Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Tuần 25 đến tuần 26

Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Tuần 25 đến tuần 26

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu: Thống nhất xây dựng trường xanh, sạch, đẹp.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng về thảo luận nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

II. Thời gian: (40P)

III. Đối tượng: HS và GV lớp 4G

IV. Chuẩn bị: Phiếu học tập, biển ghi tên các nhóm.

V. Nội dung:

 

doc 10 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1953Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Tuần 25 đến tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 .Hoạt động ngoài giờ: Bài 11
Nội dung xây dựng trường xanh sạch đẹp.
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hiểu: Thống nhất xây dựng trường xanh, sạch, đẹp.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng về thảo luận nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
II. Thời gian: (40P)
III. Đối tượng: HS và GV lớp 4G
IV. Chuẩn bị: Phiếu học tập, biển ghi tên các nhóm.
V. Nội dung: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Động não
CH: Xây dựng trường xanh, sạch đẹp gồm những nội dung gì?
HS: Trao đổi cặp; tiếp nối nhau phát biểu.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung
GV: Chia nhóm, giao việc.
HS: Các nhóm thảo luận theo nhóm 2 nội dung: 
1. Trồng cây
2. Quản lí chất thải
HS: Dại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
GV: Chốt lại.
Hoạt động 4: Hát về chủ đề Bảo vệ môi trường.
GV: Tổ chức, hướng dẫn.
HS: Thi hát về chủ đề Bảo vệ môi trường.
VI. Củng cố: (2P)
GV: Nhận xét buổi ngoại khóa. Dặn dò hs biết Bảo vệ môi trường.
1P
10P
18P
9P
1. Trồng cây; 2. Quản lí chất thải; 3. giảm tiêu thụ; 4. làm xanh phòng học; 5. làm xanh văn phòng; 6. các hoạt động khác. 
1. Trồng cây: Cây xanh làm đẹp trường học, tỏa bóng mát làm trong sạch bầu không khí, thiết lập môi trường sinh thái
2. Quản lí chất thải: Bao gồm quản lí rác thải, nước thải, khu vệ sinh.
- Giảm thiểu việc rác thảI, có đủ thùng đựng rác, xây dựng hệ thống thoát nước, khu vệ sinh đúng tiêu chuẩn
Tuần 26 .Hoạt động ngoài giờ:
Nội dung xây dựng trường xanh sạch đẹp.
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hiểu: Thống nhất xây dựng trường xanh, sạch, đẹp.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng về thảo luận nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
II. Thời gian: (40P)
III. Đối tượng: HS và GV lớp 4G
IV. Chuẩn bị: Một số tiết mục văn nghệ về trường học
V. Nội dung: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Thi múa hát về môi trường, trường học.
GV: Tổ chức hướng dẫn.
HS: Thi hát những bài hát về môi trường, trường học
GV: Cùng hs nhận xét, tuyên dương hs biểu diễn tốt.
Hoạt động 3: Thảo luận.
GV: Chia nhóm, giao việc.
HS: Các nhóm thảo luận theo nhóm 2 nội dung: 
1. giảm tiêu thụ. 
2. làm xanh phòng học.
HS: Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
GV: Chốt lại
VI. Củng cố: (2P)
GV: Nhận xét buổi ngoại khóa. Dặn dò hs biết Bảo vệ môi trường.
1P
15P
13P
VD: Bài ca đi học; Mái trường mến yêu
1. giảm tiêu thụ: Bao gồm tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, tiết kiệm xăng, tiết kiệm đồ chơi, đồ dùng, đồ ăn, tiết kiệm thời gian
2. làm xanh phòng học: Bố trí thích hợp việc trồng cây cảnh, trang trí tranh ảnh, treo sổ sách, biểu bảng, vị trí đặt thùng rác,
Tuần 27. Hoạt động ngoại khóa: Bài 4
Giữ gìn và bảo vệ môi trường
I. mục tiêu:
1. Kiến thức: Tìm hiểu một số nguyên nhân làm cho môi trường sống của con người bị ô nhiễm.
2. Kĩ năng: Thực hiện giữ gìn, bảo vệ môi trường sống trong sạch bằng cách tạo thói quen bỏ rác vào thùng.
3. Thái độ: Giáo dục hs biết giữ gìn và bảo vệ môi trường sạch đẹp.
II. Thời gian: (30P)
III. Đối tượng: HS Lớp 4.
IV. Chuẩn bị: 
GV: Tranh ảnh về sự ô nhiễm môi trường, tàn phá môi trường.
HS: Dụng cụ cho trò chơi
V. Hệ thống làm việc:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số nguyên nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm
GV: Treo tranh HD.
HS: QS, nhận xét về môi trường ở mỗi tranh – Trao đổi theo cặp – Tiếp nối nhau phát biểu- HS khác NX, bổ sung.
GV: kết luận
Hoạt động 3: Trò chơi “ Bỏ rác vào thùng”
GV: Tổ chức, HD, chia nhóm.
HS: Nhắc lại cách chơi, luật chơi. Tiến hành chơi.
GV: Nhận xét.
CH: Tại sao phải bỏ rác vào thùng? Vứt rác bừa bãi có hại ntn?
VI. Củng cố: 
GV: Nhận xét buổi ngoại khóa, dặn dò.
1P
15P
14P
KL: Hiện nay do ý thức của con người hạn chế: Bày rác bừa bãi, do sự PT CN tạo ra nhiều khí thải, do sự tàn phá rừng khiến cho MT đang bị ô nhiễm nặng nề. Đẻ đảm bảo MT không ảnh hưởng xấu đến s/k và đ/s của con người chúng ta cần phải giữ gìn và BVMT.
-Để giữ vệ sinh chung, giữ MT sạch đẹp, tránh dịch bệnh, đảm bảo cho SK của con người.
.
Tuần 28. Hoạt động ngoại khóa Bài 5
Giảm thiểu rác thải.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp hs hiểu được khái niệm rác thải. Hiểu được tác hại của rác thải đến sức khỏe của con người.
2. Kĩ năng: Có hoạt động giảm thiểu rác thiểu rác thải.
3. Thái độ: Giáo dục hs giữ môi trường sạch đẹp.
II. Thời gian: (40P)
III. Đối tượng: HS lớp 4
IV. Chuẩn bị:
GV: 6 bức tranh minh họa câu chuyện ở một khu phố.. 
HS: Bút, dạ, bút mưc, giấy viết.
V. Hệ thống làm việc:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu về rác sinh hoạt.
GV: Chia nhóm (Mỗi nhóm 5 hs , số hs còn lại làm khán giả), giao nhiệm vụ.
HS: Trao đổi nhóm, ghi vào giấy các loại rác gia đình em thải ra. Đại diện trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
GV: Kết luận.
Hoạt động 3: kể chuyện theo tranh.
GV: Phát tranh cho các nhóm. HD.
HS: Thảo luận ghi nội dung cho mỗi bức tranh – Trưng tranh – Kể chuyện – Lớp nhận xét – Bổ sung.
GV: Kết luận.
Hoạt động 4: Thảo luận.
GV: HD HS thảo luận theo câu hỏi
CH: Chúng ta có thể làm gì ngay từ bây giờ để giúp giảm thiểu rác thải?
HS: Thảo luận nhóm 4, đưa ra phương pháp lựa chon.
GV: Gọi hs giải thích
HS: Tiếp nối nhau giải thích.
GV: Kết luận chung.
Hoạt động tiếp nối: Dặn hs về nhà thực hiện những việc làm như bài học. Chuẩn bị bài sau.
1P
10P
18P
10P
1P
VD: Vỏ cam, giấy cũ, túi ni lon, vỏ lon nước
KL: Rác là những gì con người không dùng nữa và thải bỏ ra môi trường.
KL: Rác thải là một vấn đề cần quan tâm và giải quyết.
VD: Từ chối, tiết kiệm, tái sử dụng và tái chế.
- Từ chối: Không mua hàng đựng bằng túi ni lon mà mua hàng gói bằng lá chuối, lá rong
- Tiết kiệm: Khi mua hàng nếu có thể đem về nhà được không cần túi ni lon thì ta không nên lấy túi nữa để tiết kiệm được một cái túi và giảm được một rác thải.
- Tái sử dụng và tái chế: Thu gom vỏ chai, vỏ lon để bán hoặc làm lọ hoa, đựng bút, đúc nồi
Tuần 31
Hoạt động ngoài giờ Bài 6
Phân loại rác thải
I. Mục đích:
1. Kiến thức: Nhận biết, phân biệt được các loại rác thải khác nhau.
2. Kĩ năng: Tạo điều kiện cho hs tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí
3. Thái độ: Góp phần hình thành lối sống thân thiện với môi trường.
II. Thời gian: 30P 
III. Địa điểm: trong lớp học
IV. Đối tượng: HS lớp 4
V. Chuẩn bị: 
GV: 4 túi đựng rác thải.
HS: Chuẩn bị một số loại rác thải.
VI. Hệ thống làm việc:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Trò chơi : Phân loại rác.
GV: Chia nhóm, nêu cách chơi, hướng dẫn chơi. phát cho mỗi nhóm 1 hộp đựng rác hữu cơ và 1 hộp đựng rác vô cơ
HS: Các nhóm tiến hành phân loại rác. 
GV: Cùng hs kiểm tra phân loại rác. Tuyên bố nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 3: Thảo luận 
GV: Chia nhóm. Giao một số câu hỏi cho các nhóm thảo luận.
HS: Thảo luận nhóm 4. Đại diện trình bày.
CH: Việc phân loại rác có ý nghĩa ntn?
1P
16P
12P
- Rác thải hữu cơ: mẩu bánh mì, lá bánh, vỏ cam, vỏ quýt, chanh, bưởi, cuộng rau muống
- Rác thải vô cơ: miếng nhựa, vỏ hộp sữa, ống hút, vỏ kẹo, vỏ lọ thuốc thủy tinh
- giúp cho việc sử dụng tái 
chế và sử lí rác thải được thuận lợi hơn.
CH: Em hãy nêu cách xử lí rác thải vô cơ và rác thải hữu cơ?
GV: Kết luận.
- Rác vô cơ có thể ủ làm phân bón hoặc chôn lấp, đốt; Rác hữu cơ có thể bán cho người mua phế liệu, bán cho cơ sở sản xuất để tái chế.
VII. Dặn dò: (1P) 
 Về nhà ôn bài, thực hiện theo bài học.
Hoạt động ngoại khóa: Bài 7
Trồng cây trang trí góc học tập
I. Mục đích:
1. Kiến thức: Biết cách trồng và chăm sóc cây trong đất màu, trang trí góc học tập.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng khéo léo của hs. Góp phần hình thànhthois quen trồng cây, chăm sóc cây.
3. Thái độ: HS yêu thiên nhiên hơn.
II. Thời gian: 40P
III. Địa điểm: Sân trường.
IV. Đối tượng: HS lớp 1-5
V. Chuẩn bị: 
GV: Bình trồng; đất sinh học.
HS: Cây con, bình tưới.
VI. Hệ thống làm việc:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV: Giới thiệu chung về hoạt động trồng cây trang trí góc học tập.
Hoạt động 2: HD quan sát. 
GV: Hướng dẫn mẫu
HS: Quan sát cách làm.. Nhắc lại quy trình trồng cây.
Hoạt động 3: Thực hành trồng cây
GV: Chia nhóm, giao việc.
HS: Các nhóm thực hành trồng cây vào chậu của nhóm mình.
GV: Quan sát, HD bổ sung khi cần.
Hoạt động 4: Trao đổi nhận xét, đánh giá.
HS: Trưng bày sản phẩm của nhóm mình. Cả lớp quan sát, nhận xétcacs sản phẩm, chấm điểm sản phẩm., thảo luận về ý nghĩa trồng cây.
CH: Trồng cây xanh có ý nghĩa ntn?
3P
8P
20P
7P
1. Làm sạch rễ cây.
2.Cho đất vào bình.
3. Trồng cây.
4. Tưới nước cho cây.
- góp phần bảo vệ môi trường, làm đẹp góc học tập.
VII. Củng cố, dặn dò: (2P)
HS: Nhắc lại ý nghĩa của việc trồng cây.
GV: Hệ thống bài, nhận xét tiết học. Giao việc về nhà: Thực hanh trồng cây.
Tuần 32
Hoạt động ngoài giờ Bài 46
Tìm hiểu đời sống của cây
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu được đời sống của cây.
2. Kĩ năng: Tìm hiểu đời sống của cây bằng giác quan
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, cây cỏ.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Tờ rơi ghi các câu hỏi. ống nghe của bác sĩ.
III. Hệ thống làm việc:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đời sống của cây.
GV: Nêu mục đích, chia nhóm, giao việc, phát tờ rơi cho các nhóm.
HS: Đi thăm cây, trao đổi TLCH trong nhóm. Đại diện trình bày.
CH: Làm sao cái cây này có ở đây?
CH: Nó có cây con ở bên cạnh không?
CH: Nó sống bằng gì?
CH: Nó có mùi không? 
HS: Ngửi và nhận xét.
CH: Nó có âm thanh không?
HS: Dùng ống nghe để nghe và nhận xét
CH: Nó có ngủ không?
CH: Có sinh vật nào liên quan đến cây không?
GV: Kết luận, chốt ý trên.
1P
30P
- Do tự nó mọc hoặc do ai đó đã trồng cây.
- Có hoặc không, có nhiều cây con hoặc chẳng có cây nào.
- Bằng ánh sáng mặt trời, bằng không khí, bằng nước, bằng đất.
- Nó ngủ vào mùa khô. Nó rụng lá,không lớn, đến mùa mưa nó tỉnh dậy và mọc lá, nở hoa. 
- Có cây có kiến có cây có dây leo, có cây có sâu.
- KL: Cây cũng là một cơ thể sống như con người, cần lắng nghe, yêu mến, chăm sóc cây hàng ngày.
IV. Củng cố, dặn dò: (4P)
CH: Cần làm gì để bảo vệ cây xanh? (HS phát biểu)
GV: Nhận xét tiết học.
Tuần 29. Hoạt động ngoài giờ: Bài 58
Tìm hiểu tài nguyên nước.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được giá trị và trữ lượng nước. Biết một số biện pháp bảo vệ nguồn nước.
2. Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức trên vào cuộc sống.
3. Thái độ: Giáo dục hs biết giữ gìn và bảo vệ nguồn nước.
II. Đồ dùng:
GV và HS: Cốc, nước (HĐ3)
III. Thời gian: (40P)
IV. Đối tượng : HS lớp 4G
V. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu giá trị của nước
HS: Thảo luận theo cặp – Nêu vai trò của nước, trữ lượng nước trên trái đất. Đại diện trình bày. Nhóm khác nx, bổ sung.
GV: Chốt ý đúng.
Hoạt động 3: Trò chơi với nước.
GV: Chia nhóm – HD trò chơi.
HS: Thực hiện – nx – TLCH.
CH: Trong QT chơi nước còn đầy cốc nữa không? Làm thế nào để nước không bị hao tổn quá nhiều, giữ dược nước trong cốc?
CH: nước cần thiết đối tượng nào?
CH: Nguồn nước đang gặp nguy cơ gì?
Hoạt động 4: Thảo luận 
GV: Yêu cầu hs thảo luận và TLCH
CH: Chúng ta có thể làm gì để bảo vệ cho nước sạch và không bị thiếu nước? 
1P
8P
15P
8P
+ Nước rất cần thiết đối với c/s con người và các sinh vật trên trái đất. Nước chiếm 70% K/L cơ thể con người
+ Mặc dù nước bao phủ 3/4 bề mặt trái đất nhưng lượng nước ngọt chỉ chiếm 3% còn lại là nước mặn, tuy nhiên lượng nước ngọt nằm ở 2 cực chỉ còn lại khoảng dưới 1% là con người cố thể sử dụng được.
- Không; Cần khéo léo, cẩn thận tiết kiệm nước.
- Con người và động vật, thực vật.
- ô nhiễm và cạn kiệt.
- Sử dụng tiết kiệm nước
- Dùng lại nước rửa đồ để tưới cây.
- Khóa chặ vòi nước không để dò rỉ.
- Không đổ rác bừa bãi xuống nguồn nước.
- Đổ rác đúng nơi quy định.
VI. Củng cố: (2P)
GV: Hệ thống bài.
VII. Dặn dò: (1P)
 Về nhà thực hành tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
.
Tuần 30 
Hoạt động ngoài giờ Bài 22
Con đường thân thiện với môI trường
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Góp phần hình thành và nâng cao nhận thức của hs về các hành động thân thiện với môi trường.
2. Kĩ năng: Phát triển kĩ năng quan sát,vận đọng và những thao tác khéo léo trong phạm vi nhỏ.
3. Thái độ: Giáo dục hs thân thiện với môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Sân chơi.
HS: 1 hộp sắt đựng đầy cát
III. Hệ thống làm việc:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Trò chơi
GV: Nêu cách chơi, luật chơi.
HS: 1 HS chơi thử.
GV: Chia tổ chơi.
HS: cả lớp tham gia chơi.
GV: Tổng kết đội thắng, đội thua.
1P
28P
- Cách chơi: HS tại vạch xuất phát, đứng 1 chân nhảy lò cò, dùng dép (hoặc giầy) đá miếng gỗ vàoo trong sân chơi.
Nếu miếng gỗ rơi đúng vào ô thân thiện với ô môi trường thì HS đó được phép di chuyển, phải nhảy lò cò lần lượt vào các ô thân thiện và tiếp tục đá miếng gỗ đến khi nào về đích thì hoàn thành. Sau khi về đích nhanh chóng đem miếng gỗvề vạch xuất phát để bạn tiếp theo chơi.
 Nếu miếng gỗ rơi vào ô không thân thiện thì phải nhặt miếng gỗ quay về vạch xuất phát cho bạn khác chơi.
- luật chơi: HS chỉ được phép dùng chân nhảy lò cò để đá miếng gỗ và chỉ nhảy vào ô thân thiện với mt.
- Các ô thân thiện là: Tiết kiệm nước, nhặt rác, chăm sóc cây, tưới nước, trồng cây.
- Các ô không thân thiện: Xả nhiều nước, vẽ lên tường, xả rác,ngắt hoa, bẻ cành.
IV. Củng cố, dặn dò:
GV: Hệ thống bài, nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docHoat dong ng ngoan.doc