TOÁN:
Tiết 71: CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
Giúp HS:
- Giúp HS biết thực hiện phép chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0.
2. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất
- Học sinh yêu thích môn học và rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu.
- SGK, vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu: khởi động:
Trò chơi Ai nhanh – Ai đúng:
- GV mời 3 HS chia nhẩm: 320 : 10 =
3 200 : 100 =
32 000 : 1 000 =
- 1 HS nêu qui tắc chia 1 số cho 1 tích.
- GV nhận xét.
TUẦN 10 : Thời gian thực hiện: Ngày 08/ 11 / 2021 đến ngày 13/11 / 2021 Thứ 2 ngày 08/11/2021 TOÁN: Tiết 71: CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức Giúp HS: - Giúp HS biết thực hiện phép chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0. 2. Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. 3. Phẩm chất - Học sinh yêu thích môn học và rèn tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy chiếu. - SGK, vở nháp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động mở đầu: khởi động: Trò chơi Ai nhanh – Ai đúng: - GV mời 3 HS chia nhẩm: 320 : 10 = 3 200 : 100 = 32 000 : 1 000 = - 1 HS nêu qui tắc chia 1 số cho 1 tích. - GV nhận xét. * Bài mới Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 2.1 Giới thiệu trường hợp số bị chia và số chia đều có 1 chữ số 0 ở tận cùng. - GV đưa ra phép tính: 320 : 40 = ? - HS tiến hành chia: 320 : 40 = 320 : (4 x 10) = 320 : 10 : 4 = 8. - HS nhận xét: Có thể cùng xóa 1 chữ số 0 ở tận cùng để được 32 : 4. - GV hướng dẫn HS đặt tính: + Ðặt tính + Xóa 1 chữ số 0 ở SBC và SC + Thực hiện phép chia: 32 : 4 = 8. - HS nhắc lại cách tính. 2.2 Giới thiệu trường hợp chữ số 0 ở tận cùng của SBC nhiều hơn số chia. - GV nêu: 32.000 : 400 = ? - HS thực hành: 32.000 : 400 = 32.000 : (100 x 4) = 32.000 : 100 : 4 = 320 : 4 = 80 - HS nhận xét: 32.000 : 400 = 320 : 4 (Có thể xóa 2 chữ số 0 ở tận cùng Số bị chia và Số chia để được 320 : 4) - 1 HS hướng dẫn cho các bạn khác đặt tính. - GV gợi ý cho HS nêu kết luận sgk. 3. Hoạt động luyện tập thực hành: - GV yêu cầu HS làm bài tập Bài 1: Tính: - Lớp làm bảng con. - 2 HS lên bảng. Vài HS nêu cách làm. Bài 2: Tìm x : - 1 HS nhắc lại cách tìm 1 thừa số chưa biết. - Lớp làm vở, 2 HS làm bảng phụ. - GV chấm một số vở, nhận xét bài làm chùn của cả lớp. - HS nhận xét bài lagm trên bảng phụ. Bài 3: HS đọc đề bài - HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu đề bài. - Lớp tự giải – 2 HS làm vào bảng con (HS khá – giỏi) Đáp số: a). 9 toa xe. b). 6 toa xe. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: GV cho ví dụ Hs làm bài: 560 : 80 630 : 90 - HS nhắc lại cách chia 2 số có tận cùng là chữ số 0 - Nhận xét tiết học - Dặn dò, HS chuẩn bị bài tiết sau: ôn lại bảng cửu chương; chia cho số có một, hai chữ số. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY TIẾNG VIỆT TẬP ĐỌC Tiết 27: CHÚ ĐẤT NUNG (t) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung (phần đầu) truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 3. Phẩm chất * GDKNS: Can đảm, dám đối đầu với thử thách. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy chiếu. - Đọc trước bài, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động mở đầu: khởi động: Cá nhân: - Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi sau: + Vì sao thuở đi học, Cao Bá Quát thường bị điểm kém? (Vì ông viết rất xấu dù bài văn của ông viết rất hay). Cả lớp: + Hãy tìm một từ ngữ nói lên đức tính của ông lúc luyện chữ đẹp? * Bài mới - Chủ điểm tuần này là gì? (Tiếng sáo diều) - Tên chủ điểm gợi cho ta điều gì? (Gợi đến thế giới vui tươi, ngộ nghĩnh, nhiều trò chơi của trẻ). - Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa chủ điểm Tiếng sáo diều & nêu những hình ảnh nhìn thấy trong tranh. - GV giới thiệu: Chủ điểm Tiếng sáo diều sẽ đưa các em vào thế giới vui chơi của trẻ thơ. Trong tiết học mở đầu chủ điểm, các em sẽ được làm quen với các nhân vật đồ chơi trong truyện Chú đất nung. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1 : luyện đọc: - 1 HS đọc bài – lớp đọc thầm - HS chia đoạn: Đoạn 1: Tết trung thu ....đi chăn trâu. Đoạn 2: Cu Chắt....đến lọ thủy tinh. Đoạn 3: Còn lại. - 3 HS nối tiếp câu đọc bài, GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng - HS phát hiện và luyện đọc câu dài. Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất / em nặn lúc đi chăn trâu. Chú bé Đất ngạc nhiên / hỏi lại: - HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3 kết hợp giải nghĩa từ khó. - GV tổ chức thi đọc giữa các nhóm – tuyên dương. - GV đọc cả bài, chú ý giọng đọc: + Giọng đọc toàn bài vui nhộn – hồn nhiên. + Lời anh chàng kị sĩ: kênh kiệu. + Lời ông Hòn Rấm: vui vẻ, ôn tồn. + Lời chú bé Đất: chuyển từ ngạc nhiên sang mạnh dạn, táo bạo một cách đáng yêu. - Nhấn giọng ở các từ: Trung thu, rất bảnh, lầu son, phàn nàn, thật đoảng, bẩn hết, quần áo đẹp, ấm, khoan khoái, nóng rát, lùi lại, dám xông pha, nung thì nung. - GV đọc mẫu. - 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài (3 lượt) - GV sửa lỗi phát âm, giải nghĩa từ, hướng dẫn cách ngắt câu. - 1 HS đọc phần chú giải - 1HS đọc toàn bài. Hoạt động 2: tìm hiểu bài: - Tổ 1, 2 đọc thầm đoạn 1 và trả lời các câu hỏi sau: + Cu Chắt có những đồ chơi nào? (Một chàng kị sĩ cưỡi ngựa, một nàng công chúa ngồi trong lầu son, một chú bé bằng đất). + Những đồ chơi của cu Chắt có gì khác nhau? (Chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, nàng công chúa xinh đẹp là những món quàn em được tặng trong dịp Tết Trung thu. Chúng được làm bằng bột rất đẹp. Còn chú bé Đất là đồ chơi em tự nặn bằng đất sét khi đi chăn trâu). + Đoạn 1 trong bài cho ta biết điều gì? (Giới thiệu các đồ chơi của cu Chắt). - Tổ 3 đọc thầm đoạn 2 và trả lời các câu hỏi sau: + Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu? (Để đồ chơi vào nắp cái tráp hỏng). + Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào? (Họ làm quen với nhau nhưng cu Chắt đã làm bẩn quần áo đẹp của chàng kị sĩ và nàng công chúa nên cậu Đất bị cu Chắt không cho họ chơi với nhau nữa). + Đoạn 2 trong bài cho ta biết điều gì? (Cuộc làm quen giữa cu Đất và hai người bột). - Các tổ trình bày – Bổ sung, nhận xét. - GV nhận xét – Tuyên dương - 1 HS đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau: - Vì sao chú Đất lại ra đi? (Vì chơi một mình chú cảm thấy buồn và nhớ quê). + Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì? (Chú ra cánh đồng. Mới đến chái bếp, gặp trời mưa, chú ngấm nước và bị rét. Chú bèn chui vào bếp sưởi ấm. Lúc đầu thấy khoan khoái, lúc sau thấy nóng rát cả chân tay khiến chú ta lùi lại. Rồi chú gặp ông Hòn Rấm). + Ông Hòn Rấm đã nói gì khi nhìn thấy chú Đất lùi chân lại bên bếp sưởi? (Sao chú mày nhát thế! Đất có thể nung trong lửa cơ mà!). + Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung? (Vì chú muốn được xông pha, làm nhiều việc có ích. Vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là nhát). + Theo em hai ý kiến trên ý kiến nào đúng? (Chú bé Đất hết sợ hãi, muốn được xông pha, làm được nhiều việc có ích. Thậm chí chú còn rất vui vẻ được nung trong lửa). - HS thảo luận nhóm 2 câu hỏi sau (2 phút): + Chi tiết “ nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì? (Phải rèn luyện thử thách thì con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích được. Được tôi luyện trong gian nan, con người mới vững vàng, dũng cảm.) - Dãy bên phải của mỗi tổ di chuyển lên một HS. Cặp đôi mới hình thành, các HS trao đổi tiếp nội dung với nhau (2 phút). - HS trình bày ý kiến của mình – Nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét – Tuyên dương. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành - 3 HS nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi tìm ra cách đọc. - GV giới thiệu đoạn văn cần đọc. - HS phân vai - HS thi đọc - GV nhận xét. - Tổ chức cho HS đọc cả bài. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Chuẩn bị bài sau “Cánh diều tuổi thơ”. - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 28: DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - HS nắm được một số tác dụng phụ của câu hỏi. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 3. Phẩm chất - Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt. * Giảm bài 3 cho HS yếu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy chiếu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động mở đầu: khởi động: - 1 HS làm lại BT2 - 1 HS đặt câu có dùng từ nghi vấn nhưng không phải là câu hỏi, không được dùng dấu chấm hỏi. - Lớp theo dõi, nhận xét. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Bài 1,2 - HS đọc đề - Yêu cầu HS gạch chân câu hỏi trong đoạn văn - GV giúp HS phân tích từng câu hỏi: - Câu hỏi 1: + Câu hỏi của ông Hòn Rấm: “Sao chú mày nhát thế?” có dùng để hỏi về điều chưa biết không? Câu hỏi này không dùng để hỏi về điều chưa biết, vì ông Hòn Rấm đã biết là cu Đất nhát. + Ông Hòn Rấm đã biết cu Đất nhát, sao còn phải hỏi? Câu hỏi này dùng để làm gì? Để chê cu Đất. - Câu hỏi 2: + Câu “Chứ sao?” của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi điều gì không? Câu hỏi này không dùng để hỏi. + Vậy câu hỏi này có tác dụng gì? Câu hỏi này là câu khẳng định: đất có thể nung trong lửa Bài 3 - HS đọc đề và nêu ý nghĩa của câu hỏi. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ. - Một số HS đọc ghi nhớ không nhìn SGK. 3. Hoạt động luyện tập thực hành: Bài 1: - GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập - HS làm việc cá nhân làm bài tập trong vòng 1 phút. - GV tổ chức cho HS giải quyết bài tập theo kĩ thuật Ổ bi: + GV chia HS thành 2 nhóm ngồi thành 2 vòng tròn đồng tâm đối diện nhau để nêu ý kiến của mình cho bạn nghe. + Sau 1 phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới. + Hết thời gian thảo luận. HS trình bày kết quả. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Câu a) Câu hỏi được mẹ dùng để bảo con nín khóc (thể hiện yêu cầu) Câu b) Câu hỏi được bạn dùng để thể hiện ý chê trách. Câu c) Câu hỏi được chị dùng để chê em vẽ ngựa không giống. Câu d) Câu hỏi được bà cụ dùng để nhờ giúp đỡ. Bài 2: - GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập - GV phát giấy khổ to cho các nhóm, mỗi nhóm viết các câu đặt được vào giấy,(ít nhất là 4 câu) - GV nhận xét, kết luận những câu hỏi được đặt đúng, hay 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - GV nhắc mỗi em chỉ nêu 1 tình huống - GV nhận xét. - HS viết bài vào vở - Chuẩn bị bài sau“MRVT Đồ chơi – Trò chơi”. - GV nhậ ... 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: a) Trường hợp chia hết: - GV vừa nêu và viết : 1944 : 162 = ? - Hướng dẫn HS đặt tính - tính từ trái sang phải. - GV giúp HS ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia (2 lần) 1944 162 0324 12 000 b) Trường hợp chia có dư: - GV nêu và viết : 8469 : 241 - Tiến hành tương tự như trên. 3. Hoạt động luyện tập thực hành: Bài 1: Ðặt tính rồi tính: b) 6420 : 321 4957 : 165 - Lớp làm vào vở - 4 HS lên bảng làm. Bài 2: Tính giá trị của biểu thức: b) 8700 : 25 : 4 - HS nêu cách thực hiện - Làm vào vở - 1 HS làm bài vào bảng phụ. - GV nhận xét bài làm trong vở và trên bảng phụ của HS. Bài 3: Giải toán có lời văn - - HS tự suy nghĩ cá nhân tìm đáp án - GV tổ chức cho HS giải quyết bài tập theo kĩ thuật Ổ bi: + GV chia HS thành 2 nhóm ngồi thành 2 vòng tròn đồng tâm đối diện nhau để nêu ý kiến của mình cho bạn nghe. + Sau 1 phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới. + Hết thời gian thảo luận, GV mời HS trình bày kết quả. - GV nhận xét. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - GV đưa ra bài tập: a. Kết quả của phép chia 6420 : 321 là: A.18 B. 19 C. 20 D. 21 b. Tìm x, biết 9060 : x = 453 A.30 B. 20 C. 40 D. 50 - HS nháp nhanh, chọn đáp án. - Nhận xét. - Các nhóm thảo luận tự ra đề toán lời văn tương tự bài toán trong SGK. - Hoàn thành bài tập nhóm đưa ra. - Nhận xét. - GV tổng kết tiết học . IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY Không làm cột a bài tập 1, bài tập 2, bài tập 3. KĨ THUẬT Tiết 13: THÊU MÓC XÍCH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Học sinh biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Thêu được các mũi thêu móc xích. 3. Phẩm chất - Học sinh hứng thú khi học thêu và biết cẩn thận khi thêu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy chiếu. - Vải, khung thêu, phấn, thước, kim , chỉ, kéo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Hoạt động mở đầu: Khởi động - Kiểm tra một số sản phẩm khâu lần trước HS đã thực hiện - GV nhận xét 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: - Giới thiệu mẫu thêu móc xích, yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét mẫu: + Nêu nhận xét về đặc điểm mũi thêu móc xích? =>Nhận xét : Mặt phải của đường thêu là những vòng chỉ nhỏ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắc xích. Mặt trái đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau, nối tiếp nhau, gần giống các mũi khâu đột. +Thế nào là thêu móc xích? =>Kết luận : Thêu móc xích là cách thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp vào nhau giống như chuỗi mắt xích. - Giới thiệu ứng dụng của các mũi thêu móc xích: thêu trang trí hoa lá, cảnh vật, con vật, thêu tên. 3. Hoạt động thực hành, luyện tập - Yêu cầu học sinh đọc sách, quan sát hình 2,3 nêu qui trình thêu móc xích => Kết luận: 1.Vạch dấu đường thêu.. 2.Thêu các mũi móc xích theo đường dấu.. -Yêu cầu học sinh quan sát hình 2, nhắc lại cách vạch dấu đường thêu. =>Theo dõi nhận xét.. -Yêu cầu học sinh quan sát hình 3a, nêu cách bắt đầu thêu. =>Theo dõi, kết luận, thực hiện. : Lên kim ở mũi số 1. -Yêu cầu học sinh đọc mục 2b và quan sát hình 3b, nêu các bước thêu mũi móc xích thứ nhất =>Kết luận , thực hiện thao tác mẫu trên vải: 1.Vòng chỉ qua đương dấu để tạo thành vòng chỉ. 2.Xuống kim ở mũi số 1 và lên kim ở mũi số 2. 3.Rút nhẹ sợi chỉ lên được mũi thêu thứ nhất.. -Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện mũi thứ 2, theo dõi nhận xét. - Lưu ý học sinh: Các mũi sau thực hiện tương tự như mũi thứ nhất. khi lên kim cần chú ý để mũi kim ở trên vòng chỉ. -Yêu cầu học sinh nhắc lại cách kết thúc đường thêu. -Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - HS thảo luận nhóm tìm một số sản phẩm có sử dụng mũi khâu móc xích. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhận xét. - Yêu cầu HS về nhà dựa theo các bước đã học, tập khâu các mũi khâu móc xích. - HS về nhà tập khâu mũi khâu móc xích - Dặn chuẩn bị dụng cụ học tập, kim, chỉ, vải, kéo. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY Giảm xuống còn 1 tiết. GV hướng dẫn cách thêu móc xích và cho HS thêu thử. Sau đó HS tự thực hiện ở nhà Thứ 7 ngày 13/11/2021 TOÁN Tiết 79: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức Giúp HS: - Thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 3 chữ số. - Giải bài toán có lời văn. - Chia 1 số cho 1 tích. - Điểu chỉnh chương trình không làm bài tập 1b; bài 2 và bài 3 2. Kĩ năng - Biết vận dụng vào tính toán. 3. Phẩm chất - HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực hoạt động và yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy chiếu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động mở đầu: khởi động: - 2 HS lên bảng, lớp làm nháp. 7685 : 317, 4503 : 403. - Vài HS nêu cách làm, nhận xét. * Bài mới: Giới thiệu bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: - HS nhắc lại cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số. 3. Hoạt động luyện tập thực hành: Bài 1: Đặt tính rồi tính: a) 708 : 354 7552 : 236 9060 : 45 - Lớp làm bài vào phiếu bài tập, sau đó trao đổi bài làm với bạn bên cạnh. - 3 HS lên bảng thực hiện. - GV nhận xét bài làm trong vở bài tập và trên bảng. Bài 3: Tính bằng 2 cách: a) 2205 : (35 x 7) - Vài HS nêu lại qui tắc một số chia cho một tích. - 1 HS làm bảng phụ. - Lớp làm vở. - GV theo dõi bài làm của HS và nhận xét bài làm chung của cả lớp. - Nhận xét bàu làm trên bảng phụ. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - GV đưa ra bài tập: a. Giá trị của biểu thức 8700 : 25 : 4 là: A.87 B. 88 C. 89 D. 90 b. 13 660 : 130 = ? A. 13660 : 130 = 15 (dư 1) B. 13660 : 130 = 15 (dư 10) C. 13660 : 130 = 105 (dư 1) D. 13660 : 130 = 105 (dư 10) - Các nhóm thảo luận tự ra đề toán lời văn tương tự bài toán trong SGK. - Hoàn thành bài tập nhóm đưa ra. - Nhận xét. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về làm bài và chuẩn bị bài sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY Không làm cột b bài tập 1, bài tập 2, bài tập 3. ĐẠO ĐỨC Tiết 17: YÊU LAO ĐỘNG (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Bước đầu biết được giá trị của lao động. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 3. Phẩm chất - Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK Đạo đức 4. SGK, vở bài tập đạo đức III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động mở đầu: khởi động: - Tại sao phải biết ơn thầy cô giáo? - Em đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn các thầy cô, giáo? 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: - GV đọc lần 1. - 1 HS đọc. - HS thảo luận nhóm 3 câu hỏi sgk. - Các nhóm trình bày tranh luận. - Vài HS đọc ghi nhớ. 3. Hoạt động luyện tập thực hành: - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ. - Các nhóm thảo luận, trình bày. - GV kết luận. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - GV chia nhóm. - Các nhóm thảo luận, đóng vai. - Các nhóm đóng vai. + Lớp thảo luận các cách ứng xử. - GV nhận xét, chốt ý. - HS nhắc lại nội dung đã học - Sưu tầm truyện, thơ, ca dao, tục ngữ nói về lao động. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị BT 3, 4, 5, 6/sgk. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY Bài tập 2: Sửa yêu cầu của bài tập thành: “Các bạn trong mỗi tình huống dưới đây nên làm gì?” Bài tập 3, 4, 5, 6: Hướng dẫn HS tự học tại nhà với sự hỗ trợ của bố mẹ TIẾNG VIỆT TẬP LÀM VĂN Tiết 32: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Dựa vào dàn ý đã lập trong bài TLV tuần 15 HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích theo 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng nói, viết. 3. Phẩm chất - HS yêu thích làm văn kể chuyện . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy chiếu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động mở đầu: khởi động: - 2 HS đọc bài giới thiệu 1trò chơi hoặc lễ hội ở quê em. * Bài mới Giới thiệu bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: - 1 HS đọc đề. - 4 HS đọc gợi ý sgk. - HS đọc thầm dàn ý mình đã chuẩn bị. - 2 HS đọc dàn ý trước lớp. - Hướng dẫn xây dựng kết cấu 3 phần của bài. - Chọn cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp. - 1 HS đọc thầm mẫu. - 1 HS làm mẫu kiểu mở bài trực tiếp, 1 HS mở bài gián tiếp. - Viết từng đoạn thân bài (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn). - 1 HS đọc mẫu. - 1 HS giỏi nói thân bài của mình. - Chọn cách kết bài. - 1 HS trình bày mẫu cách kết bài mở rộng. - 1 HS trình bày mẫu cách kết bài không mở rộng. 3. Hoạt động luyện tập thực hành: - HS viết bài vào vở. - HS trình bày trước lớp - GV nhận xét 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - HS đọc bài làm của mình trước lớp. - Các HS khác lắng nghe và đưa ra nhận xét, góp ý cho bài văn của bạn hay hơn. - GV gợi ý HS sử dụng kiến thức chủ đề này để sáng tạo mở bài, kết bài linh hoạt ở các chủ đề khác: Thay đồ chơi bằng một đồ dùng học tập hoặc một vật dụng trong nhà. - HS đọc, GV nhận xét, góp ý. - GV nhận xét tiết học. - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY HĐ ứng dụng: Quan sát một đồ vật trong nhà. Hoạt động tập thể: TUẦN 10 I. MỤC TIÊU: - Đánh giá hoạt động trong tuần. - Nắm được những mặt mạnh, mặt yếu trong tuần. - HS biết tự sửa khuyết điểm và khuyến khích HS phát huy thế mạnh. II. CÁC HĐDH CHỦ YẾU: *Hoạt động 1: (3-5’): Khởi động Cả lớp hát một bài. *Hoạt động 2: (22-24’): Nhận xét tuần 10 - Thực hiện theo tổ: Các tổ tự đánh giá, nhận xét tổ mình. - Tổ trưởng nêu kết quả xếp loại của từng thành viên trong tổ mình. - Nêu lí do xếp loại từng thành viên. - GV nhận xét, nhắc nhở những HS vi phạm nội quy của lớp cần sửa chữa khuyết điểm. - Những HS vi phạm nội quy của lớp cam kết không tái phạm trong tuần tới. * Dạy hát lời một bài hát về thầy cô 20/11 *Hoạt động 3: (3-5’): Kế hoạch tuần 11 - Dạy và học theo chương trình tuần 11. - Tiếp tục ổn định các nền nếp: xếp hàng ra, vào lớp; sinh hoạt 15 phút đầu giờ; kỉ luật trật tự trong giờ học; cách xưng hô với thầy cô và bạn bè; ... - Thi đua học tốt lập thành tích chào mừng ngày 20/11. - Sưu tầm tranh, ảnh, bài hát, bài thơ về chủ đề “Hát về mái trường, thầy cô”. - Hoàn thành các khoản thu nộp. - Phát huy các ưu điểm, khắc phục các nhược điểm trong tuần 11. - Thực hiện tốt phòng chống covid. *Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp GV nhận xét và nhắc nhở HS thực hiện nhiệm vụ.
Tài liệu đính kèm: