Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 17 năm 2010

Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 17 năm 2010

I/ Mục tiêu:

- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.

- Biết chia cho số có ba chữ số.

- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2 và bài 3.

III/ Các hoạt động dạy-học:

 

doc 40 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 873Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 17 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Thứ hai, ngày 13 tháng 12 năm 2010.
TiÕt 1
Chµo cê
TiÕt 2
TOÁN 
Tiết 81: LUYỆN TẬP 
I/ Mục tiêu:
Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.
Biết chia cho số có ba chữ số.
Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2 và bài 3.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Chia cho số có ba chữ số (tt)
- Gọi hs lên bảng tính và đặt tính 
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới: 
1) Giới thiệu: Tiết toán hôm nay các em sẽ được rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có ba chữ số và giải một số bài toán có lời văn
2) Luyện tập
Bài 1: Y/c HS thực hiện vào bảng con.
 - Giúp HS yếu tính được.
Bài 2: Y/c hs đọc đề toán
- Gọi 1 hs lên bảng giải, cả lớp làm vào vở nháp 
Bài 3: Gọi hs đọc đề toán
- Y/c hs tự làm bài 
- Gọi 1 hs lên bảng sửa bài
- Chấm bài, y/c hs đổi vở nhau để kiểm tra
- Nhận xét, tuyên dương hs làm bài đúng, sạch đẹp 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tự làm bài vào VBT
- Bài sau: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học 
- 1 hs lên bảng tính 
10488 : 456 = 23 
- Lắng nghe
- HS thực hiện bảng con.
a) 54322 : 346 = 157 25275 : 108 = 234 (dư 3)
 86679 : 214 = 405 (dư 9) 
- 1 hs đọc đề toán
- Cả lớp làm vào vở nháp
 18 kg = 18000 g
 Số gam muối trong mỗi gói là:
 18000 : 240 = 75 (g)
 Đáp số: 75 g 
- 1 hs đọc đề bài
- Tự làm bài
- 1 hs lên bảng sửa bài
- Đổi vở nhau để kiểm tra
Giải
Chiều rộng của sân bóng đá lµ:
7140 : 105 = 68 (m)
Chu vi sân bóng đá:
(105 + 68) x 2 = 346 (m)
Đáp số: 346 m
__________________________________________________
TiÕt 3
TẬP ĐỌC 
Tiết 33: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG 
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.
 - Hiểu ND: Cách nghĩ trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. (Trả lời được các CH trong SGK).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Trong quán ăn " Ba cá bống"
 Gọi hs lên bảng đọc theo cách phân vai 
- Em thấy những hình ảnh, chi tiết nào trong truyện ngộ nghĩnh và lí thú.
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
- Y/c hs xem tranh minh họa và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Việc gì xảy ra đã khiến cả vua và các vị đại thần đều lo lắng đến vậy? Câu chuyện Rất nhiều mặt trăng sẽ giúp các em hiểu điều đó. 
2) HD đọc và tìm hiểu bài
a) luyện đọc:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài 
- HD hs cách ngắt nghỉ hơi đúng giữa những câu dài
- HD luyện đọc các từ khó trong bài : xinh xinh, vương quốc, khuất, vui sướng, kim hoàn 
- Gọi hs đọc 3 đoạn lượt 2
- Giải nghĩa từ khó trong bài: vời
- Y/c hs luyện đọc trong nhóm đôi
- Gọi hs đọc cả bài
- Gv đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi ở đoạn đầu, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự bất lực của các vị quan trong triều, sự buồn bực của nhà vua. Đọc đoạn sau: phân biệt lời chú hề (vui, điềm đạm) với lời nàng công chúa (hồn nhiên, ngây thơ), đọc đoạn kết giọng vui, nhịp nhanh hơn 
b) Tìm hiểu bài
- Y.c hs đọc thầm đoạn 1 TLCH:
+ Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì? 
+ Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì? 
+ Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa?
+ Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được?
- Yc hs đọc thầm đoạn 2, trả lời các câu hỏi:
+ Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học?
+ Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn? 
- Chú hề hiểu trẻ em nên đã cảm nhận đúng: nàng công chúa bé nhỏ nghĩ về mặt trăng hoàn toàn khác với cách nghĩ của người lớn, của các quan đại thần và các nhà khoa học. 
- Y/c hs đọc thầm đoạn 3 và TLCH:
+ Sau khi biết rõ công chúa muốn có một "mặt trăng" theo ý nàng, chú hề đã làm gì? 
+ Thái độ của công chúa thế nào khi nhận món quà? 
c) HD đọc diễn cảm
- Gọi hs đọc truyện theo cách phân vai 
- Yc hs lắng nghe, theo dõi tìm giọng đọc thích hợp
- Kết luận giọng đọc đúng (mục 2a)
- Hd hs luyện đọc diễn cảm 1 đoạn
+ Gv đọc mẫu
+ Gọi hs đọc 
+Y/c hs luyện đọc trong nhóm 3
+ Tổ chức thi đọc diễn cảm 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay 
 Bài văn nói lên điều gì?
- Kết luận nội dung đúng (mục I) 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần, kể câu chuyện trên cho người thân nghe
- Bài sau: Rất nhiều mặt trăng (tt) 
 Từng tốp 4 hs lên đọc theo cách phân vai
. Chi tiết Bu-ra-nô chui vào chiếc bình bằng đất, ngồi im thin thít.
. Hình ảnh ông lão Ba-ra-ba uống rượu say rồi ngồi hơ bộ râu dài
- Vẽ cảnh vua và các vị cận thần đang lo lắng, suy nghĩ, bàn bạc một điều gì đó.
- Suy nghĩ 
- 3 hs nối tiếp nhau đọc 
+ Đoạn 1: Từ đầu...nhà vua
+ Đoạn 2: Tiếp theo...bằng vàng rồi
+ Đoạn 3: Phần còn lại 
- HS luyện đọc cá nhân 
- 3 hs đọc trước lớp 3 đoạn của bài
- Đọc ở phần chú giải 
- Luyện đọc trong nhóm đôi
- 1 hs đọc cả bài
- Lắng nghe 
- Đọc thầm
+ Muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng
+ Nhà vua cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa
+ Họ nói đòi hỏi đó không thể thực hiện được
+ Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
- Đọc thầm đoạn 2
+ Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng thế nào đã, chú hề cho rằng công chúa nghĩ về mặt trăng không giống người lớn.
+ Công chúa nghĩ rằng mặt trăng chỉ to hơn móng tay của cô, mặt trăng ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng. 
- Lắng nghe
- Đọc thầm đoạn 3
+ Chú tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn, đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa, cho mặt trăng vào một sợi dây chuyền vàng để công chúa đeo vào cổ.
+ Công chúa thấy mặt trăng thì vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn. 
- 1 tốp 3 hs đọc phân vai (người dẫn chuyện, chú hề, nàng công chúa nhỏ)
- HS trả lời 
- Lắng nghe
- 1 hs đọc 
- Đọc phân vai trong nhóm 3
- Lần lượt một vài nhóm thi đọc diễn cảm 
- HS trả lời 
- Vài hs đọc lại 
. Cô công chúa nhỏ rất đáng yêu, ngây thơ
. Các vị đại thần và các nhà khoa học không hiểu trẻ em 
. Chú hề thông minh
. Trẻ em suy nghĩ rất khác người lớn 
_______________________
TiÕt 4
LÞch sư
Tiết 17: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
I/ Mục tiêu :
 Hệ thống những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thÕ kỉ XIII: Nước Văn Lang, Aâu Lạc; hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập; buổi đầu độc lập; nước Đại Việt thời Lý; nước Đại Việt thời Trần.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Gọi hs trình bày
 Nhà Trần đối phó với giặc như thế nào khi chúng mạnh và khi chúng yếu?
- Nhận xét, cho điểm
B/ Ôn tập:
Hoạt động1: Hoạt động theo nhóm
- GV phát cho mỗi nhóm một bản thời gian và các nhóm ghi nội dung của mỗi giai đoạn .
- GV treo trục thời gian lên bảng và yêu cầu HS ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục: khoảng 700 năm TCN, 179 TCN, 938 .
- GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận .
GV nhận xét
* Hoạt động 2: Các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 938 đến TK XV 
- Treo băng thời gian lên bảng.
- Các em hãy suy nghĩ, xem lại bài, sau đóâ gọi các em lên gắn nội dung của từng giai đoạn tương ứng với thời gian trong bảng. 
- Gọi hs lên thực hiện
- Cùng cả lớp nhận xét, sau đó gọi hs nói sự kiện lịch sử với thời gian tương ứng. 
- Gọi hs đọc lại toàn bộ bảng. 
Các em hãy thảo luận nhóm đôi để TLCH: Buổi đầu độc lập, thời Lý, Trần đóng đô ở đâu? Tên gọi nước ta ở các thời kì đó là gì? Câu hỏi này thầy đã kẻ thành bảng thống kê, nhiệm vụ của các em là hoàn thành bảng và dựa vào bảng để TLCH trên. 
- Gọi đại diện các nhóm trình bày 
- Cùng hs nhận xét, bổ sung đi đến kết quả đúng. 
- Cùng hs nhận xét, bổ sung 
* Hoạt động 4: Thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học. 
- Treo bảng phụ viết định hướng kể, gọi hs đọc to trước lớp 
- ThÇy sẽ tổ chức cho các em thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học. Các em nên kể theo định hướng trên bảng. Bạn nào kể đúng, lưu loát, hấp dẫn sẽ là người thắng cuộc. 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương hs kể tốt.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc ghi nhớ
- Bài sau: Kiểm tra cuối HKI
- hs lên bảng thực hiện
 Khi giặc mạnh, vua tôi nhà Trần chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng. Khi giặc yếu, vua tôi nhà Trần tấn công quyết liệt buộc chúng phải rút lui. 
- HS hoạt động theo nhóm .
- Đại diện nhóm báo cáo sau khi thảo luận .
HS lên bảng ghi lại các sự kiện tương ứng
Nhóm 1: Vẽ tranh về đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
Nhóm 2: kể lại bằng lời về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: nổ ra trong hoàn cảnh nào? Ý nghĩa & kết quả của cuộc khởi nghĩa?
Nhóm 3: Nêu diễn biến & ý nghĩa của  ... c đề bài 
- Thảo luận nhóm đôi
- Loan có 10 quả táo. (vì 10 < 20 vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5) 
- HS thi đua.
TiÕt 2
ThĨ dơc
GVC lªn líp
TiÕt 3
TẬP LÀM VĂN 
Tiết 34: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT 
I/ Mục đích, yêu cầu:
 Nhận biết đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn (BT1); viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong chiếc cặp sách (BT2, BT3).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Một số kiểu, mẫu cặp sách của hs
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: 
- Khi viết hết mỗi đoạn văn cần chú ý điều gì? 
- Gọi hs đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút.
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài : Tiết TLV hôm nay, các em sẽ luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật. Lớp mình cùng thi đua xem bạn nào miêu tả chiếc cặp đầy đủ nhất và hay nhất.
2) HD làm bài tập
Bài 1: Gọi hs đọc nội dung
- Các em hãy đọc thầm lại đoạn văn tả cái cặp thảo luận nhóm 4 để thực hiện các y/c của bài (phát phiếu cho 2 nhóm) 
- Gọi các nhóm trình bày 
a) Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả?
b) Xác định nội dung miêu tả của từng đoạn văn.
c) Nội dung miêu tả của mỗi đoạn được báo hiệu ở câu mở đoạn bằng những từ ngữ nào? 
- Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng 
Bài 2: Gọi hs đọc y/c của bài và các gợi ý
- Nhắc hs: Chỉ viết 1 đoạn miêu tả hình dáng bên ngoài của cái cặp (không phải cả bài, không phải bên trong). Nên viết theo các gợi ý trong SGK . Cần miêu tả những đặc điểm riêng của chiếc cặp mình tả để nó không giống chiếc cặp của bạn. Khi viết chú ý bộc lộ cảm xúc của mình 
- Y/c hs đặt chiếc cặp của mình trước mặt và tự làm bài 
- Gọi hs đọc đoạn văn của mình 
- Chọn 1,2 bài hay đọc lại, nêu nhận xét, cho điểm 
Bài 3: Gọi hs đọc y/c
- Nhắc hs: Đề bài chỉ yêu cầu viết một đoạn tả bên trong (không phải bên ngoài) chiếc cặp của mình 
- Y/c hs làm bài 
- Gọi hs trình bày
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn tả hay. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà hoàn chỉnh bài văn : Tả chiếc cặp của em hoặc của bạn em. 
- Bài sau: Ôn tập
- Nhận xét tiết học 
- Cần chấm xuống dòng 
- 1 hs đọc 
- Lắng nghe 
- 2 hs nối tiếp nhau đọc nội dung và y/c
- Thực hiện trong nhóm 4 
- Dán phiếu, từng thành viên trong nhóm nối tiếp trình bày 
a) Cả 3 đoạn đầu thuộc phần thân bài
b) Đoạn 1: Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp
 . Đoạn 2: Tả quai cặp và dây đeo.
 . Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp.
c) Đoạn 1: Đó là một chiếc cặp màu đỏ tươi.
. Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ...
. Đoạn 3: Mở cặp ra, em thấy trong cặp có tới 3 ngăn... 
- 3 hs nối tiếp nhau đọc 
- Lắng nghe, thực hiện
- Tự làm bài 
- Vài hs đọc trước lớp 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc y/c
- Lắng nghe, ghi nhớ 
- Tự làm bài vào VBT 
- Lần lượt trình bày 
- Nhận xét 
_______________________________________
TiÕt 4
KHOA HỌC 
Tiết 34: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY I/ Mục tiêu:
Làm thí nghiệm để chứng tỏ.
+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn.
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hoả hoạn,. 
II/ Đồ dùng dạy-học:
- chuẩn bị theo nhóm: hai lọ thuỷ tinh (một lọ to, 1 lọ nhỏ, 2 cây nến bằng nhau, một lọ thuỷ tinh không có đáy, nến, đế kê 
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Giới thiệu bài:
- Không khí có ở đâu?
- Không khí có vai trò như thế nào đối với đời sống ? 
- Không khí có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của mọi sinh vật trên trái đất. Vai trò của không khí đối với sự cháy như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
B/ Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của ô-xi đối với sự cháy
- Chia nhóm 6 và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị của nhóm.
- Y/c hs đọc mục thực hành
- Y/c hs thực hành trong nhóm và nêu nhận xét, giải thích về kết quả thí nghiệm vào phiếu (Gv đọc trước lớp) 
- Theo dõi, quan sát giúp đỡ nhóm còn lúng túng trong việc nhận xét.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày 
- Theo nhóm em, tại sao cây nến trong lọ to lại cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ? 
- Qua thí nghiệm này, các em hãy cho biết ô xi có vai trò gì đối với sự cháy? 
Kết luận: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi để duy trì sự cháy lâu hơn. Hay nói cách khác: Không khí có ô xi nên cần không khí để duy trì sự cháy. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể cung cấp nhiều ô xi, để sự cháy diễn ra liên tục? cả lớp mình sẽ làm thí nghiệm tiếp theo. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống
- Cô dùng 1 lọ thuỷ tinh không đáy, úp vào cây nến gắn trên đế kín, các em quan sát xem hiện tượng gì xảy ra nhé.
- Kết quả của thí nghiệm này như thế nào? 
- Theo em, vì sao cây nến lại chỉ cháy được trong thời gian ngắn như vậy? 
- Bây giờ cô thay đế gắn nến bằng một đế không kín. Các em hãy quan sát xem hiện tượng gì xảy ra. 
- Vì sao cây nến vẫn cháy bình thường? 
- Khi sự cháy xảy ra, khí ni tơ và khí các-bô-níc nóng lên và bay lên cao. Do có chỗ lưu thông với bên ngoài nên không khí ở bên ngoài tràn vào trong lọ, tiếp tục cung cấp ô xi để duy trì sự cháy. Cứ như vậy sự cháy diễn ra liên tục. 
- Để duy trì sự cháy cần phải làm gì? tại sao phải làm như vậy? 
Kết luận: Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần được lưu thông. 
* Y/c hs quan sát hình 5 SGK/71
- Bạn nhỏ trong hình đang làm gì? 
- Bạn làm như vậy để làm gì? 
- Bạn nhỏ làm như vậy để không khí trong bếp luôn được lưu thông, luôn được cung cấp liên tục và sự cháy được duy trì 
- Trong lớp mình, bạn nào còn có kinh nghiệm làm cho ngọn lửa trong bếp củi, bếp than không bị tắt? 
- Khi dập tắt ngọn lửa ở bếp than hay bếp củi thì làm thế nào? 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Khí ô xi và khí ni tơ có vai trò gì đối với sự cháy? 
- Ứng dụng những hiểu biết của mình vào trong cuộc sống
- Bài sau: Không khí cần cho sự sống 
- Không khí có ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật.
- Không khí có chứa khí ô xi duy trì sự cháy
- Lắng nghe 
- Nhóm trưởng báo cáo
- 1 hs đọc to trước lớp
- Thực hành trong nhóm 
- Trình bày: Dùng 2 cây nến như nhau và 2 chiếc lọ thuỷ tinh không bằng nhau, khi ta đốt cháy 2 cây nến và úp lọ thuỷ tinh lên thì ta thấy cả 2 ngọn nến cùng tắt nhưng cây nến trong lọ to cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ. 
- Vì trong lọ thuỷ tinh to có chứa nhiều không khí hơn lọ thủy tinh nhỏ, mà trong không khí có chứa khí ô xi duy trì sự cháy. 
- Ô xi duy trì sự cháy lâu hơn. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi và sự cháy diễn ra lâu hơn. 
- Lắng nghe 
- Quan sát 
- Cây nến tắt sau mấy phút
- Vì lượng ô xi trong lọ đã cháy hết mà không được cung cấp tiếp. 
- Cây nến vẫn cháy bình thường 
- Là do được cung cấp ô xi liên tục. Đế gắn nến không kín nên không khí liên tục tràn vào lọ cung cấp ô xi nên cây nến cháy liên tục
- Lắng nghe 
- Để duy trì sự cháy cần liên tục cung cấp không khí. Vì trong không khí có chứa ô xi. Ô xi rất cần cho sự cháy. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi và sự cháy sẽ diễn ra liên tục '
- Lắng nghe
- Quan sát 
- Đang dùng ống thổi không khí vào trong bếp 
- Để không khí trong bếp được cung cấp liên tục, để bếp không bị tắt khi khí ô xi bị mất đi 
- lắng nghe 
- Muốn cho ngọn lửa trong bếp củi không bị tắt, em thường cào rỗng tro bếp ra để không khí được lưu thông. 
- Muốn cho ngọn lửa bếp than không bị tắt, em để bếp than ra đầu hướng gió để gió thổi không khí vào bếp. 
- Khi muốn dập bếp lửa ta dùng tro bếp để phủ kín lên ngọn lửa.
- Khi muốn dập bếp than, ta lấy than để vào trong nồi đất và đậy lại. 
- Vài hs đọc mục bạn cần biết SGK/71 
_____________________________________________________
TiÕt 5
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu: 
1. HS nhận xét đánh giá các hoạt động của tổ trong tuần vừa qua.
2. Nắm được nội dung kế hoạch tuần tới.
3. Giĩp HS tự nhËn ra nh÷ng ­u vµ khuyÕt ®iĨm cđa b¶n th©n vµ cã h­íng kh¾c phơc.
II. Nội dung sinh hoạt: 
1. Học sinh nhận xét đánh giá:
- C¸c tỉ tr­ëng nhËn xÐt ®¸nh gi¸ c¸c ho¹t ®éng trong tuÇn võa qua.
- Líp tr­ëng ®¸nh gi¸ nhËn xÐt ®¸nh gi¸ chung.
2. GV viên nhận xét đánh giá:
* Ưu điểm: 
- Ổn định và duy trì được nề nếp sinh hoạt lớp. 
- Thực hiện nghiêm túc 15 phút đầu giờ.
- Nhiều em có ý thức học tập tốt, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập. 
- Một số bạn giành nhiều điểm tốt trong tuần.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. 
- Vệ sinh cá nhân và lớp học sạch sẽ. 
* Tồn tại: 
- Còn một số em thường xuyên quên sách vở và đồ dùng học tập : Vinh, Hoàng.
- Hay nói chuyện trong lớp, làm việc riêng: Thu, Vũ, Lan Anh, Bình.
III. Kế hoạch tuần tíi: 
- Tiếp tục duy trì nề nếp sinh hoạt lớp.
- Tự giác học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Tham gia các hoạt động ngoài giờ
- Tiếp tục nộp các khoản đóng góp theo quy định.

Tài liệu đính kèm:

  • docT17 CKTKN,KNS 2010 2011.doc