Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thu

Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thu

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 1)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất

- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

* HS năng khiếu đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 85 tiếng/phút).

* HSKT: Đọc đúng , đọc rõ ràng một bài tự chọn.

- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- HS có phẩm chất học tập tích cực, chăm học, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: + Các phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc; + Học liệu điện tử

 + Một số từ khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.

- HS: SGK, vở viết

 

docx 40 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 133Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 27 tháng 3 năm 2023
 CHÀO CỜ
________________________________
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 1)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
* HS năng khiếu đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 85 tiếng/phút).
* HSKT: Đọc đúng , đọc rõ ràng một bài tự chọn.
- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- HS có phẩm chất học tập tích cực, chăm học, chăm chỉ..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Các phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc; + Học liệu điện tử
 + Một số từ khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.
- HS: SGK, vở viết
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p)
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học
- HS hát, vận động tại chỗ
2. Khám phá: (35p)
HĐ 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng: (1/3 lớp)
- GV gọi HS lên bảng bốc thăm bài đọc: 
- Gọi 1 HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc
- Nhận xét trực tiếp từng HS.
HĐ 2: Tóm tắt vào bảng sau nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm “Người ta là hoa đất”
+ Trong chủ điểm “Người ta là hoa đất” (tuần 19, 20, 21) có những bài TĐ nào là truyện kể?
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng; khen ngợi/ động viên.
3. Luyện tập:
4. Vận dụng:
- Nêu lại nội dung kiến thức tiết học hôm nay.
Cá nhân - Cả lớp
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
HS thực hiện nhóm 2 – Lớp
- 1 HS đọc yêu cầu 
+ Bài: Bốn anh tài, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
* Tên bài: Bốn anh tài
* Nội dung chính: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa: trừ ác, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây.
* Nhân vật: Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng, yêu tinh, bà lão chăn bò.
* Tên bài: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
* Nội dung chính: Ca ngợi anh hùng lao động Trần đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khao học trẻ của đất nước.
* Nhân vật: Trần Đại Nghĩa.
- Đọc lại tất cả các bài tập đọc thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất
- Lập bảng thống kê tác giả, tác phẩm, thể loại của các bài tập đọc thuộc chủ điểm này.
- Chia sẻ với người thân.
----------------------- @&? ----------------------------
TOÁN
Tiết 136: LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Ôn tập một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi.
- Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.
- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- HS có phẩm chất học tập tích cực, chăm học, chăm chỉ..
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3.
* HSKT:Bài tập 1, bài 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bảng phụ. Học liệu điện tử
 - HS: Sách, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
+ Bạn hãy nêu cách tính diện tích hình thoi ?
+ Bạn hãy viết công thức tính diện tích hành thoi ra bảng con.
- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài 
- HS hát, vận động tại chỗ
+ Phát biểu quy tắc.
+ Viết công thức tính: S = 
2. Khám phá (30p)
Bài 1: Gắn bảng phụ, mời HD đọc và nêu YC của BT.
+ Vì sao câu d sai?
- Động viên HS chia sẻ với cả lớp về đặc điểm của hình vuông và hình chữ nhật.
Bài 2: 
Gắn bảng phụ, mời HD đọc và nêu YC của BT.
+ Tại sao câu a sai? 
- Động viên HS chia sẻ với cả lớp về đặc điểm của hình thoi.
Bài 3:
- Động viên HS chia sẻ với cả lớp về cách tính diện tích các hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.
Bài 4 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Chốt cách tính diện tích hình CN
3. Luyện tập (2p)
- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ lớp
Đáp án:
a – Đ ; b – Đ ; c – Đ ; d – S
+ Câu d sai vì tứ giác ABCD trong hình vẽ là hình chữ nhật nên 4 cạnh không thể bằng nhau.
Đáp án: 
a – S ; b – Đ ; c – Đ ; d – Đ
+ Câu a sai vì hình thoi có 4 cạnh dài bằng nhau.
+ Hình thoi có hai cặp cạnh đối diện và 4 cạnh dài bằng nhau.
Đáp án: A: Hình có diện tích lớn nhất là hình vuông 
Vì: 
DT hình vuông : 5 x 5 = 25 (cm2)
(Cạnh nhân với cạnh)
DT hình chữ nhật : 6 x 4 = 24 (cm2)
(Chiều dài nhân chiều rộng)
DT hình bình hành: 5 x 4 = 20 (cm2)
(Độ dài đáy nhân với chiều cao)
DT hình thoi : 6 x 4 : 2 = 12 (cm2)
(Tích của độ dài hai đường chéo chia 2)
- HS làm vở Tự học – Chia sẻ lớp
Bài giải
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
56 : 2 = 28 (cm)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
28 – 18 = 10 (cm)
 Diện tích HCN là:
18 x 10 = 180 (cm 2)
 Đáp số: 180cm2
- Chữa lại các phần bài tập làm sai
- Tìm các bài tập trong VBT toán và giải.
----------------------- @&? ----------------------------
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nghe - viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài văn miêu tả.
- Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) để kể, tả hay giới thiệu.
- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả. 
* HSNK: Viết được kiểu chữ sáng tạo.
* HSKT: Nhìn sách viết được bài chính tả đúng yêu cầu.
- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- HS có phẩm chất học tập tích cực, chăm học, chăm chỉ..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: + Tranh, ảnh hoa giấy minh hoạ cho đoạn văn ở BT1. + Học liệu điện tử
 + 3 tờ giấy khổ to để HS làm BT2.
 - HS: Vở, bút,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p)
- GV dẫn vào bài mới
- HS hát, vận động tại chỗ
2. Khám phá:
Viết chính tả: (27p))
* Trao đổi về nội dung đoạn cần viết 
- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết.
+ Nêu nội dung đoạn viết?
- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.
- 1 HS đọc - HS lớp đọc thầm
+ Bài Hoa giấy giới thiệu về vẻ đẹp giản dị của hoa giấy. Hoa giấy có nhiều màu: màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết.
- HS nêu từ khó viết: trắng muốt tinh khiết, thoảng, tản mát
- Viết từ khó vào vở nháp
* Viết bài chính tả 
- GV lưu ý HS các câu thơ cách lề 1 ô vuông
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- HS nghe - viết bài vào vở
* Đánh giá và nhận xét bài: 
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
3. Luyện tập (10p)
* Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu BT2.
+ Câu a yêu cầu các em đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu hỏi nào các em đã học?
+ Câu b yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu nào?
+ Câu c yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu nào?
4. Vận dụng (2p)
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
+ Kiểu câu: Ai làm gì?
+ Kiểu câu: Ai thế nào? 
+ Kiểu câu: Ai là gì?
Ví dụ:
a. Đến giờ ra chơi, chúng em ùa ra sân trường như một đàn ong vỡ tổ. Các bạn nam đá cầu. Các bạn nữ nhảy dây. Riêng em và mấy bạn chỉ thích đọc truyện dưới gốc cây bàng.
b. Lớp em mỗi bạn một vẻ: Thu Hương thì luôn dịu dàng, vui vẻ. Hoa thì bộc tuệch, nhưng tốt bụng. Thắng thì nóng nảy như Trương Phi
c. Em xin giới thiệu với các chị thành viên trong tổ em: Em tên là Na. Em là tổ trưởng tổ 2. Bạn Hiền là học sinh giỏi Toán Cấp huyện. Bạn Nam là học sinh giỏi môn tiếng Việt
- Sửa các lỗi sai trong bài viết
- Viết lại các đoạn văn cho hay hơn.
- Luyện viết theo kiểu chữ sáng tạo.
----------------------- @&? ----------------------------
BUỔI CHIỀU
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nghe - viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ lục bát.
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1
- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- HS có phẩm chất học tập tích cực, chăm học, chăm chỉ..
* HSKT: viết được cả bài chính tả khi nghe GV đọc. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu. + Học liệu điện tử
- HS: VBT, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (2p)
- GV giới thiệu và dẫn vào bài mới
-LP điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Khám phá (35p)
HĐ 1:Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng: (1/3 lớp)
- Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
Chú ý: HS tiếp thu chưa tốt GV có thể đưa ra những lời động viên để lần sau tham gia tốt hơn. 
HĐ 2: Ôn lại các bài Tập đọc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu
- GV giao việc: Các em đọc tuần 22, 23, 24 và tìm các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
* Trong chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu có những bài tập đọc nào?
- Cho HS trình bày nội dung chính của mỗi bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: (GV treo bảng tiổng kết về nội dung chính của các bài).
HĐ3: Nghe – viết: Cô Tấm của mẹ
** Hướng dẫn chính tả:
- GV đọc bài thơ Cô Tấm của mẹ một lượt.
- Cho HS quan sát tranh.
- Cho HS đọc thầm lại bài chính tả.
- Nêu nội dung bài viết?
** Luyện viết từ ngữ khó:
+ Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: 
** HS viết bài:
- GV đọc cho HS viết.
- GV đọc từng câu hoặc cụm từ.
- GV đọc một lần cho HS soát bài.
** Chữa bài, nhận xét bài:
- GV chữa và nhận xét 5 đến 7 bài
- GV nhận xét chung, sửa bài.
3. Luyện tập (2p)
Cá nhân - Lớp
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS đọc bài trong 3 tuần.
Cá nhân – Lớp
+ Có 6 bài.
* Sầu riêng, chợ tết, Hoa học trò, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Vẽ về cuộc sống an toàn, Đoàn thuyền đánh cá.
¶ Sầu riêng: Giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng – loại cây ăn quả đặc sản của miến Nam nước ta.
¶ Chợ Tết: Bức tranh chợ tết miến Trun ... oán YC tìm gì?
 + Để tìm được hai số, ta áp dụng cách giải dạng toán nào?
 + Các bước giải bài toán là gì?
- GV chốt KQ đúng; khen ngợi/ động viên.
 Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài toán.
+ Tổng của hai số là bao nhiêu?
+ Tỉ số của hai số là bao nhiêu?
- GV chốt đáp án, chốt lại các bước giải bài toán. Lưu ý cách xác định tỉ số cho dưới dạng ẩn.
Bài 2 + bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
3. Luyện tập (2p)
 Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Lớp
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 Giải:
Ta có sơ đồ:
 ?m
Đoạn 1:
Đoạn2: 28m 
 ?m
Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 3 = 4 (phần)
Đoạn thứ nhất dài là: 28 : 4 x 3 = 21 (m)
Đoạn thứ hai dài là: 28 – 21 = 7 (m)
 Đáp số: Đoạn 1: 21m
 Đoạn 2: 7 m
+ Là 72.
+ Vì giảm số lớn đi 5 lần thì được số nhỏ nên số lớn gấp 5 lần số nhỏ (số nhỏ bằng số lớn).
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp
 Giải:
Vì giảm số lớn 5 lần thì được số bénen số lớn gấp 5 lần số bé.
Ta có sơ đồ:
 ?
Số lớn:
Sốbé: 72
 ?
Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 5 = 6 (phần)
Số bé là: 72 : 6 = 12
Số lớn là: 72 – 12 = 60
 Đáp số: SB:12 
 SL: 60
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
* Bài 2: 
 Tổng số phần bằng nhau là:
 2 + 1 = 3 (phần)
Số bạn nam là:
 12 : 3 = 4 (bạn)
 Số bạn nữ là: 12 - 4 = 8 (bạn)
 Đáp số: bạn nam: 4 bạn
 bạn nữ: 8 bạn
* Bài 4:
HS có thể nêu bài toán: Hai thùng đựng 180 l dầu. Biết số dầu ở thùng thứ nhất bằng số lít dầu ở thùng thứ hai. Tính số lít dầu có trong mỗi thùng và tự giải bài toán
- Chữa lại các phần bài tập làm sai
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải
----------------------- @&? ----------------------------
BUỔI CHIỀU
ĐỌC THƯ VIỆN
ĐỌC TO NGHE CHUNG
----------------------- @&? ----------------------------
LUYỆN TOÁN 
 LUYỆN TẬP CHUNG: LUYỆN TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ, 
TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết cách tìm 2 số khi biết tổng và tỉ 2 số đó. Giải toán có lời văn về tìm 2 số khi biết tổng và tỉ 2 số đó.
- GD học sinh thuộc quy tắc để áp dụng làm bài tập.
- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- HS có phẩm chất học tập tích cực, chăm học, chăm chỉ..
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (1p)
2. Luyện tập:
a. Giới thiệu bài: Ôn tập (7p)
- Nêu câu hỏi củng cố cách cách thực hiện giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ, tổng hiệu số của hai số đó.
- Nhận xét, Củng cố thực hiện phép chia. 
3. Luyện tập: (25p)
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống 
Tổng của hai số
72
120
45
Tỉ của hai số
Số bé
Số lớn
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Nhận xét
Bài 2: Hai túi gạo cân nặng 54kg. Túi thứ nhất cân nặng bằng túi thứ hai. Hỏi mỗi túi cân nặng bao nhiêu kg?
- Yêu cầu HS tự đọc đề toán rồi tự tóm tắt và giải vào vở, 1HS lên bảng tóm tắt và giải. Lớp nhận xét.
- Nhận xét, kết luận.
Bài 3:VBT
- Nêu yêu cầu ,thảo luận N2, làm bài vào vở – 1em lên bảng giải 
- HDHS còn lúng túng ,nhận xét sửa sai ,dưa ra đáp án .
3. Vận dụng: (2p)
- Em hãy nêu lại cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.
- Nhận xét tiết học
- Tự lấy ví dụ, rồi thực hiên tìm kết quả. Cả lớp thực hiện theo cá nhân vào vở.
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài cá nhân và trao đổi kết quả.
Tổng của hai số
72
120
45
Tỉ của hai số
Số bé
12
15
18
Số lớn
60
105
27
Bài giải
Tổng số phần 4 + 5 = 9 ( phần )
Túi thứ nhất cân nặng là:
54 : 9 4 = 24 (kg)
Túi thứ hai cân nặng là:
 54 - 24 = 30 (kg)
 Đáp số: Túi thứ nhất: 24 kg 
 Túi thứ hai: 30 kg
Bài giải
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
3 + 2 = 5 (phần)
Số thóc của kho thứ nhất chứa là:
125 : 5 x 3 = 75 (tấn)
Số thóc của kho thứ nhất chứa là:
125 - 75 = 50 (tấn)
Đáp số: Kho 1: 75 tấn thóc. 
 Kho 2: 50 tấn thóc
----------------------- @&? ----------------------------
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 8)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Củng cố KT về văn miêu tả
- Nhớ viết đúng 3 khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá
- Viết được lời mở bài gián tiếp hoặc 1 đoạn văn tả một bộ phận của cây cối.
- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- HS có phẩm chất học tập tích cực, chăm học, chăm chỉ..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bảng phụ + Học liệu điện tử
 - HS: Sách, bút, VBT
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3p)
- GV dẫn vào bài mới
- LT điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Khám phá (35p)
a. Hoạt động viết chính tả:
* Mục tiêu: Nhớ viết đúng 3 khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá
* Cách tiến hành:
- Gắn bảng phụ, mời HS đọc lại 3 khổ thơ.
- Xác định những từ ngữ khó viết hoặc dễ viết lẫn.
- Bỏ bảng phụ, YC HS nhớ viết lại ND 3 khổ thơ đó.
- HS viết xong, gắn bảng phụ, YC HS nhìn bảng phụ, kiểm tra chéo KQ bài viết.
b. HĐ Luyện tập làm văn:
- Gọi HS đọc và nêu YC của BT.
- YC HS nhớ lại cách mở bài gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối, sau đó viết bài.
- Mời HS đọc đoạn văn của mình trước lớp.
- Mời cả lớp cùng nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, sửa câu, từ cho HS
* Liên hệ: 
- Mời HS chia sẻ về ích lợi của cây cối với cuộc sống
- Mời HS nêu một số biện pháp bảo vệ cây xanh.
- Nhận xét, khen ngợi/ động viên.
3. Luyện tập (2p)
Cá nhân - Cả lớp
- Thực hiện theo HD của GV và viết bài.
- HS nêu: cài then, sập cửa, căng buồm, thoi, dệt, luồng, nuôi lớn,...
VD: + Mở bài gián tiêp:
 Vườn của ông nội em có rất nhiều cây ăn quả : bưởi, táo, nhãn, cam,  Mùa nào thức nấy, quanh năm gia đình em được thưởng thức trái cây vườn nhà. Trong khu vườn ấy, em thích nhất cây xoài.
 + Đoạn văn tả các bộ phận của cây:
 Cây xoài này em ông em trồng đã 6 năm. Em cũng không rõ đó là giống xoài gì chỉ biết là ăn rất ngon. Thân cây lớn, màu nâu nhạt, cao trội hơn các cây mọc xung quanh. Cách gốc cây khoảng 1 m thì các cành xoài chĩa ngang, chia thành nhiều nhánh. Lá xoài thon, dài, màu xanh đậm, nổi rõ các đường gân trên mặt lá.
Hoặc:
 Cây xoài ra nhiều quả lắm. Xoài kết thành chùm, mỗi chùm 5-6 quả, lúc nào cũng đung đưa trong gió. Những quả xoài to trông hệt như hai bàn tay úp lại, tròn căng, khoác áo vàng tươi trông đến là đẹp mắt.
- HS chia sẻ lợi ích và các biện pháp bảo vệ cây.
- Chữa các lỗi trong đoạn văn
- Hoàn thiện bài văn tả cây cối
----------------------- @&? ----------------------------
SINH HOẠT LỚP
SƠ KẾT HOẠT ĐỘNG TUẦN 28; NỤ CƯỜI THÂN THIỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Đánh giá mọi hoạt động trong tuần. 
- Đề ra phương hướng tuần 29
- KNS: Kĩ năng Tự bảo vệ mình
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. NỘI DUNG: 
*Hoạt động 1: Sơ kết tuần
1.Cán sự lớp nhận xét 
2.GV nhận xét:
*Ưu điểm: - HS ngoan, lễ phép, đoàn kết với bạn bè
 - Đi học đúng giờ, học bài và làm bài trước khi tới lớp
- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
* Nhược điểm:
- Về nhà một số em chưa hoàn thành bài tập đầy đủ
- Kết quả học tập chưa cao
3. Phương hướng tuần 29:
- Duy trì nề nếp đã đạt được
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng
4. Vui văn nghệ:
- HS biểu diễn các tiết mục theo phân công.
*Hoạt động 2: 
Phần 2 : NỤ CƯỜI THÂN THIỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS nhận ra được nét thân thiện, tươi vui của các bạn trong tập thể lớp, đồng thời muốn học tập các bạn ấy.
- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Giúp HS trải nghiệm mang lại niềm vui, nụ cười cho bản thân và cho bạn bè.
- HS không quên giữ thái độ thân thiện, vui tươi với mọi người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Gương soi. Ảnh các kiểu cười khác nhau. 
- HS: Sách giáo khoa; truyện hài dân gian, truyện hài trẻ em.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
- GV chiếu lần lượt ảnh có các kiểu cười khác nhau: cười tủm tỉm, cười mỉm, cười sặc sụa, cười tít mắt, cười bĩu môi,... YCHS bắt chước cười như trong ảnh.
- GV dẫn dắt, vào bài.
2. Khám phá:
*Hoạt động 1: Kể về những bạn trong lớp có nụ cười thân thiện.
- YCHS gọi tên những bạn có nụ cười thân thiện trong lớp. 
- GV phỏng vấn những bạn được gọi tên:
+ Em cảm thấy thế nào khi cười với mọi người và khi người khác cười với em?
+ Kể các tình huống có thể cười thân thiện.
- GV kết luận: Ta cảm thấy vui, thích thú, ấm áp, phấn khởi khi cười. Ta cười khi được gặp bố mẹ, gặp bạn, được đi chơi, được tặng quà, khi nhìn thấy bạn cười, được quan tâm, được động viên, được yêu thương.
*Hoạt động 2: Kể chuyện hoặc làm động tác vui nhộn.
- GV cho HS thực hành đọc nhanh các câu dễ nói nhịu để tạo tiếng cười: 
+ Đêm đông đốt đèn đi đâu đấy. Đêm đông đốt đèn đi đãi đỗ đen đây. 
+ Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch.
- GV gọi HS đọc nối tiếp, đồng thời cổ vũ HS đọc nhanh.
- YCHS thảo luận nhóm 4, tìm các chuyện hài, hoặc động tác gây cười và trình diễn trước các bạn. 
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
- Em cảm thấy thế nào khi mang lại niềm vui cho các bạn? 
- Vì sao em lại cười khi nghe / nhìn bạn nói?
- GV kết luận: Trong cuộc sống, ta luôn đón nhận niềm vui, nụ cưới từ người khác và mang niềm vui, nụ cười cho người quanh ta.
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:
- HD mẫu về sắm vai đối lập:
 Ví dụ: Khi đi sinh nhật bạn, một HS chạy vội đến, vấp ngã, cáu kỉnh, nói lời khó nghe, khi chụp ảnh chung lại cau có. Một HS khác chạy vội, cũng vấp ngã, nhưng đứng dậy mỉm cười và nói một câu đùa.
- Cùng HS phân tích hai tình huống đó:
+ Vì sao bạn thứ hai cũng gặp chuyện bực mình mà vẫn tươi cười?
+ Có phải lúc nào cũng tươi cười được không? (Phải có chút cố gắng, nghĩ tích cực, nghĩ đến người khác, không ích kỷ, muốn người khác dễ chịu)
− GV gợi ý một số tình huống cụ thể khác: Mẹ đi làm về mệt mà vẫn mỉm cười; Hàng xóm ra đường gặp nhau không cười mà lại cau có, khó chịu thì làm cả hai đều thấy rất buồn bực
4. Cam kết, hành động:
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà em hãy cùng bố mẹ đọc một câu chuyện vui.
- HS quan sát, thực hiện theo HD.
- 2-3 HS nêu.
- 2-3 HS trả lời.
- HS lắng nghe. 
- HS thực hiện cá nhân.
- HS thực hiện đọc nối tiếp.
- HS thảo luận nhóm 4.
- 2-3 HS trả lời.
- 2-3 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- 2-3 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
----------------------- @&? ----------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2022_2023_nguyen_thi_t.docx