Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém

Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém

Căn cứ công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 của PGD&ĐT Duyên Hải.

 Căn cứ vào kế hoạch năm học của trường THCS Long Vĩnh.

 Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường. Bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém năm học 2013-2014 như sau:

 I. TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ TRƯỜNG ĐẦU NĂM HỌC:

 1/ Thuận lợi:

 - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của PGD. Sự ủng hộ nhiệt tình của Ban đại diện cha mẹ học sinh, hội khuyến học.

 - CSVC từng bước được trang bị và đưa vào sử dụng có hiệu quả.

 - 100% GV được phân công bồi dưỡng đều được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn,có kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi.

 2/ Khó khăn:

 - KTCL đầu năm tỷ lệ học sinh yếu kém các khối nhiều.

 - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến học sinh trong công tác bồi giỏi phụ kém, nhất là yéu kém. Học sinh chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn, còn bỏ tiết, trốn học, nghỉ học không phép.

 - Học sinh bị mất căn bản về kiến thức nhất là học sinh khối 6.

 - Đa số giáo viên tiết dạy trong tuần đủ quy định nên bị hạn chế về thời gian bồi dưỡng và phụ đạo.

 - Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi còn thiếu.

 - Chế độ khen thưởng cho học sinh đạt, giáo viên tham gia ôn thi chưa tương xứng, cho nên chưa phát huy được tính tích cực trong công tác bồi giỏi.

 

doc 4 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 855Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐTDUYÊN HẢI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS LONG VĨNH	 Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Số: 02/KHBG-YK long Vĩnh, ngày 15 tháng 10 năm 2013
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
 VÀ PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM
	Năm học 2013-2014
	Căn cứ công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 của PGD&ĐT Duyên Hải.
	Căn cứ vào kế hoạch năm học của trường THCS Long Vĩnh.
	Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường. Bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém năm học 2013-2014 như sau:
 I. TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ TRƯỜNG ĐẦU NĂM HỌC:
	1/ Thuận lợi: 
 - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của PGD. Sự ủng hộ nhiệt tình của Ban đại diện cha mẹ học sinh, hội khuyến học.
	- CSVC từng bước được trang bị và đưa vào sử dụng có hiệu quả.	
	- 100% GV được phân công bồi dưỡng đều được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn,có kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
	2/ Khó khăn:
 - KTCL đầu năm tỷ lệ học sinh yếu kém các khối nhiều.
	- Một số phụ huynh chưa quan tâm đến học sinh trong công tác bồi giỏi phụ kém, nhất là yéu kém. Học sinh chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn, còn bỏ tiết, trốn học, nghỉ học không phép.
 - Học sinh bị mất căn bản về kiến thức nhất là học sinh khối 6.
 - Đa số giáo viên tiết dạy trong tuần đủ quy định nên bị hạn chế về thời gian bồi dưỡng và phụ đạo.
	- Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi còn thiếu.
	- Chế độ khen thưởng cho học sinh đạt, giáo viên tham gia ôn thi chưa tương xứng, cho nên chưa phát huy được tính tích cực trong công tác bồi giỏi.
II/ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HS GIỎI:
Công tác tư tưởng:
Ban giám hiệu nhà trường cùng giáo viên bộ môn tích cực động viên tất cả học sinh đăng ký khảo sát học sinh giỏi bộ môn nếu thấy đủ điều kiện: Là học sinh khá, giỏi năm học 2012-2013 có điểm trung bình cuối năm môn khảo sát từ 8.0 trở lên. Riêng môn Văn, Toán từ 7.0 trở lên, có điểm trung bình 7,5 (Số lượng không hạn chế ở các môn).
	Mỗi học sinh được đăng ký dự thi một môn văn hóa: Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Anh văn.
	Ban giám hiệu họp với phụ huynh học sinh để thống nhất kế hoạch và động viên phụ huynh tạo điều kiện để con em tham gia khảo sát đảm bảo. Cùng tham gia đóng góp kinh phí nhằm hỗ trợ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
	Tổ trưởng chuyên môn phân công giáo viên dạy trên cơ sở kinh nghiệm và trách nhiệm của việc bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho đơn vị.
Tổ chức thực hiện:
Đầu năm học trường dựa vào kết quả học lực của năm học 2012-2013 đồng thời căn cứ vào kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2013-2014. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn tiến hành phân loại học sinh giỏi ở các môn để bồi dưỡng.
Thành lập đội tuyển học sinh giỏi các môn: Văn,Toán, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa, Anh văn khối 8, 9 tham gia thi cấp huyện, cấp tỉnh (khối 9).
Thành lập đội tuyển học sinh giỏi cấp trường khối 6,7. Gồm các môn Văn, Toán, Lý, Sinh, Sử, Địa, Anh Văn.
Phân công giáo viên bồi dưỡng thời gian từ tháng 10 năm 2013. Theo sự phân công của tổ trưởng chuyên môn.
3/ Thời gian khảo sát:
* Đối với khối 8,9: từ 15-16/11/2013: Khảo sát vòng trường.
 Địa điểm : Theo kế hoạch của BGH.
Qua khảo sát vòng trường, học sinh đạt kết quả sẽ được chọn vào đội tuyển bồi dưỡng học sinh tham gia thi cấp huyện do PGD sẽ tổ chức vào tháng 4 năm 2014.
* Đối với khối 6,7 (Gồm các môn: Văn, Toán, Lý, Sinh, Sử, Địa, Anh văn ).
 Các tổ cho giáo viên bộ môn khảo sát chọn học sinh vào tháng 10 năm 2013 (Các tổ lập danh sách và gởi về Ban giám hiệu theo điều kiện đã quy định). Tiến hành bồi dưỡng từ giữa tháng 10/2013 và tổ chức thi vào tháng 3 năm 2014.
Sau mỗi vòng KS báo cáo kết quả về CM. HS khảo sát đủ 3 vòng và có tên trong danh sách GV bồi dưỡng gởi về CM thì mới được dự thi cấp Thành phố vào tháng 4 năm 2013.
4/ Phân công thực hiện:
a. Đối với Ban giám hiệu: 
Lập kế hoạch tổ chức, bố trí thời gian, phòng học đảm bảo, chịu trách nhiệm kiểm tra ở từng môn/lớp/học sinh để có biện pháp hỗ trợ kịp thời 
Sắp xếp thời khóa biểu giảng dạy, theo dõi đôn đốc giáo viên thực hiên nghiêm túc.
Họp phụ huynh học sinh để thống nhất kế hoạch tổ chức, kinh phí. Tham mưu với Ban đại diện cha mẹ học sinh để xin kinh phí hỗ trợ.
b, Đối với Tổ chuyên môn::
- Cần bàn bạc, thảo luận nội dung, phương pháp tổ chức bồi dưỡng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. 
- Phân công giáo viên soạn giáo án, đề cương, tài liệu nội dung, chương trình dạy bồi dưỡng và thống nhất trong tổ trong việc chọn nội dung giảng dạy theo từng lớp.
	- Thống kê diễn biến chất lượng từng môn/ lớp qua mỗi lần khảo sát và mỗi tháng bồi dưỡng.
	- Phân công gióa viên giảng dạy, ra đề, đáp án (những môn trong phạm vi tổ), tổ chức khảo sát, lập danh sách và báo cáo thống kê cụ thể từng môn đúng thời gian quy định.
	c. Đối với GV: 
	- Có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, bài soạn, bài kiểm tra được lưu giữ cẩn thận.
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá, điều chỉnh kịp thời sự tiến bộ của học sinh.
- Báo cáo về tình hình chuyên cần của học sinh trong quá trình giảng dạy.
d. Phân công bồi dưỡng: (theo danh sách)
III/ CÔNG TÁC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU:
	Nhằm giúp học sinh yếu kém vươn lên trong học tập. Bên cạnh việc bồi dưỡng học sinh giỏi, các tổ chuyên môn cần quan tâm đến việc phụ đạo học sinh yếu ở tất cả các bộ môn . Nhà trường sẽ có kế hoạch dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém ở các môn cơ bản: Văn, Toán, Anh vănsau khi có kết quả khảo sát chất lượng đầu năm. Mỗi môn 1 lớp/ khối (dành cho những HS yếu kém)
	1. Phân loại HS:
Giáo viên bộ môn lập danh sách học sinh yếu kém cần phụ đạo, giúp đỡ gởi về Ban giám hiệu (dựa trên kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm). Khi có số lượng học sinh yếu kém cụ thể Ban giám hiệu sẽ có kế hoạch sắp xếp và mở lớp, sắp xếp thời khóa biểu giảng dạy cụ thể. (theo tình hình cơ sở vật chất của nhà trường)
	2. Biện pháp tổ chức phụ đạo:
	- Việc tổ chức phụ đạo cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi được thực hiện lồng ghép ngay trong quá trình lên lớp: giáo viên cần quan tâm đến học sinh, tạo mọi điều kiện để các em chủ động hoạt động, rèn kỹ năng tự học là chính.
	- Giáo viên có cách gợi ý dẫn dắt, đặt câu hỏi, bài tập phù hợp cho từng đối tượng.
	- Tăng cường bài tập, giới thiệu tài liệu tham khảo, phát huy tinh thần tự học, sáng tạo của học sinh.
Ngoài ra, học sinh được học theo môn/lớp/khối để bổ sung những kiến thức thiếu hụt mà các em không theo kịp trên lớp.
Phân công thực hiện:
* Đối với Ban giám hiệu:
Lập kế hoạch và triển khai công tác phụ đạo học sinh yếu kém theo tinh thần chỉ đạo của Phòng Giáo dục và của trường.
Động viên giáo viên các môn dành thời gian giúp đỡ học sinh trong học tập.
Sắp xếp thời khoá biểu phụ đạo các khối lớp .
Họp phụ huynh học sinh để phổ biến kế hoạch và một số yêu cầu của nhà trường để phụ huynh chăm lo đến việc học tập của con em.
* Đối với tổ chuyên môn:
Phân công GV giảng dạy phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của GV.
Trong các cuộc họp dành thời gian thảo luận, tìm giải pháp nâng cao chất lượng HS yếu kém của từng bộ môn.
Trong dự giờ, thăm lớp, đánh giá xếp loại tiết dạy cần chú ý đến công tác phụ đạo, bồi dưỡng lồng ghép để nâng dần chất lượng.
Theo dõi việc giảng dạy của giáo viên trong tổ để có hướng điều chỉnh phù hợp.
* Đối với GVBM: 
Có kế hoạch phụ đạo, giúp đỡ học sinh thuộc đối tượng yếu kém.
Thường xuyên quan tâm đến các đối tượng này bằng những việc làm cụ thể như: dành những câu hỏi dễ trong kiểm tra bài cũ, xây dựng bài mới.
Phân công những học sin giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém để các em có điều kiện vươn lên trong học tập.
Trên đây là kế hoạch bỗi duỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém năm học 2013-2014. Đề nghị các tổ chuyên môn triển khai thực hiện để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
 HIỆU TRƯỞNG P. HIỆU TRƯỞNG
	 Phạm Văn Tiến

Tài liệu đính kèm:

  • docKHBGPK.doc