Kế hoạch bài dạy - Lớp 4 - Năm học 2010 - 2011 - Tuần 32

Kế hoạch bài dạy - Lớp 4 - Năm học 2010 - 2011 - Tuần 32

I. Mục tiêu:. - Biết đặt tính và thực hiện Phép nhân các số tự nhiên với các số không quá 3 chữ số ( tích không quá 6 chữ số )

-Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số có không quá 2 chữ số

- Biết so sánh số tự nhiên

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

- 2HS lên bảng làm bài tập 3,4 tiết trước.

- GV nhận xét, chữa bài.

2. Bài mới:

Giới thiệu bài:

HĐ1: Hướng dẫn ôn tập

Bài 1: HS nêu yêu cầu bài và tự làm bài.

- 3 HS lên bảng làm bài và kết hợp giải thích cách làm.

- GV và lớp nhận xét về cách đặt tính, thực hiện phép tính.

Bài 2: HS đọc đề bài và tự làm bài – 2 HS lên bảng.

- Yêu cầu HS nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.

- GV theo dõi, bổ sung ý kiến.

Bài 3: GV cho HS nhắc lại các tính chất của phép nhân và phép chia.

 

doc 21 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1018Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy - Lớp 4 - Năm học 2010 - 2011 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Thứ 2 ngày 23 tháng 4 năm 2012
Toán
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tiếp theo)
I. Mục tiêu:. - Biết đặt tính và thực hiện Phép nhân các số tự nhiên với các số không quá 3 chữ số ( tích không quá 6 chữ số )
-Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số có không quá 2 chữ số 
- Biết so sánh số tự nhiên 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2HS lên bảng làm bài tập 3,4 tiết trước.
- GV nhận xét, chữa bài.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: 
HĐ1: Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài và tự làm bài.
- 3 HS lên bảng làm bài và kết hợp giải thích cách làm.
- GV và lớp nhận xét về cách đặt tính, thực hiện phép tính.
Bài 2: HS đọc đề bài và tự làm bài – 2 HS lên bảng.
- Yêu cầu HS nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- GV theo dõi, bổ sung ý kiến.
Bài 3: GV cho HS nhắc lại các tính chất của phép nhân và phép chia.
- HS vận dụng giải toán.
- HS trình bày bài làm trước lớp’
Bài 4: HS đọc đề bài và phân tích.
-cho HS làm 1 phép tính để ôn lại cách nhân nhẩm một số có hai chữ số với 11,nhân chia nhẩm với 10,100,1000,..
- 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào VBT và giải thích cách làm.
Bài 5: HS đọc đề toấn -GV hướng dẫn phân tích.
Bước 1: Tìm số lít xăng cần tiêu hao để xe ô tô đi được quãng đường dài 180 km.
 180:12 = 15
Bước 2: Tìm số tiền phải mua xăng để ô tô đi được quãng đường dài 180 km.
 7500 x 15 =112500
Số lít xăng cần tiêu hao để xe ô tô đi được quãng đường dài 180 km:
180 : 12 = 15 (l)
Số tiền phải mua xăng để ô tô đi được quãng đường dài 180 km:
7500 15 = 112500 (đồng)
Đáp số: 112500 đồng.
III. Cũng cố, dặn dò:
- GV nhân xét tiết học
- Giao BTVN và nội dung ôn tập cho tiết học tiếp theo.
Chính tả
Vương quốc vắng nụ cười
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Vương quốc vắng nụ cười.
- Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ 2a .
II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu bài tập
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đọc mẫu tin Băng trôi, nhớ và biết lại trên bảng lớp đúng chính tả.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
HĐ1: Hướng dẫn nghe viết
- 1 HS đọc yêu cầu bài, đọc đoạn văn cần viết chính tả. 
- Cả lớp nhìn SGK đọc thầm và ghi nhớ cách viết.
- Luyện viết các từ khó, dễ lẫn: kinh khủng, rầu rĩ, nhộn nhịp, ...
- GV đọc lần 1 – HS viết bài vào vở.
- GV đọc làn 2 - HS đổi vở và soát lỗi
- GV chấm bài và nêu nhận xét
HĐ2: Bài tập chính tả
Bài 1: GV chọn bài a, giải thích yêu cầu.
- HS đọc lại yêu cầu, làm bài vào vở.
- GV dán 3 phiếu nội dung bài lên bảng, yêu càu 3 nhóm làm bài tiếp sức.
Chúc mừng năm mới...thế kỉ: 
 vì sao; năm sau; xứ sở ; gắng sức; xin lỗi ;sự chậm trễ.
- Các nhóm trình bày kết quả. Lớp nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
- HS đọc lại đoạn văn. GV và cả lớp nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu về nhà đọc lại BT đã làm và làm tiếp bài tập còn lại
- Yêu cầu về nhà đọc lại BT đã làm và làm tiếp bài tập còn lại
Thứ 3 ngày 24 tháng 4 năm 20112
Toán
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tiếp theo)
I. Mục tiêu:-Tính được giá trị của biểu thức chứa 2 chữ 
- Thực hiện được 4 phép tính với số tự nhiên 
- Biết giải bài toán liên quan đến phép tính với các số tự nhiên.
II. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS lên bảng làm bài tập 3,4,5 của tiết trước.
- GV nhận xét, chữa bài.
2. Bài mới: 
HĐ1: Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài và tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào VBT.
Bài 2: HS đọc đề bài và tự làm bài – 2 HS lên bảng.
- Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có các dấu cộng, trừ, nhân, chia và dấu ngoặc.
- Gv nhắc nhở thêm vè cách làm.
Bài 3: GV cho HS nhắc lại các tính chất của phép tính có liên quan đến BT: kết hợp, giao hoán, nhân một số với một tổng,...
- HS vận dụng giải toán.
- 2 HS trình bày bài làm trước lớp – lớp giải vào VBT.
a) 36 x 25 x4 = 36 x ( 25 x4 )
 = 36 x 100
 =3600
Bài 4: HS đọc đề bài và phân tích.
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
Trong hai tuần, trung bình mỗi ngày cửa hàng bàn được bao nhiêu mét vải.
- Để biết được trong hai tuần đó trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải ta phải biết được gì?
+ Tổng số mét vải bản trong hai tuần
+ Tổng số ngày mở cửa bán hàng của hai tuần.
- 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào VBT và giải thích cách làm.
Bài 5: HS đọc đề toấn -GV hướng dẫn phân tích.
- Bài toán hỏi gì? Bài toán hỏi số tiền mẹ có lúc đầu.
- Để tính được số tiền mẹ có lúc đầu em phải biét được gì?
Phải biết được số tiền mẹ đã dùng để mua bánh và mua sữa.
- HS làm bài vào vở, một số HS làm trên bảng phụ
- GV chấm bài và chữa bài, yêu cầu HS theo dõi và chữa bài vào vở.
 Mua hai hộp bánh và 6 chai sữa hết số tiền là:
 24000 x 2 + 9800 x 6 = 106800 (đồng )
 Số tiền mẹ có lúc đầu là :
 93200 + 106800 = 200 000 ( đồng )
- Nhận xét bài làm của HS.
Cũng cố, dặn dò:
GV nhân xét tiết học
_________________________________
Khoa học
Động vật ăn gì để sống?
I. Mục tiêu: Sau bài học HS có thể
- Phân loại động vật theo thức ăn của chúng
- Kể tên một số con vật và thức ăn của chúng
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 126, 127 SGK
- Sưu tầm tranh, ảnh những con vật ăn các loại thức ăn khác nhau.
III. Hoạt động dạy - học:
HĐ1 : Tìm hiểu nhu cầu thức ăn của các loại động vật khác nhau
Mục tiêu: Phân loại động vật theo thức ăn của chúng
 Kể tên một số con vật và thức ăn của chúng
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động theo nhóm
- Tập hợp tranh ảnh những con vật ăn các loại thức ăn khác nhau đã sưu tầm
- Phân nhóm theo thức ăn của chúng:
+ Nhóm ăn thịt
+ Nhóm ăn cỏ, lá cây...
+ Nhóm ăn hạt
+ Nhóm ăn sâu bọ
.........
- Trình bày vào phiếu BT khổ lớn
Bước 2: Hoạt động theo lớp
- Các nhóm trưng bày sản phẩm
- Quan sát và nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.
Kết luận: Theo mục Bạn cần biết ở SGK.
HĐ2: Trò chơi Đố bạn con gì?
Mục tiêu: 
HS nhớ lại đặc điẻm chính của con vật và thức ăn của nó.
HS thực hành kĩ năng đặt câu hỏi loại trừ
Cách tiến hành:
Bước 1: Hướng dẫn cách chơi
- 1 HS đeo hình vẽ một con vật bất kì, đặt cây hỏi dạng đúng/sai để biết là con gì.
VD: + Con vật này có 4 chân phải không?
 + Con vật này ăn thịt phải không?
 + Con vật này có sừng phải không?
Bước 2: GV tổ chức cho HS chơi thử.
Bước 3: HS chơi theo nhóm để nhièu em đặt dược nhiều câu hỏi.
Cũng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu về nhà học thuộc nội dung bài học và chuẩn bị cho tiết học sau.
____________________________________
Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu
I. Mục tiêu:
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu (Trả lời CH bao giờ ? khi nào ? mấy giờ ? -ND ghi nhớ) .
- Nhận diện được tạng ngữ chỉ thời gian trong câu (BT1mụcIII), bước đầu biết thêm được trạng ngữ cho trước vào chỗ thích hợp trong đoạn văn a hoặc đoạn văn b ở BT2) 
II. Đồ dùng dạy – học:
 Bảng phụ, giấy khổ rộng
III. Họat động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 1HS nói lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết học trước và làm lại BT2.
- 1 HS đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích. yêu cầu của tiết học.
HĐ1: Phần nhận xét
Bài tập 1, 2: 1 HS đọc yêu cầu bài tập
 Tìm trạng ngữ trong câu, xác định trạng ngữ đó bổ sung cho ý nghĩa gì của câu.
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại lời giải đúng: Bộ phận trạng ngữ Đúng lúc đó, bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài 
- HS phát biểu ý kiến. Lớp nhận xét, GV kết luận:
Viên thị vệ hớt hải chạy vào khi nào? ( Chưa xảy ra sự việc)
HĐ3: Phần ghi nhớ
Hai, ba HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
1HS lấy VD minh họa
HĐ4: Phần luyện tập
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu
- HS làm bài cá nhân. GV dán các băng giấy lên bảng
- 2 HS lên gạch dưới bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian trong câu
- GV và lớp nhận xét, kết luận lời giải đúng
a) Buổi sáng hôm nay , Vừa mới ngày hôm qua , qua một đêm mưa rào.
b) Từ ngày còn ít tuổi , Mõi lần đứng trước nhữngcái tranh làng Hồ rải trên các lề phố Hà Nội.
Bài tập 2: GV nêu yêu cầu BT và hướng dẫn làm bài.
- Lưu ý về trình tự: Đọc kĩ mỗi đoạn văn, chỉ ra những câu văn còn thiếu trạng ngữ trong đoạn, viết lại câu có thêm trạng ngữ.
- Các nhóm HS làm bài trên phiếu BT và trình bày kết quả.
- GV và lớp nhận xét, chữa bài:
a) Mùa đông - Đến ngày đến tháng
b) Giữa lúc gió đang gào thét ấy Có lúc.
 Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiế học
- Yêu cầu về nhà học thuộc nội dung ghi nhớ và đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ thời gian.
______________________________
Địa lớ
Biển đảo và quần đảo
I. Mục tiờu:
Sau khi học HS cú khả năng:
- Chỉ trờn bản đồ Việt Nam vị trớ biển Đụng, vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long, vịnh Thỏi lan, cỏc đảo và quần đảo Cỏi Bầu, Cỏt Bà, Phỳ Quốc, Cụn Đảo, Hoàng Sa.
- Phõn biệt được cỏc khỏi niệm: Vựng biển, đảo và quần đảo.
- Trỡnh bày được một số đặc điểm tiờu biểu của biển, đảo và quần đảo của nước ta và vai trũ của chỳng.
- Rốn luyện kỹ năng quan sỏt, phõn tớch lược đồ, bản đồ.
II. Đồ dựng dạy - học:
- Bản đồ Địa lớ tự nhiờn Việt Nam.
- Tranh ảnh về biển, đảo Việt
III. Cỏc hoạt động dạy - học chủ yếu:
Bài mới 
a. Gi[ớ thiệu bài 
b. Nội dung
Hoạt động 1: Vựng biển Việt Nam
- GV y/c HS thảo luận nhúm, qs.
. 1 HS chỉ trờn bản đồ Địa lớ tự nhiờn Việt Nam, vị trớ biển Đụng, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thỏi Lan. 
 - Nờu những giỏ trị của biển Đụng đối với nước ta.
- HS quan sỏt và thảo luận 1 HS lờn chỉ bản đồ 
+ Những giỏ trị: Muối, khoỏng sản, hải sản, du lịch, cảng biển...
- Yờu cầu HS chỉ trờn bản đồ một số mỏ dầu, mỏ khớ của nước ta.
- HS tiếp tục lần lượt lờn chỉ bản đồ.
GV nhận xột cõu trả lời của học sinh 
Hoạt động 2: Đảo và quần đảo 
- GV giải thớch nghĩa hai khỏi niệm: đảo và quần đảo.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
+ Đảo là bộ phận đất nổi, nhỏ hơn lục địa xung quanh, cú nước biển và đại dương bao bọc.
+ Quần đảo: là nơi tập trung nhiều đảo.
Y/C HS thảo luận theo nhúm 5 HS 
1. Chỉ trờn bản đồ Địa lớ tự nhiờn VN 
cỏc đảo và quần đảo chớnh
+ Nhúm 1: Vịnh Bắc Bộ
+ Nhúm 2: Biển miền Trung
+ Nhúm 3: Biển phớa Nam và tõy Nam
- GV tham khảo trong thiết kết để tổ chức cho HS chơi trũ chơi.
3. Củng cố - dặn dũ 
- Nhận xột giờ học 
- Chuẩn bị bài giờ sau
______________________________________
Chiều 
Kỹ thuật
Lắp ô tô ... ởi động các khớp.
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc: 200 – 250m
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn bài TDPTC : Lớp trưởng điều khiển
- Kiểm tra HS tâng cầu bằng đùi: 5 HS.
2. Nội dung và phương pháp lên lớp:: Giới thiệu bài
HĐ1: Môn tự chọn “Ném bóng” . 9-11’
- Ôn cầm bóng, dứng chuẩn bị, ngắm đích, ném bóng vào đích theo đội hình hàng ngang.
- Thi ném bóng trúng đích. Mỗi em ném thử 2 quả và ném chình thức 3 quả.
- Tính số quả trúng đích - Chọn những HS ném xuất sắc nhất và tuyên dương.
 HĐ2: Nhảy dây . 9-11’
- HS tập nhảy dây kiểu chân trước chân sau theo đội hình vòng tròn do cán sự điều khiển.
- Tổ chức thi nhảy dây kiểu chấn trước chân sau..
- GV và lớp phân thắng, thua và tuyên dương HS nhảy giỏi nhất.
3. Phần kết thúc: 
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Đi đều theo 2 hàng dọc, hát.
- HS thực hiện một số động tác hồi tĩnh.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao BTVN.
____________________________________
Tập làm văn.
Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài 
trong bài văn miêu tả con vật
I. Mục tiêu:
- Nắm vững kiến thức đã học về đoạn mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả con vật để thực hành luyện tập (BT1).
- Bước đầu viết được đoạn mở bài gián tiếp , kết bàimở rộng cho bài văn tả con vật yêu thích (BT2BT3) 
II. Các họat động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS đọc đoạn văn tả ngoại hình, hoạt động của con vật đã quan sát.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích. yêu cầu của tiết học.
Bài tập 1: 
- 1 HS đọc nội dung BT1. Cả lớp theo dõi SGK.
- Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học về các kiểu mở bài và kết bài.
- HS đọc thầm bài Chim công múa
- HS suy nghĩ, trao đổi ý kiến và làm bài. 
- HS phát biểu ý kiến. GV nhân xét, chốt laị lời giải đúng:
a,b) Mở bài: Gián tiếp
 Kết bài: Mở rộng
c) Mở bài: Trực tiếp
 Kết bài: Không mở rộng
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu bài.
- Lưu ý: Viết 2 đoạn tả ngoại hình và hoạt động là 2 đoạn của thân bài. Cần viết mở bài theo cách gián tiếp và gắn liền với đoạn thân bài.
- HS viết đoạn mở bài vào VBT. Một số HS làm bài trên phiếu.
- Dán bài lên bảng lớp. GV nhận xét, đánh giá.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài tập
 - GV lưu ý HS:
+ Đọc thầm các phần đã hoàn thành của bài văn.
+ Viết một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng để hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật.
- HS làm bài vào VBT. Một số HS làm trên giấy khổ rộng
- HS nối tiếp đọc đoạn văn của mình. GV nhận xét.
- Chữa bài trên phiếu. GV nhận xét, đánh giá.
IV. Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu về nhà viết hoàn chỉnh bài và chuẩn bị cho tiết kiểm tra vào tuần sau.
Toán:
Ôn tập về các phép tính với phân số
I. Mục tiêu:. 
- Thực hiện được cộng, trừ phân số.
- Tìm 1thành phần chưa biết trong phép cộng phép trừ phân số .
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng làm bài tập 
Tìm x để có các phân số bằng nhau:
a) b)
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
HĐ1: Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: HS nêu cách thực hiện phép cộng, trừ các phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
- 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào VBT.
- GV nhắc HS chọn mẫu số bé nhất để quy đồng.
Bài 2: HS đọc đề bài và tự làm bài cộng,trừ hai phân số khác mẫu số
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài và làm bài
- 3 HS lên bảng làm bài và giải thích cách làm:
a) Tìm số hạng chưa biết của phép cộng
b) Tìm số trừ chưa biết của phép trừ
c) Tìm số bị trừ chưa biết của phép trừ
Bài 4: HS đọc đề bài và phân tích.
- Để tính được diện tích bể nước chiếm mấy phần vườn hoa, chúng ta phải tính được cái gì?
- Khi đã biết diện tích trồng hoa và diện tích lối đi thì chúng ta làm thế nào để tính được điện tích bể nước?
a) Số phần DT để trồng hoa và làm đường đi là
 ( vườn hoa )
Số phần diên tích để xây bể nước là :
 1 - ( vườn hoa)
Bài 5: HS đọc đề toấn - GV hướng dẫn phân tích.
- Để so sánh con sên nào bò nhanh hơn ta phải biết được gì?
C1: Phải biết trong 1 phút mỗi con sên bò được quãng đường là bao nhiêu.
C2: Phải biết trong 15 phút mỗi con sên bò được quãng đường là bao nhiêu
HĐ2: Thực hành
- HS làm bài vào vở, một số HS làm trên bảng phụ
- GV chấm bài và chữa bài, yêu cầu HS theo dõi và chữa bài vào vở.
Bài 5: Bài giải
giờ = 15 phút
Trong 15 phút, con sên thứ nhất bò được 40 cm.
Trong 15 phút con sên thứ hai bò được 45 cm.
Vậy, con sên thứ hai bò nhanh hơn con sên thứ nhất.
- Nhận xét bài làm của HS.
III. Tổng kết:- GV nhân xét tiết học- Giao BTVN và nội dung ôn tập
__________________________________________
Lịch sử
Kinh thành Huế
I. Mục tiêu: 
- Mô tả được đôi nét về kinh thành Huế :
+ với công sức củâhngf chục vạn dân và lính sau hàng chục năm xây dựng và tu bổ , kinh thành Huế được xây dựng bên bờ sông Hương , đây là toà thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó . 
+ Sơ lược về cấu trúc của thành : Thành có 10 cửa chính ra ,vào , nằm giữa kinh thành là hoàng thành ; các lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn . Năm 1993 Huế được công nhận là di sản văn hoá thế giới 
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình minh họa SGK, bản đồ Việt Nam.
- Tư liệu, tranh ảnh sưu tầm về kinh thành Huế.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài 27
- GV nhận xét.	
2. Bài mới: Giới thiệu bài
- GV treo hình minh họa trang 67: Hình chụp di tích lịch sử nào?
Hình chụp Ngọ Môn trong cụm di tích lịch sử kinh thành Huế.
- GV treo bản đồ Việt Nam, yêu cầu HS xác định vị trí Huế và giới thiệu bài.
HĐ2: Qúa trình xây dựng kinh thành Huế
- GV yêu cầu HS đọc SGK từ Nhà Nguyễn huy động ... đẹp nhất nước ta thời đó.
- 2 HS mô tả quá trình xây dựng kinh thành Huế.
- GV tổng kết ý kiến của HS.
HĐ2: Vẻ đẹp của kinh thành Huế
- HS các tổ trưng bày các tranh, ảnh sưu tầm được về kinh thành Huế.
- Các tổ cử đại diện đóng vai là hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về kinh thành Huế.
- GV và lớp tham quan góc trưng bày và nghe giới thiệu của các nhóm.
- Bình chọn nhóm có góc trưng bày đẹp nhất, giới thiệu hay nhất.
Kết luận: Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc đẹp đầy sáng tạo của nhân dân ta. Ngày 11-12-1993, UNESCO công nhận kinh thành Huế là Di sản Văn hóa thế giới.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét, tổng kết tiết học.
- Yêu cầu về nhà ôn lại nội dung bài học, tìm hiểu thêm về kinh thành Huế và hoàn thành bảng thống kê các giai đoạn lịch sử của nước ta
______________________________
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
- Đánh giá hoạt động tuần 32
- Kế hoạch hoạt động tuần 33
II. Nội dung:
1. Đánh giá các hoạt động tuần qua:
- Do lớp trưởng, tổ trưởng đánh giá dựa vào các mặt:
 + Nề nếp
 + Học tập
 + Vệ sinh, trực nhật
 - Bình chọn cá nhân, tổ xuất sắc
 - GV nhận xét chung
2. Kế hoạch tuần tới:
 - Duy trì mọi nề nếp tuần 32
 - Khắc phục những tồn tại còn thiếu sót
 - Hoàn thành các công việc được giao.
 ______________________________
Chiều 
Luyện tiếng việt 
 Luyện Kể chuyện Khát vọng sống 
I- Mục tiêu :
1. Tiếp tục rèn cho học sinh kĩ năng nói: 
Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện Khát vọng sống, có thể phối hợp lời kể với nét mặt, cử chỉ
Hiểu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa chuyện: Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói, khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết.
2. Tiếp tục rèn cho học sinh kĩ năng nghe:
Chăm chú nghe cô giáo kể chuyện, nhớ chuyện. Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể được tiếp lời.
II- Đồ dùng dạy- học
Tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Ôn định 
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: SGV 243
2.GV kể chuyện Khát vọng sống
GV kể lần 1, giọng kể rõ ràng, diễn cảm phù hợp diễn biến của chuyện.
GV kể lần 2, kết hợp chỉ tranh minh hoạ
Gọi HS đọc phần lời ghi dưới mỗi tranh.
GV kể lần 3( nội dung như SGV 244).
3. Hướng dẫn học sinh kể chuyện, trao đổi ý nghĩa của chuyện 
a) Kể trong nhóm: 
b) Thi kể trước lớp:
4. Củng cố, dặn dò
ý nghĩa của chuyện 
Chuẩn bị 1 câu chuyện cho tiết sau.
__________________________________
Đạo đức:
An toàn giao thông
I.Mục tiêu :
Giúp HS luôn đi về bên phải ,đi đúng làn đường quy định . Chấp hành tốt luật giao thông đường bộ,
II. Đồ dùng dạy học: Tranh ATGT.
II. Hoạt động dạy học
Giới thiệu bài
cách tiến hành
? Khi đi em đi về bên nào .
 ?Khi đi bộ em đi ở đâu
? Khi muốn sang đường em cần phải làm gì .
?Khi đi qua ngã tư em cần phải làm gì
Cho HS quan sát tranh .
3.Củng cố dặn dò :
Khi đi đường cần cháp hành đúng như nội dung bài học.
_____________________________________
LuyệnToán:
Ôn tập về các phép tính với phân số
I. Mục tiêu:. Giúp HS ôn tập về
- Phép cộng, trừ phân số.
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Giải bài toán liên quan đến tìm giá trị phân số của một số.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng làm bài tập 
Tìm x để có các phân số bằng nhau:
a) b)
- GV nhận xét, chữa bài.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
HĐ1: Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: HS nêu cách thực hiện phép cộng, trừ các phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
- 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào VBT.
- GV nhắc HS chọn mẫu số bé nhất để quy đồng.
Bài 2: HS đọc đề bài và tự làm bài 
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài và làm bài
- 3 HS lên bảng làm bài và giải thích cách làm:
a) Tìm số hạng chưa biết của phép cộng
b) Tìm số trừ chưa biết của phép trừ
c) Tìm số bị trừ chưa biết của phép trừ
Bài 4: HS đọc đề bài và phân tích.
- Để tính được diện tích bể nước chiếm mấy phần vườn hoa, chúng ta phải tính được cái gì?
- Khi đã biết diện tích trồng hoa và diện tích lối đi thì chúng ta làm thế nào để tính được điện tích bể nước?
Bài 5: HS đọc đề toấn – GV hướng dẫn phân tích.
- Để so sánh con sên nào bò nhanh hơn ta phải biết được gì?
C1: Phải biết trong 1 phút mỗi con sên bò được quãng đường là bao nhiêu.
C2: Phải biết trong 15 phút mỗi con sên bò được quãng đường là bao nhiêu
HĐ2: Thực hành
- HS làm bài vào vở, một số HS làm trên bảng phụ
- GV chấm bài và chữa bài, yêu cầu HS theo dõi và chữa bài vào vở.
Bài 5: Bài giải
giờ = 15 phút
Trong 15 phút, con sên thứ nhất bò được 40 cm.
Trong 15 phút con sên thứ hai bò được 45 cm.
Vậy, con sên thứ hai bò nhanh hơn con sên thứ nhất.
- Nhận xét bài làm của HS.
III. Tổng kết:- GV nhân xét tiết học- Giao BTVN và nội dung ôn tập

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 32.doc