Kế hoạch bài dạy - Lớp 4 - Năm học 2010 - 2011 - Tuần 31 năm 2010

Kế hoạch bài dạy - Lớp 4 - Năm học 2010 - 2011 - Tuần 31 năm 2010

I, Mục tiêu

1. Đọc thành tiếng

• Đọc đúng các tên riêng, chữ số La mã XII và từ khó, dễ lẫn: ăng-co vát, tháp lớn, lựa ghép, mặt trời lặn.

• Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, gợi tả.

• Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục, ngưỡng mộ ăng – co vát.

2. Đọc hiểu

• Hiểu các từ ngữ khó trong bài : kiến trúc, điêu khắc, thốt nốt.

• Hiểu nội dung bài : Ca ngợi ăng – co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khác tuyêt diệu , vẻ đẹp tráng lệ, uy nghi của nhân dân cam – pu - chia.( TL được các câu hỏi trong sgk)

• GDBVMT: HS nhận biết: bài văn ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt diệu của nước bạn Căm – pu – chia xây dựng từ đầu thế kỉ XII: ăng – co Vát; Thấy được vẻ đẹp của khu đền hài hòa trong vẻ đẹp của MT thiên nhiên lúc hoàng hôn.

II. Đồ dùng dạy – học

• ảnh khu đền ăng – co vát.

• Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn

 

doc 134 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 774Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy - Lớp 4 - Năm học 2010 - 2011 - Tuần 31 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Soạn: 9 /4 / 2010
 Giảng thứ 2. 12 / 4 /2010
Tập đọc
ăng - CO VÁT (123)
 Theo những kì quan thế giới
( GDBVMT- Khai thác trực tiếp – Mức độ toàn phần.)
I, Mục tiêu 
1. Đọc thành tiếng
Đọc đúng các tên riêng, chữ số La mã XII và từ khó, dễ lẫn: ăng-co vát, tháp lớn, lựa ghép, mặt trời lặn...
Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, gợi tả.
Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục, ngưỡng mộ ăng – co vát.
2. Đọc hiểu
Hiểu các từ ngữ khó trong bài : kiến trúc, điêu khắc, thốt nốt...
Hiểu nội dung bài : Ca ngợi ăng – co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khác tuyêt diệu , vẻ đẹp tráng lệ, uy nghi của nhân dân cam – pu - chia.( TL được các câu hỏi trong sgk)
 GDBVMT: HS nhận biết: bài văn ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt diệu của nước bạn Căm – pu – chia xây dựng từ đầu thế kỉ XII: ăng – co Vát; Thấy được vẻ đẹp của khu đền hài hòa trong vẻ đẹp của MT thiên nhiên lúc hoàng hôn.
II. Đồ dùng dạy – học
ảnh khu đền ăng – co vát.
Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Dòng sông mặc áo và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. dạy – học bài mới (34’)
2.1.GIới thiệu bài
- Hỏi : Em đã biết những cảnh đẹp nào của đất nước ta và trên thế giới ?
- Giới thiệu : Các bài đọc thuộc chủ điểm khám phá thế giới đã đưa ta đi du lịch những cảnh đẹp như : Vịnh Hạ Long, Sa Pa...Bài học hôm nay sẽ đưa các em ra nước ngoài thăm khu đền ăng – co vát. uy nghi, tráng lệ, niềm tự hào của đất nước Cam – pu – chia. Đây là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu vào bậc nhất trên thế giới.
2.2.Hướng dẫn luyện đọc
a) Luyện đọc
- GV đọc mẫu, giọng đọc như sau :
• Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, thể hịên tình cảm kính phục, ngưỡng mộ.
• Nhấn giọng ở những từ ngữ : kiến trúc, điêu khắc, tuyệt diệu, gần 1500mét, kì thú, lạc vào...
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng ý của bài.
- Gọi HS đọc phần chú giải để tìm hiểu nghĩa của các từ khó.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ ăng – co vát được xây dung ở đâu và từ bao giờ ?
GDBVMT: + Khu đền chính được xây dung kì công như thế nào ?
+ Du khách cảm thấy như thế nào khi đến thăm ăng – co vát. ? Tại sao lại như vậy ?
+ Đoạn 3 tả cảnh khu đền vào thời gian nào ?
GDBVMT:+ Lúc hoàng hôn, phong cảnh khu đền có gì đẹp ?
- Khu đền ăng – co vát quay về hướng Tây nên vào lúc hoàng hôn, ánh sáng mặt trời vàng soi vào bóng tối cửa đền, vào những ngọn tháp cao vút, cho quanh cảnh có vẻ uy nghi gợi sự trang nghiêm và tôn kính.
- Bài tập đọc chia thành 3 đoạn. Em hãy nêu ý chính của từng đoạn.
GDBVMT: + Bài ăng – co vát cho ta thấy điều gì ?
- Ghi ý toàn bài lên bảng.
- Đền ăng – co vát là một công trình xây dung và điêu khắc theo kiểu mẫu mang tính nghệ thuật thời cổ đại của nhân dân Cam – pu – chia có từ thế kỷ mười hai. Trước kia khu đền bị bỏ hoang tàn suet mấy trăm năm. Nhưng sau đó được khôi phục sửa chữa và bây giờ trở thành nơi tham quan, du lịch hấp dẫn du khách quốc tế khi đặt chân đến đây.
c) Đọc diễn cảm:
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3.
+ Treo bảng phụ có ghi sẵn đoạn văn.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức cho HS thi đọc.
+ Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Củng cố – dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Con chuồn chuồn nước.
- 3 HS thực hiện yêu cầu. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Tiếp nối nhau phát biểu. Ví dụ :
+ Các cảnh đẹp : Vịnh Hạn Long, Sa Pa, Kim tự tháp Ap Cập....
- Lắng nghe.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS đọc bài theo trình tự :
+ HS 1 : ăng – co vát ...đầu thế kỉ XII
+ HS 2 : Khu đền chính...xây gạch vỡ.
+ HS 3 : Toàn bộ khu đền...từ các ngách.
- 1 HS đọc thành tiếng phần chú giải, Cả lớp đọc thầm.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm tiếp nối từng đoạn.
- 2 HS đọc toàn bài.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
+ ăng – co vát được xây dung ở Cam – pu- chia từ đầu thế kỷ thứ mười hai.
+ Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớp, ba tầng hành lang dài gần 1500 mét. Có 389 gian phòng. Những cây tháp lớp được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá, được ghép bằng tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.
+ Khi thăm ăng – co vát. du khách cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại. 
+ Đoạn 3 tả cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn.
+ Vào lúc hoàng hôn, ăng – co vát thật huy hoàng : ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Những ngọn tháp vút giữa những chùm lá thốt nốt xoà tán tròn. Ngôi đền trở nên uy nghi hơn dưới ánh chiều vàng
- Lắng nghe.
- Trao đổi và tiếp nối nhau trả lời :
+ Đoạn 1 : giới thiệu cung về khu đền ăng – co vát.
+ Đoạn 2 : Đền ăng – co vát được xây dựng rất to đẹp.
+ Đoạn 3 : Vẻ đẹp uy nghi, thâm nghiêm của khu đền vào lúc hoàng hôn.
+ Bài ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ, uy nghi của đền ăng – co vát, một công trình kiến trúc và điêu khác tuyệt diệu của nhân dân 
Cam – pu –chia.
- Lắng nghe.
+ Theo dõi GV đọc mẫu.
+ 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
+ 3 đến 5 HS thi đọc.
************************************************
Toán
Tiết 151: Thực hành (tiếp theo) (159)
I. Mục tiêu
 Giúp HS :
Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào hình vẽ.
Biết cách vẽ trên bản đồ (có tỉ lệ cho trước) một đoạn thẳng AB (thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng AB có độ dài thật cho trước.
GD hs thêm hứng thú với môn học.
II. Đồ dùng dạy – học
HS chuẩn bị giấy vẽ, thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét, bút chì.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. giới thiệu bài mới (4’)
- GV giới thiệu : Trong giờ thực hành trước các em đã biết cách đo độ dài khoảng cách giữa hai điểm A và B trong thực tế, giờ thực hành này chúng ta sẽ vẽ các đoạn thẳng thu nhỏ trên bản đồ có tỉ lệ cho trước để biểu thị các đoạn thẳng trong thực tế.
2. Hướng dẫn thực hành (34’)
2.1.Hướng dẫn vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ.
- GV nêu ví dụ trong SGK : Một bạn đo độ dài đoạn thẳng AB trên mặt đất được 20cm. Hãy vẽ đoạn thẳng AB đó trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 400
- GV hỏi : Để vẽ được đoạn thẳng AB trên bản đồ, trước hết chúng ta cần xác định gì?
- Có thể dựa vào đâu để tính độ dài của đoạn thẳng AB thu nhỏ.
- GV yêu cầu : Hãy tính độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ.
- GV : Vậy đoạn thẳng AB thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 400 dài bao nhiêu cm.
- GV : Hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng AB dài 5cm.
- GV yêu cầu HS thực hành vẽ đoạn thẳng AB dài 20cm trên bản đồ tỉ lệ 1 : 400
2.2.Thực hành
Bài 1: (159) Cặp đôi.
- GV yêu cầu HS nêu chiều dài bảng lớp đã đo ở tiết thực hành trước.
- GV yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài bảng lớp trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 50.
3. củng cố – dặn dò
- GV tổng kết giờ học, tuyên dương các HS tích cực hoạt động, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng. Dặn fod HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- HS nghe yêu cầu của ví dụ.
- Chúng ta cần xác định được độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ.
- Dựa vào độ dài thật của đoạn thẳng Ab và tỉ lệ của bản đồ.
- HS tính và báo cáo kết quả trước lớp :
20m = 2000cm
Độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ là :
2000 : 400 = 5 (cm)
- Dài 5cm.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
+ CHọn điểm A trên giấy.
+ Đặt một đầu thước tại điểm A sao cho điểm A trùng với vạch số 0 của thước.
+ Tìm vạch chỉ số 5cm trên thước, chấm điểm B trùng với vạch chỉ 5cm của thước.
+ Nối A với B ta được đoạn thẳng AB có độ dài 5cm.
- HS nêu (có thể là 3m)
- HS tính độ dài đoạn thẳng thu nhỏ biểu thị chiều dài bảng lớp và vẽ
Ví dụ :
- Chiều dài bảng là 3m.
- Tỉ lệ bản đồ 1 : 50
3m = 300cm
Chiều dài bảng lớp thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 50 là :
300 : 50 = 6 (cm)
*****************************************************
Đạo đức: 
bảo vệ môI trường (Tiết 2)
(GDBVMT- Mức độ toàn phần.)
 I. Mục tiêu 
1. Kiến thức :
 - GDBVMT: Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia BVMT.
 - Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tác hại của việc môi trường bị ô nhiễm.
 - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để BVMT.
2. Thái độ :
- Có ý thức bảo vệ môi trường 
- Đồng tình với việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.
- GDBVMT: Tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng của mình.
3. Hành vi :
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở mọi nơi .
 	- Tuyên truyền mọi người xung quanh cùng có ý thức bảo vệ môi trường .
II. Đồ dùng dạy học :
Nội dung một số thông tin về môi trường thế giới và địa phương .
 III. Phương pháp :
 Đàm thoại – thảo luận – gợi mở ...
 IV. Các hoạt động dạy – học 
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò
Kiểm tra ( 4’ )
? Em hãy nêu nhận định về môi trường hiện nay ?
- Nhận xét .
B. Bài mới ( 27’ )
1. Giới thiệu bài :
Hôm trước các em đã được biết tình trạng môi trường hiện nay . Vậy khi gặp những hiện tượng làm ô nhiễm môi trường chúng ta sẽ có thái độ như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài hôm nay .
2. Nội dung :
Hoạt động 1 : Bày tỏ ý kiến 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi 
(1) Mở xưởng cưa gỗ ở gần khu dân cư
(2) Trồng cây gây rừng
(3) Phân loại rác trước khi sử lí 
(4)Giết mmổ ra súc gần nguồn nước sinh hoạt 
(5)Vứt xác xúc vật ra đường
- Nhận xét câu trả lời của HS 
* Kết luận :Bảo vệ môI trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống hôm nay và mai sau . Có rất nhiều cách bảo vệ môI trường như trồng cây xanh , sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên ...
Hoat động 2 :Xử lí tình huống .
- Chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận nhóm và xử lí tình huống .
+ Hàng xóm nhà em đặt bếp than tổ ong để đun nấu 
+ Anh trai em nghe nhạc mở quá to 
+ Lớp em tổ chức thu nhặt rác và phế thảI .
=> Kết luận Bảo vệ môi trường là trách nhiệm không của riêng ai.
Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế :
GDBVMT: ? Em biết gì về môi trường của địa phương mình ?
Hoạt động 4 : Vẽ tranh bảo vệ môi trường 
- Mỗi HS vẽ nhanh 1 bức tranh có nội dung bảo vệ môi trường .
- Nhận xét khen ngợi những em vẽ đẹp có nội dung hay .
- Cho ...  sgk, vở BT
III. Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò 
. Kiểm tra bài cũ ( 5' )
 - 1 em lên bảng làm bài tập số 5 
- Gọi HS nhận xét và GV cho điểm 
B. Dạy học bài mới . ( 30 ' )
1. Giới thiệu bài : 
Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập về : - Đọc số , xác định giá trị vị trí của chữ số trong số . Thực hiện các phép tính với số tự nhiên .So sánh phân số .
 Giải bài toán liên quan đến : Tìm phân số của 1 số , tính diện tích hình chữ nhật , các số đo khối lượng .
2. Hướng dẫn ôn tập 
Bài 1 :
- Yêu cầu HS đọc số , đồng thời nêu vị trí và giá trị của mỗi chữ số 9 trong mỗi số .
- GV nhận xét và cho điểm .
Bài 2 :
- Yêu cầu HS tự tính , sau đó đổi vở kiểm tra chéo bài nhau .
- GV nhận xét và cho điểm .
Bài 3 :
- Yêu cầu HS đọc đề bài . 2 em lên bảng , cả lớp làm vào vở .
- GV nhận xét và cho điểm .
Bài 4 :
-- Yêu cầu HS đọc đề bài . 1 em lên bảng , cả lớp làm vào vở .
- GV nhận xét và cho điểm
C. Củng cố -dặn dò ( 5 ' )
? Qua bài ôn tập hôm nay giúp các em nắm chắc điều gì ?
- Làm bài tập số 5 trang 177
- Nhận xét:
 Bài giải 
Hiệu số phần bằng nhau là :
 6 - 1 = 5 ( phần )
Tuổi con là :
 30 : 5 = 6 ( tuổi )
Tuổi bố là :
 6 + 30 = 36 ( tuổi )
 Đáp số : con 6 tuổi ; bố 36 tuổi 
HS đọc số , đồng thời nêu vị trí và giá trị của mỗi chữ số 9 trong mỗi số .
VD : 975368 : Đọc là : Chín trăm bảy mươi năm nghìn ba trăm sáu tám ; chữ số 9 ở hàng trăm nghìn , lớp nghìn , có giá trị là 900000.
HS tự tính , sau đó đổi vở kiểm tra chéo bài nhau .
 24579	 82604
+ 43867 - 35246
_______ _______
 68446 47358
HS đọc đề bài . 2 em lên bảng , cả lớp làm vào vở .
 Bài giải 
Chiều rộng của thửa ruộng là :
 120 x = 80 ( m )
Diện tích của thửa ruộng là :
 120 x 80 = 9600 ( m2 )
Số tạ thóc thu được trên thửa ruộng đó là :
 50 x ( 9600 : 100 ) = 4800 ( kg )
 4800 kg = 48 tạ 
 Đáp số : 48 tạ 
- Qua bài ôn tập hôm nay giúp em lắm chắc : - Đọc số , xác định giá trị vị trí của chữ số trong số . Thực hiện các phép tính với số tự nhiên .So sánh phân số . Giải bài toán liên quan đến : Tìm phân số của 1 số , tính diện tích hình chữ nhật , các số đo khối lượng .
****************************************************
Tập làm văn: 
Ôn tập và kiểm tra cuối học kì II (Tiết 6)
I .Mục tiêu: 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Dựa vào đoạn văn nói về một con vật cụ thể hoặc hiểu biết về một loài vật, viết được đoạn văn tả con vật rõ những đặc điểm nổi bật.
II. Đồ dùng dạy – học.
 *. Phiếu nghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng( như ở tiết 1)
 *Tranh minh hoạ về chim bồ câu.
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Giới thiệu bài
 - Nêu mục tiêu cùa tiết học và ghi tên bài lên bảng
2. Kiểm tra đọc
- GV tố chức kiểm tra HS đọc cac bài tập đọc đã học. Cách tổ chức như đã giới thiệu ở tiết 1.
3. Thực hành viết đoạn văn
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
-1 HS đọc yêu cầu và nội dung thàng tiếng trước lớp
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ về hoạt động của chim bồ câu
- 
- GV hỏi: Em sẽ miêu tả hoạt động nào của chim bồ câu?
- HS nối tiếp nhau trả lời
+ Khi bồ câu nhặt thóc
+ Khi chim bồ câu mẹ mớm mồi cho con
+ Khi đôi chim bồ câu rỉa lông, rỉa cánh
+ Khi chim bồ câu thơ thẩn trên mái nhà
-GV hướng dẫn: Đoạn văn mà các em vừa đọc được trích từ sách phổ biến khoa học, ở đây người ta tả rất tỉ mỉ hoạt động đi lại của chim bồ câu, giải thích tại sao bồ câu lắc đầu liên tục. Trong đoạn văn của mình các em miêu tả hoạt động của chim bồ câu gắn với tình cảm của mình. Như vậy đoạn văn mới hay
- Lắng nghe
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS đọc bào văn của mình.GV chú ý lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS
- 5- 7 HS đọc đoạn văn của mình
- Cho điểm HS đạt yêu cầu
3. Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học
Dặn HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn và chuẩn bị kiểm tra
 *******************************************
Thể dục:
Bài 69: Di chuyển tung và bắt bóng trò chơI “trao tín gậy”
I. Mục tiêu.
- Thực hiện cơ bản đúng động tác di chuyển tung và bắt bóng, động tác nhẹ nhàng, số lần thực hiện càng nhiều càng tốt.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
- Nhắc lại được những nội dung cơ bản đã học trong năm và thực hiện cơ bản đúng các động tác theo yêu cầu của GV.
II. Địa điểm – Phương tiện.
- Sân thể dục.
- Thầy: giáo án, sách giáo viên, đồng hồ thể thao, còi, bóng, tín gậy để tổ chức trò chơi.
- Trò : sân bãi, trang phục gọn gàng theo quy định.
IIi. Nội dung – Phương pháp thể hiện.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A/ Mở đầu.
6 phút
1. Nhận lớp.
*
2. Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học.
2 phút
********
********
3. Khởi động:
3 phút
đội hình nhận lớp
- Học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn, thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay, cổ chân, hông, vai, gối,
- Thực hiện bài thể dục phát triển chung.
2 x 8 nhịp
*
đội hình khởi động
cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự
B/ Cơ bản.
18 - 22 phút
1. Di chuyển tung hoặc chuyền và bắt bóng.
- Tập di chuyển tung hoặc chuyền và bắt bóng.
9 – 11 phút
- Giáo viên nhắc lại động tác. Hướng dẫn 2 học sinh làm mẫu động tác giúp cả lớp nắm được động tác.
- Học sinh tập luyện theo tổ. Giáo viên uốn nắn sửa sai.
 *
********
********
2. Trò chơi vận động.
- Chơi trò chơi “Trao tín gậy”.
3. Củng cố: bài thể dục RLTTCB.
9 - 11 phút
2 – 3 lần
2 - 3 phút
- Giáo viên nêu tên trò chơi, học sinh nhắc lại cách chơi. Tổ chức học sinh chơi thử, rồi chơi thật.
- Học sinh thực hiện.
- Giáo viên và học sinh hệ thống lại kiến thức.
C/ Kết thúc.
- Tập chung lớp thả lỏng.
- Nhận xét đánh giá buổi tập.
- Hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà.
5 - 7 phút
- Đi thường, hát theo nhịp.
- Đội hình tập trung lớp.
*
*********
*********
*********
 ***********************************************
Soạn: 8 /5 / 2010
 Giảng thứ 5, 13 /5 /2010
Toán:
Tiết 174: Luyện tập chung (178)
I. Mục tiêu :
Giúp HS ôn tập về :
- Viết được số.
- Chuyển đổi được số đo khối lượng.
- Tính được giá trị của biểu thức chứa phân số.
II. Đồ dùng dạy học
- sgk, vở BT
III. Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò 
. Kiểm tra bài cũ ( 5' )
 - 1 em lên bảng làm bài tập số 5 
- Gọi HS nhận xét và GV cho điểm 
B. Dạy học bài mới . ( 30 ' )
1. Giới thiệu bài : 
Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập về : - Đọc số , xác định giá trị vị trí của chữ số trong số . Thực hiện các phép tính với số tự nhiên .So sánh phân số .
 Giải bài toán liên quan đến : Tìm phân số của 1 số , tính diện tích hình chữ nhật , các số đo khối lượng .
2. Hướng dẫn ôn tập 
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu.
- GV đọc cho hs viết vào bảng con.
- GV nhận xét và cho điểm .
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự tính , sau đó đổi vở kiểm tra chéo bài nhau .
- GV nhận xét và cho điểm .
Bài 3 b, c, d :
- Yêu cầu HS đọc đề bài . 2 em lên bảng , cả lớp làm vào vở .
- GV nhận xét và cho điểm .
Bài 4 :
- Yêu cầu HS đọc đề bài . 1 em lên bảng , cả lớp làm vào vở .
- GV nhận xét và cho điểm
C. Củng cố -dặn dò ( 5 ' )
? Qua bài ôn tập hôm nay giúp các em nắm chắc điều gì ?
- Làm các bài tập trang 179
- Nhận xét:
 Bài giải 
Hiệu số phần bằng nhau là :
 6 - 1 = 5 ( phần )
Tuổi con là :
 30 : 5 = 6 ( tuổi )
Tuổi bố là :
 6 + 30 = 36 ( tuổi )
 Đáp số : con 6 tuổi ; bố 36 tuổi 
- HS đọc : Viết các số.
a. 365 847
b. 16 530 464
c. 105 072 009
- hs làm bài.
a. 2 yên = 20 kg b. 5 tạ = 500 kg
 2 yến 6kg = 26 kg 5tạ 75 kg= 575kg
 40 kg = 4 yến 800kg = 8 tạ.
 5 tạ - 50 yến.
 9 tạ 9 kg = 909 kg
c. 1 tấn = 1000 kg 4 tấn = 4 000kg
 1 tấn = 10 tạ 7 000kg = 7 tấn
3 tấn 90 kg = 3 090 kg tấn = 750 kg
HS làm bài.
b. 
c. 
d. 
 Bài giải 
Học sinh trai : 
Học sinh gái : 
Tổng số phần bằng nhau là : 3+4 = 7 ( phần)
Số HS gái là : 35 : 7 x 4 = 20 (HS gái)
 Đáp số : 20 (HS gái)
- Qua bài ôn tập hôm nay giúp em lắm chắc : - viết số ,. Thực hiện các phép tính với số tự nhiên .So sánh phân số . Giải bài toán liên quan đến : Tìm phân số của 1 số , tính diện tích hình chữ nhật , các số đo khối lượng .
 ********************************************************
Luyện từ và câu: 
Kiểm tra học kì II.
(Đề chuyên môn nhà trường ra)
***********************************************
Soạn: 9 /5 / 2010
 Giảng thứ 6, 14 /5 /2010
Tập làm văn: 
kiểm tra cuối học kì II.
(Đề chuyên môn nhà trường ra)
***********************************************************************
Toán:
KIểm tra định kì cuối học kì II.
(Đề chuyên môn nhà trường ra)
 ****************************************************
Thể dục:
BÀI 70:Tổng kết môn học
I. Mục tiêu.
Tổng kết môn học. Yêu cầu hệ thống được những kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học trong năm, đánh giá được sự cố gắng và những điểm còn hạn chế, kết hợp có tuyên dương, khen thưởng những học sinh hoàn thành tốt.
II. Địa điểm – Phương tiện.
- Trong lớp học.
- Thầy: giáo án, sách giáo viên, nơi học sinh trình diễn động tác. kẻ bảng H1:
Đội hình đội ngũ
Bài thể dục phát triển chung
Bài tập RLTTCB
Môn tự chọn
Trò chơi vận động
1. Ôn:
- 
- 
2. Học mới:
- 
-
Các động tác:
-
- 
-
-
-
1. Ôn:
- 
- 
2. Học mới:
- 
-
Các động tác:
-
- 
-
-
-
1. Ôn:
- 
- 
2. Học mới:
- 
-
- Trò : sân bãi, trang phục gọn gàng theo quy định.
IIi. Nội dung – Phương pháp thể hiện.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A/ Mở đầu.
6 phút
1. Nhận lớp.
*
2. Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học.
2 phút
********
********
3. Khởi động:
3 phút
đội hình nhận lớp
- Vỗ tay hát.
- Chơi trò chơi khởi động.
*
***********
***********
***********
***********
B/ Cơ bản.
22 - 24 phút
- Hệ thống các nội dung đã học trong năm.
- Cho học sinh thực hành các động tác.
- Công bố kết quả học tập.
- Nhắc nhở những hạn chế cần khắc phục.
- Tuyên dương tổ, cá nhân có thành tích. Trong tập luyện.
- Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời về những nội dung đã được học từ đầu năm, giáo viên ghi lại vào bảng H1.
- Học sinh các động tác vừa nêu theo yêu cầu của giáo viên.
- Giáo viên nêu kết quả học tập của năm, tinh thần thái độ học tập môn thể dục.
- Nhắc nhở hạn chế, tuyên dương thành tích tập thể và cá nhân.
- Học sinh chú ý lắng nghe, theo dõi.
C/ Kết thúc.
- Hát, chơi trò chơi.
- Nhận xét đánh giá buổi tập.
- Hướng dẫn, dặn dò học sinh tập luyện trong hè.
5 - 7 phút
- Đứng tại chỗ hát và tham gia trò chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 32(1).doc