Kế hoạch bài dạy Khối 4 - Tuần 29 - Năm học 2021-2022

Kế hoạch bài dạy Khối 4 - Tuần 29 - Năm học 2021-2022

TẬP ĐỌC

VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

* Mục tiêu chung:

- Hiểu ND: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Đọc trôi trảy bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả

- Truyền cho HS cảm hứng vui vẻ và thái độ học tập tích cực. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

 * Mục tiêu riêng cho HS Long:

- HS đọc được một câu trong bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Slide tranh minh họa SGK.

 

docx 51 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 199Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Khối 4 - Tuần 29 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 29
Ngày soạn: 01/4/2022 
Ngày giảng: Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2022
TẬP ĐỌC
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
* Mục tiêu chung:
- Hiểu ND: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Đọc trôi trảy bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả
- Truyền cho HS cảm hứng vui vẻ và thái độ học tập tích cực. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
 * Mục tiêu riêng cho HS Long:
- HS đọc được một câu trong bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Slide tranh minh họa SGK.
 - HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
HĐ mở đầu: (3p)
* Khởi động:
+ Bạn hãy đọc thuộc lòng một số câu thơ của bài con chuồn chuồn nước
+ Nêu nội dung, ý nghĩa của bài.
 * Kết nối
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ 2 HS đọc
+ Ca ngợi vẻ đẹp của chú chuồn chuồn nước và bộc lộ tình yêu với quê hương, đất nước của tác giả
HS nghe
2. HĐ hình thành kiến thức mới.
 * Luyện đọc: (8-10p) 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV chốt vị trí các đoạn:
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Cần đọc với giọng chậm rãi ở Đ1 + 2. Đọc nhanh hơn ở Đ3 háo hức hi vọng. Cần nhấn giọng ở những từ ngữ sau: buồn chán, kinh khủng, không muốn hót, chưa nở đã tàn, ngựa hí, sỏi đá lạo xạo 
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu  môn cười.
+ Đoạn 2: Tiếp theo  học không vào.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (cư dân, rầu rĩ, lạo xạo, thân hành, sườn sượt ,...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
HS đọc một câu trong bài.
 “ Xin Thần tha tội cho tôi. Xin Thần hãy cứu tôi và thu lại điều ước, để cho tôi được sống !.”
* Tìm hiểu bài: (8-10p)
- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài 
+ Những chi tiết nào cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn?
+ Vì sao ở vương quốc ấy buồn chán như vậy?
+ Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình 
hình?
+ Kết quả viên đại thầnh đi học như thế nào ?
+ Điều gì bất ngờ đã xảy ra?
+ Nhà vua có thái độ thế nào khi nghe tin đó?
- GV: Để biết điều gì sẽ xảy ra, các em sẽ được học ở tuần 33.
* Nêu nội dung bài tập đọc
* Lưu ý giúp đỡ HS M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài. HS M3+M4 trả lời các câu hỏi nêu nội dung đoạn, bài.
- 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
+ Những chi tiết: “Mặt trời không muốn dậy  trên mái nhà”.
+ Vì cư dân ở đó không ai biết cười.
+ Vua cử một viên đại thần đi du học ở nước ngoài, chuyên về môn cười.
+ Sau một năm, viên đại thần trở về, xin chịu tội vì đã gắn hết sức nhưng học không vào. Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài, không khí triều đình ảo não.
+ Viên thị vệ bắt được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.
+ Nhà vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào.
+ Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ trở nên thật buồn tẻ và chán nản
HS lắng nghe
4. HĐ thực hành
* Luyện đọc diễn cảm (8-10p)
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, giọng đọc của các nhân vật
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 1
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động vận dụng (2 phút)
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm
+ Luyện đọc diễn cảm trong nhóm
+ Cử đại diện đọc trước lớp
- Bình chọn cá nhân đọc hay.
- Ghi nhớ nội dung, ý nghĩa của bài
- Tìm hiểu về tác dụng của tiếng cười
HS lắng nghe
TOÁN
Tiết 164: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG 
I. MỤC TIÊU:
* Mục tiêu chung:
- Ôn tập kiến thức về các đơn vị đo khối lượng
- Chuyển đổi được số đo khối lượng.
- Thực hiện được phép tính với số đo khối lượng.
- Chăm chỉ, tích cực trong giờ học. Góp phần phát triển các NL: NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 4. Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả bài tập
* Mục tiêu riêng cho HS Long: 
- Thực hành viết bảng đơn vị đo độ dài dưới sự HD của GV
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Slide minh họa bài học
 - HS: VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HS Long
1. HĐ mở đầu: 3’
* Khởi động:
+ Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng.
* Kết nối: GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ 2 đơn vị đo khối lượng liền kề hơn kém nhau 10 lần
Lắng nghe
2. HĐ thực hành (35p)
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Nhận xét, chốt đáp án đúng.
*KL: Củng cố cách đổi các đơn vị đo khối lượng.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Chia sẻ, nhận xét, chốt đáp án.
- Củng cố cách đổi số đo có 2 đơn vị đo về số đo có một đơn vị đo
Bài 4: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp, cả lớp đọc thầm.
+ Để tính được cả con cá và mớ rau nặng bao nhiêu ki- lô- gam ta làm như thế nào?
- Nhận xét, chốt đáp án đúng.
Bài 3 + Bài 5 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Củng cố cách so sánh các đơn vị đo khối lượng
3. HĐ vận dụng (2p)
Cá nhân – Lớp
Đáp án:
 1 yến = 10 kg 1 tạ = 10 yến
 1 tạ = 100 kg 1 tấn = 10 tạ
 1 tấn = 1000 kg 1 tấn = 100 yến
Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp
Đáp án:
 10 yến = 100 kg yến = 5 kg
 50 kg = 5 yến 1 yến 8 kg = 18 kg
 5 tạ = 50 yến 1500 kg = 15 tạ
 30 yến = 3 tạ 7 tạ 20 kg = 720 kg
 32 tấn = 320 tạ 3 tấn 25 kg = 3025 kg 
Cá nhân – Lớp
+ Ta phải đổi cân nặng của con cá và mớ rau về cùng một đơn vị đo rồi tính tổng hai cân nặng.
Bài giải
1 kg 700 g = 1700 g
Cả con cá và mớ rau nặng là:
1700 + 300 = 2000 (g)
2000 g = 2 kg
Đáp số: 2 kg
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
*Bài 3: 
Đáp án:
 2kg 7hg = 2700g 60kg7g > 6007g
 5kg 3g < 5035g 12 500g = 12kg 500g
*Bài 5: 
 Xe ô tô chở được tất cả là:
 50 x 32 = 1600 (kg)
 1600 kg = 16 tạ
 Đ/s: 16 tạ gạo
- Chữa lại các phần bài tập làm sai.
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải.
- Thực hành viết bảng đơn vị đo độ dài dưới sự HD của GV
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
* Mục tiêu chung:
- Nêu được hậu quả của tại nạn giao thông, nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông và các việc cần làm để tham gia giao thông an toàn.
- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.
- GD cho HS ý thức nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày. Góp phần phát triển các năng lực: NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
* KNS: - Tham gia giao thông đúng luật
 - Phê phán những hành vi vi phạm giao thông
* GDQP-AN: Ý nghĩa của việc tôn trọng Luật Giao thông, giữ gìn được tính mạng và tài sản của bản thân và cộng đồng 
* Mục tiêu riêng cho HS Long: - Biết tôn trọng luật giao thông
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Phần mềm Zoom, Slide minh họa bài học 
- HS: SGK, máy tính, Ipad, điện thoại thông minh có cài phần mềm Zoom.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HS Long
1. HĐ mở đầu: 3’
*Khởi động: 
+ Hãy kể tên một số hoạt động nhân đạo
+ Các hoạt động nhân đạo có ý nghĩa như thế nào?
- GV dẫn vào bài mới
-TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét 
+ Quyên góp tiền, quần áo ấm cho những người nghèo, chia sẻ tinh thần với các bạn,...
+ Trong cuộc sống, ai cũng có lúc gặp khó khăn, cần sự sẻ chia, giúp đỡ
+ Tham gia hoạt động nhân đạo là thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN
Lắng nghe
2. HĐ hình thành kiến thức mới (26’)
HĐ 1: Tìm hiểu thông tin
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm 
+ Đọc thông tin SGK
+ Thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn.
- GV kết luận, chốt ý, đưa ra bài học
- GDQPAN: Tôn trọng Luật giao thông là góp phần giữ gìn tính mạng, tài sản của bản thân và cộng đồng
HĐ 2: Phân biệt hành vi đúng Luật giao thông và hành vi vi phạm (BT1- SGK/41)
 Những tranh nào ở SGK/41 thể hiện việc thực hiện đúng Luật giao thông? Vì sao?
- GV kết luận: Những việc làm trong các tranh 2, 3, 4 là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1, 5, 6 là các việc làm chấp hành đúng Luật giao thông. 
HĐ 3: Xử lí tình huống (BT 2- SGK/42)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
- GV kết luận:
+ Các việc làm trong các tình huống của bài tập 2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người.
+ Luật giao thông cần thực hiện ở mọi nơi và mọi lúc với mọi đối tượng.
3. Hoạt động vận dụng (1p)
Nội dung dạy học trực tuyến: VBT HS thực hiện ở nhà. CMHS giám sát con thực hiện
Đáp án: 
+ Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả: tổn thất về người và của (người chết, người bị thương, bị tàn tật, xe bị hỏng, giao thông bị ngừng trệ )
+ Tai nạn giao thông xảy ra do nhiều nguyên nhân: do thiên tai (bão lụt, động đất, sạt lở núi, ), nhưng chủ yếu là do con người (lái nhanh, vượt ẩu, không làm chủ phương tiện, không chấp hành đúng luật giao thông)
+ Mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành Luật giao thông.
- HS đọc bài học SGK
- HS lắng nghe, lấy ví dụ minh hoạ
- Từng nhóm HS xem xét tranh để tìm hiểu: 
+ Bức tranh định nói về điều gì?
+ Những việc làm đó đã theo đúng Luật giao thông chưa?
+ Nên làm thế nào thì đúng Luật giao thông?
- HS trình bày kết quả.
- Các nhóm khác chia sẻ, và bổ sung.
- HS thực hành liên hệ: Em đã có việc làm nào thể hiện tham gia đúng Luật giao thông, việc làm nào chưa?
- HS đóng vai, dựng lại tình huống theo nhóm và đưa ra cách xử lí
- HS liên hệ: Bản thân mình đã từng có những hành động nguy hiểm như vậy chưa?
- Thực hiện tốt Luật giao thông tại địa phương
- Vẽ tranh tuyên truyền thực hiện tốt Luật giao thông
Lắng nghe
Lắng nghe
Lắng nghe
Ngày soạn: 01/4/2022 
Ngày giảng: Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2022
TOÁN
	Tiết 165: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG 	(TT)
I. MỤC TIÊU:
* Mục tiêu chung:
- Ôn tập kiến thức về đại lượng thời gian
- Chuyển đổi được các đơn vị đo thời gian. Thực hiện được phép tính với số đo thời gian.
- Chăm chỉ, tích cực trong giờ học. Góp  ... g kê ưu và nhược điểm của bài viết
. - HS: Vở, bút để sửa lỗi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. HĐ mở đầu: 3’
* Khởi động:
* Kết nối: GV dẫn vào bài học
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
Hát 
2. HĐ thực hành (30p)
a. Nhận xét chung về kết quả làm bài 
- Viết lên bảng đề bài tiết TLV tuần 33 (miêu tả con vật)
- Nhận xét: 
* Ưu điểm: Xác định đúng đề bài, kiểu bài, trình bày đúng, bố cục rõ ràng, một số bài có hình ảnh miêu tả sinh động, có liên kết giữa các phần như bài của ................................
 Kết bài hay như các bài của:................. ...................
* Hạn chế: 
+ Viết sai lỗi chính tả nhiều, chưa có sự sáng tạo, ý chưa nhiều.
+ Bài chưa giàu hình ảnh so sánh, nhân hoá
- Trả bài cho từng hs
b. HD hs chữa bài
- Y/c hs đổi vở cho bạn bên cạnh để kiểm tra 
- Theo dõi, kiểm tra hs làm việc 
c. HD hs học tập những đoạn văn 
- GV đọc vài đoạn văn hoặc bài văn hay bài được điểm cao cho các bạn nghe. Sau GV hỏi HS cách dùng từ, lối diễn đạt, ý hay của bạn.
d. HS chọn viết một đoạn văn trong bài văn của mình.
- GV tự chọn đoạn văn cần viết lại cho HS (đoạn nào cần sửa chữa nhiều nhất).
- GV so sánh 2 đoạn văn cũ và mới của HS.
3. HĐ vận dụng (2p)
- HS đọc lại các đề bài của tiết kiểm tra
- Lắng nghe 
- Nhận bài làm, đọc thầm lại bài để nhận ra các lỗi 
- Đổi vở để kiểm tra 
- Lắng nghe 
- Trao đổi nhóm đôi 
- HS thực hành và chia sẻ lại trước lớp
- Tiếp tục chữa các lỗi trong bài
- Viết lại bài văn cho hay hơn
Lắng nghe
LỊCH SỬ 
NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
* Mục tiêu chung:
- Nắm được đôi nét về sự thành lập nhà Nguyễn: Sau khi Quang Trung qua đời, triều đại tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó, Nguyễn ánh đã huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn. Năm 1802, triều Tây Sơn bị lật đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ở Phú Xuân (Huế).
- Nêu một vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị:
+ Các vua nhà Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình điều hành mọi việc hệ trọng trong nước.
+ Tăng cường lực lượng quân đội (với nhiều thứ quân, các nơi đều có thành trì vững chắc,...).
+ Ban hành bộ luật Gia Long.
- Có ý thức học tập nghiêm túc, tôn trọng lịch sử. Góp phần phát triển các năng lực: NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* ĐCND: Không yêu cầu nắm nội dung, chỉ cần biết Bộ Luật Gia Long do nhà Nguyễn ban hành.
* Mục tiêu riêng cho HS Long: - HS nhớ tên bài học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Slie minh họa hình trong SGK phóng to. 
 - HS: SGK, hình sưu tầm về triều Nguyễn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. HĐ mở đầu: 3’’
* Khởi động: 
+ Bạn hãy kể lại những chính sách về kinh tế, văn hóa, giáo dục của vua Quang Trung?
* Kết nối: GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét.
+ Kinh tế: ban bố “chiếu khuyến nông”
+ Văn hoá, giáo dục; dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm và coi chữ Nôm là chữ chính thức
Lắng nghe
2. HĐ hình thành KT mới: (30p)
Hoạt động 1: Nhà Nguyễn ra đời: 
+ Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
GV kết luận: Sau khi vua Quang Trung mất, lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu, Nguyễn Ánh đã đem quân tấn công, lật đổ nhà Tây Sơn 
** GV nói thêm về sự tàn sát của Nguyễn Ánh đối với những người tham gia khởi nghĩa Tây Sơn.
+ Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là gì? 
+ Kinh đô đặt ở đâu? 
+ Từ năm 1802-1858 triều Nguyễn trải qua các đời vua nào?
Hoạt động 2: Những chính sách triều Nguyễn: 
- GV yêu cầu các nhóm đọc SGK và cung cấp cho các em một số điểm trong Bộ luật Gia Long để HS chọn dẫn chứng minh họa cho lời nhận xét: nhà Nguyễn đã dùng nhiều chính sách hà khắc để bảo vệ ngai vàng của vua.
+ Những sự kiện nào chứng tỏ các vua nhà Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai?
+ Quân đội nhà Nguyễn được tổ chức như thế nào?
+ Bộ luật Gia Long được ban hành với những điều lệ như thế nào?
+ Theo em, với cách thống trị của các vua thời Nguyễn cuộc sống của nhân dân ta như thế nào?
- GV hướng dẫn HS đi đến kết luận: Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành vào tay và bảo vệ ngai vàng của mình.Vì vậy nhà Nguyễn không được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.
3. HĐ vận dụng (2p)
 Cá nhân – Lớp
+ Sau khi vua Quang Trung mất, lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu, Nguyễn Ánh đã đem quân tấn công, lật đổ nhà Tây Sơn, Năm 1802.
- HS lắng nghe
+ Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, 
+ Chọn Huế làm kinh đô.
+Từ năm 1802 đến 1858, nhà Nguyễn trải qua các đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
Nhóm 4 – Lớp
- HS đọc SGK và thảo luận.
- Lắng nghe
+ Bỏ chức tể tướng, tự mình trực tiếp điều hành mọi công việc hệ trọng trong nước từ trung ương đến địa phương
+ Gồm nhiều thứ quân (bộ binh, thuỷ binh, tuợng binh)
+ Những kẻ mưu phản và cùng mưu không phân biệt thủ phạm hay tòng phạm đều bị xử lăng trì
+ Nhà vua đã dùng nhiều chính sách hà khắc để bảo vệ ngai vàng của mình. Với cách thống trị như vậy cuộc sống của nhân dân vô cùng cực khổ.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ nội dung bài học
- Sưu tầm các câu chuyện về các vua triều Nguyễn
Lắng nghe
Lắng nghe
Lắng nghe
Lắng nghe
KHOA HỌC 
NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 	
* Mục tiêu chung:
- HS nắm được vai trò của không khí với thực vật.
- Vận dụng trong trồng trọt để mang lại năng suất cao
- HS học tập nghiêm túc, tích cực, có ý thức trồng và chăm sóc cây. Góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL sáng tạo
* Mục tiêu riêng cho HS Long: - Biết nhu cầu về không khí của một số loài TV
* GD BVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Slide minh họa bài học 
- HS: Giấy khổ to và bút dạ, một số loài cây
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. HĐ mở đầu: 2’’
* Khởi động 
+ Tại sao khi trồng người ta phải bón thêm phân cho cây?
 + Thực vật cần các loại khoáng chất nào? Nhu cầu về mỗi loại khoáng chất của thực vật giống nhau không?
* Kết nối: Giới thiệu bài, ghi bảng.
- TBHT điều khiển lớp trả lời, nhận xét
+ Khi trồng người ta phải bón thêm phân cho cây để cây cho thu hoạch cao.
+ Khoáng chất nào cũng cần cho cây. Nhu cầu về mỗi loại khoáng chất của thực vật không giống nhau.
Hát 
2. HĐ hình thành KT mới: (35p)
* HĐ1: Vai trò của không khí trong quá trình trao đổi khí của thực vật: 
+ Không khí gồm những thành phần nào?
+ Những khí nào quan trọng đối với thực vật?
- Yêu cầu: Quan sát hình minh hoạ trang 120, 121, SGK và trả lời câu hỏi. 
3.1 Quá trình quang hợp chỉ diễn ra trong điều kiện nào?
3.2 Bộ phận nào của cây chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp
3.3 Trong quá trình quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
3.4 Quá trình hô hấp diễn ra khi nào?
3.5 Bộ phận nào của cây chủ yếu thực hiện quá trình hô hấp?
3.6 Trong quá trình hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
3.7 Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong hai quá trình trên ngừng hoạt động?
- Theo dõi, nhận xét, khen ngợi những nhóm HS hiểu bài, trình bày mạch lạc, khoa học.
+ Không khí có vai trò như thế nào đối với thực vật?
 + Những thành phần nào của không khí cần cho đời sống của thực vật? Chúng có vai trò gì?
- GV giảng: Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đủ nước, chất khoáng và ánh sáng nhưng thiếu không khí thì cây cũng không sống được. Khí ô- xi là nguyên liệu chính được sử dụng trong hô hấp, sản sinh ra năng lượng trong quá trình trao đổi chất của thực vật.
* HĐ2: Ứng dụng nhu cầu không khí của thực vật trong trồng trọt: 
+ Thực vật “ăn” gì để sống? Nhờ đâu thực vật thực hiện được việc “ăn” để duy trì sự sống?
+ Em hãy cho biết trong trồng trọt con người đã ứng dụng nhu cầu về khí các- bô- níc, khí ô- xi của thực vật như thế nào?
* GDBVMT: Mỗi thành phần của không khí có vai trò riêng. Cần biết tận dụng vai trò của chúng trong trồng trọt để mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 121, SGK.
3. HĐ vận dụng (2p)
+ Tại sao ban ngày khi đứng dưới tán lá của cây ta thấy mát mẻ?
+ Tại sao vào ban đêm ta không để nhiều hoa, cây cảnh trong phòng ngủ?
+ Lượng khí các- bô- níc trong thành phố đông dân, khu công nghiệp nhiều hơn mức cho phép? Giải pháp nào có hiệu quả nhất cho vấn đề này?
Cá nhân – Lớp
+ Không khí gồm hai thành phần chính là khí ô- xi và khí ni- tơ. Ngoài ra, trong không khí còn chứa khí các- bô- níc.
+ Khí ô- xi và khí các- bô- níc rất quan trọng đối với thực vật.
Nhóm 2 – Lớp
+ Khi có ánh sáng Mặt Trời.
+ Lá cây là bộ phận chủ yếu.
+ Hút khí các- bô- níc và thải ra khí ô- xi.
+ Diễn ra vào ban đêm.
+ Lá cây là bộ phận chủ yếu.
+ Thực vật hút khí ô- xi, thải ra khí các –bô- níc và hơi nước.
+ Nếu quá trình quang hợp hay hô hấp của thực vật ngừng hoạt động thì thực vật sẽ chết.
- HS lên bảng vừa trình bày vừa chỉ vào tranh minh hoạ cho từng quá trình trao đổi khí trong quang hợp, hô hấp.
- Lắng nghe.
+ Không khí giúp cho thực vật quang hợp và hô hấp.
+ Khí ô- xi có trong không khí cần cho quá trình hô hấp của thực vật. Khí các- bô- nic có trong không khí cần cho quá trình quang hợp của thực vật. Nếu thiếu khí ô- xi hoặc các- bô- níc thực vật sẽ chết.
- Lắng nghe.
Cá nhân – Lớp
+Thực vật "ăn" khí các-bô-níc. Nhờ quá trình hô hấp và quang hợp
+ Muốn cho cây trồng đạt năng suất cao hơn thì tăng lượng khí các- bô- níc lên gấp đôi.
+ Bón phân xanh, phân chuồng cho cây vì khi các loại phân này phân huỷ thải ra nhiều khí các- bô- níc.
+ Trồng nhiều cây xanh để điều hoà không khí, tạo ra nhiều khí ô- xi giúp bầu không khí trong lành cho người và động vật hô hấp.
- HS lắng nghe
- 2 HS đọc thành tiếng.
+ Vì lúc ấy dưới ánh sáng Mặt Trời cây đang thực hiện quá trình quang hợp. Lượng khí ô- xi và hơi nước từ lá cây thoát ra làm cho không khí mát mẻ.
 + Vì lúc ấy cây đang thực hiện quá trình hô hấp, cây sẽ hút hết lượng khí ô- xi có trong phòng và thải ra nhiều khí các- bô- níc làm cho không khí ngột ngạt và ta sẽ bị mệt.
+ Để đảm bảo sức khoẻ cho con người và động vật thì giải pháp có hiệu quả nhất là trồng cây xanh
Kể tên một số loại cây
Lắng nghe
Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_khoi_4_tuan_29_nam_hoc_2021_2022.docx