Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2011-2012

Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2011-2012

I. Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.

- Hiểu nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. Hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra bài cũ:

 Gọi HS đọc thuộc lòng bài “ Bè xuôi sông La ”. Nêu nội dung của bài.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc.

2. Hướng dẫn luyện đọc:

- Chia đoạn (3 đoạn), gọi HS luyện đọc đoạn

- Gv hướng dẫn đọc đúng ngữ điệu, ngắt nghỉ đúng chỗ; đọc đúng quyến rũ, lủng củng, nghĩ mãi, chiều quằn.

- Gọi 1 HS đọc chú giải (SGK).

 - Cho HS luyện đọc nhóm 3.

- Gọi 1 nhóm hs đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu (giọng tả rõ ràng, chậm rãi).

3. Tìm hiểu bài.

? Sầu riêng là đặc sản của vùng nào ?

? Dựa vào bài văn miêu tả những nét đặc sắc hoa sầu riêng?

- Giảng: thơm ngát.

? Miêu tả những nét đặc sắc của quả?

- Cho HS quan sát tranh.

- Giảng: thơm đậm.

? Miêu tả những nét đặc sắc của dáng cây sầu riêng?

- Cho HS quan sát tranh và giảng: thẳng đuột, khẳng khiu.

? Em có nhận xét gì về cách miêu tả hoa sầu riêng, quả sầu riêng với dáng cây sầu riêng?

? Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả với cây sầu riêng?

? Nêu nội dung chính của bài văn?

4. Hướng dẫn đọc diễn cảm:

- Hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn: “ Sầu riêng .kỳ lạ”.

5. Củng cố, dặn dò:

- Gọi HS nêu lại nội dung chính của bài. - HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài văn (2 lượt)

- Luyện đọc tiếng.

- HS luyện đọc theo nhóm

- 3 hs đọc toàn bài.

- HS đọc thầm đoạn 1.

+ Sầu riêng là đặc sản của miền Nam.

- HS đọc đoạn 2,3.

+ Trổ vào cuối năm, thơm ngát như hương cau, hương bưởi, đậu thành từng chùm.

+ Lủng lẳng dưới cành, trông như những tổ kiến, mùi thơm đậm,.

+ Thân khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột,.

+ Tác giả miêu tả hoa sầu riêng, quả sầu riêng rất đặc sắc, vị ngon đến đam mê trái ngược hoàn toàn với dáng của cây.

+ Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam; Hương vị quyến rũ đến kì lạ; Đứng ngắm cây sầu riêng,.; Vậy mà khi trái chín.

+Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây

- HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài

- HS luyện đọc theo cặp.

- Thi đọc trước lớp.

 

doc 23 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 996Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
 Thứ 2 ngày 6 tháng 02 năm 2012
 Tập đọc: Sầu riêng
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
- Hiểu nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
 Gọi HS đọc thuộc lòng bài “ Bè xuôi sông La ”. Nêu nội dung của bài.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc.
2. Hướng dẫn luyện đọc:
- Chia đoạn (3 đoạn), gọi HS luyện đọc đoạn
- Gv hướng dẫn đọc đúng ngữ điệu, ngắt nghỉ đúng chỗ; đọc đúng quyến rũ, lủng củng, nghĩ mãi, chiều quằn.
- Gọi 1 HS đọc chú giải (SGK).
 - Cho HS luyện đọc nhóm 3.
- Gọi 1 nhóm hs đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu (giọng tả rõ ràng, chậm rãi).
3. Tìm hiểu bài.
? Sầu riêng là đặc sản của vùng nào ? 
? Dựa vào bài văn miêu tả những nét đặc sắc hoa sầu riêng?
- Giảng: thơm ngát.
? Miêu tả những nét đặc sắc của quả? 
- Cho HS quan sát tranh.
- Giảng: thơm đậm.
? Miêu tả những nét đặc sắc của dáng cây sầu riêng?
- Cho HS quan sát tranh và giảng: thẳng đuột, khẳng khiu.
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả hoa sầu riêng, quả sầu riêng với dáng cây sầu riêng?
? Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả với cây sầu riêng?
? Nêu nội dung chính của bài văn?
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm: 
- Hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn: “ Sầu riêng ........kỳ lạ”.
5. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nêu lại nội dung chính của bài. 
- HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài văn (2 lượt)
- Luyện đọc tiếng.
- HS luyện đọc theo nhóm
- 3 hs đọc toàn bài.
- HS đọc thầm đoạn 1.
+ Sầu riêng là đặc sản của miền Nam.
- HS đọc đoạn 2,3.
+ Trổ vào cuối năm, thơm ngát như hương cau, hương bưởi, đậu thành từng chùm...
+ Lủng lẳng dưới cành, trông như những tổ kiến, mùi thơm đậm,...
+ Thân khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột,...
+ Tác giả miêu tả hoa sầu riêng, quả sầu riêng rất đặc sắc, vị ngon đến đam mê trái ngược hoàn toàn với dáng của cây.
+ Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam; Hương vị quyến rũ đến kì lạ; Đứng ngắm cây sầu riêng,....; Vậy mà khi trái chín....
+Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây 
- HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài 
- HS luyện đọc theo cặp. 
- Thi đọc trước lớp.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS đọc lại bài.
________________________________________________
Toán: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Rút gọn được phân số.
- Quy đồng được mẫu số hai phân số.
II. Hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:
* HS nhắc lại:
- Cách tìm các phân số bằng nhau. (Nêu tính chất cơ bản của phân số) 
- Cách rút gọn phân số. 
- Các cách quy đồng mẫu số( 2,3 phân số )
* Gv củng cố lại kiến thức. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập.
Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS nêu lại cách rút gọn phân số.
- Cho hs làm bài
- Gv theo dõi. 
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, ghi điểm. 
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
? Muốn biết phân số nào bằng phân số ta làm như thế nào?
- Cho hs tự làm rồi nêu miệng kết quả.
- Yêu cầu HS nêu lại tính chất cơ bản của phân số.
Bài 3: Cho HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Lưu ý HS chọn mẫu số chung nhỏ nhất.
- Gọi hs lên bảng chữa bài
- Gv chấm bài và gọi HS chữa bài.
- GV chốt kiến thức.
Bài 4: Cho HS suy nghĩ và nêu miệng kết quả.
- Yêu cầu HS đọc các phân số chỉ số ngôi sao đã tô màu của các nhóm còn lại.
- HS nêu yêu cầu các bài tập 
- HS làm bài. = 
 = = 
- HS lên bảng chữa bài
+ Chúng ta rút gọn các phân số.
+ Phân số và bằng phân số .
- HS làm bài: 
 = = ; = = 
 = = ; = = ; Giữ nguyên phân số .
- Hs lên bảng chữa bài
+ Nhóm b có số ngôi sao đã tô màu.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
________________________________________
Khoa học: Âm thanh trong cuộc sống
I. Mục tiêu:
 Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống: âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí; dùng để báo hiệu (còi tàu, xe, trống trường,..)
II. Đồ dùng:
 Chuẩn bị theo nhóm: 5 chai giống nhau; 
III. Hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ:
? Âm thanh có thể lan truyền qua những môi trường nào? Lấy ví dụ?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Khởi động: Tổ chức trò chơi “ Tìm từ diễn tả âm thanh ”.
3. HĐ1. Tìm hiểu vai trò của âm thanh trong cuộc sống.
- Cho HS làm việc theo nhóm 4.
- Gọi các nhóm trình bày.
- GV kết luận: Âm thanh rất quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống của chúng ta. Nhờ có âm thanh chúng ta có thể học tập, nói chuyện,...
HĐ2. Nói về những âm thanh ưa thích và những âm thanh không thích.
- GV nêu vấn đề.
- Gv ghi bảng 2 cột: thích, không thích.
- Gv kết luận: Mỗi người có một sở thích về âm thanh khác nhau....
HĐ3. Tìm hiểu ích lợi của việc ghi lại âm thanh.
? Em thích nghe bài hát nào? 
? Lúc muốn nghe bài hát đó em làm thế nào?
? Việc ghi lại âm thanh có lợi ích gì? 
? Hiện nay có những cách ghi âm nào? 
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
HĐ 4. Tổ chức trò chơi “Làm nhạc cụ ”.
- Cho các nhóm làm nhạc cụ: đổ nước vào các chai từ vơi đến đầy. Gv yêu cầu HS so sánh âm do các chai phát ra khi gõ.
- GV kết luận: Khi gõ, chai sẽ phát ra âm thanh, chai chứa nhiều nước âm thanh phát ra sẽ trầm hơn...
3. Củng cố, dặn dò. 
 - HS thi đua tìm các từ miêu tả tiếng Chim kêu ; gió thổi; máy chạy.
- HS làm việc theo nhóm.
- Các nhóm quan sát các hình trang 86. Ghi lại vai trò của âm thanh. Bổ sung thêm những vai trò khác.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS làm việc cá nhân- nêu ý kiến của mình và nêu lí do thích hoặc không thích.
- HS nêu.
+ Lúc muốn nghe bài hát đó em bật đài...
+ Việc ghi lại âm thanh giúp chúng ta có thể nghe lại được những bài hát, đoạn nhạc,... từ nhiều năm trước... 
+ dùng băng hoặc đĩa trắng để ghi âm thanh.
- 2 HS đọc mục Bạn cần biết.
- Các nhóm chuẩn bị bài biểu diễn. Sau đó từng nhóm lên biểu diễn: - HS đổ nước vào các chai từ vơi đến đầy và gõ.
 GV nhận xét tiết học. Dặn HS ôn lại bài và đọc trước bài học sau.
________________________________________________________
Kĩ thuật: Trồng cây rau, hoa.
I. Mục tiêu:
- Biết cách chọn cây rau, hoa để trồng.
- Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu.
- Trồng được cây rau, hoa trên luống.
II. Đồ dùng:
 Cây con để trồng; cuốc, dầm xới, bình tưới.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây con.
- Cho HS đọc nội dung bài trong SGK.
? Tại sao phải chọn cây con khoẻ, không cong queo, gầy yếu và không bị sâu bệnh, đứt rễ, gẫy ngọn? (... để sau khi trồng nhanh bén rễ và phát triển tốt)
? Cần chuẩn bị đất trồng cây con như thế nào? ( Đất trồng cần được làm nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại,...)
- Cho HS quan sát các hình trong SGK để nêu các bước trồng cây con.
3. GV hướng dẫn thao tác kí thuật:
- GV hướng dẫn cách trồng cây con theo các bước.
- Làm mẫu chậm và giải thích kĩ các yêu cầu kĩ thuật của từng bước một.
4. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước trồng rau, hoa.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS tiết sau thực hành.
___________________________________________________________________ Thứ 3 ngày 7 tháng 02 năm 2012
Chính tả (Nghe - viết ): Sầu riêng.
I. Mục tiêu: 
- Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn trích.
- Làm đúng bài tập 3 ( kết hợp đọc đoạn văn sau khi đã hoàn chỉnh); BT2b.
II. Hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:
- GV đọc cho HS viết: cặp da, gia đình.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài viết.
2. Hướng dẫn HS nghe – viết.
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2 ( Đoạn viết chính tả ). 
? Đoạn văn miêu tả gì? 
? Những từ ngữ nào cho biết hoa sầu riêng rất đặc sắc? 
- Cho HS luyện viết: trổ, toả khắp, lủng lẳng.
- Gv nhắc các em cách trình bày bài và những từ ngữ dễ viết sai.
3. Viết bài.
- Gv đọc.
- Đọc cho HS khảo bài.
4. Chấm bài, chữa lỗi:
* Chấm bài một số em - nhận xét.
- Hướng dẫn HS tự chữa lỗi.
5. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2b: - Yêu cầu HS đọc bài tập.
- Gv giải thích cách làm.
- HS làm bài tập ( Vở Bt), Gv theo dõi.
* Gọi HS nêu kết quả - Gv nhận xét.
? Đoạn thơ cho ta thấy điều gì?
Bài 3: GV nêu yêu cầu.
 Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
- 1 HS đọc đoạn viết chính tả . Lớp đọc thầm.
+ Miêu tả hoa sầu riêng.
+ Những từ ngữ cho biết hoa sầu riêng rất đặc sắc: hoa thơm ngát như hương cau, hương bưởi,... 
- HS luyện viết vào vở nháp.
- HS nghe và viết bài.
- HS khảo bài.
- HS tự chữa lỗi.
 - HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gv giải thích cách làm.
- HS làm bài tập ( Vở BT) 
 Con đò lá trúc qua sông
Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa.
- 2 HS đọc lại khổ thơ.
+ Đoạn thơ cho ta thấy được sự tài hoa của các nghệ nhân vẽ hoa văn trên đồ sành sứ.
 - -HS làm bài vào VBT.
 - HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh. 
6. Củng cố, dặn dò.
 GV nhận xét tiết học.
__________________________________
Toán: So sánh hai phân số cùng mẫu số
I. Mục tiêu: 
- Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số.
- Nhận biết một phân số lớn hơn hoặc bé hơn 1.
II- Đồ dùng học tập:
 Hình vẽ như ở SGK.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn so sánh hai phân số cùng mẫu số.
- GV vẽ hình lên bảng ( Như SGK)
? Độ dài đoạn thẳng AC bằng mấy phần đoạn thẳng AB?
? Độdài đoạn thẳng AD bằng mấy phần đoạn thẳng AB?
? Đoạn nào ngắn hơn? 
? Hãy so sánh và ?
? Vậy tử số nào bé hơn? 
? Mẫu số như thế nào với nhau ?
? Qua đó em có nhận xét gì?
? Khi so sánh 2 phân số có cùng mẫu số, ta so sánh như thế nào ?
- GV kết luận.
- Cho HS so sánh: và .
- Cho HS nhắc lại kết luận.
3, Luyện tập: 
Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu bài tập 1
- Cho HS tự so sánh các cặp phân số sau đó nêu miệng kết quả.
Bài 2: Gv lưu ý HS: Phân số có tử số > mẫu số => phân số đó lớn hơn 1.
Tử số phân số bé hơn 1; Tử số = mẫu số => phân số bằng 1.
- GV chấm bài.
- Quan sát hình vẽ.
+ bằng 
+ bằng .
+ Độ dài đoạn AD ngắn hơn.
- ngắn hơn hay phân số < .
+ 2 < 3 
+ Mẫu số bằng nhau ( 5 = 5 ).
+ Phân số có tử số bé hơn phân số nên phân số < .
+ Ta so sánh tử số, nêu tử số của phân số nào lớn hơn thì phân số đó lớn hơn và ngược lại.
- HS nêu kết quả: < .
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài và chữa bài.
- HS làm bài vào vở.
- Chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số.
- GV nhận xét tiết học.
__________ ... a: chữ như gà bới
- 2 HS đọc lại các câu đã điền thành ngữ.
3. Củng cố, dặn dò.
- Gọi HS đọc lại các từ ngữ trong bài.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ các từ ngữ, thành ngữ trong bài.
________________________________________________
Mú thuaọt: Có GV dạy.
___________________________________________________
Thể dục: Nhảy dây. Trò chơi: Đi qua cầu 
I. Mục tiêu:
- Thực hiện cơ bản đúng động tác nhảy dây kiểu chụm hai chân, động tác nhảy nhẹ nhàng. Biết cách so dây, quay dây nhịp điệu và bật nhảy mỗi khi dây đến.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi Đi qua cầu.
II. Địa điểm, phương tiện:
 Trên sân trường; dây nhảy.
III. Hoạt động dạy - học.
1. Phần mở đầu.
- Tập trung HS ra sân, GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Cho HS tập một số động tác khởi động.
- Chạy nhẹ nhàng một vòng trên sân.
2. Phần cơ bản: 
a. Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân.
- GV gọi HS làm mẫu động tác so dây, chao dây, quay dây.
- Lớp trưởng chỉ huy cả lớp luyện tập- Gv quan sát sửa sai.
- HS luyện tập theo tổ.
- Tổ trưởng điều khiển tổ của mình luyện tập.
- Gv quan sát và sửa sai cho từng tổ.
- Các tổ thi đua chọn người nhảy dây giỏi nhất
b. Tổ chức trò chơi “Đi qua cầu"
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi.
- HS tập trước một lần đi trên mặt đất. Sau đó đứng và đi trên cầu để làm quen và giữ thăng bằng.
- Cho HS chơi thử rồi cho chơi chính thức.
3. Phần kết thúc:
- HS đi theo vòng tròn xung quanh sân tập và hít thở sâu.
- Hệ thống lại nội dung bài.
___________________________________________________________________Thứ sáu ngày 10 tháng 2 năm 2012
Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
I. Mục tiêu: 
- HS thấy được những đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối ( lá, thân, gốc cây) ở một số đoạn văn mẫu (BT1).
- Viết được một đoạn văn miêu tả một bộ phận của cây mà em thích (BT2).
II. Hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:
 Gọi HS đọc kết quả quan sát về một cây em thích trong khu vực trường em.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1:- Gọi hai HS đọc hai đoạn văn (SGK). 
- Cho HS làm việc theo cặp, phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đặc biệt.
- Gọi HS trình bày. GV chốt lại ý đúng.
Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu.
- Gợi ý HS suy nghĩ, chọn tả một bộ phận (lá, thân, gốc, cành...) của cây mà em yêu 
thích.
- Gọi một số HS đọc bài làm trước lớp. GV chấm điểm những đoạn viết hay.
- 2 HS đọc hai đoạn văn. Lớp đọc thầm.
- HS làm việc theo cặp, phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn.
a. Đoạn văn lá bàng của Đoàn Giỏi: Tả rất sinh động sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.
b. Đoạn văn cây sồi già của Lép Tôn- xtôi:
- Tả sự thay đổi của cây sồi già từ đông sang xuân...
- Hình ảnh so sánh: nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
- Hình ảnh nhân hoá làm cho cây sồi già như có tâm hồn của người: Mùa đông, cây sồi 
già cau có, khinh khỉnh, vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân đến, nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS suy nghĩ, chọn tả một bộ phận.
- HS nêu: Cây mình chọn để tả, bộ phận mình chọn để tả..
- HS làm bài vào vở.
- Một số HS đọc bài làm trước lớp. 
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS đọc hai đoạn văn tham khảo, nhận xét cách tả của tác giả.
_______________________________________________
Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu: 
 Biết so sánh hai phân số.
II. Hoạt động dạy - học.
A. Bài cũ:
- Yêu cầu HS so sánh: và .
- Cho HS nhắc lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số và hai phân số khác mẫu số.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1a,b: *So sánh 2 phân số cùng mẫu số.
* So sánh hai phân số khác mẫu số.
- GV lưu ý HS: Có thể rút gọn phân số rồi so sánh.
Bài 2a,b: Gv nêu ví dụ : So sánh 2 phân số : và ;
- Hướng dẫn cách so sánh :
* Cách 1 : Yêu cầu HS quy đồng mẫu số rồi so sánh.
* Cách 2: So sánh phân số với 1.
Bài 3: Gv nêu VD : So sánh và . Cho HS so sánh hai phân số trên.
- Hướng dẫn HS rút ra nhận xét : Cách so sánh 2 phân số cùng tử số.
* Cho HS làm bài vào vở.
* GV chấm bài và goi HS chữa bài.
- HS tự làm bài.
- Theo dõi và ghi nhớ các cách so sánh hai phân số khác tử số và mẫu số
+ Quy đồng mẫu số 2 phân số : và ta được và 
Ta thấy: < nên < . 
+Ta thấy 1 => < .
- HS quy đồng mẫu số rồi so sánh.
 Ta có : 
 = = 	 và = = .
Vì > nên > .
- Gọi HS nhắc lại cách so sánh : 
+ Cùng mẫu số
+ Cùng tử số.
3. Củng cố, dặn dò:
 GV tổng kết giờ học. Hướng dẫn HS làm thêm bài 4.
_____________________________________________
Khoa học: Âm thanh trong cuộc sống ( tiếp )
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về:
+ Tác hại của tiếng ồn: tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ ( đau đầu, mât ngủ); gây mất tập trung trong công việc, học tập;..
+ Một số biện pháp chống tiếng ồn.
- Thực hiện các quy định không gây ồn nơi công cộng.
- Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống: bịt tai khi nghe âm thanh quá to, đóng cửa để ngăn cách tiếng ồn,...
II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
 Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân, giải pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học:
 Thảo luận theo nhóm nhỏ.
IV. Đồ dùng:
 Tranh minh hoạ ở SGK.
V. Hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:
? Âm thanh cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Khám phá:
? Thế nào là tiếng ồn? (GV kết luận và giới thiệu bài).
2. HĐ1: Tìm hiểu một số loại tiếng ồn.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
- Yêu cầu HS quan sát các hình (SGK) và thảo luận:
+ Tiếng ồn có thể phát ra từ đâu?
+ Nơi em ở còn có những loại tiếng ồn nào?
- Gọi các nhóm trình bày.
? Theo em, hầu hết các loại tiếng ồn là do tự nhiên hay do con người sinh ra? 
HĐ2: Tìm hiểu về tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống.
- Cho HS trao đổi theo cặp rồi trình bày:
+ Tiếng ồn có tác hại gì? 
+ Cần có những biện pháp nào để phòng chống tiếng ồn? 
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
HĐ3: Tìm hiểu một số việc nên và không nên làm để góp phần chống tiếng ồn.
 - Qua bài học và qua thực tế, yêu cầu HS thảo luận để nói về những việc các em nên và không nên làm để góp phần chống tiếng ồn ở lớp, ở nhà và ở nơi công cộng.
 - Gv bổ sung.
- HS quan sát các hình và thảo luận:
+ Tiếng ồn có thể phát ra từ: tiếng động cơ ô tô, xe máy, ti vi, loa đài, chợ, trường học,...
+ Tiếng loa phóng thanh công cộng, loa đài, ti vi mở quá to, tiếng hàn xì, tiếng ồn từ chợ,...
+ ...đều do con người gây ra.
- HS trao đổi theo cặp rồi trình bày:
+ Tiếng ồn gây chói tai, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh,...
+ Có những quy định chung về không gây tiếng ồn nơi công cộng. Sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn...
- 2 HS đọc mục Bạn cần biết.
+ Những việc nên làm: Trồng nhiều cây xanh, nhắc nhở mọi người cùng có ý thức chống ô nhiễm tiếng ồn;...
Những việc không nên làm: Nói to, cười đùa ở nơi cần yên tĩnh, mở nhạc to, mở ti vi quá to, nổ xe máy, trêu đùa súc vật để nó kêu, sủa,... 
3. Củng cố, dặn dò:
? Qua bài học, em vận dụng được những gì vào cuộc sống?
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS đọc mục Bạn cần biết.
____________________________________________________
Địa lí: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng 
Nam Bộ ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở ĐBNB:
+ Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước.
+ Những ngành công nghiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may.
* HS khá giỏi: Giải thích vì sao ĐBNB là nơi có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất đất nước: do có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, được đầu tư phát triển.
II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ ở SGK.
III. Hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:
? Nêu những điều kiện thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2.HĐ1: Tìm hiểu về nền công nghiệp ở đồng bằng Nam Bộ.
- Cho HS quan sát tranh (SGK). Đọc bài và thảo luận nhóm 4 theo gợi ý:
? Em có nhận xét gì về ngành công nghiệp ở ĐBNB 
? Nêu dẫn chứng thể hiện đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta? 
? Kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ? 
- Gọi đại diện các nhóm trình bày. 
? ( Dành cho HS khá giỏi) Nguyên nhân nào làm cho đồng bằng Nam Bộ có công 
nghiệp phát triển mạnh? 
HĐ2: Tìm hiểu về chợ nổi trên sông.
? Phương tiện giao thông đi lại chủ yếu của người dân ĐBNB là gì?
? Các hoạt động sinh hoạt như mua bán, trao đổi... của người dân thường diễn ra ở đâu?
- Cho HS quan sát tranh (SGK).Trao đổi theo cặp:
? Mô tả về chợ nổi trên sông?
? Kể tên các chợ nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ?
- Gọi HS trình bày.
- HS mô tả lại chợ nổi trên sông.
=> Rút ra bài học ghi nhớ (SGK). Gọi HS nhắc lại.
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 
+ Ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất của đất nước.
+ Hằng năm, ĐBNB tạo ra được hơn một nửa giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
+ Khai thác dầu khí, sản xuất điện, hoá chất, phân bón, cao su, chế biến lương thực.
+ Nhờ có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy...
+ Là xuồng, ghe.
+ Trên các con sông.
- HS quan sát tranh và một số vốn hiểu biết của bản thân, trao đổi theo cặp:
+ Chợ nổi thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của xuồng ghe từ nhiều nơi đổ về. Trên mỗi xuồng, ghe, người dân buôn bán đủ thứ, nhưng nhiều nhất là hoa quả như mãng cầu, sầu riêng, chôm chôm,... Các hoạt động mua bán, trao đổi diễn ra ngay trên sông tại các xuồng, ghe, tạo một khung cảnh rất nhộn nhịp và tấp nập.
- HS mô tả lại.
- 2 HS đọc lại.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Gv hệ thống lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS ôn lại bài.
________________________________________________ 
Hoạt động tập thể: Sinh hoạt lớp
1. Gv nhận xét đánh giá mọi hoạt động trong tuần 22: 
- Các hoạt động và nề nếp sau Tết được giữ vững và phát huy tốt. 
- Trong giờ học HS hăng say phát biểu.
* Các tồn lại : Trực nhật còn một hôm chưa sạch.
- Một số em chưa tập trung học bài : 
2. Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì nề nếp tốt.
- Khắc phục mọi nhược điểm.
- Kiểm tra sách vở và đồ dùng HS.
- Làm tốt công tác vệ sinh lớp, trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoanloan lop42011(2).doc