Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP: CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I. MỤC TIÊU
- Tiếp tục luyện tập cho hs hiểu câu kể Ai là gì?
- Nhận biết tốt câu kể Ai là gì? Biết đặt câu kể Ai là gì? Xác định thành thạo CN-VN và nêu được ý nghĩa của câu kể.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ôn luyện
- 1 học sinh nêu yêu cầu:“ Ghi dấu (+) vào ô trống trước câu nêu ý đúng, dấu(–) vào ô trống trước câu nêu ý sai.
- Hs làm bài vào vở, một vài em trình bày trước lớp
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên chốt ý đúng: ( Điền dấu “+” vào các ô trống 1,2,3,4; dấu “–“ vào ô trống 5.)
Tuần 24 Thứ sáu ngày 26 tháng 2 năm 2010 Luyện từ và câu Luyện tập: Câu kể Ai là gì? I. Mục tiêu - Tiếp tục luyện tập cho hs hiểu câu kể Ai là gì? - Nhận biết tốt câu kể Ai là gì? Biết đặt câu kể Ai là gì? Xác định thành thạo CN-VN và nêu được ý nghĩa của câu kể. II. Các hoạt động dạy học 1. Ôn luyện - 1 học sinh nêu yêu cầu:“ Ghi dấu (+) vào ô trống trước câu nêu ý đúng, dấu(–) vào ô trống trước câu nêu ý sai. - Hs làm bài vào vở, một vài em trình bày trước lớp - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - Giáo viên chốt ý đúng: ( Điền dấu “+” vào các ô trống 1,2,3,4; dấu “–“ vào ô trống 5.) 2. Bài tập. * Bài 1: 1 hs nêu yêu cầu bài tập: “ Ghi dấu (+) vào ô trống trước câu kể Ai là gì?” - Cả lớp làm vào vở. Một vài em lên bảng làm. - Dưới lớp nhận xét bài làm của bạn. - Giáo viên chốt ý đúng: ( Các câu 1,2,3,5 là câu kể Ai là gì?) * Bài 2: HS nêu yêu cầu - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu miệng. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Giáo viên kết luận và sửa chữa bài cho hs. - Cả lớp chữa bài vào vở. Câu 1: Câu kể dùng để nêu nhận định về dụng cụ học tập của hs. Câu 2: Câu kể dùng để nêu nhận định Câu 3: Câu kể dùng để giới thiệu bạn Hà. Câu 5: Câu kể nêu nhận định về giá trị của hoa sen. * Bài 3: Đặt 5 câu kể Ai là gì? và nêu rõ tác dụng của từng câu. - Học sinh tự đặt 5 câu và làm theo yêu cầu bài tập. - Giáo viên gọi học sinh đọc câu văn mình đặt trước lớp. - Cả lớp nghe nhận xét. - Giáo viên lưu ý cho học sinh đặt câu văn đúng và hay. * Bài 4: Viết một đoạn văn có dùng câu kể Ai là gì? để giới thiệu các bạn trong nhóm em. - Học sinh tự viết vào vở. - Một số học sinh đọc bài của mình. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố, dặn dò. - Thế nào là câu kể Ai là gì? - Nhận xét giờ. - Dặn học sinh hoàn thiện bài vào vở. ********************************************************************* Thứ bảy ngày 27 tháng 2 năm 2010 Tập làm văn Luyện tìm ý trong bài văn miêu tả cây cối I. mục tiêu - Giúp học sinh tìm tốt ý khi làm bài văn miêu tả cây cối. - Học sinh năm chắc chắn về phương pháp làm bài văn miêu tả cây. Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả cây cối. ii. Các hoạt động dạy học 1. Giáo viên ghi đề bài lên bảng: “ Hãy tả một cây bóng mát trên đường phố (hoặc đầu làng) nơi em ở.” - Gọi 2 học sinh đọc đề bài. - Giáo viên gạch chân những từ quan trọng. 2. Hướng dẫn hs tìm ý và lập dàn ý từng phần a. Mở bài - Giới thiệu bao quát cây: Cây định tả là cây gì? ở đâu? ( Tả cây bàng ở đầu làng em) - Hình dáng cây thế nào? To hay nhỏ? b. Thân bài * Tả bộ phận của cây vào mùa hè. - Thân cây màu nâu xù xì. - Cây có nhiều tán xoè rộng ra. - Lá cây màu xanh thẫm. - Hoa màu trắng đục, nhỏ li ti trông giống những ông sao 5 cánh. Quả màu xanh hình bầu dục. Khi chín có màu vàng tươi ăn ngọt và thơm - Những hôm trời nắng to, chim chóc kéo về tránh nắng, thi nhau chuyền cành, . - Mỗi buổi trưa đi làm đồng về, các bác nông dân thường ngồi nghỉ chân dưới gốc cây. * Tả bộ phận cảu cây vào mùa đông. - Về mùa đông lá bàng rụng. La bàng lúc naùy chuyển sang màu đỏ như màu đồng - Khi rụng hết lá, cành cây khẳng khiu trơ trụi.. c. Kết bài - Nêu cảm nghĩ của em về cây bàng. 3. Cho học sinh làm miệng trước lớp. - Giáo viên gọi hs nói miệng từng phần rồi cả bài. - Giáo viên và cả lớp nhận xét, sửa chữa. - Sau đó cho hs viết hoàn chỉnh bài. - Giáo viên kiểm tra, chấm. 4. Củng cố, dặn dò. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Dặn các em về nhà hoàn thành bài văn cho tốt. ********************************************************************* Ban giám hiệu kí duyệt
Tài liệu đính kèm: