Kế hoạch dạy học lớp 4 - Tuần 23 (Buổi chiều) - GV: Bùi Quốc Huy

Kế hoạch dạy học lớp 4 - Tuần 23 (Buổi chiều) - GV: Bùi Quốc Huy

 Tiết 1: KỸ THUẬT

Trồng cây rau, hoa (tiếp).

I/ MỤC TIÊU:

- Biết cách chọn cây rau, hoa để trồng.

- Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu.

- Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Cây con rau, hoa để trồng.

- Túi bầu có chứa đầy đất (hoặc chậu nhỏ).

- Cuốc, dầm xới, bình tưới nước.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 12 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 457Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học lớp 4 - Tuần 23 (Buổi chiều) - GV: Bùi Quốc Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
(Từ ngày 01 tháng 02 năm 2010 đến ngày 05 tháng 02 năm 2010)
________________________________________________________
Thứ Hai, ngày 01 tháng 02 năm 2010
 Tiết 1: KỸ THUẬT
Trồng cây rau, hoa (tiếp).
I/ MỤC TIÊU:
- Biết cách chọn cây rau, hoa để trồng.
- Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu.
- Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Cây con rau, hoa để trồng.
- Túi bầu có chứa đầy đất (hoặc chậu nhỏ).
- Cuốc, dầm xới, bình tưới nước.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Bài cũ:
- Yêu cầu HS nêu các thao tác kỹ thuật của việc trồng cây con.
- GV nhận xét, KL.
B> Bài mới
1) Giới thiệu bài:
2) Hoạt động 1: HS thực hành trồng cây con
- Cho HS nhắc lại các bước và cách thực hiện quy trình kỹ thuật trồng cây con.
- GV nhận xét và hệ thống.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Phân chia các nhóm và giao nhiệm vụ nơi thực hành.
- Cho HS thực hành.
- Trong khi HS thực hành, GV đi đến từng nhóm để nhắc nhở: Đảm bảo khoảng cách giữa các cây. Kích thước của hốc phải phù hợp với cây. Trồng phải để cây thẳng đứng, rễ không cong ngược, không làm vỡ bầu. Khi tưới không đổ nước mạnh làm cây nghiêng.
- Nhắc nhở HS rửa sạch công cụ và vệ sinh tay chân sau khi thực hành.
3) Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập:
- GV nêu tiêu chuẩn cho HS đánh giá (Theo SGK).
- GV nhận xét và đánh giá kết quả của HS.
C> Củng cố, dặn dò
- H: Tại sao phải chọn cây khoẻ, không sâu bệnh, đứt rễ và gầy yếu để đem trồng?
- H: Tại sao phải ấn chặt đất và tưới nhẹ cây, gốc cây?
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1HS trả lời
- Vài HS nhắc lại: Xác định vị trí trồng. Đào hốc cây theo vị trí. Đặt cây và ấn chặt đất quanh gốc. Tưới nhẹ quanh gốc cây.
- HS lắng nghe, chia tổ và chuẩn bị thực hành.
- Các nhóm tiến hành làm việc.
- HS tự đánh giá chéo kết quả của các nhóm.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
_______________________________
Tiết2: LUYỆN TOÁN
Luyện tập về phân số.
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về:
- Cách so sánh hai phân số.
- Cách các phân số với 1.
- Tìm phân số theo yêu cầu cho trước.
*HSKG: Giải toán liên quan đến phân số.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng nhóm.
- VBT toán (Bài 111)
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Bài mới:
1) Giới thiệu bài.
2) HD Làm bài tập
- Yêu cầu HS làm các bài tập trong VBT (Bài 111, trang 32; HSKG: Bài 111, trang 36 và 37, VBT nâng cao).
Bài1:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV viết các phân số lên bảng, gọi HS nêu kết quả và giải thích cách làm.
- GV kết luận, kiểm tra kết quả làm bài của cả lớp.
Bài2:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV lưu ý HS các trường hợp mẫu số hoặc tử số không giống nhau: Rút gọn để đưa về dạng cùng mẫu số là 5, sau đó so sánh tử số.
- Nhận xét, KL chung.
Bài 3:
- GV nêu yêu cầu, phân tích để Hs nắm vững yêu cầu: số lẻ lớn hơn 6 và bé hơn 10 là các số: 7, 9
- Gọi HS lên bảng viết các phân số.
- Yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, KL chung.
Bài 4: (HSKG)
- Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS làm trên bảng nhóm lên chữa bài.
- GV nhận xét, KL chung.
3) Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS tự làm bài, trong khi đó lần lượt từng HS lên bảng làm theo phân công của GV.
- 1HS nêu yêu cầu.
- HS lần lượt nêu kết quả, giải thích cách làm.
Kết quả: a) b) 
 ; ...
- HS nêu yêu cầu.
- HS lên bảng chữa bài; HS khác nhận xét Kết quả: 
a) Ta được: 
b) Ta được: 
- 1HS nhắc lại yêu cầu, ghi nhớ yêu cầu.
- 3HS lần lượt lên bảng viết.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
HSKG: a) (bé hơn 1)
b) (bằng 1); c) (lớn hơn 1)
- 1HS đọc bài toán.
- HS làm trên bảng nhóm lên chữa bài.
Bài giải:
Tổng của tử số và mẫu số là:
13 x 2 = 26
Tử số là:
(26 + 4) : 2 = 15
Mẫu số là:
26 – 15 = 11
Vậy: Phân số cần tìm là: 
________________________________________
Tiết3: LUYỆN TIẾNG VIỆT
TLV: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối.
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố văn miêu tả cây cối.
- Viết được đoạn văn miêu tả thân cây xoan trong sân trường.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Bài cũ:
- Gọi HS đọc lại đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích. (Đã viết ở tiết TLV tuần trước)
- GV nhận xét.
B> Bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Tìm hiểu đề bài:
- GV chép đề bài lên bảng: Viết đoạn văn tả thân cây xoan trong vườn trường.
- H: Đề bài thuộc thể loại văn nào?
- H: Nội dung miêu tả là gì?
3) Hướng dẫn HS viết bài
- Yêu cầu HS tự viết bài.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
4) Chấm chữa bài.
- Gọi HS đọc bài viết.
- Hướng dẫn HS nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét, biểu dương các đoạn văn viết hay.
C> Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2-3 HS nối tiếp nhau đọc.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc đề bài.
+ Văn miêu tả cây cối.
+ Tả thân cây xoan trong vườn trường.
- HS viết đoạn văn tả thân cây xoan.
- HS nối tiếp nhau đọc bài làm.
- HS nhận xét bài của bạn.
_______________________________________________________
Thứ Ba, ngày 02 tháng 02 năm 2010
(Dạy phụ đạo HS yếu)
Tiết1: LUYỆN TOÁN
Luyện tập chung.
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về:
- Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Các kiến thức về phân số; Hình bình hành.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng nhóm.
- VBT Toán (Bài 112 – Trang 33)
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Bài cũ:
- H: Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm thế nào?
- Nhận xét, ghi điểm.
B> Bài mới:
1) Giới thiệu bài.
2) HD làm bài tập.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV cho HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2:
- Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS tính tổng số gà cả đàn.
- Yêu cầu HS nêu phân số theo yêu cầu ở câu a và câu b.
- GV nhận xét chung.
Bài 4: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Gọi HS nêu miệng kết quả và giải thích cách làm.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 5:
- Gọi HS đọc bài toán.
a, Yêu cầu HS nêu miệng kết quả.
b, Yêu cầu HS làm trên bảng nhóm lên trình bày.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
3) Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời.
- 1HS đọc yêu cầu.
- 4 HS nhắc lại, mỗi em nhắc 1 dấu hiệu.
- 1HS lên bảng làm, HS còn lại làm bài vào VBT.
Kq: a, số 5; b, số 0; c, số số 8; d, số 2
- 1HS đọc bài toán.
- HS tính nháp và nêu miệng kết quả.
a, ; b, 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- HS nối tiếp nhau nêu, lớp nhận xét.
Kq: > > 
- 1HS đọc bài toán.
- Độ dài đáy DC là 6cm.
Chiều cao AH là 4cm.
- HS làm bảng nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét.
Kq: Diện tích ࡀĀĀ쿏㣰@h hàmh ABCD là
6 x 4 = 24 (cm2)
_________________________________
Tiết2: LUYỆN TIẾNG VIỆT 
TLV: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối.
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố văn miêu tả cây cối.
- Viết được đoạn văn tả bộ phận của cây cối.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1) Giới thiệu bài.
2) Tìm hiểu đề bài.
- GV chép đề bài lên bảng: Viết được đoạn văn tả một buồng chuối mà em đã thấy.
- H: Đề bài thuộc thể loại văn nào?
- H: Nội dung miêu tả là gì?
- H: Chúng ta có thể quan sát theo cách nào để tả?
- H: Khi quan sát, chúng ta sử dụng những giác quan nào?
3) HD HS viết bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV theo dõi, giúp đỡ chung.
4) Chấm, chữa bài:
- Gọi HS đọc bài viết.
- HD HS nhận xét bài của bạn.
- Nhận xét bài viết.
4) Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2HS đọc lại đề bài.
- Văn miêu tả cây cối.
- Tả một bộ phận (buồng chuối) của cây (cây chuối).
- Quan sát từng thời kì phát triển của buông chuối hoặc tả từng bộ phận của buồng chuối.
- Mắt, tay, tai, mũi, ...
- HS viết đoạn văn.
- HS tiếp nối nhau đọc.
- HS nhận xét bài bạn.
______________________________________________________
Thứ Tư, ngày 03 tháng 02 năm 2010
 Tiết1: LUYỆN TOÁN
Luyện tập phép cộng phân số.
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về:
- Phép cộng hai phân số cùng mẫu số.
- Tính chất giao hoán trong phân số.
- Giải toán liên quan đến phép cộng phân số.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- HS: Vở Bài tập toán (Bài 114).
- Bảng phụ để HSKG giải BT3.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Bài cũ:
- H: Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta làm thế nào?
- Nhận xét, ghi điểm.
B> Bài mới:
1) Giới thiệu bài.
2) HD làm bài tập.
- Yêu cầu tự làm các bài tập trong VBT toán (HSTB làm Bài 114, Trang 35; HSKG làm bài 114 trong VBT toán nâng cao trang 41, 42) Trong khi đó GV gọi HS lần lượt lên bảng làm các bài tập.
- HD chữa bài trước lớp.
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2:
- Gọi HS nêu miệng kết quả. GV chép lên bảng.
- Yêu cầu lớp nhận xét.
- GV nhận xét, KL(Tính chất giao hoán).
Bài 3:
- Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu 2HS làm trên bảng nhóm lên chữa bài, lớp nhận xét.
- Nhận xét, KL.
Bài giải: (HSTB)
Sau hai giờ ô tô đó đi được là:
 (quãng đường)
 Đáp số: quãng đường
Bài 4(Vở nâng cao): (HSKG)
- Gọi HS nêu miệng kết quả, giải thích cách làm.
- GV nhận xét.
3) Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1HS trả lời.
- HS tự làm các bài tập trong VBT (HSTB làm Bài 114, Trang 35; HSKG làm bài 114 trong VBT toán nâng cao trang 41, 42, riêng bài 3 cho 2HS làm trên bảng phụ).
- 1HS nêu yêu cầu.
- 2HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả.
- HS khác nhận xét bài trên bảng. 
; ...
- 2HS đọc bài toán.
- 2HS làm trên bảng phụ lên chữa bài, lớp nhận xét.
Bài giải: (HSKG)
Đội III sửa được là:
 (km)
Cả ba đội sửa được là:
 (km)
 Đáp số: km đường.
- HSKG nêu kết quả, giải thích.
Ví dụ: Vì mà 
__________________________________
Tiết2: LUYỆN VIẾT 
Bài 23.
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Chép lại đúng và đẹp câu thành ngữ “Sóng to gió lớn” và đoạn văn “Ma-gien-lăng là người ... mất trên đường đi” bằng kiểu chữ viết đứng, nét đều, cỡ chữ 1 ô li.
- Rèn kĩ năng viết cho học sinh.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Mẫu chữ viết.
 - HS: Vở luyện chữ đẹp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Bài mới
1) Giới thiệu bài:
2) HD viết bài:
- Gọi HS đọc câu thành ngữ và đoạn văn.
- Yêu cầu HS tìm các chữ hay viết sai có trong bài và các chữ cần viết hoa.
- Cho HS luyện viết đúng các chữ hay viết sai. Quan sát mẫu chữ viết và luyện viết đúng các chữ viết hoa.
- Lưu ý HS cách trình bày.
- GV yêu cầu: Viết câu thành ngữ 5 lần, viết đoạn văn 1 lần.
- Cho HS viết bài; GV theo dõi, giúp đỡ, nhắc nhở HS.
3) Chấm, chữa lỗi chính tả
C> Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: Luyện thêm ngoài giờ ở trang 9.
- 2 HS đọc.
- Các chữ hay viết sai: gió lớn, Ma-gien-lăng, thế giới, châu Mĩ, 4 chiếc thuyền lớn, ...
Các chữ cần viết hoa: Sóng, Ma-gien-lăng, Ông, Âu, Đại Tây Dương, Mĩ, Thái Bình Dương, Á, Ấn Độ Dương, Chuyến, Có.
- Lần lượt từng HS lên bảng viết, lớp viết vào vở nháp.
- HS quan sát trong vở.
- HS viết bài

____________________________________
Tiết3: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
(Cô Thoa soạn và dạy)
_______________________________________________________________
Thứ Sáu, ngày 05 tháng 02 năm 2010
 Tiết1: TẬP LÀM VĂN 
Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
I/ MỤC TIÊU:
- Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của loài cây em biết (BT1, 2, mục III).
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Bài cũ
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn tả 1 loài hoa hay thứ quả mà em yêu thích (BT2 tiết TLV trước).
- Nhận xét ghi điểm.
B> Bài mới
1) Giới thiệu bài
2) Phần nhận xét.
Bài 1, 2, 3
- Gọi học sinh đọc yêu cầu nội dung
- Yêu cầu học sinh đọc bài, trao đổi thảo luận theo trình tự:
+ Đọc bài Cây gạo trang 32
+ Xác định từng đoạn trong bài văn Cây gạo.
+ Tìm nội dung của từng đoạn.
- Gọi học sinh trình bày.
3) Phần ghi nhớ
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
- H: Trong bài văn miêu tả cây cối, mỗi đoạn có đặc điểm gì?
4) Phần luyện tập
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu nội dung.
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp, theo trình tự:
+ Đọc bài văn.
+ Xác định đoạn
+ Tìm nội dung khác.
- Gọi học sinh trình bày ý kiến.
- Giáo viên kết luận:
+ Đoạn 1: Ở đầu bản tôi... chừng một gang: Tả bao quát thân cây, cành cây, tán lá và lá cây trám đen.
+ Đoạn 2: Trám đen... mà không cham hạt: Tả 2 loại trám đen: trám đen tả và trám đen nếp.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương
Bài 2:
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn: Trước hết, em sẽ xác định sẽ viết về cây gì. Sau đó, suy nghĩ về những lợi ích mà cây đó mang đến cho con người.
Ví dụ:
1. Cây chuối dường như không bỏ đi thứ gì. Củ chuối, thân chuối để nuôi lợn, lá chuối gói giò, gói bánh, hoa chuối làm nộm. Còn quả chuối ăn vừa ngọt vừa bổ. Còn gì thú vị hơn nữa sau bữa cơm được một quả chuối ngon tráng miệng do chính tay mình trồng.
- Yêu cầu học sinh viết đoạn văn vào vở.
- Yêu cầu học sinh khá, giỏi đọc đoạn văn mình viết.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
C> Củng cố, dặn dò
- Cây xanh có ích lợi không? Em cần phải bảo vệ cây xanh thế nào?
- Về hoàn thành bài tập 2 vào vở.
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh đứng tại chỗ đọc bài.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- 2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.
- Tiếp nối nhau nói về từng đoạn (mỗi học sinh nói 1 đoạn)
+ Đoạn 1: Cây gạo già... nom thật đẹp: Tả thời kì ra hoa của cây gạo.
+ Đoạn 2: Hết mùa hoa... về thăm quê mẹ: Tả cây gạo lúc hết mùa hoa.
+ Đoạn 3: Ngày tháng đi... rồi cơm gạo mới: Tả thời kì cây gạo ra hoa.
- 3 học sinh đọc to.
- 2 em đọc thành tiếng.
- 2 em ngồi cùng bàn thảo luận.
- Học sinh trình bày.
+ Đoạn 3: Cùi trám đen... trộn với xôi hay cốm: ích lợi của quả trám đen.
+ Đoạn 4: Chiều chiều... ở đầu bản: Tình cảm của dân bản và người tả với cây trám đen.
- Vài em nêu.
2. Em rất thích cây phượng, vì phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của trường em. Những trưa hè êm ả, được ngắm hoa phượng rơi thật thích thú biết bao nhiêu.
- Từng cặp trao đổi và viết vào vở.
- Học sinh đọc (1 - 2 em đọc)
- HS nêu ý kiến.
___________________________________
Tiết 2: LUYỆN TOÁN
Luyện tập phép cộng phân số.
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về:
- Cách cộng hai phân số khác mẫu số.
- Cách rút gọn hai phân số.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng nhóm.
- VBT Toán (Bài 116)
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Bài cũ:
- H: Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào?
- Nhận xét, ghi điểm.
B> Bài mới:
1) Giới thiệu bài.
2) HD làm bài tập.
- Yêu cầu HSKG tự làm các bài tập trong VBT toán nâng cao (Bài 116, Trang 43, 44) Trong khi đó GV HD HSTB chữa bài.
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS lên bảng làm bài.
- HD nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2, 3:
(Thực hiện tương tự bài 1)
- Lưu ý HS: Bài 2: Rút gọn rồi mới tính.
Còn bài 3: tính xong rồi mới rút gọn.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc bài toán (Lưu ý HS sửa bài toán).
- Gọi HS làm trên bảng nhóm lên chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
*Hướng dẫn HSKG chữa BT3 nâng cao.
3) Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời.
- HSKG tự làm các bài tập trong VBT toán nâng cao (Bài 116, Trang 43, 44) (Từ bài 1 đến bài 4, riêng bài 3 cho 1HS làm trên bảng nhóm).
- 1HS nêu yêu cầu.
- 2HS lần lượt lên bảng làm; lớp làm bài vào VBT.
- HS nhận xét bài trên bảng.
Ví dụ: ; ...
Ví dụ: 
Bài 2: 
Bài 3:
 a, >; b, = 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- HS làm trên bảng nhóm lên chữa bài, lớp nhận xét.
Bài giải:
a) Sau một ngày đêm ốc sên leo được:
 (m)
b) 1m = 100cm
 Đáp số: a) 1m
 b) 100cm
Bài giải:
Hai tổ cùng làm trong 1 giờ được:
(công việc)
Đáp số: công việc.
____________________________________________
Tiết3: SINH HOẠT LỚP
Sinh hoạt cuối tuần 23.
I/ YÊU CẦU.
- Thực hiện nhận xét, đánh giá kết quả công việc tuần qua để thấy được những mặt tiến bộ, chưa tiến bộ của cá nhân, tổ, lớp.
- Biết được những công việc của tuần tới để sắp xếp, chuẩn bị.
- Giáo dục và rèn luyện cho HS tính tự quản, tự giác, thi đua, tích cực tham gia các hoạt động của tổ, lớp, trường.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1) Cả lớp hát đồng thanh 1 bài.
2) Yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ tìm ra những ưu khuyết điểm của tổ trong tuần.
3) Học sinh từng tổ báo cáo kết quả thảo luận trong tổ.
4) Giáo viên nhận xét chung về ưu điểm, tồn tại của các mặt:
- Đạo đức: ...
- Chuyên cần: ...
- Ý thức học bài: ...
- Trực nhật, vệ sinh, lao động: ...
- Nề nếp Đội sao: ...
...
5) Phương hướng tuần 24
- Tiếp tục duy trì nề nếp, tăng cường vệ sinh cá nhân.
- Hưởng ứng tốt các phong trào nhà trường đề ra.
- Phân công giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến trong học tập.
- Thực hiện tốt nề nếp học bài và chuyên cần trong dịp gần tết Nguyên đán.
_______________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 4 tuan 23Buoi chieu da sua.doc