Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thùy

Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thùy

TẬP ĐỌC

 Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực người yếu. Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài (trả lời được các câu hỏi trong SGK - không hỏi ý 2 câu hỏi 4). Nêu một hình ảnh nhân hóa mà em thích. Rèn KN đọc

- Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,.

- GDKNS: Thể hiện sự cảm thông; xác định giá trị; tự nhận thức về bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV, HS : Máy tính, điện thoại

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu

- GV giới thiệu các chủ điểm môn học và chủ điểm Thương người như thể thương thân, giới thiệu bài

 

docx 28 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 186Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thùy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TRỰC TUYẾN TUẦN 1
Thứ hai ngày 06 tháng 09 năm 2021
TOÁN
Ôn tập các số đến 100 000
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Đọc, viết được các số đến 100000. Biết phân tích cấu tạo số. Rèn kĩ năng đọc và viết số. Phân tích cấu tạo số.
- Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV, HS : Máy tính, điện thoại 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
+ Các em đã được học đến số nào?
- Số 100 000. 
- HS nhắc lại. 
2. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Bài 1: Gọi Hs nêu yêu cầu.
 a, Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 
b, Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
- Chữa bài, nhận xét.
- Yc HS nêu quy luận của các dãy số 
Bài 2:viết theo mẫu 
Gv đưa sile mẫu như sgk 
 Chốt cách viết số, đọc số và phân tích cấu tạo số 
Bài 3: a, Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu)
M : 8723 = 8000 + 700 + 20 + 3
- Chữa bài, nhận xét. 
b, Viết theo mẫu:
M : 9000 + 200 + 30 + 2 = 9232 
3. Hoạt động 3. Vận dụng- tổng kết
- Yc HS hệ thống lại kiến thức ôn
- Nhận xét giờ học
- HS nêu yêu cầu của bài
+ Ứng với mỗi vạch là các số tròn nghìn.
- HS tự làm bài bằng bút chì vào SGK 
- HS tự tìm quy luật và viết tiếp. 
- HS đọc, chia sẻ bài làm của mình
- HS khác nhận xét 
- 2 HS phân tích mẫu.
- HS làm bài cá nhân – Chia sẻ lớp
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp
a) 9171 = 9000 + 100 + 70 + 1(....)
b) 7000 + 300 + 50 + 1= 7351 (...) 
- HS tự lấy ví dụ về một số có 5 chữ số và phân tích cấu tạo của số đó
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
 Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật. 
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực người yếu. Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài (trả lời được các câu hỏi trong SGK - không hỏi ý 2 câu hỏi 4). Nêu một hình ảnh nhân hóa mà em thích. Rèn KN đọc
- Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm
- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...
- GDKNS: Thể hiện sự cảm thông; xác định giá trị; tự nhận thức về bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV, HS : Máy tính, điện thoại 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
- GV giới thiệu các chủ điểm môn học và chủ điểm Thương người như thể thương thân, giới thiệu bài 
2. Hoạt động 2: Luyện đọc:
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Giọng đọc chậm rãi khi thể hiện sự đáng thương của chị Nhà Trò, giọng dứt khoát, mạnh mẽ khi thể hiện lời nói và hành động của Dế Mèn
 - Chia đoạn
- Bài chia làm mấy đoạn?
- GV chốt bài chia làm 4 đoạn
Đoạn 1: Từ một hôm  tảng đá cuội
Đoạn 2: Chị Nhà Trò ...mới kể
Đoạn 3: Năm trước ăn thịt em 
Đoạn 4: còn lại 
- GV theo dõi HS đọc, sửa lỗi phát âm, giọng đọc, giúp HS đọc đúng.
+ Luyện phát âm: cánh bướm non, năm trước, lương ăn, 
- GV giải nghĩa từ ngữ thêm: ngắn chùn chùn, thui thủi. 
 - GV nhận xét 
- GV đọc mẫu. 
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài 
+ Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
=>Nội dung đoạn 1?
+ Những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
+ Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi gặp chị Nhà Trò?
=> Đoạn 2 nói lên điều gì?
+Tại sao Nhà Trò bị Nhện ức hiếp?
+ Qua lời kể của Nhà Trò chúng ta thấy được điều gì?
+ Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? 
=> Lời nói và cử chỉ đó cho thấy Dế Mèn là người như thế nào?
- Câu hỏi 4: Nêu một hình ảnh nhân hóa mà em thích.
* Nêu nội dung bài
- Qua câu chuyện tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? Nêu nội dung bài?GDKNS 
4.Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm 
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn: 3, 4 (ngắt giọng, nhấn giọng)
- Nhận xét HS đọc 
- GV theo dõi nhận xét.
- 1 HS đọc bài
- Chia đoạn
- HS nêu
- HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn 
- HS đọc tiếp nối đoạn
- HS luyện đọc cá nhân
- HS đọc các từ giải nghĩa trong sgk
- 1 HS đọc cả bài.
- 1 HS trả lời các câu hỏi
+ Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đảng đá cuội.
1. Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò
+ Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu . 
+ Cánh chị mỏng ngắn chùn chùn, quá yếu lại chưa quen mở.
+ Dế Mèn thể hiện sự ái ngại, thông cảm đối với chị Nhà Trò
2. Hình dáng yếu ớt, tội nghiệp của chị Nhà Trò
+ Trước đây mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn Nhện chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu kiếm ăn không đủ. Bọn Nhện đã đánh Nhà Trò, hôm nay chăng tơ ngang đường dọa vặt chân, vặt cánh ăn thịt.
+ Thấy tình cảnh đáng thương của Nhà Trò khi bị Nhện ức hiếp.
+ lời nói : Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ 
với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy
khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.
+ Cử chỉ: xoà cả hai càng ra, dắt Nhà Trò đi.
3. Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp.
- HS nêu theo cảm nhận của mình
* Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu
- HS nêu
- Hs nêu giọng đọc của bài
- HS luyện đọc cá nhân
- HS luyện đọc phân vai cả bài
5. Hoạt động 5: Vận dụng, tổng kết
+ Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn? Nêu ý nghĩa bài?
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nghe - viết và trình bày đúng bài chính tả theo hình thức đoạn văn xuôi; không mắc quá 5 lỗi trong bài. Làm đúng bài tập chính tả 2a phân biệt l/n. BT 3a giải câu đố. Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng.
- Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,....
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ đẹp 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV, HS : Máy tính, điện thoại 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
- Nhắc lại một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ học Chính tả, việc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học  nhằm củng cố nền nếp học tập cho HS. 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả: 
- Gọi HS đọc bài chính tả
- Nêu nội dung đoạn viết
+ Đoạn văn kể về điều gì?
- Yc phát hiện những chữ dễ viết sai? 
- cho HS đọc từ khó
+ Lưu ý gì khi trình bày đoạn văn? 
- 2 HS đọc.
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước lớp
+ Đoạn viết cho biết hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò, hình dáng yếu ớt, đáng thương của Nhà Trò.
- cỏ xước, tỉ tê, tảng đá, bự, chùn chùn,...
- Hs đọc 
3. Hoạt động 3: Viết bài chính tả: GV nhắc HS tự viết bài ở nhà
4. Hoạt động 4: Làm bài tập chính tả:
Bài 2a: Điền vào chỗ trống l/n
- Gọi HS đọc đoạn văn đã điền hoàn chỉnh.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3a: Viết lời giải đố
- Gọi HS trả lời câu đố
- HS làm vào VBT - Chia sẻ trước lớp 
Đáp án: lẫn-nang-lẳn-nịch-lông-lòa-làm 
- 1 HS đọc đoạn văn đã điền hoàn chỉnh.
- HS nêu yc, thi đua giải câu đố nhanh
- Lời giải: la bàn
5. Hoạt động 5: Vận dụng, tổng kết
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS vận dụng vào cuộc sống nói viết đúng chính tả đặc biệt các tiếng có âm đầu l/n
- Chuẩn bị bài: Nghe – viết: Mười năm cõng bạn đi học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC
Con người cần gì để sống?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống. Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ có con người mới cần trong cuộc sống.
- Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- Góp phần phát triển các năng lực: NL giải quyết vấn đề, hợp tác, NL sáng tạo, NL khoa học,...
- GD BVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV, HS : Máy tính, điện thoại 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
- GV giới thiệu chương trình môn học - Giới thiệu bài
2. Hoạt động 2: Khám phá: 
* Các điều kiện cần để con người duy trì sự sống
- Yc quan sát tranh vẽ và và cho biết để duy trì sự sống, con người cần gì?
- GV chốt KT và chuyển hoạt động
- HS quan sát tranh trên màn hình và trả lời câu hỏi. 
- HS đọc câu trả lời
+ Con người cần không khí để thở
+ Cần thức ăn, nước uống 
* Các điều kiện đủ để con người phát triển
- Yc HS quan sát tranh 3,4,5,6,7,8,9 SGK trang 5 trả lời câu hỏi:
+ Hơn hẳn các sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần những gì?
+ Nếu thiếu các điều kiện đó, cuộc sống của con người sẽ thế nào?
- GV kết luận và chuyển HĐ
3. Hoạt động ứng dụng, tổng kết 
- Liên hệ vào cuộc sống hàng ngày của các em? 
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi 
- Chia sẻ trước lớp
+ Con người cần: vui chơi, giải trí, học tập, thuốc, lao động, quần áo, phương tiện giao thông,...
+ Cuộc sống của con người sẽ trở nên buồn tẻ, con người sẽ ngu dốt,....
- HS liên hệ và trả lời
- GDBVMT: Con người cần thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường. Vậy cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- GV nhấn mạnh nội dung bài
- Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
................................................................................................................. ... IỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN
Nhân vật trong truyện
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (nội dung ghi nhớ). Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em (BT1, mục III). Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật (BT2, mục III). 
- GD HS biết quan tâm tới người khác. 
- Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- Góp phần phát triển NL: NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ,...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV, HS : Máy tính, điện thoại 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu 
+ Bài văn kể chuyện khác với bài văn khác ở chỗ nào?
- 2 HS trả lời, lớp nhận xét 
- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện đã giao.
- Nhận xét, tuyên dương HS
- 2 HS kể 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Bài 1: Gọi HS đọc yc
+ Kể tên những truyện các em mới học
+ Xếp các nhân vật vào nhóm: nhân vật là người, nhân vật là vật (cây cối, đồ vật, con vật,..
- 1 HS nêu 
+ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sự tích hồ Ba Bể
+ Nhân vật là người: Hai mẹ con bà nông dân, Bà cụ ăn xin, Những người dự lễ hội
+ Nhân vật là vật: Dế Mèn, Nhà Trò, Bọn nhện, Giao long
+ Nhân vật trong truyện có thể là ai?
- GV giảng thêm 
- Là người, con vật 
Bài 2: GV gọi 1 HS đọc yc
+ Nhận xét tính cách nhân vật.
+ Dựa vào đâu em có nhận xét như vậy
- GV chốt lại nội dung, tuyên dương cá nhân làm việc tốt
- HS đọc 
+ Trong “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”: Nhân vật Dế Mèn khảng khái, có lòng thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa để bênh vực kẻ yếu.
àCăn cứ để nêu nhận xét trên: Lời nói và hành động của Dế Mèn che chở giúp đỡ Nhà Trò.
- Trong “Sự tích hồ Ba Bể”: Mẹ con bà nông dân giàu lòng nhân hậu.
àCăn cứ để nêu nhận xét: Cho bà cụ ăn xin ngủ, ăn trong nhà, hỏi bà cụ cách giúp những người bị nạn, chèo thuyền cứu giúp những người bị nạn.
- Cho HS đọc ghi nhớ
- Dựa vào lời nói, hành động, suy nghĩ
- 2 HS đọc ghi nhớ, 1HS đọc thuộc 
3. Hoạt động 3. Thực hành, luyện tập 
Bài 1: Gọi HS đọc nội dung 
+ Câu chuyện ba anh em có nhân vật nào?
+ Nhìn vào tranh minh hoạ em thấy ba anh em có gì khác nhau? 
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm
- 1 HS trả lời và nhận xét
- Tuy giống nhau về hành động nhưng sau bữa ăn khác nhau. 
+ Bà nhận xét về tính cách của từng cháu như thế nào? Dựa vào đâu bà nhận xét như vậy?
- Dựa vào hành động của anh em
- GV kết luận 
Bài 2: 
- Cho HS đọc yc
- Yc HS trao đổi cả lớp về hướng sự việc diễn ra 
- 1 HS nêu 
+ Bạn nhỏ quan tâm
+ Bạn nhỏ không quan tâm
- Cho HS kể 
- GV nhận xét, bổ sung 
- HS thi kể, cả lớp nhận xét 
4. Hoạt động 4: Vận dụng, tổng kết 
+ Hãy lấy VD về tính cách của nhân vật trong các chuyện mà em được đọc, được nghe.
- Cho HS đọc ghi nhớ, nhận xét tiết học, nhắc HS luôn quan tâm tới mọi người.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
SINH HOẠT LỚP
Kiểm điểm hoạt động tuần
Sinh hoạt chủ điểm: Đón chào năm học mới
Chăm sóc mắt và phòng tránh mù lòa- Bài 1: Đôi mắt và cách chăm sóc
A. Kiểm điểm hoạt động tuần. Sinh hoạt chủ điểm: Đón chào năm học mới
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS nắm được những ưu khuyết điểm trong tuần qua để có hướng phấn đấu, sửa chữa cho tuần tới.
+ Rèn cho HS có tinh thần phê bình và tự phê bình.
- Giáo dục học sinh ý thức thực hiện tốt các nề nếp, ý thức phòng dịch.
- Góp phần phát triển các năng lực: NL giải quyết vấn đề và sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV, HS : Máy tính, điện thoại 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Kiểm điểm hoạt động tuần:
- GV yc 2,3 HS kể những việc em đã làm được và chưa làm được trong tuần đầu học trực tuyến?
- GV tổng hợp, nhận xét những ưu điểm, nhược điểm của HS khi tham gia học trực tuyến 
Ưu điểm:.....................
.............
Tồn tại: ............
.............
- GV yêu cầu HS đề ra phương hướng phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm
- GV chốt phương hướng: ..................
.............
2. Hoạt động 2: Sinh hoạt chủ điểm: Đón chào năm học mới
- GV gọi HS nhắc lại những yc khi tham gia học trực tuyến và những quy định trong công tác phòng dịch covid 19.
- GV chốt.
B. Chăm sóc mắt và phòng tránh mù lòa- Bài 1: Đôi mắt và cách chăm sóc
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS nhận biết được các bộ phận bên ngoài của mắt gồm: củng mạc (lòng trắng), giác mạc, đồng tử, (con ngươi), long mi, mi mắt trên và mi mắt dưới.
- Kể được chức năng của mắt giúp chúng ta nhìn và phân biệt được mọi vật xung quanh, mi mắt và lông mi giúp bảo vệ mắt.
- Giáo dục HS chăm sóc mắt hàng ngày về vệ sinh, về dinh dưỡng, về hoạt động cho mắt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV, HS : Máy tính, điện thoại 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Mắt dùng để làm gì?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: HS tìm hiểu các bộ phận chính và chức năng của mắt
* Cách tiến hành:
- Quan sát đôi mắt của em qua gương và trả lời câu hỏi:
+ Mắt có hình dạng như thế nào?
+ Mắt có màu gì?
+ Mắt gồm những bộ phận nào?
+ Mắt gồm những bộ phận nào?
- GV trình chiếu sơ đồ và chỉ trên hình để xác định các bộ phận bên ngoài của mắt.
- Tìm hiểu về chức năng của mắt: 
+ GV nêu tên một số hoạt động, HS nói hoạt động nào do mắt thực hiện?
- GV yc HS chia sẻ với các bạn cảm nhận sau khi thực hiện hoạt động và kể thêm các chức năng khác của mắt.
- Mắt dùng để nhìn
- Nhiều HS nêu ý kiến
- HS lắng nghe
- Hình 2: Hoạt động viết bài.
- Hình 3: Hoạt động vẽ tranh.
- Hình 4: Hoạt động nhìn cây xanh, từ từ nhắm – mở mắt
- Hình 5: Hoạt động nhắm, mở, chớp mắt.
- HS lắng nghe, chia sẻ.
* GV chốt: Mắt còn được gọi là cơ quan thị giác, một trong 5 giác quan quan trọng của con người. Mắt nằm trong hốc mắt. Cấu tạo gồm các bộ phận: màng cứng màu trắng gọi là lòng trắng (củng mạc), màng màu đen gọi là lòng đen (giác mạc), ở giữa có lỗ nhỏ màu đen gọi là con ngươi (hay đồng tử), phía bên ngoài mắt có lông mi, mí mắt trên và mí mắt dưới.
- Mắt có khả năng nhìn và phân biệt mọi vật xung quanh về hình dáng, khoảng cách và màu sắc. Khi mắt bị những tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến mắt, mí mắt trên và mí mắt dưới khép lại để bảo vệ mắt.
3. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: HS nắm được và thực hành một số cách chăm sóc và bảo vệ mắt.
- GV trình chiếu tranh, yc HS làm việc cá nhân:
+ Yc HS quan sát tranh và đưa ra ý kiến về nội dung tranh, xác định các bạn đã làm gì để bảo vệ và chăm sóc mắt.
- Chia sẻ trước lớp:
+ Một số HS đưa ra ý kiến.
+ HS nói lại những việc bạn đã làm để chăm sóc và bảo vệ mắt.
- GV nêu tình huống, yc HS suy nghĩ, tìm cách xử lý các tình huống đó
+ Tình huống 1: Lan rất thích đọc sách và nhớ rất nhiều câu chuyện. Lan có thói quen ngồi đâu, đọc đấy, cứ ở đâu có sách, truyện là Lan khó lòng bỏ qua.
Có hôm các bạn thấy Lan ngồi bệt trong góc thư viện tối om và say sưa đọc truyện hết cả buổi chiều.
. Tình huống 2: Mùa hè, các cô chú cơ quan của mẹ Minh thường tổ chức cho các gia đình đi chơi. Trong khi mọi người trò chuyện thì trẻ con cũng tụ tập cùng nhau. Tuy nhiên chúng chẳng nói chuyện mà mỗi đứa đều có Ipad hay điện thoại thông minh và chăm chú chơi, quên cả nghỉ trưa.
- HS chia sẻ trước lớp về các tình huống.
- GV chốt các tình huống:
Tình huống 1:
. Thói quen của Lan là ngồi đâu đọc đấy là không tốt. Vì có nơi có đủ ánh sáng, có nơi không.
. Lan cần ngồi học đúng chỗ, ngồi đúng tư thế, đủ ánh sáng để không gây hại cho mắt.
Tình huống 2:
. Chơi máy tính và các thiết bị điện tử không phải là cách thư giãn có lợi cho cơ thể, chơi thời gian lâu làm mỏi mắt, căng mắt và có thể gây đau đầu.
. Mùa hè nên hạn chế thời gian làm việc cho mắt, tăng cường các trò chơi, vận động cơ thể ở ngoài trời như đá bóng, cầu lông, bơi,
* GV chốt: Chúng ta cần quan tâm và chăm sóc đôi mắt của mình bằng những cách sau:
- Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời: đá bóng, đá cầu, nhảy dây nơi có ánh sáng tự nhiên
- Nghỉ ngơi, thư giãn mắt từ 5 đến 10 phút sau mỗi giờ học bài, đọc sách, bằng các hoạt động ngoài trời.
- Vệ sinh mắt hàng ngày bằng nước và khăn sạch.
- Khám mắt định kì 6 tháng 1 lần.
- Ngồi học đúng tư thế và nên sử dụng ánh sáng tự nhiên.
- Ăn các loại rau xanh, củ, quả màu đỏ và cá để cung cấp vitamin cần thiết cho mắt.
+ GV trình chiếu, yc HS đọc phần “Em nhớ”
4. Hoạt động 4: Vận dụng, tổng kết
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
- Quan sát tranh và đưa ra ý kiến
- HS phát biểu ý kiến
- Hs nói lại những việc bạn đã làm để chăm sóc và bảo vệ mắt.
Tình huống 1:
. Em thấy thói quen đọc sách của Lan như thế nào?
. Lan cần làm gì để giữ gìn và bảo vệ đôi mắt của mình? Hãy đưa ra lời khuyên cho bạn.
Tình huống 2:
. Theo em trong kì nghỉ hè, ngồi chơi điện thoại, máy tính bảng có phải là cách nghỉ ngơi tốt không? Vì sao?
. Em hãy nghĩ ra trò chơi hoặc cách nào đó để lôi kéo các bạn cùng tham gia các hoạt động ngoài trời.
- Lắng nghe, nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- Em cùng bố mẹ thảo luận một số bệnh liên quan đến đôi mắt và báo cáo trong tiết học sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày 31 tháng 8 năm 2021
TPCM 
.
 Nguyễn Thị Thùy
 PHT: . Nguyễn Thị Tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lop_4_tuan_1_nam_hoc_2021_2022_nguyen_thi_t.docx