Kế hoạch bài dạy buổi 1 lớp 4 - Tuần 22 - Trường Tiểu học Xuân Ngọc

Kế hoạch bài dạy buổi 1 lớp 4 - Tuần 22 - Trường Tiểu học Xuân Ngọc

Tập đọc

Tiết 43: SẦU RIÊNG

I. MỤC TIÊU

- Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.

- Hiểu nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trong bài tập đọc

- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

 

doc 27 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1036Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy buổi 1 lớp 4 - Tuần 22 - Trường Tiểu học Xuân Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 22
Chủ điểm “ Vẻ đẹp muôn màu ”
Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2010
tập đọc
Tiết 43: sầu riêng
I. Mục tiêu
- Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
- Hiểu nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây. 
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trong bài tập đọc 
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bè xuôi sông La và trả lời câu hỏi về nội dung.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Dạy - Học bài mới (30’)
 2.1 Giới thiệu bài
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ cho chủ điểm trang 33, SGK và nói ý nghĩa của chủ điểm thể hiện trong tranh.
*GV giới thiệu: Tuần 22 đến tuần 24 các em sẽ học chủ điểm “Vẻ đẹp muôn màu”.
- Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ trang 34, SGK và hỏi:
(?) Loại trái cây này có tên là gì? Hãy kể đôi điều em biết về nó?
- GV giới thiệu bài: Bài tập đọc mở đầu cho chủ điểm vẻ đẹp muôn màu là bài Sầu riêng. Qua bài tập đọc các em sẽ được tìm hiểu về một loại cây ăn trái rất quý, được coi là đặc sản của miền Nam. Các em sẽ được ngắm cây sầu riêng, thưởng thức hương vị đặc biệt của nó dưới ngòi bút của nhà văn Mai Văn Tạo.
 2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Yêu cầu 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp.
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa các từ khó được giới thiệu ở phần chú giải.
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo cặp.
- Yêu cầu 2 HS đọc lại toàn bài
- GV đọc mẫu. 
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
(?) Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
*GV giới thiệu:
 ở miền Nam nước ta có rất nhiều cây ăn quả. Nếu một lần nào thăm các miệt vườn nơi đây chúng ta khó mà ra được. Nơi nổi tiếng có nhiều sầu riêng nhất là Bình long và Phước Long.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài, trao đổi và trả lời câu hỏi 2 trong SGK.
- Gọi HS trình bày, Yêu cầu mỗi HS chỉ trình bày một ý, HS khác theo dõi và bổ sung.
- GV hỏi:
(?) Em có nhận xét gì về cách miêu tả hoa sầu riêng, quả sầu riêng với dáng cây sầu riêng.
*GV giảng bài:
 Việc miêu tả hình dáng không đẹp của cây sầu riêng trái hẳn với hoa, quả của nó để làm nổi bật hương vị ngọt ngào của quả sầu riêng chín, đó là cách tương phản mà không phải bất kì ngòi bút nào cũng thể hiện được.
- GV hỏi tiếp:
(?) Theo em “Quyến rũ” có nghĩa là gì?
(?) Trong câu văn “Hương vị quyến rũ đến lạ kì”, em có thể tìm những từ nào thay thế từ “Quyến rũ”.
(?) Trong 4 từ trên, từ nào dùng hay nhất? Vì sao?
*GV giảng bài:
 Sầu riêng là loại trái cây rất đặc biệt. Dưới ngòi bút của tác giả nó quyến rũ chúng ta đến với hương vị tổng hợp từ mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo của trứng gà và vị ngọt của mật ong già hạn. Lần đầu thưởng thức trái sầu riêng, ai cũng sợ cái mùi tổng hợp đó. Nhưng khi đặt múi sầu riêng vào đầu lưỡi ta mới cảm nhận được hương vị đặc biệt của nó.
- GV yêu cầu:
(?) Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng?
- Yêu cầu HS tìm ý chính của từng đoạn.
- Gọi HS phát biểu, GV ghi nhanh lên bảng ý kiến của HS.
- Gọi HS đọc toàn bài yêu cầu cả lớp theo dõi, trao đổi, tìm ý chính của bài.
- Gọi HS phát biểu ý chính của bài
- GV nhận xét, kết luận và ghi bảng.
c) Đọc diễn cảm
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
*GV hỏi:
(?) Theo em, để làm nổi bật giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng, chúng ta nên đọc bài với giọng như thế nào?
- GV nhắc HS ngoài việc thể hiện giọng đọc cần chú ý nhấn giọng các từ ca ngợi vẻ đẹp đặc sắc của sầu riêng.
- Treo bảng phụ viết đoạn văn thứ nhất và hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- GV đọc mẫu
- Yêu cầu HS tìm cách đọc hay và luyện đọc theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Tuyên dương HS đọc hay nhất.
- Gọi 1 đến 2 HS đọc cả bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- HS thực hiện yêu cầu
- Quan sát và nêu ý kiến của mình.
*Ví dụ:
 Tranh vẽ những cảnh đẹp của đất nước: cảnh sông núi, nước non, nhà cửa, chùa chiền, có cây đa, bến nước, con đò rất thân thuộc với mỗi người dân Việt Nam.
- Lắng nghe
- Quan sát và phát biểu ý kiến.
*Ví dụ:
 Đây là vườn sầu riêng, sầu riêng là trái quý, đặc sản của miền Nam. Sầu riêng ăn rất ngon và có mùi đặc trưng. Nó không giống với bất kỳ một loại trái cây nào khác.
- Lắng nghe
- HS đọc bài theo trình tự:
 *HS1: Sầu riêng là loại ... đến kì lạ
 *HS2: Hoa sầu riêng ... tháng năm ta
 *HS3: Đứng ngắm cây sầu riêng ... đến đam mê.
- HS đọc thành tiếng phần chú giải
- Hs cùng bàn đọc tiếp nối từng đoạn.
- HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm
- Theo dõi Gv đọc mẫu
- Đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Sầu riêng là đặc sản của miền Nam
- Lắng nghe
- HS ngồi cùng bàn đọc bài, trao đổi và tìm ra những từ ngữ miêu tả nét đặc sắc của hoa sầu riêng, của sầu riêng, dáng cây sầu riêng.
*Ví dụ câu trả lời:
 a. Hoa sầu riêng: trổ vào cuối năm, thơm ngát như hương cau, hương bưởi, màu trắng ngà, cánh hoa nhỏ như vảy cá...
 b. Quả sầu riêng: lủng lẳng dưới cành. Trông như những tổ kiến, mùi thơm đậm, bay xa, lâu tan trong không khí..
 c. Dáng cây sầu riêng: thân khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng là héo...
- HS trả lời:
+ Tác giả miêu tả hoa sầu riêng, của sầu riêng rất đặc sắc, vị ngon đến đam mê trái ngược hoàn toàn với dáng của cây.
- Lắng nghe.
+ “Quyến rũ” có nghĩa là làm cho người khác phải mê mẩn vì cái gì đó.
+ Các từ “hấp dẫn, lôi cuốn, làm say lòng người”.
+ Trong các từ trên, từ “quyến rũ” dùng hay nhất vì nó nói rõ ý mời mọc, gợi cảm đến với hương vị của trái sầu riêng.
- Lắng nghe.
- Tiếp nối nhau đọc các câu văn. Mỗi HS chỉ đọc một câu:
 + Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.
 + Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
 + Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.
 + Vậy mà khi trái chín, hương vị toả ngào ngạt, vị ngọt đến đam mê.
- Trao đổi và tìm ý chính của đoạn
 + Đoạn 1: Hương vị đặc biệt của quả sầu riêng.
 + Đoạn 2: Những nét đặc sắc của hoa sầu riêng.
 + Đoạn 3: Dáng vẻ kì lạ của cây sầu riêng
- HS đọc thành tiếng.
- HS trao đổi, tìm ý chính của bài.
- Tiếp nối nhau phát biểu đến khi có câu trả lời đúng:
- Nêu ý chính.
*Bài văn ca ngợi giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng.
- HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- Cả lớp theo dõi.
- HS trao đổi ý kiến và tìm giọng đọc hay: giọng tả nhẹ nhàng chậm rãi.
- HS tìm và gạch chân các từ cần nhấn giọng.
- Lắng nghe.
- HS ngồi cùng bàn trao đổi và luyện đọc.
- Đọc 3 đến 5 em diễn cảm một đoạn, cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất.
- HS đọc cả bài trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
(?) Bạn nào biết câu chuyện Sự tích trái sầu riêng?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- HS nào chưa biết truyện cổ “Sự tích trái sầu riêng” thì mượn truyện của bạn hoặc nhờ bạn kể lại cho nghe và soạn bài Chợ tết.
******************************************
chính tả
Tiết 22: Sầu riêng
I. Mục tiêu
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn trích.
- Làm đúng bài tập 3
II. Đồ dùng dạy – học
* Bảng lớp viết bài tập 2a hoặc 2b.
* Bài 3 viết sẵn vào 2 tờ giấy to và bút dạ
* Tờ giấy nhỏ ghi các từ khó, dễ lẫn của tiết chính tả tuần trước để kiểm tra bài cũ.
III. các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (5)
- Gv kiểm tra học sinh và viết các từ khó, dễ lẫn của giờ chính tả tuần trước.
- Nhận xét bài viết trên bảng của HS
2. Dạy – Học bài mới: (30’)
 2.1. Giới thiệu bài
- Trong giờ chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết đoạn 2 trong bài văn Sầu riêng và làm bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc ut/uc.
 2.2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Trao đổi về nội dung đoạn văn
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn
*Hỏi: 
(?) Đoạn văn miêu tả gì?
(?) Những từ ngữ nào cho ta biết hoa sầu riêng rất đặc sắc?
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Hướng dẫn HS đọc và viết các từ sau: trổ, cuối năm, toả khắp khu vườn, giống cánh sen con ...
c) Viết chính tả
- Đọc cho HS viết theo quy định
d) Soát lỗi, chấm bài
 2.3 Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
a. Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
(?) Tại sao khi mẹ xuýt xoa, bé Minh mới oà khóc?
b) Gv tổ chức cho HS làm bài tập 2b tương tự như cách tổ chức bài tập 2a.
*GV hỏi: 
(?) Đoạn thơ cho ta thấy điều gì?
(?) Hồ Tây là cảnh đẹp ở đâu?
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Dán tờ phiếu nghi bài tập lên bảng.
- Tổ chức cho HS thi làm bài theo hình thức tiếp sức.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- HS lên bảng, 1 HS đọc cho 2 HS viết các từ sau:
 + PB: ra vào, cặp da gia đình, con dao ..
 + PN: lẩn trốn, lẫn lộn, ngã ngửa ...
- Lắng nghe
- Theo dõi lắng nghe.
- HS đọc thành tiếng đoạn văn trong SGK.
 + Đoạn văn miêu tả hoa sầu riêng
 + Những từ ngữ cho ta thấy hoa sầu riêng rất đặc sắc: hoa thơm ngát như hương cau, hương bưởi ...
- HS đọc thành tiếng trước lớp
- HS làm bài trên bảng lớp.
- HS dưới lớp làm bằng bút vào SGK.
- Nhận xét, chữa bài
- 2 đến 3 HS đọc lại khổ thơ
... Nên bé nào thấy đau!
Bé oà lên nức nở ...
 + Vì khi bé ngã chẳng ai biết, khi mẹ về, mẹ thương, mẹ xuýt xoa bé mới thấy đau và oà lên khóc nức nở.
*Lời giải:
Con đò lá trúc qua sông
Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa
Bút nghiêng lất phất hạt mưa
Bút chao, gợi nước Tây Hồ lăn tăn.
*HS trả lời:
 + Đoạn thơ cho ta thấy được sự tài hoa của các nghệ nhân vẽ hoa văn trên đồ sành sứ. Tất cả thiên nhiên, cây cỏ, được khắc hoạ trên các lọ hoa, bình gốm ... chỉ cần nghêng tay là nét vẽ tạo thành hạt mưa, chao lại thành gợn sóng trên mặt Hồ Tây.
 + Hồ Tây là cảnh đẹp ở Thủ đô Hà Nội
- HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
- HS 2 nhóm thi làm bài tiếp sức. HS dùng bút dạ gạch bỏ từ không thích hợp. Mỗi HS chỉ làm một từ.
- Đại diện của 2 nhóm đọc đoạn văn đã hoàn thành. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc lại đoạn văn sau khi đã chọn các từ: nắng-trúc-lóng lánh- nên- vút-náo nức.
3. củng cố - dặn dò: (5’)
(?) Chữ đầu câu ta viết như thế nao?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc các đoạn thơ và viết bài văn Cái đẹp vào 
************************************** ... 
- Làm bài vào vở hoặc giấy.
- Dán bài và đọc bài
- Nhận xét, sửa chữa bài cho bạn
- 3 đến 5 HS đọc bài
- Nhận xét
a. Đoạn văn tả Lá cây
Cây đa già như một chiếc ô khổng lồ, che nắng, che mưa cho những người nông dân quê em. Những chiếc lá xanh thẫm hình bầu dục to như những bàn tay khép kín. Lá to, lá nhỏ, tầng tầng, lớp lớp, tạo ra một vòm lá xanh mà mưa nắng không hề lọt qua được.
b. Tả Thân cây
	Thân cây bàng to, tròn như cột đình vượt lên tầng 2 lớp em. Không biết nó bao nhiêu tuổi mà to gần 1 vòng tay em. Thân cây sù sì như da cóc, vỏ màu xám, có nhiều vết trầy xước, chắc đó là những dấu tích của sự từng trải mưa nắng cùng tuổi thơ chúng em.
c. Tả Gốc cây
	Gốc cây si già là nơi hấp dẫn lũ trẻ mục đồng nhất. Những cái rễ trơn bóng nằm uốn lượn trên mặt đất như những con trăn hoa hiênf lành đang lim dim ngủ. Có những cái rễ bò lan đến 5,6m rồi mới chịu chui vào lòng đất.
3. Củng cố - dặn dò: (5’)
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn miêu tả lá, thân hay gốc của một cây mà em thích và phân tích cách tả lá cây, thân cây qua hai đoạn văn Bàng thay lá và Cây tre.
**********************************************
lịch sử
Tiết 21: Nhà hậu lê và việc Tổ chức quản lý đất nước
I. Mục tiêu
 Biết được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê (những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học):
+ Đến thời Hậu Lê giáo dục có quy củ chặt chẽ: ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh trường công còn có các trường tư, ba năm có một kì thi Hương và thi Hội, nội dung học tập là Nho giáo,
+ Chính sách khuyến khích học tập: đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh quy, khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở văn miếu.
II. Đồ dùng dạy - học 
- Sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê.
- Phiếu học tập của HS.
- Các hình minh hoạ SGK.
Iii. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ÔĐTC: (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Gọi HS trả lời 3 câu hỏi cuối bài 16
- GV nhận xét việc học ở nhà.
3. Bài mới: (27’)
 a. Giới thiệu bài:
- Treo tranh cảnh triều đình vua Lê (SGK/47)
(?) Tranh vẽ cảnh gì? Em cảm nhận được gì qua bức tranh?
*Giới thiệu: Cuối bài học trước, chúng ta đã biết sau trận đại bại ở Chi Lăng..
 b. HD tìm hiểu 
*Hoạt động 1: Sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê và quyền lực của nhà vua
- HS thực hiện y/c 
- Quan sát tranh.
+ Tranh vẽ cảnh triều đình vua Lê rất, cho thấy triều dình vua Lê rất uy nghiêm, vua ngồi trên ngai vàng cao, phía dưới có ngai vàng có các quan đứng hầu vua, có người quỳ, cho thấy uy quyền của vua rất lớn,...
- Y/c đọc SGK và trả lời câu hỏi: 
(?) Nhà Hậu Lê Ra đời vào thời gian nào? Ai là người thành lập? Đặt tên nước là gì? Đông đô ở đâu? 
(?) Vì sao trièu đại này gọi là triều Hậu Lê? 
(?) Việc quản lý đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào?
(?) Vậy cụ thể việc quản lý đất nước thời Hậu Lê như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua Sơ đồ về nhà nước thời Hậu Lê. 
- GV treo sơ đồ đã vẽ sẵn và giảng 
- HS đọc thầm SGK, trả lời các câu hỏi 
+ Nhà hậu Lê được Lê Lợi thành lập vào năm 1428, láy tên là nước Đại Việt như xưa và đóng đô ở Thăng Lăng.
+ Gọi là Hậu Lê để phân biệt vói triều Lê do Lê Hoàn lập ra từ thế kỷ thứ 10. 
+ Dưới triều Hậu Lê, việc quản lý đất nước ngày càng được củng cố và đạt tới đỉnh cao vào đời vua Lê Thánh Tông. 
- HS q/s sơ đồ, sau đó nghe giảng và trình bày lại về tổ chúc nhà máy hành chính nhà nước thời Lê. 
Tổ chức bộ máy hành chính nhà nướcthời hậu lê
Vua
(thiên tử)
Các bộ
Viện
Đạo
Phủ
Huyện
Xã
*GV: Dựa vào sơ đồ, tranh minh hoạ số 1 và ND/SGK
(?) Hãy tìm những sự việc thể hiện dưới thời Hậu Lê, vua là người có quyền tối cao?
- HS tìm hiểu, trao đổi và trả lời:
+ Vua là người đứng đầu nhà nước, có uy quyền tuyệt đối, mọi quyền lực đều tập trung vào tay vua, vua trực tiếp chỉ huy quân đội . 
 *Hoạt động 1: Bộ luật Hồng Đức 
(?) Để quản lý đất nước, vua Lê Thánh Tông đã làm gì ? 
(?) Em có biết vì sao bản đồ đầu tiên và bộ luật đầu tiên của nước ta đều có tên là Hồng Đức ? 
 *Gọi là bản đồ Hồng Đức, Bộ luật Hồng đức vì chúng đều ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông, lúc ở ngôi nhà vua đặt niên hiệu là Hồng Đức (1470- 1497)
(?) Nêu những ND chính của Bộ luật Hồng Đức? 
(?) Bộ luật Hồng Đức đã có t/dụng như thế nào Trong việc cai quản đất nước ?
(?) Luật Hồng Đức đã có điểm nào tiến bộ ? 
*KL: Luật Hông Đức là luật là bộ luật đầu tiên của nước ta, là công cụ giúp nhà vua cai quản đất đai .
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn
4. Củng cố, dặn dò: (3’)
(?) Việc quản lý đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào
- Tổng kết giờ học, y/c về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. 
+ ...đã cho vẽ bản đồ đất nước, gọi là bản đồ Hồng Đức và ban hành Bộ luật Hồng Đức, Đây là bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta. 
- HS trả lời theo hiểu biết.
+ Là bảo vệ quyền của nhà vua, quan lại, địa chủ; bảo vệ quyền của quốc gia; khuyến khích phát triẻn kinh tế; giữ gìn truyền thống của dân tộc; bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. 
+ Bộ luật Hồng Đức là công cụ giúp vua Lê cai quản đất nước. Nó củng cố chế độ phong kiến tập quyền, phát triển kinh tế và ổn định xã hội. 
+ Luật Hồng Đức đề cao ý thức bảo vệ độc lập của dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và phần nào tôn trọng quyền lợi và địa vị của người phụ nữ. 
- Cho HS trình bày tư liệu sưu tầm được về vua LêThánh Tông (nếu có thời gian) 
- Một số HS trình bài trước lớp.
*********************************************
Địa lí.
Tiết 21: Hoạt động sản xuất của người dân
ở Đồng Bằng Nam Bộ
I. Mục tiêu
	- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
	+ Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái.
	+ Nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
	+ Chế biến lương thực.
* HS khá, giỏi:
Biết những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thuỷ sản lớn nhất cả nước: đất đai màu mỡ, khí hâuk nóng ẩm, người dân cần cù lao động.
II. Đồ dùng dạy - học 
	- Một số tranh ảnh ,băng hình về hoạt động sản xuất ,hoa quả ,xuất khẩu gạo của người dân ở Đồng Bằng Nam Bộ.
	- Nội dung các sơ đồ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng, vừa điền vào sơ đồ, vừa chỉ trên lược đồ đồng bằng Nam Bộ và trình bày nội dung kiến thức bài học cũ.
- Nêu theo yêu cầu của GV.
Đồng bằng Nam Bộ
Các dân tộc sinh sống
..............
...............
Phương tiện đi lại
..............
...............
Nhà ở
..............
...............
Trang phục
..............
...............
Lễ hội
..............
...............
- HS dưới lớp lắng nghe, nhận xét bổ sung.
- HS dưới lớp lắng nghe nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, cho điểm .
2/ Giới thiệu bài
- ở những bài trước, các em đã được học về đặc điểm tự nhiên và đặc điểm của các dân tộc đang sinh sống ở ĐBNB, ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các hoạt động sản xuất đặc trưng của người dân Nam Bộ.
Hoạt động 1: Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước
- Yêu cầu thảo luận nhóm theo câu hỏi sau: Dựa vào những đặc điểm về tự nhiên của đồng bằng Nam bộ, hãy nêu lên những đặc điểm về hoạt động SX nông nghiệp và các sản phẩm của người dân nơi đây.
+ Nhận xét câu trả lời của HS.
+ Kết luận: Nhờ có đất màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao độngnên đồng bằng Nam Bộ đã trở thành vựa lúa, vựa trái lớn nhất cả nước. Lúa gạo trái cây của đồng bằng đã được xuất khẩu và cung cấp nhiều nơi trong nước.
- Y/c các nhóm đọc tài liệu SGK và thể hiện quy trình thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu.
- Nhận xét câu trả lời của học sinh
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
*Kết quả làm việc tốt:
 + Người dân trồng lúa
 + Người dân trồng nhiều cây ăn quả như dừa, chôm chôm, măng cụt...
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe.
- Các nhóm tiếp tục thảo luận.
- Đại diện 2 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ.
*Kết quả làm việc tốt
 gặt lúa tuốt lúa phơi thóc
 xuất khẩu xay xát và đóng bao
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS trình bày về quy trình thu hoạch xuất khẩu gạo.
Hoạt động 2: Nơi sản xuất nhiều thuỷ sản nhất cả nước
- Y/c 1 HS nhắc lại đặc điểm về mạng lưới sông ngòi kênh rạch, của ĐB Nam Bộ.
- Y/c thao luận cặp đôi, trả lời các câu hỏi sau: (?) Đặc điểm mạng lưới sông ngòi có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất của người dân ở Đồng Bằng Nam Bộ?
-Nhận xét câu trả lời của HS.
*Kết luận: Mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng vùng biển rộng lớn là điều kiện thuận lợi để nuôi trồng và đánh ,xuất khẩu thuỷ hải sản .Một số mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu nổi tiếng của đồng bằng là cá basa, tôm hùm .....
- TRả lời :Mạng lưới sông ngòi kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ dày đặc và chằng chịt .
- HS trả lời .
 +Người dân Đồng Bằng sẽ phát triển mạnh nghề nuôi và đánh bắt thuỷ hải sản
 +Người dân Đồng Bằng sẽ phát triển mạnh việc xuất khẩu thuỷ hải sản như cá basa, tôm ....
- HS dưới lớp nhận xét ,bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS trình bày lại các đặc điểm về hoật động sản xuất thuỷ sản của người dân đồng bằng Nam Bộ.
- HS dưới lớp nhận xét bổ sung.
Hoạt động 3: Thi kể tên các sản vật của Đồng Bằng Nam Bộ
- GV chia lớp thành 2 dãy, tổ chức thi tiếp sức với nội dung:
- Kể tên các sản vật đặc trưng của Đồng Bằng Nam Bộ trong vòng 3 phút.
 + Sau 3 phút, dãy nào viết được nhiều tên sản vật đúng hơn đội đó sẽ thắng.
 + GV tổ chức cho HS chơi.
 + GV yêu cầu HS liên hệ, giải thích được vì sao đồng bằng Nam Bộ lại có những sản vật đặc trưng đó để củng cố bài học.
*Chẳng hạn:
- HS viết được: Tôm hùm
 Cá basa
 Mực
GV yêu cầu HS giải thích vì sao Đồng Bằng Nam Bộ ại có những sản vật đặc trưng nà.
HS phải giải thích được vì sao ĐB Nam Bộ lại có nhiều sông ngòi, kênh rạch và vùng biển lớn.
 + GV - HS nhận xét trò chơi.
 + GV khen ngợi dãy thắng cuộc, khuyến khích dãy HS chưa đạt được thành tích cao .
- Yêu cầu HS hoần thiện hai sơ đồ sau :
1. Quy trình thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu.
(Nếu HS không làm được. GV có thể dùng các từ gợi ý: tuốt lúa, gặt lúa...)
2. Lập được bảng.
Đồng bằng Nam Bộ
Hoạt động Nông nghiệp: sản xuất, xuất khẩu lúa gạo, trái cây
Hoạt động ngư nghiệp: nuôi, đánh bắt xuất khẩu nhiều thuỷ sản 
- HS dựa vào sơ đồ, trình bày lại kiến thức bài học.
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét 
*********************************************************************
Ban giám hiẹu kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 22 BUOI 1 LOP 4(1).doc