bằng 10; 10 trừ 10 bằng 0, viết 0
   Vây: 1855: 35 = 53.
 Trường hợp học sinh yếu không thuộc bảng cửu chương khi chia các em thường gặp khó khăn. Ngoài cách hướng dẫn như đã trình bày ở trên tôi còn sử dụng cách làm sau: 
 Trường hợp chia 1855: 35 học sinh sẽ nhẩm với bảng chia 3. Tôi yêu cầu các em này viết bảng chia 3 ra và tìm vị trí của số 18 trong bảng ta được 18 chia 3 bằng 6 nhưng khi nhân lên kết quả lớn hơn 185 nên ta hạ thương xuống là 5. Tiếp tục với lần chia tiếp theo ta nhẩm 10 với 3 và tìm số gần với 10 trong bảng chia 3 được kết quả phép chia là 3 và cuối cùng thực hiện như cách chia ở trên. 
 Trường hợp chia cho số có ba chữ số cũng vậy. Giáo viên cũng yêu cầu học sinh thực hiện cách chia nhẩm với số đầu tiên của số chia. Khuyến khích các em thử đi thử lại nhiều lần để có kết quả đúng. Giáo viên tuyệt đối không được làm thay cho học sinh mà phải yêu cầu các em thực hiện từng bước một. Việc các em thực hiện phép tính nhiều lần các em sẽ cảm thấy việc chia đơn giản hơn và sẽ kiên trì thực hiện phép tính. Các em sẽ không ngại mỗi khi có phép tính chia cho số có hai, ba chữ số. Đối với phép chia tôi rút ra được một quy tắc giúp các em chia đúng và chính xác là :GV lưu ý học sinh phải luôn chia nhẩm với số đầu của số chia.
 Một số sai lầm của học sinh trong khi thực hiện phép chia và cách khắc phục
Một số học sinh trong khi chia số nhỏ cho số lớn các em thường quên viết 0 vào thương dẫn đến kết quả làm bị sai. Trường hợp sau là một ví dụ:
2448
 008
 0
24
12
2448
 04
 048
 00
24
102
Kết quả đúng phải là:
 Sai lầm ở đây là do học sinh hạ 4 xuống thấy 4 nhỏ hơn số chia thì học sinh lại hạ 8 xuống tiếp, thấy 48 chia hết nên các em thực hiện phép chia dẫn đến kết quả sai.
 Để khắc phục những sai lầm trên tôi cho các em làm rất nhiều phép tính dạng trên. Mỗi lần thực hiện tôi đều cho các em nhắc lại quy tắc thực hiện phép nhân: thực hiện từ phải qua trái, nhân lần lượt từ hàng đơn vị, đến hàng chục, rồi đến hàng trăm.Các tích riêng phải đạt đúng hàng.Với phép chia thực hiện từ trái qua phải. Đối với phép chia 2448:24 giáo viên hướng dẫn như sau:
Chia lần thứ nhất ta lấy 24 chia 24 được 1 viết 1.
Chia lần thứ hai ta hạ 4 xuống, 4 chia 24 được 0 lần ta viết 0 vào thương.
Chia lần thứ ba ta hạ 8 xuống và thực hiện 48 chia 24 bằng 2 viết 2 vào thương.
 Hướng dẫn như thế các em sẽ nhớ và khắc sâu cách làm.
 Song song với việc ra nhiều bài tập dạng trên tôi cũng ra những bài trắc nghiệm, cho các em xác định đúng, sai. Nếu sai thì phải giải thích, chỉ ra nguyên nhân sai và nêu cách sửa. Khi các em đã làm được điều này nghĩa là các em không mắc sai lầm nữa.
 Với tất cả các dạng bài trên để khắc sâu kiến thức tôi cho học sinh làm đi làm lại nhiều lần. Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy, cung cấp kiến thức, nếu liên quan đến kiến thức cũ hoặc công thức quy tắc tôi đều dừng lại 5 phút đến 10 phút để củng cố ôn tập. Khi dạy tôi cố gắng đưa ra câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh lớp mình làm sao cho tất cả các em được yêu cầu cơ bản của bài học. Trong từng tiết học, tôi chịu khó chấm bài để kiểm tra trình độ học sinh, phát hiện những sai lầm của các em để kịp thời uốn nắn sửa chữa.
Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.
 Để thực hiện được các biện pháp nêu trên đây không phải là một việc làm khó mà nó đòi hỏi người giáo viên phải biết kiên trì, nhẫn nại. Khi dạy những dạng bài tập này giáo viên cần chuẩn bị cho học sinh một tâm lí thoải mái, không ngại khó ,ngại khổ. Những học sinh chưa thuộc bảng cộng trừ, nhân, chia nhất thiết phải cho các em ôn lại để các em nắm cách thực hiện. Giáo viên phải thận trọng trong khi nhận xét bài làm của học sinh. Luôn phải khen các em nếu các em có những biểu hiện tiến bộ. Không trách móc, chê bai học sinh khiến các em tự ti với bạn bè.
Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
 Các giải pháp biện pháp tôi nêu ra trên đây có mối quan hệ khăng khít với nhau. Giải pháp này là tiền đề cho giải pháp kia, nó thúc đẩy quá trình để học sinh nắm vững kiến thức. Từ khâu tổ chức lớp học cho đến khâu hướng dẫn học sinh luyên tập thực hành đều liên quan với nhau. Chỉ cần giáo viên không để ý đến một khâu nào đó thì học sinh sẽ nắm không vững được cách thực hiện. Tôi lấy ví dụ như khi cho học sinh thực hiện phép nhân mà giáo viên không lưu ý kĩ cho học sinh cách đặt các tích với nhau, tích thứ hai phải lùi vào bên trái một chữ số so với tích thứ nhất thì học sinh trong khi làm bài sẽ dẫn đến viết sai. Vì vậy tất cả các quy trình hướng dẫn học sinh làm bài giáo viên cần nắm vững để truyền đạt cho các em. 
Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
 Với những biện pháp nêu trên, tôi thật sự vui mừng vì sự đầu tư của mình đã đạt được kết quả tốt.
 Tất cả học sinh trong lớp đã có kĩ năng tính toán tương đối tốt, có khả năng vận dụng bốn phép tính cơ bản vào việc làm các bài toán như: Tìm thành phần chưa biết, tính giá trị của biểu thức, giải toán tạm ổn. Các em đã có kĩ năng đánh giá một bài làm của bạn. Có khả năng phát hiện và sửa chữa sai lầm mà bạn gặp phải, cũng như mỗi em đều có ý thức rèn luyện kĩ năng tính toán cẩn thận, ít phạm lỗi.
Các em đã tích cực chuẩn bị bài ở nhà, luôn sẵn sàng tham gia các yêu cầu của giáo viên đưa ra trong tiết học toán.
So với khảo sát đầu năm, sau mỗi kì thi học sinh tiến bộ rất nhiều cụ thể như sau:
 Điểm
TSHS
0 – 1
2 – 3 – 4
5 – 6
7 – 8
9 - 10
Giữa kì I
20
3
8
5
4
Cuối kì I
20
1
9
6
4
/ Kết luận: Trên đây là cách dạy của tôi về dạy phép nhân, chia cho số có hai chữ số. Tôi rất mong các bạn đọc, đóng góp thêm ý kiến để phương pháp dạy phép nhân, chia đạt kết quả cao nhất.
II.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, khi học sinh đã được củng cố, khắc sâu, mở rộng và rèn kĩ năng luyện tập thực hành về các dạng bài tập “củng cố kĩ năng thực hiện bốn phép tính” lớp 4 tôi thấy kết quả của việc làm đó như sau:
- Học sinh được tổ chức hoạt động một cách độc lập, tìm tòi kiến thức, tầm nhận thức đối với mọi đối tượng học sinh là phù hợp, nên học sinh tiếp thu một cách có hiệu quả.
- Các em biết dựa vào kiến thức lý thuyết để vận dụng làm các bài tập một cách chủ động.
- Với phương pháp tổ chức này học sinh nắm kiến thức một cách sâu sắc có cơ sở, được đối chứng qua nhận xét của bạn, của giáo viên.
- Các em đã hình thành được thói quen đọc kỹ bài, xác định yêu cầu của bài. Không còn tình trạng bỏ sót yêu cầu của đề bài.
- Học sinh có ý thức rèn cách trình bày sạch sẽ, khoa học, hợp lý. Ngoài ra học sinh còn có thêm thói quen kiểm tra, soát lại bài của mình.
- Qua việc giảng dạy theo dõi kết quả của học sinh qua các giờ kiểm tra, bài kiểm tra định kỳ của học sinh tôi thấy: Học sinh sẵn sàng làm bài tập bất kỳ lúc nào. Đó cũng nói lên học sinh đã bắt đầu yêu thích môn học, mạnh dạn nêu ý kiến của mình.
- Tuy kết quả tôi nêu trên hết sức sơ lược và ở phạm vi nhỏ, song nó cũng góp phần động viên tôi trong công tác giảng dạy học sinh nói chung, phát hiện bồi dưỡng những học sinh khá, giỏi, phụ đạo học sinh yếu nói riêng. 
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 III.1. Kết luận 
 Việc rèn luyện, bồi dưỡng kiến thức toán cho học sinh là một việc làm tỉ mỉ, đòi hỏi sự kiên trì sáng tạo, không ngại khó và phải được thực hiện thường xuyên liên tục suốt các năm học mới có hiệu quả. Trong dạy học không thể nóng vội nhất là dạy học toán cho học sinh. Vì vậy khi dạy các dạng toán ngay từ những bài lý thuyết chúng ta cần làm rõ khái niệm cũng như cách thực hiện để các em nắm chắc kiến thức.
 Với suy nghĩ đó tôi mạnh dạn viết sáng kiến này mong muốn được trao đổi với anh chị em đồng nghiệp để tìm ra biện pháp hữu hiệu giúp đỡ học sinh nắm vững cách thực hiện bốn phép tính cộng trừ, nhân, chia số tự nhiện trong môn toán ở lớp 4. Đồng thời cũng qua đó giúp học sinh tự tin khi thực hiện bốn phép tính ngoài thực tế cuộc sống. 
 III.2. Kiến nghị:
Dạy học sinh về kĩ năng thực hiện bốn phép tính vì vậy để giúp các em nắm vững được kĩ năng thực hiện thì:
* Đối với học sinh: Các em cần quan tâm, xác định được tầm quan trọng của môn này. Các em cần được động viên, khích lệ kịp thời, đúng lúc của mọi người để kích thích các em có nhiều cố gắng vươn lên trong học tập, đó chính là gia đình – nhà trường - xã hội.
	* Đối với giáo viên: Không ngừng học hỏi tìm tòi tích luỹ kinh nghiệm từ đồng nghiệp, từ thông tin, sách vở và từ chính học sinh.
	+ Nắm chắc nội dung chương trình, ý đồ của sách giáo khoa, dạy sát đối tượng học sinh, lựa chọn phương pháp hình thức tổ chức phù hợp với mỗi dạng bài.
	+ Cần xác định không phải dạy bài khó, bài nâng cao thì học sinh mới giỏi.
	+ Đặc biệt phải tâm huyết với nghề, luôn đặt học sinh là trung tâm, có trách nhiệm với việc học của học sinh và bài dạy của mình. Động viên gần gũi giúp đỡ học sinh.
	* Đối với nhà trường và các cấp quản lý: Nhà trường cần tạo điều kiện cơ sở vật chất để giáo viên và học sinh có thể học tập nâng cao kiến thức.
	+ Tạo điều kiện để giáo viên nâng cao tay nghề qua việc cung cấp các loại sách tham khảo, trang thiết bị phục vụ bộ môn.
	+ Động viên khuyến khích kịp thời những giáo viên, học sinh đạt nhiều thành tích cao trong giảng dạy và học tập.
	+ Quan tâm xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
	Trong quá trình thực hiện đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được những ý kiến đóng góp của ban giám khảo cùng các bạn đồng nghiệp để sáng kiến này được hoàn thiện hơn.
Dliêya , ngày 1 2 tháng 3 năm 2013
 Người viết:
 ĐỔNG TRỌNG AN
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO, PHỤ LỤC
TT
Tên tác giả
Tên sách
Nhà xuất bản
1
Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Quốc Chung, Vũ Dương Thuỵ
Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học
NXB Giáo dục
2
Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Hữu Dũng
Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy ở Tiểu học
Năm 1998
3
Đỗ Đình Hoan
Hỏi đáp về đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học
NXB Giáo dục - 1998
4
Nguyễn Phụ Hy
Dạy môn Toán ở Tiểu học
ĐH Quốc gia – năm 2000
5
Sách giáo viên Toán 4
NXB Giáo dục –
6
Trần Quốc Hoàn
SKKN: Làm tốt công tác giáo viên chủ nhiệm
Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC
CẤP CƠ SỞ
CẤP HUYỆN

Tài liệu đính kèm:

  • docgiup hoc sinh thuc hien tot 4 phep tinh voi so tunhien An.doc