Kế hoạch dạy học Mĩ thuật Lớp 4 (Chân trời sáng tạo - Bản 2)

Kế hoạch dạy học Mĩ thuật Lớp 4 (Chân trời sáng tạo - Bản 2)

Chủ đề 4: CHỮ VÀ HÌNH

Bài 7: CHỮ TRANG TRÍ

(Thời lượng 2 tiết – Học tiết 1)

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

 - Nhận biết được vẻ đẹp tại hình và hiểu được vai trò của chữ trang trí trong đời sống.

 - Vận dụng được sự biến thể của chữ để sáng tạo chữ trang trí.

 - Biết sắp xếp các khoảng cách, vị trí, tỉ lệ, bố cục và yếu tố trang trí cho chữ.

 - Biết phân tích, đánh giá sản phẩm của mình và bạn.

1. Phẩm chất.

 - Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước và nhân ái ở HS.

 - Phân tích được vẻ đẹp của sản phẩm mĩ thuật được sáng tạo từ chữ và hình qua đó biết trân trọng, giữ gìn và hình thành ý thức của con chữ.

 - Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo trang trí các loại chữ và hình.

 - Biết cách sử dụng, bảo quản các vật liệu đồ dùng: tự giác và nỗ lực học tập.

 - Xây dựng tình yêu thương, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.

 

doc 10 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 47Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Mĩ thuật Lớp 4 (Chân trời sáng tạo - Bản 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO ÁN MĨ THUẬT LỚP 4 (Chân trời sáng tạo – Bản 2)
 Khối lớp 4. GVBM:
 Thứngày...tháng..năm 20..
 Ngày soạn: //./20 (Từ tuần: đến tuần )
 Ngày giảng://./20 
Chủ đề 4: CHỮ VÀ HÌNH
Bài 7: CHỮ TRANG TRÍ
(Thời lượng 2 tiết – Học tiết 1)
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ: 
 - Nhận biết được vẻ đẹp tại hình và hiểu được vai trò của chữ trang trí trong đời sống.
 - Vận dụng được sự biến thể của chữ để sáng tạo chữ trang trí.
 - Biết sắp xếp các khoảng cách, vị trí, tỉ lệ, bố cục và yếu tố trang trí cho chữ.
 - Biết phân tích, đánh giá sản phẩm của mình và bạn.
1. Phẩm chất.
 - Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước và nhân ái ở HS.
 - Phân tích được vẻ đẹp của sản phẩm mĩ thuật được sáng tạo từ chữ và hình qua đó biết trân trọng, giữ gìn và hình thành ý thức của con chữ.
 - Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo trang trí các loại chữ và hình.
 - Biết cách sử dụng, bảo quản các vật liệu đồ dùng: tự giác và nỗ lực học tập. 
 - Xây dựng tình yêu thương, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.
2. Năng lực.
2.1. Năng lực đặc thù môn học.
 - Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp, tính ứng dụng của chữ vào cuộc sống hàng ngày.
 - Sáng tạo vào ứng dụng thẩm mĩ: Thực hiện được bài thực hành sáng tạo trang trí chữ và hình.
qua cảm nhận của cá nhân bằng các yếu tố tạo hình như nét, chấm, mảng màu.
 - Phân tích đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của chữ và hình. Nêu được ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.
2.2. Năng lực chung.
 - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập, thực hành, trưng bày, chia sẻ, cảm nhận sản phẩm.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ để thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật.
2.3. Năng lực đặc thù của học sinh.
 - Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét sản phẩm,
 - Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian hai chiều, ba chiều để áp dụng vào việc sắp xếp khoảng cách, vị trí, bố cục các yếu tố trang trí.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC.
 - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập đánh giá.
 - Hình thức tổ chức: Hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Giáo viên.
 - Giáo án, Kế hoạch dạy học, máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có).
 - SGK, SGV, KHBD 
 - Một số sản phẩm về chữ và hình có sử dụng trang trí.
 - Một số sản phẩm mĩ thuật của HS với chủ đề sáng tạo cùng hình và chữ
 2. Học sinh.
 - SGK. VBT
 - Bút chì, màu vẽ (bút chì màu, màu sáp màu,), bút vẽ các cỡ, giấy trắng, giấy màu, keo dán, tẩy/ gôm,
 - Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 Kế hoạch học tập.
Tiết
Bài
Nội dung
Hoạt động
1
Bài 7: Chữ trang trí
Tổ chức cho HS tìm hiểu chữ trang trí và lựa chọn được nội dung chữ trang trí theo ý thích. 
- Quan sát và nhận thức.
- Thực hành và sáng tạo.
- Phân tích và đánh giá.
- Vận dụng.
2
Bài 7: Chữ trang trí
Hoàn thiện bài, trình bày, phân tích đánh giá và vận dụng phát triển.
3
Bài 8: Trang trí bìa sách
Tìm hiểu về trang trí bìa sách. Hướng dẫn HS cách trang trí bìa và thực hành trang trí bìa sách theo ý thích.
- Quan sát và nhận thức.
- Thực hành và sáng tạo.
- Phân tích và đánh giá.
- Vận dụng.
4
Bài 8: Trang trí bìa sách (TT)
Hoàn thiện bài, trình bày, phân tích đánh giá và vận dụng phát triển.
 - Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất tại cơ sở, năng lực tiếp nhận kiến thức của HS, GV có thể chủ động điều chỉnh nội dung, linh hoạt bố trí thời gian thực hiện hoạt động ở mỗi tiết cho phù hợp nhưng phải đảm bảo HS thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trong chủ đề. 
A. QUAN SÁT - NHẬN THỨC.
* HOẠT ĐỘNG 1: Là hoạt động quan sát thực tế, tranh, ảnh sản phẩm mĩ thuật thông qua các hoạt động trải nghiệm nhằm khám phá nhận thức thẩm mĩ.
 Hoạt động của giáo viên.
 Hoạt động của học sinh.
* Khởi động.
- GV cho HS sinh hoạt đầu giờ.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
* Mục tiêu.
- GV cho HS cảm nhận được vẻ đẹp tạo hình và hiểu được vai trò của chữ trang trí trong đời sống.
* Nội dung hoạt động. 
- GV hướng dẫn HS quan sát, cảm nhận và định hướng ý tưởng thông qua các câu hỏi ở SGK Mĩ thuật 4, trang 30 – 31
* Sản phẩm học tập.
- GV nêu cách tạo SPMT cho HS để có ý tưởng trang trí.
* Tổ chức hoạt động. 
- GV giới thiệu một số tranh ảnh ở SGK Mĩ thuật 4, trang 30 – 31.
- GV sưu tầm thêm chữ trang trí ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày như sách, báo, đầu báo tường, biển quảng cáo,và đặt câu hỏi để HS thảo luận.
- GV có thể lồng ghép thêm một số trò chơi cho tiết học thêm sinh động.
- GV căn cứ tình hình thực tế của lớp, có thể tổ chức hoạt động nhóm để thảo luận.
- GV đưa ra những câu hỏi, yêu cầu để thảo luận tìm hiểu về hình dáng, màu sắc, bố cục, tính ứng dụng của chữ trang trí,như:
+ Em thường thấy chữ trang trí xuất hiện ở đâu? 
+ Kiểu dáng, sự biến thể của chữ như thế nào?
+ Màu sắc và yếu tố trang trí của chữ như thế nào?
+ Bố cục sắp xếp của các chữ rang trí?
* GV lưu ý: Chữ trang trí được sáng tạo từ chữ cơ bản, Tùy vào nội dung và yêu cầu, chữ trang trí có hình thức, kiểu dáng và phong cách phù hợp với đối tượng. 
* GV chốt: Vậy là chúng ta đã biết cách tạo hình và hiểu được vai trò của chữ trang trí trong đời sống ở hoạt động 1.
- HS sinh hoạt.
- HS cảm nhận, ghi nhớ và phát huy lĩnh hội.
- HS quan sát các ảnh chụp chữ trang trí ở SGK Mĩ thuật 4, trang 30 – 31 (hoặc do GV sưu tầm, chuẩn bị thêm) và cảm nhận được vẻ đẹp của chữ trang trí.
- HS hình thành ý tưởng trang trí.
- HS xem tranh và hình dung.
- HS tổ chức hoạt động nhóm (2 – 4) bạn.
- HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi.
+ HS trả lời câu hỏi.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
- HS lưu ý.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
B. LUYỆN TẬP - SÁNG TẠO.
* HOẠT ĐỘNG 2: Là hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành các bài tập mĩ thuật theo chương trình, giúp học sinh có thể sáng tạo sản phẩm mĩ thuật ở mỗi chủ đề/ bài học.
 Hoạt động của giáo viên.
 Hoạt động của học sinh.
* Mục tiêu.
- HS nắm được các bước trang trí chữ và thực hành trang rí được nội dung chữ mình yêu thích.
* Nội dung hoạt động.
- GV cho HS tham khảo các bước sử dụng chữ cơ bản để thực hiện một SPMT trong SGK Mĩ thuật 4, trang 32.
* Sản phẩm học tập. 
- GV hướng dẫn HS trang trí một loại chữ mà các em yêu thích.
* Tổ chức hoạt động.
- GV cho HS quan sát các bước thực hiện SPMT ở SGK Mĩ thuật 4, trang 32.
- GV hướng dẫn HS trang trí chữ thông qua các câu hỏi dựa vào gợi ý thực hiện sản phẩm. 
+ Bài tập thực hành: 
+ Liên hệ: Zalo: 0905225088
- GV cho HS làm bài tập thực hành: Trang trí chữ với nội dung em yêu thích.
- GV cho HS tham khảo SPMT ở SGK Mĩ thuật 4, trang 33 hoặc các sản phẩm do GV và HS sưu tầm.
* GV chốt. Vậy là chúng ta đã biết cách nắm được các bước trang trí chữ và thực hành trang rí được nội dung chữ Liên hệ: Zalo: 0905225088 mình yêu thích ở hoạt động 2.
* Củng cố dặn dò.
- Chuẩn bị tiết sau.
 - HS cảm nhận, ghi nhớ và phát huy lĩnh hội.
- HS nghe GV hướng dẫn các bước trang trí chữ.
- HS thực hành trang trí được nội dung chữ theo ý tưởng riêng.
- HS trang trí được nội dung chữ mình yêu thích.
- HS quan sát các bước thực hiện SPMT ở SGK Mĩ thuật 4, trang 32.
- HS trang trí chữ thông qua các câu hỏi dựa vào gợi ý thực hiện.
- HS thực hành làm bài tập.
- HS tham khảo SPMT ở SGK Mĩ thuật 4,
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS ghi nhớ.
 Bổ sung: 
 GIÁO ÁN MĨ THUẬT LỚP 4 (Chân trời sáng tạo – Bản 2)
 Khối lớp 4. GVBM:
 Thứngày...tháng..năm 20..
 Ngày soạn: //./20 (Từ tuần: đến tuần )
 Ngày giảng://./20 
Chủ đề 4: CHỮ VÀ HÌNH
Bài 7: CHỮ TRANG TRÍ
(Thời lượng 2 tiết – Học tiết 2)
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ: 
 - Nhận biết được vẻ đẹp tại hình và hiểu được vai trò của chữ trang trí trong đời sống.
 - Vận dụng được sự biến thể của chữ để sáng tạo chữ trang trí.
 - Biết sắp xếp các khoảng cách, vị trí, tỉ lệ, bố cục và yếu tố trang trí cho chữ.
 - Biết phân tích, đánh giá sản phẩm của mình và bạn.
1. Phẩm chất.
 - Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước và nhân ái ở HS.
 - Phân tích được vẻ đẹp của sản phẩm mĩ thuật được sáng tạo từ chữ và hình qua đó biết trân trọng, giữ gìn và hình thành ý thức của con chữ.
 - Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo trang trí các loại chữ và hình.
 - Biết cách sử dụng, bảo quản các vật liệu đồ dùng: tự giác và nỗ lực học tập. 
 - Xây dựng tình yêu thương, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.
2. Năng lực.
2.1. Năng lực đặc thù môn học.
 - Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp, tính ứng dụng của chữ vào cuộc sống hàng ngày.
 - Sáng tạo vào ứng dụng thẩm mĩ: Thực hiện được bài thực hành sáng tạo trang trí chữ và hình.
qua cảm nhận của cá nhân bằng các yếu tố tạo hình như nét, chấm, mảng màu.
 - Phân tích đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của chữ và hình. Nêu được ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.
2.2. Năng lực chung.
 - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập, thực hành, trưng bày, chia sẻ, cảm nhận sản phẩm.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ để thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật.
2.3. Năng lực đặc thù của học sinh.
 - Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét sản phẩm,
 - Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian hai chiều, ba chiều để áp dụng vào việc sắp xếp khoảng cách, vị trí, bố cục các yếu tố trang trí.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC.
 - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập đánh giá.
 - Hình thức tổ chức: Hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Giáo viên.
 - Giáo án, Kế hoạch dạy học, máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có).
 - SGK, SGV, KHBD 
 - Một số sản phẩm về chữ và hình có sử dụng trang trí.
 - Một số sản phẩm mĩ thuật của HS với chủ đề sáng tạo cùng hình và chữ
 2. Học sinh.
 - SGK. VBT
 - Bút chì, màu vẽ (bút chì màu, màu sáp màu,), bút vẽ các cỡ, giấy trắng, giấy màu, keo dán, tẩy/ gôm,
 - Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 Kế hoạch học tập.
Tiết
Bài
Nội dung
Hoạt động
1
Bài 7: Chữ trang trí
Tổ chức cho HS tìm hiểu chữ trang trí và lựa chọn được nội dung chữ trang trí theo ý thích. 
- Quan sát và nhận thức.
- Thực hành và sáng tạo.
- Phân tích và đánh giá.
- Vận dụng.
2
Bài 7: Chữ trang trí
Hoàn thiện bài, trình bày, phân tích đánh giá và vận dụng phát triển.
3
Bài 8: Trang trí bìa sách
Tìm hiểu về trang trí bìa sách. Hướng dẫn HS cách trang trí bìa và thực hành trang trí bìa sách theo ý thích.
- Quan sát và nhận thức.
- Thực hành và sáng tạo.
- Phân tích và đánh giá.
- Vận dụng.
4
Bài 8: Trang trí bìa sách (TT)
Hoàn thiện bài, trình bày, phân tích đánh giá và vận dụng phát triển.
 - Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất tại cơ sở, năng lực tiếp nhận kiến thức của HS, GV có thể chủ động điều chỉnh nội dung, linh hoạt bố trí thời gian thực hiện hoạt động ở mỗi tiết cho phù hợp nhưng phải đảm bảo HS thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trong chủ đề. 
C. PHÂN TÍCH - ĐÁNH GIÁ.
* HOẠT ĐỘNG 3: Là hoạt động củng cố nội dung, mục tiêu của bài học thông qua việc trưng bày sản phẩm để cùng nhau thảo luận, phân tích và đáng giá.
 Hoạt động của giáo viên.
 Hoạt động của học sinh.
* Mục tiêu. 
- HS biết cách trưng bày, giới thiệu và trình bày được cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.
* Nội dung hoạt động.
- GV hướng dẫn HS trưng bày và giới thiệu chia sẻ SPMT của mình và của nhóm trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá.
* Sản phẩm học tập.
- SPMT cá nhân, nhóm được HS cảm nhận và phân tích.
* Tổ chức hoạt động.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và trình bày cảm nhận của mình về SPMT.
- Căn cứ vào các SPMT của HS, GV mở rộng các gợi ý:
+ Sản phẩm nào em yêu thích nhất?
+ Nhận xét về nội dung chữ.
+ Cách trình bày bố cục, kiểu chữ, màu sắc,
+ Nêu cảm nhận của mình về sản phẩm của bạn.
- GV nhận xét đánh giá.
+ GV chốt. Vậy là chúng ta trưng bày, giới thiệu và trình bày được cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn ở hoạt động 3.
- HS cảm nhận và ghi nhớ.
- HS trưng bày và giới thiệu chia sẻ SPMT.
- HS nêu cảm nhận của mình về bố cục, nét, màu trong sản phẩm.
- HS phân tích, đánh giá bài vẽ của mình và của bạn.
- HS trưng bày sản phẩm và trình bày cảm nhận của mình về SPMT.
+ HS trả lời và phát huy lĩnh hội.
- HS ghi nhớ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
D. VẬN DỤNG.
* HOẠT ĐỘNG 4: Là hoạt động sử dụng kiến thức, kĩ năng và bài học để kết nối và giải quyết những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến mĩ thuật. 
 Hoạt động của giáo viên.
 Hoạt động của học sinh.
* Mục tiêu.
- HS nêu được vai trò, giá trị ứng dụng của chữ trang trí trong cuộc sống hằng ngày.
* Nội dung hoạt động.
- GV hướng dẫn cho HS vận dụng chữ trang trí phù hợp để đặt tên và trình bày cho một sản phẩm.
* Sản phẩm học tập.
- SPMT cá nhân, nhóm HS biết sử dụng chữ trang trí ứng dụng trong cuộc sống.
* Tổ chức hoạt động.
- GV gợi ý cho HS đưa ra những ý tưởng về ứng dụng của chữ trang trí trong cuộc sống.
- GV hướng dẫn cho HS dựa vào gợi ý, nêu hướng vận dụng của chữ trang trí.
+ Chữ trang trí có thể dùng trong những lĩnh vực nào?
+ Vai trò của chữ trang trí trong cuộc sống.
* GV lưu ý: Trang trí chữ phù hợp sẽ góp phấn nâng cao tính biểu đạt và giá trị thẩm mĩ cho sản phẩm.
- GV nhận xét tổng kết hoạt động.
- Liên hệ: Zalo: 0905225088
+ GV chốt. Vậy là chúng ta biết cách nêu được vai trò, giá trị ứng dụng của chữ trang trí trong cuộc sống hằng ngày
ở hoạt động 4. 
* Củng cố dặn dò.
- Chuẩn bị tiết sau.
- HS cảm nhận, ghi nhớ.
- HS vận dụng chữ trang trí phù hợp.
- HS biết sử dụng chữ trang trí.
- HS đưa ra những ý tưởng về ứng dụng và phát huy lĩnh hội.
- HS lưu ý.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS ghi nhớ.
 Bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mi_thuat_lop_4_chan_troi_sang_tao_ban_2.doc