Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2021-2022

Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2021-2022

ĐẠO ĐỨC

VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.

- Hiểu được được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.

2. Kĩ năng

- Có kĩ năng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch để vượt khó trong học tập

3. Năng lực

- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo

4. Phẩm chất

 Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.

 - Yêu mến, noi theo những tấm gương học sinh nghèo vượt khó.

*KNS:

 -Lập kế hoạch vượt khó trong học tập

 -Tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Máy chiếu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động 1: Khởi động

- HS kể câu chuyện đã sưu tầm về tấm gương vượt khó trong học tập

Hoạt động 2: Hoạt động thực hành: (30p)

1.Thảo luận nhóm (BT 2- trang 7)

+ Yêu cầu HS đọc tình huống trong bài tập 2- SGK.

- Các nhóm thảo luận (4 nhóm) và chia sẻ trước lớp

 

docx 29 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 170Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 : 
Thời gian thực hiện: Ngày 27/ 09 / 2021 đến ngày 02/10 / 2021
Thứ 2 ngày 27/09/2021
ĐẠO ĐỨC
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
- Hiểu được được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
2. Kĩ năng
- Có kĩ năng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch để vượt khó trong học tập
3. Năng lực
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
4. Phẩm chất
 Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
 - Yêu mến, noi theo những tấm gương học sinh nghèo vượt khó.
*KNS:
 -Lập kế hoạch vượt khó trong học tập
 -Tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Khởi động 
- HS kể câu chuyện đã sưu tầm về tấm gương vượt khó trong học tập
Hoạt động 2: Hoạt động thực hành: (30p)
1.Thảo luận nhóm (BT 2- trang 7)
+ Yêu cầu HS đọc tình huống trong bài tập 2- SGK.
- Các nhóm thảo luận (4 nhóm) và chia sẻ trước lớp
+ Trình bày những khó khăn mà bạn Nam gặp phải
+ Biện pháp khắc phục những khó khăn đó
- GV giảng giải những ý kiến mà HS thắc mắc.
- GV kết luận: trước khó khăn của bạn Nam, bạn có thể phải nghỉ học, chúng ta cần phải giúp đỡ bạn bằng nhiều cách khác nhau.Vì vậy mỗi bản thân chúng ta cần phải cố gắng khắc phục vượt qua khó khăn trong học tập, đồng thời giúp đỡ các bạn khác để cùng vượt qua khó khăn.
2. Làm việc nhóm đôi (BT3- SGK /7)
- GV giải thích yêu cầu bài tập.
- YC HS thảo luận theo nhóm đôi làm bài.
- GV cho HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận và khen những HS đã biết vượt qua khó khăn học tập.
3. Làm việc cá nhân (BT 4- SGK/ 7)
- GV nêu và giải thích yêu cầu bài tập: 
+ Nêu một số khó khăn mà em có thể gặp phải trong học tập và những biện pháp để khắc phục những khó khăn đó theo mẫu- GV giơ bảng phụ có kẻ sẵn như SGK.
- GV ghi tóm tắt ý kiến HS lên bảng.
- GV kết luận, khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục những khó khăn đã đề ra để học tốt.
*Giáo dục KNS: Mỗi bạn cần có kế hoạch vượt khó trong học tập và nhờ sự giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè
Hoạt động 4: Vận dụng (1- 2’) 
- Thực hiện những biện pháp đã đề ra để vượt khó khăn trong học tập; động viên, giúp đỡ các bạn gặp khó khăn trong học tập
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nều có)
TOÁN
BIỂU ĐỒ
Tiết 24 : BIỂU ĐỒ (TT)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
1. Kiến thức
- Bước đầu làm quen với biểu đồ tranh.
2. Kĩ năng
- HS bước đầu biết đọc thông tin trên biểu đồ tranh.
3. Năng lực:
- NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề
4. Phẩm chất
- Học tập tích cực, làm việc cẩn thận
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1 : Khởi động (3’): 
- TBHT điều hành lớp
+ Tìm tổng các số rồi lấy tổng chia cho số các số hạng
+ Nêu cách tìm số TBC
+Tìm số TBC của các số: 11; 12; 13; 14; 15
- GV kết luận, hướng dẫn cách nhẩm tìm số TBC với TH 3, 5, 7, 9...số tự nhiên liên tiếp. Số TBC là số ở giữa
 GV kết hợp giới thiệu bài.
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
 Làm quen với biểu đồ tranh (9-11’)
- GV treo biểu đồ các con của 5 gia đình cho HS quan sát
- GV gợi ý cho HS phát biểu: Cột bên trái ghi tên 5 gia đình, cột bên phải nói về số con của trai, con gái của 5 gia đình. Biểu đồ có 5 hàng, nhìn vào hàng thứ nhất ta biết gia đình cô Mai có 2 con gái...
- GV hướng dẫn HS đọc đúng nội dung của biểu đồ nêu trong tranh.
*GV chốt tác dụng của biểu đồ.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành : (18-20’)
Bài 1: Củng cố cách đọc biểu đồ
- HS đọc yêu cầu và quan sát biểu đồ(SGK)
- HS tự làm bài cá nhân vào vở. 
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
- Các em khác nhận xét, chữa bài.
*GV chốt và củng cố cách đọc biểu đồ theo cột.
*Bài 2: Củng cố kĩ năng đọc biểu đồ 
 - Quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi.
 - HS quan sát biểu đồ trong SGK và tìm hiểu nội dung qua biểu đồ.
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập, lớp thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
 - HS nối tiếp nhau trình bày kết quả.
 - HS cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
=> GV chốt và củng cố cách đọc số liệu trên bản đồ.
*Bài 3: a (Với HSNK yêu cầu hoàn thành cả bài)
 Củng cố kĩ năng đọc biểu đồ 
 - 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi và làm bài tập vào vở nháp. 
- 1 HS lên bảng chữa bài, HS các nhóm khác nghe và nhận xét. 
=>GV nhận xét chốt lại cách phân tích số liệu trên bản đồ.
Hoạt động 4 : Vận dụng (2’)
- Sưu tầm một số biểu đồ tranh.
- GV tổng kết tiết học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nếu có )
Bài tập cần làm( bài1, bài 2-a,b)
TIẾNG VIỆT
TẬP ĐỌC
TIẾT 9 : NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh,...
- Hiểu ND bài: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật (trả lời được các câu hỏi 1,2, 3) 
 * HS năng khiếu trả lời được CH4 (SGK ) .
2. Kĩ năng
 - Đọc rành mạch, trôi chảy biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
3.Năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Giáo dục HS đức tính trung thực, dũng cảm trong học tập và cuộc sống
 * GDKNS: Xác định giá trị ; Nhận thức về bản thân; Tư duy phê phán .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa SGK phóng to.
 - Máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1 : Khởi động (3’):
 Củng cố bài tập đọc “Tre Việt Nam” 
 - Gọi 1 HS đọc thuộc lòng bài Tre Việt Nam và trả lời các câu hỏi sau:
 ? Bài thơ ca ngợi phẩm chất gì? của ai?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
1. Luyện đọc đúng (10 – 11’)
- GV giới thiệu bài bằng tranh (Dựa vào tranh ở SGK)
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn: 4 đoạn
 + Đoạn 1: Ngày xưa....đến bị trừng phạt
 + Đoạn 2: Có chú bé....đến nảy mầm được
 + Đoạn 3: Từ mọi người...đến hạt thóc giống của ta
 + Đoạn 4: đoạn còn lại
- HS đọc tiếp nối đoạn (2 lượt)
 + Lượt 1: GV HD luyện đọc câu dài.
 + Lượt 2: Giúp HS hiểu nghĩa từ mới ( HS đọc thầm chú giải, HS đặt câu với từ: dõng dạc, sững sờ)
 - HS luyện đọc theo nhóm bàn . Thi đọc.
 - GV đọc mẫu
2.Tìm hiểu bài (10 – 11’)
- 1 HS 4 câu hỏi cuối bài:
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p)
- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp: 
+ Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi
+ Nhà vua làm cách nào để tìm dược người trung thực?
+ Nội dung của đoạn 1 là gì?( Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi)
+ Đến kỳ nộp thóc cho vua, chuyện gì đã xảy ra?
+ Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
+ Cậu bé Chôm được hưởng những gì do tính thật thà, dũng cảm của mình?
+ Theo em vì sao người trung thực lại đáng quý?
+ Đoạn 2,3,4 nói lên điều gì? (Cậu bé Chôm là người trung thực dám nói lên sự thật.)
+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
* Câu chuyện ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm nói lên sự thật và cậu được hưởng hạnh phúc.
- HS ghi vào vở – nhắc lại ý nghĩa
GDKNS: Chúng ta phải có đức tính trung thực và dũng cảm trong học tập và trong cuộc sống. Đó là đức tính tốt, giúp chúng ta tiến bộ
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành : 
 Luyện đọc diễn cảm diễn cảm (9 – 11’) 
- Gọi 4 HS đọc tiếp nối 4 đoạn của bài và nêu cách đọc.
- GV giới thiệu và hướng dẫn HS luyện đọc: Đoạn 2 (Bảng phụ)
- GV đọc mẫu 
- HS luyện đọc phân vai theo nhóm .
- Các nhóm thi đọc. GV bình chọn nhóm đọc hay, đúng.
 Hoạt động 4 : Vận dụng (1 – 2’)
- Qua bài đọc giúp các em hiểu điều gì? 
 - GV tổng kết tiết học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có )
Thứ 3 ngày 28/09/2021
TOÁN
Tiết 29: PHÉP CỘNG
I.MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
- Học sinh củng cố kiến thức về phép tính cộng các số đến sáu chữ số
2. Kĩ năng
- HS biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
3. Năng lực :
- NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề
4. Phẩm chất
- Học tập tích cực, tính toán chính xác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Khởi động (3’)
- TBVN điều hành lớp hát và vận động tại chỗ
- GV giới thiệu, dẫn vào bài mới
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
1. Hình thành phép cộng số có nhiều chữ số (10 - 12')
 - Nêu VD: a. 48352 + 21026 
 b. 367859 + 541728,
-2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp, đổi chéo kiểm tra bài
- GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của cả hai bạn trên bảng 
+ Em hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình ?
- Trình bày về
+ Cách đặt tính: các chữ số cùng 1 hàng thẳng cột với nhau
+ Cách tính: Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái.
- GV kết luận, chuyển hoạt động
=> Kl về 2 bước thực hiện phép cộng : Đặt tính – Tính .
 Hoạt động 3 : Luyện tập,thực hành (22-25') 
*Bài 1: Củng cố kĩ năng đặt tính và thực hiện phép cộng các số có đến sáu chữ số(8’)
- HS tự làm bài vào vở ô li. Sau đó gọi 4 HS lên bảng lớp chữa bài (mỗi HS 1 bài trong bài 1), HS cả lớp chú ý theo dõi và nhận xét.
 - GV chốt kết quả đúng: a) 6987 ; 7988 ; b) 9492 ; 9184
 - GV chốt lại cách thực hiện phép cộng như hoạt động 2.
*Bài 2 (dòng 1, 3): (Với HSNK yêu cầu làm hết cả bài)
 Củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng ( 8’)
 - HS tự làm bài vào vở ôli theo nhóm (mỗi nhóm 2 phép tính), gọi HS nêu kết quả.
 - HS cả lớp theo dõi và nhận xét. GV chốt kết quả đúng.
*Bài 3: Củng cố kĩ năng vận dụng vào giải toán có lời văn (7’)
 - Gọi 1 HS đọc đề bài => HS phân tích đề bài.
 -Yêu cầu cá nhân HS tự làm bài vào vở ôli, gọi 1 HS làm vào bảng nhóm.
 -Nhận xét ,chữa bài trên bảng nhóm.
 -Nhiều HS đọc bài làm của mình.
Bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- HS làm bài vào vở Tự học
 – Nêu cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính
Hoạt động 4 : Vận dụng (2’) 
- Nêu lại cách đặt tính và tính trong phép cộng
 - GV tổng kết tiết học.
IV. ĐIỂU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
Bài tập cần làm( bài 1; bài 2)
CHÍNH TẢ
Tiết 5: Nghe –viết : NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
1. Kiến thức: 
- Nghe - viết đúng đúng và trình bày đúng bài chính tả sạch sẽ, biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật; không mắc quá năm lỗi trong bài.
- Hiểu nội dung đoạn cần viết
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n và giải được câu đố về con vật chứa tiến ... ng đặt câu.
- HS nhận xét, đánh giá
+ Khi đặt câu cần lưu ý diều gì?
+ Hình thức: Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm
+ Nội dung: Diễn đạt trọn vẹn 1 ý
=>HS nhắc lại ghi nhớ.
Hoạt động 4 : Vận dụng (2’)
- Ghi nhớ khái niệm về danh từ
- GV tổng kết tiết học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có )
(Nội dung điều chỉnh : Không dạy danh từ chỉ khái niệm , danh từ chỉ đơn vị ; Chỉ làm bài 1,2 phần nhận xét)
LỊCH SỬ
Tiết 4 : NƯỚC ÂU LẠC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức
 - Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc: Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc. Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi; nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại.
 * HS năng khiếu: 
 - Biết những điểm giống nhau của người Lạc Việt và Âu Việt.
 - Biết sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc (nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa).
2. Kĩ năng
 - So sánh được điểm giống và khác nhau trong đời sống của người Lạc Việt và người Âu Việt
- Kĩ năng đọc lược đồ, kĩ năng kể chuyện
3. Năng lực
- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
4. Phẩm chất
- Giáo dục HS không chủ quan, lơ là trong mọi tình huống
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy chiếu
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động1: Khởi động: (4p)
 -Yêu cầu HS kể chuyện Chiếc nỏ thần.
- Nhận xét và giới thiệu vào bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
 1.So sánh cuộc sống của người Lạc Việt và Âu Việt (10’)
- GV phát phiếu:Hãy điền dấu X vào ô trống sau những điểm giống nhauvề
cuộc sống của người Lạc việt Và người Âu Việt:
 Sống cùng trên một địa bàn
 Đều biết chế tạo đồng hồ
 Đều biết rèn sắt
 Đều trồng lúa và chăn nuôi
 Tục lệ có nhiều điểm giống nhau
- HS đọc SGK và làm bài cá nhân => Học sinh trình bày kết quả bài làm
- GV nhận xét bổ sung và rút ra kết luận :“Cuộc sống của người Âu Việt và người Lạc Việt có nhiều điểm tương đồng và họ sống hòa hợp với nhau.”
2.Xác định vị trí nước Âu Lạc trên lược đồ( 8’)
- HS xác định trên lược đồ hình 1 nơi đóng đô của nước Âu lạc và so sánh : Sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu lạc
3. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà. (13’)
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đoạn từ “năm 207 TCNPhương Bắc”
-YC HS kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của ND Âu lạc
+Vì sao cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà thất bại?
+Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. 
=>Học sinh trả lời giáo viên nhận xét bổ sung.
=>Ghi nhớ : SGK
Hoạt động 4 : Vận dụng : (2’)
Liên hệ giáo dục ý thức cảnh giác cho HS
Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nều có)
KHOA HỌC
Tiết 11: MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức
- Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp, 
2. Kĩ năng
- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà. 
3.Năng lực :
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác 
4. Phẩm chất
- Có ý thức tham gia một số công việc đơn giản ở nhà..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Khởi động (3’)
+ Vì sao cần ăn nhiều rau và quả chín?
+ Để thực hiện VS ATTP ta cấn làm gì?
- HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT
-GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
1. Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn (10-12’)
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ trang 24, 25 / SGK và thảo luận nhóm 2 rồi chia sẻ trước lớp theo các câu hỏi sau: 
+ Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong các hình minh hoạ?
+ Gia đình các em thường sử dụng những cách nào để bảo quản thức ăn?
+ Các cách bảo quản thức ăn đó có lợi ích gì?
*GV: Có nhiều cách để giữ thức ăn được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu. Các cách thông thường có thể làm ở gia đình là: Giữ thức ăn ở nhiệt độ thấp bằng cách cho vào tủ lạnh, phơi sấy khô hoặc ướp muối. 
2. Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn (11-14’)
- GV nêu lí do phải bảo quản thức ăn.
? Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì?
- Học sinh trả lời câu hỏi. 
- Giáo viên nhận xét bổ sung .
*GV chốt: Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là: Làm cho các vi sinh vật không có môi trường hoạt động hoặc ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành : (11-13’)
Tìm hiểu một số cách bảo quản thức ăn ở gia đình 
- GV phát phiếu học tập cá nhân
Điền vào bảng sau tên 3 đến 5 loại thức ăn và cách bảo quản ở gia đình em?
Tên thức ăn
Cách bảo quản
1
2
3
4
5
- Học sinh trình bày kết quả.
- HS khác và GV nhận xét bổ sung.
* GV nhắc nhở HS cần bảo quản thức ăn trong thời gian nhất định và khi mua thức ăn đã được bảo quản cần xem kĩ hạn sử dụng.
Hoạt động 4: Vận dụng (2’)
- Khi muốn sử dụng các loại thịt đã để trong ngăn đá, chúng ta phải làm như thế nào để hạn chế làm mất chất dinh dưỡng?
- HS nhắc lại ghi nhớ SGK.
- GV tổng kết tiết học .
 IV. ĐIỂU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nếu có)
Thứ 6 ngày 01/10/2021
TOÁN
Tiết 32: BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ 
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa hai số .
2. Kĩ năng
- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ 
3. Năng lực
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic
4.Phẩm chất
- HS chăm chỉ học bài
* BT cần làm: Bài 1, bài 2 (a, b), bài 3 (hai cột)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy chiếu
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Khởi động (3’)
Tổ chức trò chơi củng cố về cách đọc các số có nhiều chữ số
- TK trò chơi- GV giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (12’)
1.Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ: 
 - GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ.
+ Muốn biết cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào ?
+ Nếu anh câu được 3 con cá và em câu được 2 con cá thì hai anh em câu được mấy con cá ?
 - GV nghe HS trả lời và viết 3 vào cột Số cá của anh, viết 2 vào cột Số cá của em, viết 3 + 2 vào cột Số cá của hai anh em.
GV làm tương tự với các trường hợp anh câu được 4 con cá và em câu được 0 con cá, anh câu được 0 con cá và em câu được 1 con cá, 
+ Nếu anh câu được a con cá và em câu được b con cá thì số cá mà hai anh em câu được là bao nhiêu con ?
GV: a + b được gọi là biểu thức có chứa hai chữ.
b. Giá trị của biểu thức chứa hai chữ
GV thao tác trên máy tính: Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b bằng bao nhiêu? ( HS trả lời )
 - GV nêu: Khi đó ta nói 5 là một giá trị của biểu thức a + b
 - GV làm tương tự với a = 4 và b =o; a = 0 và b = 1
? Khi biết giá trị cụ thể của a và b, muốn tính gtrị của biểu thức a + b ta làm tnào?
Hoạt động 3: Luyện tập (15’)
 Bài 1: 
- GV cho xuất hiện nội dung trên màn hình. Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cho HS hoạt động cá nhân làm bài tập vào vở, sau đó gọi 4 HS tiếp nối lên bảng chữa bài, HS cả lớp chú ý và nhận xét, GV nhận xét
 Bài 2a,b: 
 - GV treo bảng phụ. - Gọi 1 HS đọc nội dung và yêu cầu bài 
 YC HS tự làm bài vào vở. Rồi yêu cầu 2HS lên bảng làm bài trên bảng phụ và gọi HS cả lớp nhận xét .GV chốt kết quả đúng.
 Bài 3 (2 cột): 
 - GV treo bảng phụ, gọi 1 HS đọc nội dung, yêu cầu bài. 
 - HS làm bài cá nhân, GV theo dõi HD thêm cho HS
 - Gọi 2HS lên bảng chữa bài, Cả lớp chú ý nxét kết quả. GV chốt kết quả đúng.
Bài 4 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- HS tự làm bài vào bảng trong SGK
- Đổi chéo tự chữa bài cho bạn
- GV tổng kết tiết học.
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
TẬP LÀM VĂN
Tiết 9 : ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
 - Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện (ND ghi nhớ). 
2. Kĩ năng
- Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
3. Năng lực :
- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo
4. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Máy chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1 : Khởi động (3’): 
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
 Thế nào là cốt chuyện? Cốt truyện có những phần nào? (1 HS trả lời)
- GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
1. Nhận diện, đặc điểm loại văn: (15’)
Bài 1: Tìm hiểu các sự việc tạo thành cốt truyện
 - GV chia nhóm ( nhóm 4 ) và giao việc
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
 - Các nhóm thảo luận và hoàn thành bài vào bảng phụ.
 - Các nhóm gắn bài lên bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung. 
=> kết luận lời giải đúng.
Bài 2: Tìm hiểu dấu hiệu nào nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn? 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 2.
- HS trả lời các câu hỏi miệng, GV nhận xét, kết luận.
Bài 3: Tìm hiểu về nội dung của đoạn văn.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3
- HS suy nghĩ và rút ra nhận xét: Mỗi đoạn trong bài văn kể chuyện kể về điều gì?
Đoạn văn được nhận ra là nhờ dấu hiệu nào? (phần ghi nhớ)
- 2-3 HS đọc ghi nhớ.
- HS lấy ví dụ.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành : (18’) 
- HS quan sát 2 bức tranh
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp nội dung bài tập
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
- Gọi HS đọc kết quả bài tập
- Cả lớp và GV nhận xét, khen những HS có hướng giải quyết hay. 
Hoạt động 4 : Vận dụng (2’) 
- Ghi nhớ hình thức đoạn văn
-GV tổng kết tiết học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nếu có )
HĐTT:
TUẦN 4
I. MỤC TIÊU:
- Đánh giá hoạt động trong tuần.
- Nắm được những mặt mạnh, mặt yếu trong tuần.
- HS biết tự sửa khuyết điểm và khuyến khích HS phát huy thế mạnh.
II. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Khởi động
Cả lớp hát một bài.
*Hoạt động 2: (22-24’): Nhận xét tuần 4
- Thực hiện theo tổ: Các tổ tự đánh giá, nhận xét tổ mình.
- Tổ trưởng nêu kết quả xếp loại của từng thành viên trong tổ mình.
- Nêu lí do xếp loại từng thành viên.
- GV nhận xét, nhắc nhở những HS vi phạm nội quy của lớp cần sửa chữa khuyết điểm.
- Những HS vi phạm nội quy của lớp cam kết không tái phạm trong tuần tới.
*Hoạt động 3: (3-5’): Kế hoạch tuần 5
- Dạy và học theo chương trình tuần 5.
- Tiếp tục ổn định các nền nếp: xếp hàng ra, vào lớp; sinh hoạt 15 phút đầu giờ; kỉ luật trật tự trong giờ học; cách xưng hô với thầy cô và bạn bè; ...
- Phát động tháng “An toàn giao thông”.
- Tiếp tục phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến”.
- Phát huy các ưu điểm, khắc phục các nhược điểm trong tuần 3.
*Hoạt động 3: (2-3’): Nhận xét giờ học
GV nhận xét và nhắc nhở HS thực hiện nhiệm vụ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lop_4_tuan_4_nam_hoc_2021_2022.docx