CHÀO CỜ
( Có nội dung chi tiết kèm theo)
ATGT VỚI NỤ CƯỜI TRẺ THƠ
Bài 5: NHỚ ĐỘI MŨ BẢO HIỂM NHÉ!
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Học sinh luôn nhớ đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi ngồi trên xe máy, xe đạp.
- Có kĩ năng đội mũ bảo hiểm đúng.
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Có ý thức tự giác đội mũ bảo hiểm đảm bảo an toàn cho bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV:- Máy chiếu (tranh các tình huống bài học).
- Mũ bảo hiểm người lớn đạt tiêu chuẩn 03 cái; mũ bảo hiểm trẻ em đạt chuẩn 15 cái.
2. HS: Tài liệu học
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 1 Ngày giảng: T2/5/9/2021 CHÀO CỜ - ATGT VỚI NỤ CƯỜI TRẺ THƠ CHÀO CỜ ( Có nội dung chi tiết kèm theo) ATGT VỚI NỤ CƯỜI TRẺ THƠ Bài 5: NHỚ ĐỘI MŨ BẢO HIỂM NHÉ! I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Học sinh luôn nhớ đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi ngồi trên xe máy, xe đạp. - Có kĩ năng đội mũ bảo hiểm đúng. - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Có ý thức tự giác đội mũ bảo hiểm đảm bảo an toàn cho bản thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV:- Máy chiếu (tranh các tình huống bài học). - Mũ bảo hiểm người lớn đạt tiêu chuẩn 03 cái; mũ bảo hiểm trẻ em đạt chuẩn 15 cái. 2. HS: Tài liệu học III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu: (4) - Tổ chức trò chơi: nghe nhạc bài Chúng em với ATGT và chuyền hoa. - Học sinh đứng tại chỗ và tham gia trò chơi - GV hướng dẫn cách chơi: Các em nghe nhạc và chuyền hoa, bài hát dừng - hoa dừng ở đâu thì bạn cầm hoa có cơ hội trả lời một câu hỏi do em tự chọn trên các cánh hoa. Trò chơi tiếp tục sau khi bạn đã trả lời xong, người cầm hoa thứ hai không được lựa chọn câu hỏi người trước đó đã trả lời. Các em đã rõ luật chơi chưa ? - GV Chốt để vào bài mới: Những hâu quả khi bị tai nạn giao thông do không đội mũ bảo hiểm là rất quan trọng phải không nào? Và bài học ngày hôm nay cô muốn nhấn mạnh với các em rằng các em hãy: Nhớ đội mũ bảo hiểm nhé! - Lăng nghe 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới : - GV trình chiếu tranh (trang 9): GV nói: Cô có 1 bức tranh, các em quan sát và trả lời câu hỏi sau: - HS quan sát tranh + Trong bức tranh những ai chưa đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy? (Xin mời một em lên bảng chỉ) - Người lái xe máy số 3, 5, 9 và người ngồi sau xe số 4 không đội mũ bảo hiểm. + Nhận xét, bổ sung. + GV chốt: Qua bức tranh đã có 3 người lớn và 01 trẻ em không đội muc bảo hiểm khi ngồi sau xe máy. Vậy theo em những người không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông có đảm bảo an toàn không? Vì sao? - GV chuyển ý: Các em ạ đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là rất quan trọng, vậy Mũ bảo hiểm có tác dụng gì? Chúng ra sẽ cùng đến hoạt động 1: Các em hãy cho cô biết tác dụng của mũ bảo hiểm? - Không an toàn vì khi bị tan nạn có thể bị thương ở phần đầu và có thể để lại di chứng nặng mất khả năng lao động hoặc tử vong. a. Hoạt động 1: Tác dụng của việc đội mũ bảo hiểm (3p) - Hoạt động cả lớp - Em hãy nêu tác dụng của việc đội mũ bảo hiểm? + GV gọi học sinh trả lời: Tổ 1 trả lời ý 1,2; tổ 2 trả lời 3,.tổ 4 trả lời ý 5. +GV khen ngợi: Các em đã phát hiện rất chính xác tác dụng của mũ bảo hiểm cô khen cả 4 bạn. - Bảo vệ đầu không bị tổn thương khi va chạm; - Che nắng, mưa; - Thực hiện đúng luật giao thông đường bộ; - Bảo vệ sức khỏe; - Bảo vệ tính mạng con người. - Chúng ta cần đội mũ bảo hiểm khi nào? - Cần đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện. ->GV: Các em ạ! + Tại Khoản 2 Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: chúng ta bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển hoặc ngồi sau xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng cách. + Theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư, mũ bảo hiểm là vật dụng nhằm bảo vệ phần đầu của người đội trong trường hợp không may xảy ra tai nạn khi ngồi trên xe máy, xe đạp. Như vậy nếu không có mũ bảo hiểm, khi xảy ra tai nạn, người tham gia giao thông có thể bị chấn thương sọ não, thương tật suốt đời hoặc thậm chí có thể tử vong. Vì thế, khi tham gia giao thông chúng ta cần đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn. + Vậy: Đội mũ bảo hiểm như thế nào là đúng quy cách để đảm bảo an toàn chúng ta cùng tìm hiểu tiếp. b. Hoạt động 2: Quy cách đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn (3p) GV nói: Cô biết rằng, ở nội dung này các em đã được làm quen ở các tiết trước rồi, tuy nhiên để các em nhớ lại và hiểu rõ hơn về quy cách đội mũ bảo hiểm an toàn. - Thảo luận nhóm 4 (thời gian 3 phút) - Chia nhóm - 4 nhóm - Giao nhiệm vụ: - Học sinh thực hiện + Thực hành đội mũ (Đại diện 01 bạn trong nhóm) + Các thành viên trong nhóm quan sát - nêu các bước đội mũ bảo hiểm. - Bước 1: chọn mũ vừa với kích cỡ đầu của mình. + Thư kí ghi lại các bước đội mũ. - GV nói: Các em đã rõ nhiệm vụ của mình chưa? (HS rồi ạ). Vậy 3 phút dành cho các em thảo luận bắt đầu! - Bước 2: mở dây quai sang hai bên, đội mũ lên đầu sao cho vành dưới trước của mũ song song với chân mày. Phần đầu mũ cách chân mày khoảng 2 đốt ngón tay. - GV mời 01 nhóm xung phong trình bày. Gợi ý hs trả lời: Thưa cô theo quan sát chúng em thấy các bước đội mũ bảo hiểm gồm: +B1: Mở khóa dây đeo, đội mũ lên đầu, chỉnh mũ cho cân, trên long mày một đoạn +B2: Em chỉnh dây đeo cho vừa cằm +B3: Đóng khóa dây đeo - Gọi các nhóm bổ sung: Gợi ý + Nhóm..: Bổ sung bước 1: Vành dưới trước mũ phải song song vói chân mày + Nhóm...: Bổ sung bước 3: Khi cài quai dây đeo không quá chặt và vẫn có dây đeo vào là được. - Bước 3: Chỉnh khóa bên của dây quai mũ sao cho dây quai mũ nằm sát phía dưới tai. - Bước 4: Cài khóa nằm phía dưới cằm và chỉnh quai mũ sao cho có thể nhét vừa hai ngón tay dưới cằm. - Các nhóm còn lại nhận xét bổ sung. - GV trình chiếu các bước đội mũ bảo hiểm + B1: Chọn mũ bảo hiểm vừa đầu + B2: Cố nhất trí với các em nhưng cô b/s phần đầu mũ phải cách lông mày khoảng 2 đốt ngón tay. +B3: Cô nhất trí và bổ sung ta không chỉ chỉnh dây vừa cằm mà phải sát vào tai +B4: Sau khi cài quai các em chỉnh quai mũ sao cho nhét vừa 2 ngón tay dưới cằm * Thực hành đội mũ bảo hiểm: - Học sinh nhắc lại các bước đội mũ. Học lên thực hiện (4 học sinh) - Học sinh thực hiện yêu cầu - HS quan sát nhận xét - Học sinh cả lớp thực hành đội mũ bảo hiểm. - GV nhận xét: Theo quan sát cô thấy các em đã đội mũ đầy đủ 4 bước và điều chỉnh các bộ phận của mũ vừa theo kích cỡ đầu của mình, cô khen cả lớp mình nào. c. Góc vui học (3p) - GV trình chiếu tranh (trang 10) - GT: Đây là bạn Bi và các hình ảnh đội mũ bảo hiểm bạn Bi đã thực hiện. - Các em quan sát tranh: từ hình 1 đến hình 6 và cho cô biết: - Học sinh thực hiện yêu cầu + Hình nào vẽ bạn Bi đội mũ bảo hiểm chưa đúng quy cách và an toàn? Vì sao? - Nhận xét, bổ sung - Hình 4 vẽ bạn Bi đội mũ bảo hiểm đúng quy cách. Vì bạn đội mũ vừa đầu, cài quai mũ vừa, đúng. + Hình nào vẽ bạn Bi đội mũ bảo hiểm đúng quy cách và an toàn? Vì sao? - Hình 1: Đội mũ sụp xuống mặt che tầm mắt - Nhận xét, bổ sung - Hình 2: Đội mũ lệch - Hình 3: Đội mũ nhưng không cài quai - Hình 5: Đội mũ ngược - Hình 6: Không đội mũ mà cầm trên tay Hoạt động luyện tập, thực hành: * Cách chọn mũ bảo hiểm đủ tiêu chuẩn chất lượng : 3p - GV cho học sinh xem video - 1 phút (cùng là mũ bảo hiểm sau khi va chạm một cái vỡ, một cái còn nguyên vẹn). Sau khi xem xong video GV hỏi: - Học sinh thực hiện yêu cầu - Vì sao khi cùng va chạm một lực một mũ bảo hiểm nguyên vẹn, một mũ vỡ? - Mũ bảo hiểm chất lượng tốt, bền và đảm bảo. - Mũ bảo hiểm không bền, chất lượng kém, không tốt và rẻ tiền. - Theo em mũ bảo hiểm như thế nào là đủ tiêu chuẩn chất lượng? Gợi ý học sinh trả lời: + Tổ 1: Theo em mũ bảo hiểm đạt chuẩn là phải có dây đeo, khi đội che hết được phần đầu + Tổ 2: Khi bị va đập không bị vỡ + Tổ 3: Được chứng nhận đảm bảo chất lượng - GV nói: Để hiểu rõ hơn sau đây cô mới các em xem đọn video sau: - Xem video 5 loại mũ đạt tiêu chuẩn. (Hết video GV trình chiếu các chon mũ bảo hiểm dạt chuẩn) - Hs đọc lại tiêu chuẩn - Có cấu tạo đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đêm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo. - Có kiểu dáng đáp ứng yêu cầu sau: + Mũ che nửa đầu; + Mũ che cả đầu và tai; + Mũ che cả đầu, tai và hàm. - Có tem hợp quy chuẩn kĩ thuật quốc gia của Việt Nam (tem hợp quy CR. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: 4p - Cô mời cả lớp lấy mũ bảo hiểm của minh, quan sát, kiểm tra và cho cô biết mũ bảo hiểm của em có kiểu dáng như thế nào? Và có đủ tiêu chuẩn về chất lượng không? Vì sao? - Học sinh thực hiện yêu cầu - Học sinh báo cáo kết quả Qua bài học cá em đã biết: 1. Mũ bảo hiểm có tác dụng gì ? 2. Ta cần đội mũ bảo hiểm khi nào? 3. Chọn và đội mũ bảo hiểm như thế nào là đúng quy cách? - Chia sẻ với người thân cách đội mũ bảo hiểm an toàn và vận động, nhắc nhở mọi người cùng đội mũ bảo hiểm khi đi xe.Thực hiện mua, đội mũ bảo hiểm đúng quy định để bảo vệ chính mình và hãy là tuyên truyền viên tích cực đối với người thân và bạn bè. Về nhà các em tìm hiểu cách ngồi trên xe máy, xe đạp an toàn. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY .. ________________________________________________ TOÁN TIẾT 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Đọc, viết được các số đến 100 000; Biết phân tích cấu tạo số; Ôn tập về chu vi của một hình. - Rèn cho hs kĩ năng đọc, viết được các số đến 100 000. Đọc, viết được các số đến 100 000. Biết phân tích cấu tạo số. Thực hành nhanh, chính xác BT. - Rèn sự cẩn thận tính chính xác khi đọc, viết các số đến 100 000 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: SGK; Vở BT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động mở đầu (5p) - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi truyền điện. +GV nếu cách chơi. + NV nhận xét trò chơi - Các con đã biết đọc các số có 5 chữ số,vậy để đọc các số đến 100000 ta đọc như thế nào bài học ngày hôm nay cô cùng các con tìm hiểu. B. Hình thành kiến thức mới HĐ 1: Ôn tập cách đọc viết số. (6’) - GV viết số 83251 + Yêu cầu HS đọc và nêu các hàng. + Tương tự như trên với các số 83001; 80201; 80001; - GV nêu mối quan hệ hai hàng liền kề +1chục bằng bao nhiêu đơn vị ? +1 trăm bằng bao nhiêu chục ? +Hai hàng liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ? GV: Hai hàng liền kề nhau hơn kém nhau 10 đơn vị, +Nêu các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn ? s*KL : Nhắc lại tên các hàng HĐ2. Hoạt động luyện tập, thực hành Bài 1: (5’) - GV yêu học sinh độc lập làm bài. - GV cùng HS chữa bài. ? Em hãy ... nghênh - HS thảo luận nhóm 2, nêu ý kiến + Hai tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có vần giống nhau: giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. - HS suy nghĩ, nêu lời giải đố: út – ú - bút - Nắm vững cấu tạo của tiếng - Lấy thêm VD về các câu thơ có tiếng bắt vần với nhau - Ghi nhớ cấu tạo của tiếng - HS về xem bài tiết sau. IV: ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ----------------------------------------------------------- Ngày giảng: T6/09/09/2022 TOÁN TIẾT 5: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Luyện tính giá trị biểu thức có chứa một chữ. - Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a. - Yêu thích môn học, rèn tính cẩn thận, chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: bảng phụ - Học sinh: SGK, III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 phút) -Trò chơi : Điền nhanh giá trị của biểu thức : + GV đưa bảng phụ kẻ bảng, chọn 2 đội chơi, mỗi đội 3 em thi + Nhận xét, đánh giá ? vừa rồi các con thực hiện tính ND gì - Các con đã biết tính giá trị của biểu thức để củng cố tính giá trị của biểu thức bài học hôm nay cô cùng các con tìm hiểu Tính giá trị của biểu thức 65 + a a 10 7 9 65 + a -HS nghe 2. HĐ luyện tập, thực hành Bài 1 (7 phút) Bài 1 : Tính giá trị biểu thức (Theo mẫu) mỗi ý làm 1 trường hợp.s - Yêu cầu HS đọc đề +Bài yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV đưa nội dung. - Hướng dẫn phân tích mẫu - Yêu cầu HS làm bài - Hướng dẫn HS yếu : + Đề yêu cầu chúng ta tính giá trị của biểu thức nào ? + Làm thế nào để ta tính được giá trị của biểu thức 6 a với a = 5 ? -Yêu cầu HS tự làm bài các phần còn lại. - GV nhận xét - 1 HS đọc - Tính giá trị biểu thức - Tính giá trị biểu thức 6 a - Thay số 5 vào chữ rồi thực hiện phép tính 6 5 = 30 - 2 HS lên bảng làm bài, dưới lớp đổi chéo vở kiểm tra bài. a) a 6 a 7 6 7 = 42 10 6 10 = 60 b) b 18 : b 2 18 : 2 = 9 3 18 : 3 = 6 6 18 : 6 = 3 *KL : Củng cố cách tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ. Bài 2 (7 phút) Bài 2 Tính giá trị biểu thức : - Gọi HS nêu yêu cầu bài + Bài yêu cầu gì ? +Bài 2 có gì khác bài tập 1 ? - giáo viên hướng dẫn HS yếu - giáo viên hướng dẫn chữa bài - 1 HS đọc , cả lớp đọc thầm. - Tính giá trị biểu thức - Biểu thức có 2 dấu tính, có dấu ngoặc. - 2HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở. - Đọc bài làm, giải thích cách làm? - Nhận xét đúng sai. - Đổi chéo vở kiểm tra. a.Với n = 7 thì 35 + 3 x n = 35 + 3 x 7 = 35 + 21 = 56 b.Với m = 9 thì 168 – m x 5 = 168 – 9 x 5 = 168 – 45 = 123 c.Với x = 34 thì 237 – (66 + x ) = 237 – ( 66 + 34 ) = 237 – 100 = 137 d. Với y = 9 thì 37 x (18 : y) = 37 x (18 : 9) = 37 x 2 = 74 *KL : Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức chứa một chữ cần chú ý gì? Bài 3 ( 8 phút) Bài 3 :Viết vào ô trống (Theo mẫu) - Gọi HS nêu yêu cầu bài +Bài yêu cầu gì ? - GV treo bảng số như phần BT SGK yêu cầu HS đọc bảng số. +Cột thứ 3 trong bảng cho biết gì ? +Biểu thức đều tiên trong bài là gì ? +Bài mẫu cho giá trị của biểu thức 8 c là bao nhiêu? +Hãy giải thích vì sao ở ô trống giá trị của biểu thức cùng dòng với 8 c lại là 40? - Yêu cầu HS nhắc lại cách tính biểu thức trong bài có dấu tính, có dấu ngoặc. - Yêu cầu HS về nhà làm. - 2HS đọc, cả lớp đọc thầm. - Tính giá trị của biểu thức điền vào ô trống. - Cho biết giá trị của biểu thức - Là 8 c - Là 40 - Vì khi thay c =5 vào 8 c thì được 85=40 Bài 4 (8 phút) Bài 4 - Gọi HS đọc yêu cầu. + GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông. +Nếu hình vuông có độ dài cạnh là a thì chu vi là bao nhiêu ? + GV hướng dẫn làm mẫu phần a + Yêu cầu HS tự làm bài các phần còn lại + giáo viên hướng dẫn chữa bài Khi biết chu vi của một hình vuông muốn tìm cạnh của hình vuông ta làm ntn? - 2HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm. - Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy số đo cạnh nhân với 4. Chu vi = a 4 Chu vi hình vuông là : 3 x 4 = 12 (cm) b. Chu vi của hình vuông là : 5 x 4 = 20 (dm) c. Chu vi của hình vuông là : 8 x 4 = 32 (m) - Đọc bài làm, giải thích cách làm? - Nhận xét đúng sai, thống nhất kết quả. - HS nêu lại công thức tính chu vi hình vuông có cạnh a, lưu ý đơn vị đo. 3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (5 phút) - Cho hs thực hành đo chiều dài , chiều rộng phòng học rồi tính chu vi phòng học đó *KL : Công thức tính chu vi hình chữ nhật là 1 biểu thức có chứa 1 chữ - Muốn tính chu vi hình vuông ta làm như thế nào ? - GV chốt lại nội dung bài ; Nhận xét tiết học. - hs đo và nêu cách tính chu vi - Ta lấy độ dài 1 cạnh nhân với 4 - HS lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY TẬP LÀM VĂN TIẾT 2: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (Nội dung ghi nhớ). - Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em (BT1, mục III). Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật (BT2, mục III). - HS có trách nhiệm với công việc và có tấm lòng nhân ái, yêu thương đùm bọc lẫn nhau lúc gặp khó khăn; trao đổi bài để trả lời câu hỏi giao tiếp hợp tác giải quyết vấn đề trong khi làm bài tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -GV: Bảng phụ - HS: Vở BT, sgk. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mỏ đầu (3p) - Cho HS nghe và hát theo bài hát Chị ong nâu và em bé - GV kết nối bài học. - LPVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ. - HS lắng nghe 2. Hình thành kiến thức mới:(12p) a. Nhận xét - Yêu cầu HS làm việc nhóm 4 với các yêu cầu của phần Nhận xét Bài 1: + Kể tên những truyện các em mới học + Xếp các nhân vật vào nhóm: nhân vật là người, nhân vật là vật (cây cối, đồ vật, con vật,...) Bài 2: + Nhận xét tính cách nhân vật. + Dựa vào đâu em có nhận xét như vậy - GV chốt lại nội dung, tuyên dương các nhóm làm việc tốt b. Ghi nhớ - HS thảo luận nhóm 4, chia sẻ kết quả trước lớp + Các chuyện: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sự tích hồ Ba Bể + Nhân vật là người: Hai mẹ con bà nông dân, Bà cụ ăn xin, Những người dự lễ hội + Nhân vật là vật: Dế Mèn, Nhà Trò, Bọn nhện, Giao long + Trong “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”: Nhân vật Dế Mèn khảng khái, có lòng thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa để bênh vực kẻ yếu. àCăn cứ để nêu nhận xét trên: Lời nói và hành động của Dế Mèn che chở giúp đỡ Nhà Trò. - Trong “Sự tích hồ Ba Bể”: Mẹ con bà nông dân giàu lòng nhân hậu. àCăn cứ để nêu nhận xét: Cho bà cụ ăn xin ngủ, ăn trong nhà, hỏi bà cụ cách giúp những người bị nạn, chèo thuyền cứu giúp những người bị nạn. - 2 HS đọc nội dung Ghi nhớ 3. Thực hành: Bài 1 (11p) - Gọi HS đọc truyện - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 + Nhân vật trong truyện là ai? + Nhận xét của bà về tính cách của từng cháu + Em có đồng ý với nhận xét của bà về từng cháu không? + Dựa vào đâu mà bà có nhận xét như vậy? - GV nhận xét, chốt nội dung Bài 2: (11p) - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm việc nhóm 2 - Thi kể cá nhân trước lớp - Nhận xét chung, tuyên dương HS 4. HĐ ứng dụng Vận dụng trải nghiệm (3p) - Khi đi học về em gặp một bạn nhỏ bị lạc đường em sẽ làm gi? - Kể tên một số truyện mà e thích. Em thích nhân vạt nào trong truyện đó? - Nhận xét tiết học. Về nhà chuẩn bị bài sau. - 1 HS đọc - HS thảo luận nhóm 2 – Chia sẻ kết quả + Ba anh em Ni -ki- ta, Gô- sa, Chi -ôm-ca và bà ngoại. + Ni- ki-ta chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình. + Gô- sa láu lỉnh + Chi- ôm-ca nhân hậu, chăm chỉ. + Có. + Dựa vào tính cách và hành động của từng nhân vật. - Đọc yêu cầu bài tập. - HS: Trao đổi, tranh luận về các hướng sự việc có thể xảy ra và đi tới kết luận: + Nếu bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác, bạn sẽ chạy lại nâng em bé dậy, phủi quần áo cho em, xin lỗi em, dỗ em nín, + Nếu bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác, bạn sẽ bỏ chạy, hoặc tiếp tục chạy nhảy nô đùa, mặc em khóc. - Suy nghĩ thi kể trước lớp Hs trả lời. - cóc kiện trời, cay khế ... - VN tiếp tục sáng tạo và hoàn thiện câu chuyện ở BT2 IV: ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY .......................................................................................................................................................................................................................................................................... ----------------------------------------------------------- SINH HOẠT SINH HOẠT TUẦN 1 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TUẦN 2 I. MỤC TIÊU: - Giúp cho HS nắm được một số ưu điểm và hạn chế trong tuần qua và phương hướng tuần tới - Rèn cho hs có thói quen thực hiện tốt nề nếp - Giáo dục hs yêu mến trường lớp, quý trong bạn bè và thầy cô giáo, có ý thức xây dựng tập thể lớp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - GV : Sổ ghi chép,.. - HS: Sổ theo dõi các tổ III. NỘI DUNG SINHHOẠT Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức. (2’) - Yêu cầu học sinh hát tập thể một bài hát. 2. Tiến hành sinh hoạt: (35’) 2.1. Nêu yêu cầu giờ học. 2.2. Đánh giá tình hình trong tuần: a. Các tổ trưởng nhận xét về hoạt động của tổ mình trong tuần qua. b. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung tình hình chung của lớp. c. Giáo viên nhận xét, tổng kết chung tất cả các hoạt động. * ưu điểm: - Học tập: Đa số các em có ý thức chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, trong giờ tích cực phát biểu xây dựng bài. - Nề nếp: Dần hình thành các nề nếp tốt: Ra vào lớp đúng giờ, truy bài tương đối tốt, trật tự trong giờ học. -Thực hiện tốt phòng chống covid 19 * Một số hạn chế: - Còn tình trạng không học bài trước khi đến lớp. 2.3. Phương hướng tuần tới. - Duy trì nề nếp học tập tốt. - Y/cầu một số em b.sung đầy đủ ĐD học tập - Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp. Thực hiện tốt vệ sinh phòng chống dịch covid-19 đo thân nhiệt đầy đủ - Phát động tháng an toàn giao thông - Giáo dục HS theo chủ điểm 2.4. Kết thúc sinh hoạt: - Học sinh hát tập thể một bài. - Gv nhắc nhở hs cố gắng t/h tốt hơn. - Học sinh hát tập thể. - Học sinh chú ý lắng nghe. - Hs chú ý lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân. - Học sinh rút kinh nghiệm cho bản thân mình. - HS chú ý nghe. - HS hát
Tài liệu đính kèm: