Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hương

Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hương

BÀI 3 : BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ (tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Bước đầu nhận biết được biểu thức có chứa một chữ .

- Tính được giá trị của biểu thức có chứa một chữ.

- NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề

- Phẩm chất chăm học, nhân ái,có tinh thần hợp tác trong nhóm, say mê, yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: bảng phụ

- HS: SHD, bảng con, vở

III. CÁC NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:

1/ Hoạt động Mở đầu:

TBHT: Tổ chứcChơi trò chơi “Thay chữ bằng số”.

 2/ Hoạt động Hình thành kiến thức mới

HĐ1:Điền tiếp vào chỗ chấm trong bảng.( Cá nhân )

GV giới thiệu: 3 + a là biểu thức có chứa 1 chữ

HĐ2: Đọc kĩ đoạn sau và giải thích cho bạn.( Cá nhân – Nhóm 4)

GV gợi mở; HS nêu :Mỗi lần thay chữ a bằng số ta ta tính được giá trị của biểu thức

3 + a.

HĐ3: Viết tiếp vào chỗ chấm .( Cá nhân – Nhóm 2)

 

docx 24 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 78Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 2 Ngày soạn : 4 - 9 - 2022 
 Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2022
	Tiết 2 Toán
 BÀI 3 : BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ (tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Bước đầu nhận biết được biểu thức có chứa một chữ .
- Tính được giá trị của biểu thức có chứa một chữ.
- NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề
- Phẩm chất chăm học, nhân ái,có tinh thần hợp tác trong nhóm, say mê, yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: bảng phụ
- HS: SHD, bảng con, vở
III. CÁC NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
1/ Hoạt động Mở đầu:
TBHT: Tổ chứcChơi trò chơi “Thay chữ bằng số”.
 2/ Hoạt động Hình thành kiến thức mới
HĐ1:Điền tiếp vào chỗ chấm trong bảng.( Cá nhân )
GV giới thiệu: 3 + a là biểu thức có chứa 1 chữ
HĐ2: Đọc kĩ đoạn sau và giải thích cho bạn.( Cá nhân – Nhóm 4)
GV gợi mở; HS nêu :Mỗi lần thay chữ a bằng số ta ta tính được giá trị của biểu thức 
3 + a.
HĐ3: Viết tiếp vào chỗ chấm .( Cá nhân – Nhóm 2)
3/ Hoạt động Luyện tập, thực hành :
Học sinh làm bài cá nhân bài 1,2 vào vở 
HS làm cá nhân, đổi bài cho nhau để kiểm tra, GV giúp đỡ hỗ trợ hs yếu.
4/ Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm :
 Mẹ đố em:Hãy viết biểu thức có chứa 1 chữ đối với phép cộng hoặc phép trừ rồi tính giá trị biểu thức khi thay chữ bằng các số khác nhau.
VI. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 __________________________________________ 
Tiết 4	Tiếng việt
 Bài 1C: LÀM NGƯỜI NHÂN ÁI (Tiết 2) 
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Điền được cấu tạo của tiếng theo ba phần đã học (âm đầu, vần, thanh) theo bảng mẫu ở BT1.
- Rèn KN xác định cấu tạo của tiếng.
- HS tích cực học tập. Yêu quý tiếng Việt
- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề,...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bảng phụ 
 - HS: Vở BT, bút, ..
III. CÁC NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
1/ Hoạt động Mở đầu:
+ Nêu cấu tạo của tiếng
+ Lấy VD phân tích
 - GV nhận xét, chốt KT, kết nối bài học
2. Hoạt động Luyện tập thực hành :
+ Hoạt động 2 : Phân tích cấu tạo từng tiếng trong câu tục ngữ:
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
 - GV cho NX chung, chốt lại cấu tạo của tiếng.
+ Hoạt động 3:Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên
Hoạt động 4: 
a)Ghi lại những cặp tiếng bắt vần với nhau .So sánh các cặp tiếng ấy....
 Chú bé loắt choắt
 Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt
 Cái đầu nghênh nghênh
b) Vậy thế nào là tiếng bắt vần với nhau?
- HS thảo luận nhóm 2, nêu ý kiến
+ Hai tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có vần giống nhau: giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
* Lưu ý trong thơ lục bát, tiếng 6 của câu 6 sẽ bắt vần với tiếng 6 của câu.
+ Hoạt động 5: Thi giải nhanh câu đố. 
3. Hoạt động Vận dụng trải nghiệm : - Nắm vững cấu tạo của tiếng
- Lấy thêm VD về các câu thơ có tiếng bắt vần với nhau
VI. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
 _______________________________________________________
An toàn giao thông
BÀI 7: AN TOÀN KHI ĐI TRÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY – Tiết 1
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.HS biết và thực hiện được : 
- Các bước mặc áo phao
- Sử dụng dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân
 2.HS hình thành năng lực: 
- Tự học, tự phục vụ, tự giải quyết vấn đề;
- Phát triển năng lực giao tiếp hợp tác.
3. HS hình thành phẩm chất:
Biết yêu quý và giúp đỡ mọi người xung quanh;
Có ý thức thực hiện tốt luật ATGT
 - Biết tuyên truyền, chia sẻ, nhắc nhở mọi người tham gia giao thông an toàn.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: Bài giảng phần mềm điện tử, máy tính, áo phao, phao bơi,.
 2. Học sinh: Vở, máy tính (ipad, điện thoại).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Nội dung
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy-học tương ứng
Đồ dùng
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3ph
A. HĐ mở đầu 
MT: - Gây hứng thú cho HS 
- Ôn lại bài cũ 
- Khởi động 
* Ôn bài cũ: Nêu các bước lên, xuống tàu hoả mà em biết?
- GV nhận xét, đánh giá. 
* Khởi động: GV cho HS hát bài hát “ Em đi chơi thuyền” 
1 HS nêu 
- HS nhận xét 
- HS hát theo nhạc 
Nhạc, loa 
3ph
B. HĐ hình thành KT mới: 
1. Giới thiệu bài: 
MT: HS nắm được yêu cầu cần đạt trong bài. 
GV giới thiệu bài 
- GVghi tên bài học. 
- GV cho HS nêu Yêu cầu cần đạt của bài học – mục 1 – Tiết 1
HS quan sát trên Phần mềm tài liệu 
- HS ghi vở 
- 1 – 2 HS nêu 
GT 
Điện tử 
10ph
7ph
7ph
2. Cách mặc áo phao cứu sinh, sử dụng dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân. 
MT: - HS biết các bước mặc áo phao.
- Biết sử dụng dụng cụ nổi cứu sinh 
C. HĐ luyện tập, thực hành: 
MT: - HS tham gia chơi trò chơi để củng cố lại kiến thức của bài
D. HĐ vận dụng, trải nghiệm: 
MT: - Liên hệ thực tế.
- Tổng kết ND bài học 
* Các bước mặc áo phao cứu sinh. 
=> GV dẫn:
? Nghỉ hè các con đã được bố mẹ cho đi tắm biển chưa?
? Đã bạn nào được bố mẹ đăng kí cho học bơi hoặc đưa đi bơi rồi?
? Khi đi bơi, đi tắm biển các con có biết mình cần dụng cụ gì để bảo đảm an toàn cho bản thân không?
=> GV chốt: Phao bơi gọi là Dụng cụ cứu sinh – Có thể GNT “cứu sinh” lồng ghép với phân môn LTVC
? Vậy khi nào thì chúng ta cần dùng đến áo phao, phao bơi?
? Vậy áo phao, phao bơi có tác dụng gì?
=> GV chốt: Áo phao cứu sinh (gọi tắt là áo phao): Là loại áo được chế tạo dùng để mặc, có tác dụng giữ người nổi trên mặt nước. 
=> GV dẫn: Vậy các bước mặc áo phao đúng cách là như thế nào? Cô và các con sẽ đi thảo luận nhóm 6 theo yêu cầu sau:
+ Mỗi nhóm cô sẽ phát cho 1 áo phao. Hãy quan sát các bộ phận trên áo phao để tìm và đưa ra các bước mặc áo phao đúng cách nhất?
+ Thời gian thảo luận của các nhóm là 5 phút. 
- GV mời các nhóm: Cho 1HS thực hiện thao tác mặc áo phao, 1HS thực hành trình bày.
- GV đưa nội dung bài học trên Giáo trình điện tử từ 1 đến 2 lần cho HS đối chiếu với phần thảo luận của mình.
=> GV cho HS chốt: Các bước mặc áo phao đúng cách.
	Cách sử dụng dụng cụ nổi cứu sinh. 
=> GV dẫn: Ngoài việc sử dụng áo phao khi đi trên tàu, thuyền, bè, đi bơi, đi biển thì chúng ta còn một số dụng cụ nổi cứu sinh.
? Vậy bạn nào cho cô biết dụng cụ nổi cứu sinh là gì? Tác dụng và cách sử dụng chúng?
=> GV chốt: Dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân (gọi tắt là dụng cụ nổi cá nhân): Là thiết bị cứu sinh sử dụng cầm tay hoặc đeo trên người có tác dụng giữ người nổi trên mặt nước.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi yêu cầu sau: ? Khi nào thì chúng ta phải dùng đến áo phao và dụng cụ nổi cứu sinh?
- GV đưa nội dung bài học trên Giáo trình điện tử từ 1 đến 2 lần cho HS đối chiếu với phần thảo luận của mình.
* Thực hành tham gia trò chơi. 
- GV hướng dẫn mở trò chơi trong phần ôn tập.
- GV hướng dẫn cách chơi cho HS.
- HS tham gia chơi.
+ Tuỳ vào tình hình thực tế lớp để GV quy định số lần chơi/HS
* Liên hệ: 
- GV đưa ra các tình huống thực tế. 
TH1: Khi đi trên tàu, thuyền, phà có người không mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi cứu sinh thì bạn sẽ làm gì? 
TH2: Có ý kiến cho rằng khi tham gia giao thông đường thuỷ không mặc áo phao, không sử dụng dụng cụ cứu sinh vẫn có thể tham gia được. Ý kiến của bạn như thế nào? 
TH3: Có một người phụ nữ khi đi thuyền bế theo một em bé, người phụ nữ thì mặc áo phao, còn em bé thì không mặc và không đeo dụng cụ cứu sinh? Theo bạn thì có nguy hiểm không? Vì sao? 
=> GV chốt ý đúng. 
Tổng kết: 
- GV cho HS nhắc lại nội dung kiến thức của bài bằng sơ đồ tư duy. 
- HS chia sẻ 
HSTL: Áo phao, phao bơi,
HSTL: Đi bơi, đi biển, đi trên tàu, thuyền, bè. 
HS nêu ý hiểu của mình.
- HS lắng nghe 
HS lắng nghe yêu cầu của GV 
 - HS di chuyển tạo nhóm + thảo luận 
- Các nhóm trình bày kết quả của mình. 
- Các nhóm khác bổ sung
HS quan sát, lắng nghe.
 - 1, 2 HS chốt lại các bước mặc áo pháo đúng cách.
- HS chia sẻ hiểu biết của mình.
HS thảo luận + TB
HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hành mở máy. 
- Hs lắng nghe. 
- HS tham gia chơi và báo cáo kết quả của mình. 
- HS chia sẻ ý kiến với bạn.
- 2 HS nhắc lại nội dung bài. 
Áo phao 
GT
Điện 
Tử 
GT
Điện 
 Tử 
GT
Điện 
 Tử 
VI. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... __________________________________________________________
Tiết 6 Khoa học
 BÀI :1 CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết được những yếu tố con người cần để duy trì sự sống.
 - Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ có con người mới cần trong 
cuộc sống.
- Có ý thức bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ
 - NL giải quyết vấn đề, hợp tác, NL sáng tạo, NL khoa học,...
* GD BVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh họa trong hướng dẫn học.
 - HS: hướng dẫn học, vở,..
III. CÁC NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
1/ Hoạt động Mở đầu:
Trò chơi – TBHT
2/ Hoạt động Hình thành kiến thức mới:
HĐ3: Cá nhân - Nhóm đôi - Tương tác các nhóm.
- Những thứ em và mọi người cần cho cuộc sống là gì?
- Con người cần gì để duy trì sự sống?
- Ngoài các yếu tố để duy trì sự sống CS của con người còn cần gì?
4. Hoạt động Vận dụng trải nghiệm: Nêu những yếu tố cần để duy trì sự sống của con người với người thân. 
VI. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
.............................................................................................................................................................................................................................................. ... ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 _____________________________________________
Tiết 7	Tiếng việt
Bài 2B: CHA ÔNG NHÂN HẬU TUYỆT VỜI (Tiết 2)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Hiểu: Hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật, nắm được cách kể hành động của nhân vật (ND ghi nhớ).
- Biết dựa và tính cách để xác định hành động của từng nhân vật (Chim Sẻ, Chim Chích), bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước – sau để thành câu chuyện
 - Thể hiện :NL tự học, NL giao tiếp. Yêu quý, học tập lòng tốt của nhân vật .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: bảng phụ. Phiếu HT
- HS: SHD, vở
III. CÁC NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
1/ Hoạt động Mở đầu:
 Hát – TBVN
Chia sẻ HĐƯD: Nêu lại tính cách của từng NV trong chuyện : Ba anh em.
2/ Hoạt động Hình thành kiến thức mới:
HĐ 7: Cá nhân - Nhóm đôi – Chia sẻ cả lớp?
- Trong truyện Sóc có những hành động nào? 
- Những hành động của Sóc cho ta biết Sóc là người ntn? 
- Em cần học tập bạn Sóc những gì?
3/ Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm :
- Kể lại câu chuyện em Thỏ và Sóc và nêu hành động tính cách của Sóc cho người thân nghe?
- Sưu tầm và kể các câu chuyện về tình bạn
VI. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2022 
	Tiết 2 Toán
 Bài 5 : TRIỆU. CHỤC TRIỆU. TRĂM TRIỆU
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Tư duy, nhận biết, chục triệu, trăm triệu. 
- Rèn kĩ năng đọc, viết các số triệu, chục triệu, trăm triệu.
- Thể hiện NL tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. Ý thức tự giác học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: bảng phụ. Phiếu HT
- HS: SHD, vở
III. CÁC NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
1/ Hoạt động Mở đầu:
: HĐ1: Chơi trò chơi : Đố bạn
2/ Hoạt động Hình thành kiến thức mới:
- Sau HĐ 2-3 Gv chia sẻ: Các số sau đọc và viết ntn?
+ 10 trăm nghìn ; 10 triệu ; 10 chục triệu
3/ Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm :
 Về nhà: Em hỏi người thân giá tiền một số đồ vật có trị giá đến hàng triệu đồng, chục triệu đồng,  rồi ghi lại.
VI. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 _________________________________________
 Tiết 4 Tiếng việt
Bài 2B: CHA ÔNG NHÂN HẬU TUYỆT VỜI (Tiết 3)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (sách HDH); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Nàng tiên ốc (do GV kể)
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tình cảm yêu thương, biết chia sẻ, giúp đỡ nhau giữa con người với con người.
 - Phát triển NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ. Biết tôn trọng những người có lòng nhân hậu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: tranh minh họa. Phiếu HT
- HS: SHD, vở
III. CÁC NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
1/ Hoạt động Mở đầu:
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
- GV dẫn vào bài học.
 Chia sẻ HĐƯD: Kể lại câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về người có tài
 – Nêu ý nghĩa câu chuyện đó.
2. Hoạt độngLuyện tập, thực hành:
HĐ 4: Nhóm đôi – Chia sẻ cả lớp?
- Chuyện em vừa kể nói về điều gì? 
- Em học được đức tính gì của bà lão trong câu chuyện?
3/ Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm :
- Kể lại câu chuyện em vừ học cho người thân nghe?
 VI. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ____________________________________________________ 	
	Tiết 5	Tiếng việt
 Bài 2C: ĐÁNG YÊU HAY ĐÁNG GHÉT (Tiết 1)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
 - Hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (ND ghi nhớ).
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật ; kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên .	
 - Phát triển NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo. Yêu quý những câu chuyện, biết liên hệ với CS.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Phiếu HT
- HS: SHD, vở
III. CÁC NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
1/ Hoạt động Mở đầu:
HĐ1: Chơi trò chơi : Ai – thế nào? – GV tổ chức 
- Trò chơi củng cố mầu câu nào em đã học?
2/ Hoạt động Hình thành kiến thức mới:
HĐ 2: Nhóm đôi – Chia sẻ cả lớp?
- Nêu vóc dáng của chị Nhà Trò?
- Ngoại hình của nhân vật chị Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của NV này?
- Vì sao kể chuyện lại chú ý đến ngoại hình NV? 
3/ Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm :
- Quan sát và tả một người bạn hoặc một người hàng xóm.
Em kể lại hình dáng của bà lão trong truyện Nàng Tiên Ốc cho người thân nghe.
VI. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	_______________________________________________________________
Tiết 4 Địa lí
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (Tiết 1)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Phân tích, nắm bắt được thiên nhiên và cuộc sống của con người VN từng vùng miền khác nhau.
- Yêu quý, kính trọng những con người VN.
- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề,...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh họa trong hướng dẫn học.
 - HS: hướng dẫn học, vở,..
III. CÁC NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:
1/ Hoạt động Mở đầu:
Hát – TBVN
* Chia sẻ HĐƯD: Em hãy cho biết:
+ Phần đất liền nước ta giáp với những nước nào?
+ Phần đất liền nước ta có hình dáng ntn?
+ Lãnh thổ nước ta gồm những bộ phận nào ?
2. Hoạt động Luyện tập thực hành:
HĐ6: Cá nhân - Nhóm đôi
- GV chia sẻ:
+ Để học tốt môn LS-ĐL em cần làm gì?
+ Tài liệu LS- ĐL gồm những gì?
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm:
Chỉ lãnh thổ ( phần đất liền) của nước ta trên bản đồ cho người thân nghe.
VI. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 _____________________________________________
Tiết 7: Sinh hoạt tập thể
Chủ đề: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG 
 ( Múa hát về chủ đề)
 I. Mục tiêu: 
 - Nắm được phương hướng , nhiệm vụ tuần tới.
 - Khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm.
* SHTT: - HS biết lựa chọn, sưu tầm và trình bày các bài thơ, bài hát về chủ đề: Chào đón năm học mới, vui tết trung thu
- GD các em yêu trường lớp, kính trọng thầy cô. Tham gia Trung thu vui vẻ
II. Đồ dùng: Chuẩn bị các tiết mục VN
III.Các hoạt động:
1. Đánh giá hoạt động tuần qua:
 1. Giáo viên nêu mục đích yêu cầu.
2.Chủ tịch HĐ tự quản lên điều khiển buổi sinh hoạt.
 3. Trưởng các ban lần lượt báo cáo tình hình hoạt động của ban mình và của lớp 
 - Các ban khác bổ sung ý kiến.
 4. Chủ tịch HĐ tự quản tập hợp ý kiến chung. Báo cáo với giáo viên.
 5. Giáo viên nhận xét đánh giá cụ thể:
 a. Về học tập: 
 - Những HS chăm học: 
 - Những HS chưa chăm học:
 b. Về các nề nếp :
 c. Về đạo đức :
 d. Về ý thức đội viên.
- Xếp thi đua cá nhân: 
- Xếp thi đua các nhóm :
*
.Kết hoach tuần tới:
- Tiếp tục duy trì các hoạt động tuần qua.
 - Phát huy ưu điểm tuần trước, hạn chế nhược điểm.
 2. Sinh hoạt theo chủ đề: 
- TBVN tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu tổ chức về chủ đề và ý nghĩa buổi liên hoan văn nghệ. 
- Các đội thi tự giới thiệu về đội mình.
- MC công bố chương trình biểu diễn.
- Trình diễn các tiết mục theo chương trình đã định.
 Tổng kết – Đánh giá
- Khán giả bình chọn các tiết mục và diễn viên yêu thích nhất.
- Trưởng ban tổ chức tổng kết đánh giá buổi liên hoan văn nghệ; khen ngợi và cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các lớp, nhóm, cá nhân HS.
- Tuyên bố kết thúc buổi liên hoan văn 
- Trưởng ban văn nghệ : Phân công và chuẩn bị các tiết mục VN để biểu diễn vào tiết chào cờ đầu tuần
***************************************************************************
KÍ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lop_4_tuan_2_nam_hoc_2022_2023_nguyen_thi_h.docx