Kế hoạch bài học môn: Luyện từ và câu - Bài: Mở rộng vốn từ: cái đẹp

Kế hoạch bài học môn: Luyện từ và câu - Bài: Mở rộng vốn từ: cái đẹp

I – Mục tiêu:

Giúp Hs:

1. Kiến thức:

- Làm quen và hiểu nghĩa một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp.

- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm Cái đẹp. Nắm nghĩa các từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp, biết đặt câu với các từ đó.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng các câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp vào các tình huống cụ thể khi nói, viết.

3. Thái độ:

- Yêu cái đẹp, thích học hỏi và trao dồi vốn từ về cái đẹp.

 

docx 6 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học môn: Luyện từ và câu - Bài: Mở rộng vốn từ: cái đẹp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/2/2014 	Trường: Tiểu học Bến Tre 
Ngày dạy: 20/2/2014	GVHD: Nguyễn Thị Kim Liên
Tuần 23	GSTT: Phan Thị Hồng Loan
Lớp: 43
Kế Hoạch Bài Học
Môn: Luyện từ và câu
Bài: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp
I – Mục tiêu:
Giúp Hs:
1. Kiến thức:
- Làm quen và hiểu nghĩa một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp.
- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm Cái đẹp. Nắm nghĩa các từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp, biết đặt câu với các từ đó.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng các câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp vào các tình huống cụ thể khi nói, viết.
3. Thái độ:
- Yêu cái đẹp, thích học hỏi và trao dồi vốn từ về cái đẹp.
II – Đồ dùng học tập:
- Bảng phụ để ghi các bài tập.
III - Các hoạt động dạy học:
TG
Hoat động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
30’
1’
7’
7’
7’
7’
1’
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi Hs: Hãy nêu tác dụng của dấu gạch ngang.
- Gọi 2 Hs đọc đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa em và bố mẹ về tình hình học tập của em trong tuần qua, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang.
- Gọi Hs nhận xét.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
² Tiết luyện từ và câu hôm nay các em sẽ được mở rộng và hệ thống hóa vốn từ theo chủ điểm Cái đẹp. Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp vào các tình huống phù hợp thông qua bài: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp.
- Gv ghi tựa bài lên bảng.
3.2. Hướng dẫn Hs làm bài tập:
Bài tập 1:
- Yêu cầu Hs mở SGK trang 52 đọc nội dung bài tập 1.
- Gọi Hs xác định yêu cầu bài tập.
- Gv treo bảng phụ bài tập lên:
Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Hình thức thường thống nhất với nội dung
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
Cái nết đánh chết cái đẹp.
Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo thì lòng mới ngon.
- Hướng dẫn: để làm được bài tập này, các em đọc lại các câu tục ngữ đã cho. Cùng tìm hiểu xem ý nghĩa của các câu tục ngữ muốn nói về phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài hay hình thức thường thống nhất với nội dung.
- Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài:
+ Phẩm chất là những giá trị đạo đức tốt đẹp trong mỗi con người.
+ Hình thức là vẻ đẹp bên ngoài của mỗi con người.
Giá trị đạo đức tốt đẹp bên trong của mỗi con người quý hơn vẻ đẹp về hình thức bên ngoài.
- Hình thức thường thống nhất với nội dung:
Nhìn vẻ bên ngoài của mỗi con người ta có thể hiểu hay đánh giá được bản chất bên trong của họ.
² Các em hãy thảo luận theo nhóm đôi, dùng bút chì nối từng ô bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp.
- Gọi Hs lên bảng làm bảng phụ.
- Gọi vài Hs đọc bài tập.
- Gv treo bảng phụ lên.
- Gọi Hs nhận xét.
- Gv nhận xét.
- Hỏi Hs có hiểu hết ý nghĩa các câu tục ngữ hay không ?
- Gọi Hs giải thích các câu tục ngữ.
- Gv giải thích các câu tục ngữ cho Hs chưa hiểu.
- Gọi vài Hs học thuộc lòng các câu tục ngữ trên.
Bài tập 2:
- Gọi Hs đọc nội dung bài tập 2.
²Xác định cho cô yêu cầu bài tập ?
Hướng dẫn: Bài tập này yêu cầu các em hãy đưa ra một tình uống phù hợp trong đó có sử dụng các câu tục ngữ của bài tập 1.
VD: câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Bà dẫn em đi mua cặp sách. Em thích một chiếc cặp có màu sắc sặc sỡ, nhưng bà lại khuyên em chọn một chiếc có quai đeo chắc chắn, khóa dễ đóng mở và có nhiều ngăn. Em còn đang ngần ngừ thì bà bảo : “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, cháu ạ. Cái cặp kia màu sắc vui mắt đấy, nhưng ba bảy hăm mốt ngày là hỏng thôi. Cái này không đẹp bằng nhưng bền và tiện lợi”.
²Các em thảo luận nhóm 4 tìm ra những trường hợp có thể sử dụng các câu tục ngữ. Thời gian thảo luận là 3 phút.
- Gọi đại diên các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Gọi các nhóm khác nhận xét. 
- Gv nhận xét. Lưu ý Hs : Các câu tục ngữ nêu trên, không phải lúc nào ta cũng có thể áp dụng cho mọi trường hợp. Mà ta phải đặt chúng vào một hoàn cảnh phù hợp bởi vì thực tế đời sống rất phong phú, chẳng hạn như 2 câu: “Con lợn có béo thì lòng mới ngon / Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đưa ra 2 quan điểm trái ngược nhau, phẩm chất thì đáng quý hơn vẻ đẹp bên ngoài. Câu còn lại nhận định là hình thức bên ngoài đẹp thì cái bên trong cũng sẽ đẹp.
Bài tập 3:
- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập 3.
- Hướng dẫn: Bài tập này yêu cầu các em hãy suy nghĩ tìm ra những từ ngữ miêu tả cái đẹp ở mức độ cao. Ví dụ như từ “tuyệt vời”. Các em lưu ý là những từ ngữ này phải kết hợp được với từ ngữ đẹp, chẳng hạn “đẹp tuyệt vời”.
- Tổ chức cho Hs chơi trò chơi: Gv chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử ra 4 đại diện tham gia. Khi có hiệu lệnh lần lượt từng thành viên của mỗi đội sẽ lên ghi một từ ngữ miêu tả cái đẹp vào bảng, sau đó chuyền phấn cho bạn tiếp theo. Nếu đội nào ghi đúng, nhanh và nhiều từ ngữ nhất sẽ chiến thắng. Thời gian chơi là 4 phút.
- Tổ cho Hs chơi. Hs tự nghĩ ra tên đội chơi.
- Gọi các Hs khác nhận xét kết quả của hai đội chơi.
- Gv nhận xét.
- Các từ ngữ là: tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, kinh hồn, mê li, vô cùng, không tả xiết, khôn tả, không tưởng tượng được, như tiên, như thiên, như thiên thần, nghiêng nước nghiêng thành.
- Tuyên dương đội thắng cuộc, khuyến khích đội về sau.
- Gọi Hs đọc lại các từ ngữ miêu tả cái đẹp ở mức độ cao.
Bài tập 4:
- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập 4.
- Hướng dẫn: Chúng ta vừa tìm được các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp ở bài tập 3. Ở bài tập này các em sẽ đặt câu với các từ ngữ đã tìm được.
 ²Gv treo một bức tranh phong cảnh lên: Bạn nào có thể đặt một câu nói về vẻ đẹp của phong cảnh trong tranh, chú ý phải có từ ngữ miêu tả cái đẹp ở mức độ cao.
- Cho Hs thảo luận theo nhóm đôi, mỗi Hs tự đặt cho mình các câu chứa từ ngữ theo yêu cầu.
- Một Hs làm vào bảng phụ khoảng 3 câu.
- Gọi vài Hs mỗi Hs đọc một câu.
- Gọi các Hs khác nhận xét. Chú ý nhận xét xem trong câu bạn đặt có sử dụng từ ngữ yêu cầu ở bài tập 3 hay không ?
- Gv nhận xét.
 Treo bảng phụ lên.
- Gọi Hs làm bảng phụ đọc bài làm.
- Gọi các Hs khác nhận xét bài làm trong bảng phụ.
- Gv nhận xét.
4. Củng cố - Dặn dò:
² Em nào có thể nêu một câu tục ngữ có ý nghĩa nói phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài ?
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương những ÌHs học tốt, khuyến khích những Hs có tiến bộ.
- Yêu cầu Hs về nhà học thuộc lòng 4 câu tục ngữ ở Bài tập 1. Chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Hs hát.
- Hs nêu lại tác dụng của dấu gạch ngang.
- 2 Hs đọc đoạn văn.
- Lắng nghe.
- Hs theo dõi.
- 1 Hs đọc nội dung bài tập.
- Chọn nghĩa thích hợp với các câu tục ngữ đã cho.
- Hs theo dõi.
- Hs thảo luận theo nhóm đôi.
- 1 Hs lên làm bảng phụ.
- Hs đọc bài tập.
- Hs làm bảng phụ đọc bài.
- Hs nhận xét.
- 1 Hs đọc.
- Nêu một trường hợp có thể sử dụng một trong những tục ngữ nói trên.
- Các nhóm trình bày:
+ Nhóm 1:
Em và bố đi mua đồ dùng học tập. Vào cửa hàng em rất thích chiếc bút Trung Quốc mạ kẽm sáng bóng. Bố em chọn cho em chiếc bút Trường Sơn màu xanh và nói: “Hàng Việt Nam đẹp đấy con ạ ! Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Cái bút này màu không đẹp bằng cái kia nhưng bố biết rằng nórất tốt đấy”. Em vâng lời bố và quả đúng như vậy. Chiếc bút Trường Sơn em dùng cả năm học mà vẫn trơn đều, nét rất đẹp.
+ Nhóm 2:
Bạn Linh lớp em học giỏi, ngoan ngoãn, nói năng dễ thương. Một lần bạn đến chơi nhà em, khi bạn về, mẹ em bảo: “Bạn con nói năng thật dễ nghe. Đúng là: Người thanh tiếng nói cũng thanh. Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.”
+ Nhóm 3:
Em thích ăn mặt đẹp và rất hay ngắm vuốt trước gương. Bà thấy vậy thường cười bảo em : “Cháu bà làm đỏm quá ! Đừng quên là Cái nết đánh chết cái đẹp đấy nhé. Phải chịu rèn luyện để có những đức tính tốt đẹp của con gái cháu ạ !”
+ Nhóm 4:
Em theo mẹ ra chợ mua cam. Cô bán cam mời mẹ : “Chị mua cho em đi. Những cam đẹp thế này, không mua cũng hoài.” Mẹ cười : “Cam đẹp thật, nhưng chẳng biết có ngon không ?” Cô bán hàng nhanh nhảu : “Ngon chứ chị. Trông mặt mà bắt hình dong. Con lợn có béo thì lòng mới ngon mà chị.”
- Các nhóm nhận xét.
- Tìm các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp.
- Hs lắng nghe luật chơi.
- Hs chơi trò chơi.
- Hs nhận xét.
- Hs thực hiện yêu cầu.
- Đặt câu với một từ ngữ em vừa tìm được ở bài tập 3.
- Hs trả lời:
Phong cảnh nơi đây đẹp tuyệt vời.
- Hs làm theo yêu cầu.
- Hs nhận xét.
- Hs đọc bài làm trong bảng phụ.
- Hs viết các câu đã đặt vào vở, mỗi Hs viết 3 câu.
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- Lắng nghe.
² Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Giáo viên hướng dẫn	Giáo sinh thực tập
Nguyễn Thị Kim Liên	Phan Thị Hồng Loan

Tài liệu đính kèm:

  • docxmo rong von tu cai dep lop 4.docx