Tiết 87: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
Giúp HS
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cho 3, không chia hết cho 3.
2. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất
- Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu .
- SGK. VBT .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1.Hoạt động mở đầu: khởi động:
- GV nêu câu hỏi, gọi 2 HS trả lời:
+ Trong các số sau đậy số nào chia hết cho 9: 126, 109, 4352, 7183, 6552
+ Nêu dấu hiệu chia hết cho 9.
- Nhận xét
TUẦN 11 : Thời gian thực hiện: Ngày 22/ 11 / 2021 đến ngày 27/11 / 2021 Thứ 2 ngày 22/11/2021 TOÁN Tiết 87: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức Giúp HS - Biết dấu hiệu chia hết cho 3. - Vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cho 3, không chia hết cho 3. 2. Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. 3. Phẩm chất - Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy chiếu . - SGK. VBT . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1.Hoạt động mở đầu: khởi động: - GV nêu câu hỏi, gọi 2 HS trả lời: + Trong các số sau đậy số nào chia hết cho 9: 126, 109, 4352, 7183, 6552 + Nêu dấu hiệu chia hết cho 9. - Nhận xét * Bài mới Giới thiệu bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: - HS cho VD số chia hết cho 3, không chia hết cho 3. GV ghi thành 2 cột - HS nhận xét tìm ra dấu hiệu chia hết và không chia hết cho 3. - HS cho VD số chia hết cho 3, số không chia hết cho 3 3. Hoạt động luyện tập thực hành: Bài 1: Trong các số sau, số nào chia hết cho 3 ? : 231, 109, 1872, 8225, 92313 - 1 HS nêu yêu cầu bài, nêu cách làm chẳng hạn: Số 231 có tổng là: 2 + 3 + 1 = 6, mà 6 chia hết cho 3. Vậy 231 chia hết cho 3. Ta chọn số 231. Số 109 có tổng là: 1 + 0 + 9 = 10, mà 10 chia 3 được 3 dư 1. Vậy 109 không chia hết cho 3. Ta không chọn số 109. - HS làm vào vở, nêu kết quả, sau đó sửa bài. Bài 2: Trong các số sau, số nào không chia hết cho 3: 96, 502, 6823, 55553, 641311 - HS tự làm, nêu kết quả. Bài 3: Viết 3 số có 3 chữ số và chia hết cho 3. - HS tự làm, sau đó đổi vở kiểm tra kết quả. Bài 4: Tìm chữ số thích hợp viết vào ô trống để được các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9: 56 , 79 , 2 35. - HS thảo luận nhóm 6 theo kĩ thuật Khăn trải bàn để hoàn thành yêu cầu: + Mỗi HS tự tìm các chữ số theo yêu cầu trong vòng vài phút, trình bày bài làm vào ô số của mình. + Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thống nhất và ghi vào ô ý kiến chung các số cần tìm của cả nhóm. - HS trình bày bài làm. - GV nhận xét, chốt. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Nêu dấu hiệu chia hết cho 3 ? Ví dụ? - Yêu cầu HS về ôn lại các dấu hiệu chia hết đã học. - HS chuẩn bị bài tiết sau, ôn lại các dấu hiệu chia hết đã học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY TIẾNG VIỆT CHÍNH TẢ Tiết 18: ÔN TẬP TIẾT 4 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Nghe – viết đúng chính tả (tốc độ viết khoảng 80 chữ/15 phút), khống mắc quá 5 lỗi trong bài; 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 3. Phẩm chất - Yêu thích tìm tòi kiến thức II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy chiếu - SGK, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động mở đầu: khởi động: - HS hát và nhảy theo nhạc. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: - Yêu cầu HS bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi , (1/5 số HS trong lớp). - GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc. - GV cho điểm. HS nào đọc không đạt yêu cầu , GV cho các em về nhà luyện đọc lại trong tiết học sau. 3. Hoạt động luyện tập thực hành: - GV đọc bài thơ Đôi que đan. - Yêu cầu HS đọc thầm. - Yêu cầu HS nêu nội dung bài thơ. - Yêu cầu HS nêu một số từ dễ viết sai. - GV hướng dẫn HS luyện viết từ khó. - GV đọc từng câu, từng bộ phận ngắn 2 lượt cho HS viết. GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt. - GV chấm bài 1 số HS và yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - HS kể tên thêm một số bài thơ về cha mẹ. - GV nhận xét. - Yêu cầu HS về ôn tập lại các kiểu mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học. - Dặn HS HTL bài thơ Đôi que đan. Chuẩn bị bài : Ôn tập cuối học kì I (tiết 5) .bài , kết bài , viết lại vào vở IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY TIẾNG VIỆT TẬP ĐỌC Tiết 36: ÔN TẬP TIẾT 5 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. -Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 3. Phẩm chất - Yêu thích tìm tòi kiến thức II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu ghi tên từng bài tập đọc và HTL trong 17 tuần học sách Tiếng Việt 4, tập1. -Máy chiếu. - SGK, VBT Tiếng Việt III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động mở đầu: khởi động: - HS hát và nhảy theo nhạc. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: - Yêu cầu các HS lên bốc thăm bài TĐ và trả lời câu hỏi.(1/5 số HS trong lớp) - GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọ - GV cho điểm. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc lại trong tiết học sau . 3. Hoạt động luyện tập thực hành: - Yêu cầu HS đọc bài 2 / 176. - Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn đã cho. - Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm. - GV nhận xét – Tuyên dương. * Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS đọc được lưu loát và trả lời được các câu hỏi đã được học ở các tiết tập đọc. 4. Hoạt động vận dụng - Các nhóm thảo luận ra đề bài tương tự bài tập 2 và trao đổi đề với các nhóm khác. - Các nhóm giải đề. - Các nhóm trình bày bài làm. - GV nhận xét. - Yêu cầu HS về ôn tập lại các kiểu mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ hoc. Nhắc HS đọc trước, chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY KHOA HỌC Tiết 35: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - HS biết làm thí nghiệm chứng minh : + Càng nhiều ô-xi càng duy trì được sự cháy. + Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông. 2. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người. 3. Phẩm chất - Có ý thức bảo vệ bầu không khí trong lành. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy chiếu, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động mở đầu: khởi động: - HS hát và nhảy theo nhạc. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 2.1. Tìm hiểu vai trò của ô-xi đối với sự cháy - GV yêu cầu HS đọc mục “Thực hành” trong SGK để biết cách làm thí nghiệm . - GV đặt các câu hỏi cho HS thảo luận và giải thích : + Cây nến trong lọ thuỷ tinh to có thời gian cháy như thế nào ? Giải thích ? (Cây nến trong lọ thuỷ tinh to có thời gian cháy lâu hơn . Vì trong lọ to chứa nhiều không khí hơn) + Cây nến trong lọ thuỷ tinh nhỏ có thời gian cháy như thế nào ? Giải thích? (Cây nến trong lọ thuỷ tính nhỏ có thời gian cháy mau hơn . Vì trong lọ nhỏ chứa ít không khí hơn ) à GV kết luận . 2.2. Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống - Sử dụng kĩ thuật ổ bi - GV chia nhóm đôi bạn, yêu cầu HS đọc mục “Thực hành” trang 71/SGK để biết cách làm và trả lời câu hỏi. - Sau khi thảo luận nhóm đôi xong, HS sẽ di chuyển theo ổ bi để cùng nhau lập nhóm đôi mới. - Di chuyển 3-4 lượt, HS lên bảng trình bày + Giải thích nguyên nhân làm cho ngọn lửa cháy liên tục sau khi lọ thuỷ tinh không có đáy được kê lên đế không kín ( Khi ta kê lọ thuỷ tinh không có đáy lên , ngọn lửa cháy liên tục . Vì không khí ớ ngoài tràn vào , tiếp tục cung cấp ô-xi để duy trì sự cháy ) - GV kết luận, giáo dục KNS. 3. Hoạt động luyện tập thực hành: - Tại sao ta cần liên tục cung cấp không khí cho sự cháy ? (Khi một vật cháy , khí ô-xi sẽ bị mất đi , vì vậy cần liên tục cung cấp không khí có chứa ô-xi để sự cháy được tiếp tục ) - Ni-tơ có vai trò gì trong sự cháy ? (Ni-tơ trong không khí không duy trì sự cháy nhưng nó giữ ch sự cháy không diễn ra quá mạnh , quá nhanh ) - Giáo dục tư tưởng . 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - GV hỏi: Làm thế nào để ngọn lửa ở bếp than và bếp củi không bị tắt? - HS thảo luận nhóm đôi. - HS xung phong trả lời: + Đối với bếp than ta thường xuyên phải cời xỉ than, để ra hướng gió ra khỏi bếp để không khí tràn vào bếp cung cấp oxi cho sự cháy. + Đối với bếp củi ta cần phải cời rỗng bếp tạo điều kiện cho than được tiếp xúc với không khí. - GV nhận xét. - Yêu cầu HS tìm hiểu không khí quan trọng với sự sống như thế nào. - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. - Về học thuộc phần ghi nhớ / 71 . - Chuẩn bị: Không khí cần cho sự sống IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY Thứ 3 ngày 23/11/2021 TOÁN Tiết 88: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Giúp HS củng cố các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9. 2. Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. 3. Phẩm chất - Giúp HS có thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy chiếu, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động mở đầu: khởi động: - GV nêu câu hỏi, gọi 2 HS trả lời: + Nêu dấu hiệu chia hết cho 3, cho VD + Trong các số sau số nào chia hết cho 3: 315, 6104, 786, 3519 - Nhận xét. 2. Hoạt động luyện tập thực hành: Bài 1: Trong các số 3451, 4563, 2050, 2229, 3576, 66816: a) Số nào chia hết cho 3? b) số nào chia hết cho 9? c) Số nào chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9? - HS đọc đề bài - Dựa vào dấu hiệu chia hết cho 3, 9 trả lời Bài 2: Tìm chữ số thích hợp để viết vào ô trống sao cho: a) 94 chia hết cho 9 b) 2 5 chia hết cho 3 c) 76 chia hết cho 3 và chia hết cho 2. Bài 3: Chọn câu đúng, sai - HS nêu đề bài - HS trả lời Đ, S và giải thích - HS suy nghĩ độc lập tìm đáp án đúng. - GV tổ chức cho HS giải quyết bài tập theo kĩ thuật : + GV chia HS thành 2 nhóm ngồi thành 2 vòng tròn đồng tâm đối diện nhau để nêu ý kiến của mình cho bạn nghe. + Sau 1 phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới. + Hết thời gian thảo luận, GV mời HS trình bày kết quả. - GV nhận xét, chốt. Ví dụ: a) S ... đổi giữa ngày và đêm. 3. Hoạt động luyện tập thực hành: + Tại sao chong chóng quay? + Tại sao chong chóng quay nhanh và quay chậm? - Đại diện 1-2 HS giải thích - Kết luận: Ta chạy KK chuyển động gió chong chóng quay - Tại sao ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền và ban đêm gió thổi từ đất liền ra biển? 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - HS nêu các hiện tượng trong cuộc sống có thể nhận biết đang có gió. - HS nêu một số tác dụng của gió. - Quan sát các hiện tượng trong tự nhiên nhận xét sức thổi của gió. - HS đọc mục: Bạn cần biết. - Nhận xét tiết học IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY TOÁN Tiết 89: LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Giúp HS củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2, 3 ,5, 9 2. Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. 3. Phẩm chất - HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động và yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy chiếu,VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động mở đầu: khởi động: - Cá nhân: Nêu dấu hiệu chia hết cho 9, cho ví dụ. - Lớp: GV cho các số, HS viết vào bảng con các số chia hết cho 3. Bài mới Giới thiệu bài 2. Hoạt động luyện tập thực hành: Bài 1: Trong các số 7435, 4568, 66811, 2050, 2229, 35766 a) Số nào chia hết cho 2? b) Số nào chia hết cho 3? c) Số nào chia hết cho 5? c) Số nào chia hết cho 9? - HS làm phiếu bài tập, nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 - 1 HS làm bảng phụ. - GV nhận xét bài làm của HS. Bài 2 : Trong các số57234, 64620, 5270, 77285: a) Số nào chia hết cho 2 và 5 ? b) Số nào chia hết cho 3 và 2? c) Số nào chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9? - HS thảo luận nhóm 7 theo kĩ thuật Khăn trải bàn để hoàn thành yêu cầu: + Mỗi HS tự làm trong vòng vài phút, trình bày bài làm vào ô số của mình. + Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thống nhất và ghi vào ô ý kiến chung của cả nhóm các số đúng theo yêu cầu. - HS trình bày bài làm - HS nhắc lại dấu hiệu nhận biết mỗi trường hợp - GV nhận xét, chốt (Câu a: 64620, 5270 Câu b: 57 234, 64 620 Câu c: 64620) Bài 3: Tìm chữ số thích hợp để viết vào ô trống sao cho: a) 5 8 chia hết cho 3 b) 6 3 chia hết cho 9 c) 24 chia hết cho cả 3 và 5 d) 35 chia hết cho 2 và 3- HS tự làm vào vở rồi đồi vở để kiểm tra bài. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: Bài 4: Tính giá trị của mỗi biểu thức sau rồi xét xem giá trị đó chia hết cho những số nào trong các số 2, 5 a) 2253 + 4315 – 173 b) 6438 – 2325 x 2 c) 480 – 120 : 4 d) 63 + 24 x 3 - HS nêu lại thứ tự thực hiện biểu thức. - 4 HS lên bảng làm. Còn lại làm vở Toán Bài 5: - HS đọc đề bài - HS thảo luận nhóm đôi phân tích đề bài và nêu cách giải - HS nêu tóm tắt: Tóm tắt: 20 < Số HS < 35 Xếp thành: 3 hàng hoặc 5 hàng thì không thừa, không thiếu Lớp có: ? học sinh. - HS làm bài vào vở - 1 HS làm bảng phụ. - GV nhận xét bài làm trong vở của HS. - HS treo bảng phụ, nhận xét. (Kết quả: Số đó là 30 HS) - Yêu cầu HS xem lại những đơn vị diện tích đã học và tìm hiểu về đơn vị ki-lô-mét vuông. - Vài HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 5, chia hết cho 2 và cho 5. - GV nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY TIẾNG VIỆT TẬP LÀM VĂN Tiết 36: ÔN TẬP TIẾT 8 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Kiểm tra các kiến thức đã học về Chính tả – tập làm văn. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 3. Phẩm chất - Giáo dục HS tính tự giác khi làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Đề kiểm tra. - Bút , thước kẻ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động mở đầu: khởi động: ĐỀ KIỂM TRA (Thời gian: 40 phút) 1 . Chính tả: - Nghe – viết bài Chiếc xe đạp của chú Tư ( trang 179/ SGK). 2 . Tập làm văn : Đề bài : Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em thích ( khoảng 12 câu). * Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS làm hoành thành được đề. V. DẶN DÒ - GV nhận xét tiết học. - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ATGT: HẬU QUẢ CỦA Thứ 4 ngày 24/11/2021 TOÁN: KIỂM TRA HỌC KÌ 1 Đề bài của PGD TIẾNG VIỆT: TẬP ĐỌC Tiết 37+38: BỐN ANH TÀI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khoẻ tài năng và lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 3. Phẩm chất - Giúp HS yêu thích môn học hơn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy chiếu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động mở đầu: khởi động: - 4 HS đọc phân vai truyện: Trong quán ăn “Ba cá bống” và trả lời các câu hỏi sau: + Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba? (Cần biết kho báu ở đâu). + Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật? (Chú chui vào một cái bình bằng đất trên bàn ăn, đợi Ba-ra-ba uống rượu say, từ trong bình thét lênlời ma quỷ nên đã nói ra bí mật). + Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào? (Cáo A-li-xa và mèo A-di-li-ô biết chú bé gỗ đang trong bình đất.chú lao ra ngoài). - HS nhận xét – GV tuyên dương. * Bài mới Giới thiệu bài: - HS đọc thành tiếng tên các chủ điểm trong sách, GV giới thiệu chủ điểm: Người ta là hoa đất 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động 1 : luyện đọc: - 1 HS đọc bài – lớp đọc thầm - HS chia đoạn: Đoạn 1: 3 dòng đầu Đoạn 2: 3 dòng tiếp theo Đoạn 3: 5 dòng tiếp theo Đoạn 4: 4 dòng tiếp theo Đoạn 5: còn lại - 5 HS nối tiếp câu đọc bài, GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng - HS luyện đọc đoạn theo nhóm 5 kết hợp giải nghĩa từ khó. - Luyện đọc và nghỉ ngắt hơi các câu dài: Đến một cánh đồng khô cạn, / Cẩu Khẩy thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọc/ để đắp đập dẫn nước vào ruộng. Họ ngạc nhiên/ thấy một cậu bé đang lấy vành tai tát nước suối/ lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà. - GV tổ chức thi đọc giữa các nhóm – tuyên dương. - GV đọc cả bài, chú ý giọng đọc: + Giọng đọc hơi nhanh, đoạn 2 kể nhanh, căng thẳng thể hiện sự căm giận yêu tinh, ý chí quyết tâm trừ ác của Cẩu Khẩy. - GV đọc mẫu. - 5 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài (2 lượt) - 1 HS đọc phần chú giải - 1 HS đọc toàn bài. Hoạt động 2: tìm hiểu bài: Đoạn 1: - Truyện có những nhân vật nào?- Tên truyện gợi cho em suy nghĩ gì? (Cẩu Khẩy, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng tay Đục Máng. Tên truyện gợi suy nghĩ đến tài năng của bốn thiếu niên). - Những chi tiết nào nói lên sức khỏe và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây? (Nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18, 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ). àÝ 1: Nói lên sức mạnh và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây. Đoạn 2: - Chuyện gì đã xảy ra với quê hương Cẩu Khây? (Xuất hiện một con yêu tinh, nó bắt người và súc vật làm cho bản làng tan hoang, nhiều nơi không còn sót ai còn sống). - Thương dân bản Cẩu Khây đã làm gì? (Quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh). àÝ 2: Ý chí diệt trừ yêu tinh của Cẩu Khây. Đoạn 3, 4, 5: - Cẩu Khây đã diệt trừ yêu tinh cùng những ai? (Cùng Nắm tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng). - Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì? (NTĐC: dùng tay làm vồ đóng cọc, mỗi quả đấm giáng xuống, cọc tre thụt sâu hàng gang tay. LTTN: lấy vành tai tát nước lên thửa ruộng cao bằng mái nhà). - Em có nhận xét gì về tên của các nhân vật trong truyện? (Là tài năng của mỗi người). àÝ 3, 4, 5: Ca ngợi tài năng của Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng. + Truyện ca ngợi ai và ca ngợi về điều gì? (Bốn anh em Cẩu Khây không những có sức khỏe, tài năng hơn người mà cón có lòng nhiệt thành làm việc nghĩa). - Chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm 6 thành viên. - Các nhóm thảo luận theo nội dung sau: - Nhóm 1, 2: đọc thầm đoạn 1 và trả lời các câu hỏi sau: + Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cầu Khẩy gặp ai và được giúp đỡ như thế nào? (Anh em Cầu Khẩy chỉ gặp một bà cụ được yêu tinh cho sống sót để chăn trăn bò cho nó. Bốn anh em được bà cụ nấu cơm cho ăn và cho ngủ nhờ). + Thấy yêu tinh về bà cụ đã làm gì? (Yêu tinh đánh hơi được mùi thịt người, bà cụ liền giục bốn anh em chạy trốn). - Nhóm 3, 4: + Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt? (Yêu tính có thể phun nước như mưa làm nước ngập cả cánh đồng, làng mạc). + Vì sao anh em Cầu Khẩy chiến thắng được yêu tinh? (Vì anh em Cầu Khẩy có sức mạnh, tài năng phi thường, biết đoàn kết và đồng tâm hiệp lực). - Nhóm 5, 6: đọc thầm đoạn 2 và trả lời 3 câu hỏi sau: + Nếu để một mình thì ai trong bốn anh em sẽ thăng được yêu tinh? (Không ai thắng được yêu tinh hết). + Đoạn 2 trong truyện cho ta biết điều gì? (Cho thấy anh em Cầu Khẩy đã chiến thắng được yêu tinh vì họ có sức mạnh và đặc biệt là biết đoàn kết hiệp lực trong chiến đấu). - Chia nhóm mới theo số thứ tự trên phiếu bài tập. - Tiến hành thảo luận vòng 2: câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ hoàn tất. - HS trình bày lại nội dung đã trao đổi trong nhóm. - GV nhận xét – Tuyên dương - GV chốt: Chú hề hiểu trẻ em nên cảm nhận đúng: nàng công chúa bé nhỏ nghĩ về mặt trăng hoàn toàn khác với cách nghĩ về mặt trăng của người lớn, của các quan đại thần và những nhà khoa học. * Ý nghĩa của câu chuỵên này là gì? (Câu chuyện ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu buộc yêu tinh phải đầu hàng của bốn anh em Cẩu Khây). 3. Hoạt động luyện tập thực hành: Hoạt động 1: Luyện đọc diễn cảm: - 2 HS nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi tìm ra cách đọc. - GV giới thiệu đoạn văn cần đọc. - HS phân vai thi đọc đoạn sau: - GV nhận xét. - Tổ chức cho HS đọc cả bài. - Đọc trước bài Tập đọc: Chuyện cổ tích về loại người. - Tìm các câu chuyện cổ tích nói về con người. - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau: "Chuyện cổ tích về loài người" IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY Ghép nội dung 2 tiết (tuần 19, 20) thành 1 tiết (giảm hoạt động luyện đọc thành tiết, tập trung hoạt động luyện đọc hiểu).
Tài liệu đính kèm: