Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Trường Tiểu học Thị Trấn Tiên Lãng - Tuần 5 đến tuần 8

Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Trường Tiểu học Thị Trấn Tiên Lãng - Tuần 5 đến tuần 8

1 . Chào cờ.

 2.Điểm lại các hoạt động tuần 4.

-Tuyên dương : Huyền, Nam, Hằng, Hiền, Việt, Chung, Cường, Vân, Linh.

- Phê bình :Một số bạn còn đi học muộn, nói chuyện riêng trong lớp: Tùng, Quỳnh, D. Linh, H.Nam, Minh.

3. Các hoạt động tuần 5

- Rèn cặp hs yếu về các mặt: toán, đọc,viết

- Gd đ đ cho hs: không nói tục chửi bậy ,biết giúp đỡ bạn ,giữ vệ sinh chung.

- Nhắc nhở HS không đi học muộn.

4.Sinh hoạt văn nghệ.

 

doc 52 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 888Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Trường Tiểu học Thị Trấn Tiên Lãng - Tuần 5 đến tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 5
Thứ hai ngày 17 tháng 9 năm 2012
hoạt động tập thể
1 . Chào cờ.
 2.Điểm lại các hoạt động tuần 4.
-Tuyên dương : Huyền, Nam, Hằng, Hiền, Việt, Chung, Cường, Vân, Linh. 
- Phê bình :Một số bạn còn đi học muộn, nói chuyện riêng trong lớp: Tùng, Quỳnh, D. Linh, H.Nam, Minh.
3. Các hoạt động tuần 5
- Rèn cặp hs yếu về các mặt: toán, đọc,viết
- Gd đ đ cho hs: không nói tục chửi bậy ,biết giúp đỡ bạn ,giữ vệ sinh chung.
- Nhắc nhở HS không đi học muộn.
4.Sinh hoạt văn nghệ.
_________________________________________
tập đọc
Những hạt thóc giống
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ.
- Đọc diễn cảm toàn bài cô. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
II. Đồ dùng dạy học : Tranh SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: (2-3’)
 - HS đọc thuộc bài: Tre Việt Nam.
 - Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì? Của ai?
2. Dạy bài mới 
a.Giới thiệu bài: Trung thực là một đức tính đáng quý.
- Theo em vì sao người trung thực là người đáng quý ?
b. Luyện đọc đúng (10-12’)
- 1 HS khá đọc. Cả lớp đọc thầm theo và xác định đoạn.
- Bài chia làm mấy đoạn? (4 đoạn.)	
- H đọc nối tiếp đoạn (1 lượt)
* Luyện đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ:
+ Đoạn 1: từ đầu .... trừng phạt.
- Đọc đúng: Câu 2: ngắt hơi: gieo trồng/nhiều thóc nhất/->1H đọc
- Hướng dẫn đọc đoạn 1: đọc thong thả, cảm hứng ca ngợi -> 1 dãy đọc
+ Đoạn 2: Có chú bé ........ nảy mầm được
 - Đọc đúng : nộp (n) -> 1 học sinh đọc
	Giọng cậu bé Chôm: sợ hãi -> 1 học sinh đọc
- Hiểu nghĩa: bệ hạ ( sgk)
- HD đọc đoạn 2: giọng chậm rãi, phân biệt lời kể và lời nhân vật-> 3H đọc
+ Đoạn 3: Mọi người thóc giống của ta.
 - Đọc đúng: lẽ nào (n- l) 
 - H hiểu nghĩa: sững sờ /SGK
 - Hướng dẫn đọc đoạn3: đọc chậm rãi, nhấn giọng ở một số từ ngữ: sững sờ, luộc kĩ, mọc -> 3H đọc
+ Đoạn 4 : Rồi vua dõng dạc đến hết-> 1 H đọc
- Đọc đúng: Lời nhà vua: giọng dõng dạc
- H hiểu nghĩa : dõng dạc, hiền minh/ SGK.
- GV hướng dẫn đọc đoạn 4: đọc thong thả, phân biệt lời nhà vua với lời người dẫn chuyện -> 1 dãy đọc
* Học sinh đọc nhóm đôi vừa đủ nghe
* Luyện đọc cả bài:
- GV hướng dẫn: giọng chậm rãi, đọc đúng câu thoại -> 3 - 5 học sinh đọc
- GV đọc mẫu toàn bài.
c. Tìm hiểu bài (10-12’)
* Đoạn 1:
- Nhà vua chọn người ntn để truyền ngôi? 
 - Ông đã làm cách nào để tìm được người trung thực?
 - Theo các em, thóc đã luộc rồi còn nảy mầm được không?
-> Đó là mưu kế của nhà vua.
* Đoạn 2:
 - Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì ? Kết quả ra sao ?
 - Đến kỳ nộp thóc cho vua, mọi người làm gì ? Chôm đã làm gì ?
 * Đoạn 3:
 - Thái độ của mọi người thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm ?
 - Lời nói thật của Chôm cho thấy Chôm là người thế nào?
 -> Câu chuyện ca ngợi điều gì?
=> Nội dung bài : Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói lên sự thật và cậu được hưởng hạnh phúc.
 d. Hướng dẫn đọc diễn cảm (10-12’)
 - GV hướng dẫn đọc diễn cảm : giọng chậm rãi, đọc đúng câu đối thoại: Lời nhà vua: lúc ôn tồn, lúc dõng dạc; Lời cậu bé: thơ ngây 
 - HS đọc diễn cảm theo đoạn
 - GV đọc mẫu bài lần 2 
 - 8-10 HS đọc theo đoạn , cả bài
e. Củng cố, dặn dò (3-5’):
 - Nêu nội dung bài?
 - GV liên hệ: Trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày, ta nên trung thực vì trung thực là đức tính quý của con người
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
 _________________________________________________________________
Thứ ba ngày 18 tháng 9 năm 2012
 chính tả( nghe - viết )
Những hạt thóc giống
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài: Những hạt thóc giống.
 - Làm đúng bài tập, phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: l/n, en/eng.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra (2-3’) 
 - HS viết bảng con : bánh dầy, đôi giầy, rầy rà
2. Dạy bài mới (15’) 
a. Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta viết bài: Những hạt thóc giống.
b. Hướng dẫn chính tả:
 - GV đọc mẫu.
 - Tập viết chữ khó: 
 + luộc ( l) 
 + dõng dạc (d)
 +truyền ngôi (tr: t+r)
+ phát( ph-at; p+h) 
+ ôn tồn( ôn)
- H đọc phân tích từng chữ ghi tiếng khó; 1H đọc lại toàn bộ; 
GV đọc- H viết bảng con
c. Viết chính tả (12-14’):
 - Hướng dẫn tư thế ngồi viết.
 - GV đọc bài - HS viết
d. Hướng dẫn chấm, chữa (3-5’).
 - GV đọc soát lỗi 
 - HS ghi thống kê số lỗi ra lề vở, chữa lỗi (nếu có) 
 - Gv chấm vở( 8-> 10 bài)
đ. Hướng dẫn bài tập chính tả (8-10’).
 *Bài 2 : Điền vào chỗ trống l/n
 - HS làm SGK- Gv, chấm, chữa
 *Bài 3:
 - HS đọc yêu cầu bài - HS làm vở 
- H chữa miêng: con nòng nọc, con chim én
e. Củng cố, dặn dò: (2-3’)
- G tuyên dương H viết đẹp, tiến bộ, làm bài đúng; nhắc nhở những H viết xấu, sai 
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________________
 luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Trung thực – tự trọng
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ điểm: Trung thực – Tự trọng.
 - Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ ngữ nói trên để đặt câu.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học :
 1. Kiểm tra: 
 - Có mấy loại từ phức? Cho ví dụ?
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:( 1- 2’) 
b. Hướng dẫn thực hành (32- 34’) 
 * Bài 1/48 ( 8’)
 - HS đọc yêu cầu và mẫu
 - HS làm VBT ->trao đổi nhóm đôi
 - HS nối tiếp trả lời
 -> GV chốt, ghi từ đúng lên bảng-> 1H đọc lại toàn bộ
 * Bài 2/49( 10’)
 - 2HS đọc yêu cầu 
 - GV nêu yêu cầu khi đặt câu: ND, hình thức 
 - HS làm vở
 -> Gv chấm, nhận xét; H làm tốt đọc bài làm
 * Bài 3/ 48( 4’)
 - HS đọc thầm yêu cầu
 - HS làm VBT
 => Tự trọng là gì? (là coi trọng và giữ gìn phẩm chất của mình)
 * Bài 4/ 49 ( 12’)
 - HS đọc yêu cầu -> Đề bài y/c gì? 
- G giải thích y/c: xếp các thành ngữ đó thành 2 nhóm: trung thực; tự trọng
-Làm mẫu: Thành ngữ a thuộc nhóm nào? Tại sao em xếp thành ngữ a, vào nhóm Trung thực?
 - HS làm việc nhóm đôi-> báo cáo
 -> GV chốt lời giải đúng: Trung thực: a, c, d
Tự trọng: b, e
e. Củng cố, dặn dò (2-3’)
 - Nêu một số từ ngữ thuộc chủ đề: Trung thực -Tự trọng? 
- VN: HTL các thành ngữ nói về chủ đề Trung thực -Tự trọng
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Thứ tư ngày 19 tháng 9 năm 2012
kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Rèn kỹ năng nói: Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.
 - Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 - Rèn kỹ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học: HS mang truyện sưu tầm đến lớp
- G: bảng phụ ghi dàn bài KC
III. Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra : (3’) 
 - Hãy kể lại câu chuyện: Một nhà thơ chân chính.
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: (1’).
b. Hướng dẫn tìm hiểu đề bài( 6- 8’)
 - HS đọc thầm ,1H đọc to đề bài - GV chép đề
 . Đề bài yêu cầu gì?
 . Nội dung câu chuyện nói về điều gì?
 -> GV gạch chân từ: kể, một câu chuyện, đã được nghe, được đọc, tính trung thực.
* Gợi ý:
 - Nêu 1 số biểu hiện của tính trung thực?-> 1H đọc gợi ý 1
 - Tìm truyện về tính trung thực ở đâu? -> 1H đọc gợi ý 2
 - Em đã chọn được truyện gì?
 - Em sẽ kể chuyện ntn? -> 1H đọc gợi ý3
c. HS kể ( 24’)
 - HS kể theo nhóm đôi
 - HS kể cá nhân trước lớp- G yêu cầu các H khác nghe, nx: ND, giọng kể...
 - GV cho Hs nhận xét, nêu ý nghĩa câu chuyện bằng gợi ý: 
 Câu chuyện bạn kể , em thích nhân vật nào? Vì sao?
 Nêu ý nghĩa câu chuyện bạn kể ?
 -> GV nhận xét, tuyên dương HS kể hay.
d. Tìm hiểu ý nghĩa truyện (5’)
 - Qua các câu chuyện vừa nghe, các em hiểu ra điều gì?
e. Củng cố, dặn dò (2-3’)
 - Nhận xét tiết học
 - Về tìm thêm truyện nói về lòng trung thực .
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________
 tập đọc
Gà trống và cáo
I. Mục đích, yêu cầu:
 - HS đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ. Biết đọc bài thơ với giọng vui, dí dỏm, thể hiện được tâm trạng và tính cách của các nhân vật.
 - Hiểu các từ ngữ trong bài; hiểu ý ngầm sau lời nói ngọt ngào của Cáo và Gà Trống.
 - Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo.
 - Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học :
III. Các hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra (2-3’) 	
 - HS đọc bài: Những hạt thóc giống.
 - Nêu nội dung của bài.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài( 1’) 
b. Luyện đọc đúng( 10- 12’)
- 1 Hs khá đọc. Cả lớp đọc thầm theo và xác định đoạn.
- Bài thơ chia mấy đoạn? (3 đoạn)
- Đọc nối tiếp đoạn? (1 lượt)
-> GV nhắc HS nhẩm bài cho thuộc để cuối giờ G kiểm tra
* Luyện đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ: 
+ Đoạn 1: Từ đầu....... tỏ bày tình thân.
 - Đọc đúng : lõi đời (l); từ rày (r); sung sướng (s) ->3 học sinh đọc
 - Giảng nghĩa: đon đả/ sgk
 - Hướng dẫn đọc đoạn: Giọng vui, dí dỏm; giọng Cáo giả thân thiện->3H đọc
 ... lang thang khi được tặng đôi giày. -> 1;2 H đọc
- GV đọc mẫu cả bài
- H đọc diễn cảm theo đoạn 
- HS đọc đoạn mình thích (4-5 em)
- HS đọc cả bài 
e.Củng cố - dặn dò (2-4’)
 - Tại sao chị phụ trách đội vận động được Lái tới lớp? Việc làm đó chứng tỏ điều gì? 
 - Dặn HS về nhà học bài 
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________
đạo đức
	Tiết kiệm tiền của( Tiết 2)
I.Mục tiêu:
Học xong bài này HS có khả năng:
1. Nhận thức được:
 	 - Cần phải tiết kiệm tiền của NTN. Vì sao phải tiết kiệm tiền của.
2. HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi,... trong sinh hoạt hàng ngày.
3. Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm, không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.
II. Đồ dùng dạy- học:
Đồ dùng để chơi đóng vai.
Mỗi H có 3 tấm bìa : xanh, đỏ, trắng.
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Kiểm tra: (3-5’)
-Tại sao phải tiết kiệm tiền của? 
- Kể những việc làm thể hiện sự tiết kiệm tiền của của em?
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân (8-10’)
 *Bài tập 4.:
- H nêu y/c -> làm việc cá nhân theo y/c của BT -> trao đổi theo cặp
- Chữa bài: 1 H lần lượt đọc từng ý kiến – Lớp thể hiện thái độ bằng các tấm thẻ màu 
=>GV kết luận:
-Các việc làm a,b, g, h, k, là tiết kiệm tiền của.
-Các việc làm c, d, đ, e, i, là lãng phí tiền của.
- H tự liên hệ bản thân
- GV nhận xét khen những HS biết tiết kiệm, nhắc nhở những HS khác.
Hoạt động2: Thảo luận nhóm và đóng vai.(18-20’)
*Bài tập 5: 
- Cả lớp đọc thầm, nêu YC bài tập5.
- GV chia lớp thành 4 nhóm , giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống.
- Từng nhóm thảo luận, tìm lời thoại cho nhân vật, phân vai
- Các nhóm lần lượt lên đóng vai.
-Thảo luận lớp sau khi từng nhóm đóng vai xong: 
+ Cách ứng xử như vậy phù hợp chưa? Vì sao? Còn cách nào khác? 
+ Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy? 
=> Kết luận: Gchốt cách ứng xử đúng
Hoạt động nối tiếp: củng cố, dặn dò (2-3’0
- H đọc ghi nhớ – SGK/12
-Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện nước,...trong cuộc sống hàng ngày. 
- Về học thuộc phần ghi nhớ.	
_______________________________________________
Thứ năm ngày 11 tháng 10 năm 2012
tập làm văn
 Luyện tập phát triển câu chuyện
I- Mục tiêu: 
 - Củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện.
 - Sắp xếp các đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời gian.
 - Viết câu mở đoạn để liên kết các đoạn văn theo trình tự thời gian.
II-Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, tranh minh hoạ truyện: Vào nghề
III- Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra (2-3’)
- Một đoạn văn thường có những phần nào?
- Một học sinh đọc 1 đoạn trong bài Vào nghề
2. Dạy bài mới.
 a. Giới thiệu bài(1-2’): Một câu chuyện thường gồmm nhiều đoạn. Làm thế nào để liên kết các đoạn đó lại với nhau .
 b.Hướng dẫn luyện tập (32-34’)
 *Bài 1/82 (12-14’)
 - Học sinh đọc yêu cầu.
 - HS xem lại nội dung Bài 2 (tiết TLV Tuần 7) -> gạch chân dưới câu mở đầu của mỗi đoạn
 - HS ghi VTB 4 câu mở đầu của 4 đoạn -> chữa bài
 -> Chốt đáp án đúng: GV dán 4 tờ phiếu ghi tương đối hoàn chỉnh 4 đoạn văn trong đó gạch chân câu mở đầu mỗi đoạn
 *Bài 2/82 (6-8’)
- H đọc bài -> Nêu yêu cầu
- H đọc lại 4 đoạn truyện -> thảo luận nhóm đôi theo y/c của bài
- H báo cáo
=> Chốt: Câu mở đầu mỗi đoạn thể hiện sự tiếp nối về thời gian để nối đoạn văn với đoạn trước đó
* Bài 3/82 90 (12-14’)
- 2 H nêu y/c
- Nêu những câu chuyện em đã học kể theo trình tự thời gian?- Nhận xét
- H kể chuyện trước lớp 
 @ G y/c cả lớp: nghe; nhận xét xem chuyện bạn kể đúng theo trình tự thời gian không 
- H nhận xét 
-> GV chấm điểm; nhận xét chung 
d. Củng cố- dặn dò (2-4’)
 - Phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian nghĩa là thế nào?
 - G nhận xét giờ học 
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2012
 luyện từ và câu
Dấu ngoặc kép
I- Mục đích yêu cầu:
Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.
Vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III-Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra (2-3’)
- Viết bảng con: Oa-sinh-tơn ; Xanh Pê téc-bua.
- Nêu cách viết tên người, tên địa lý nước ngoài?
2. Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài (1-2’): G nêu mục đích, yêu cầu tiết học
b. Hình thành khái niệm (10-12’) (Nhận xét)
 *Bài 1/82 (5’)
 - HS đọc yêu cầu bài 1.
 - Những từ ngữ câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép? -> H gạch chân vào SGK -> H nêu; G ghi bảng: Từ: ; Câu: .
- H nhận xét; đọc lại 
- Đó là lời nói của ai? (Bác Hồ) 
- Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?
 -> Chốt: Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. Lời dẫn đó có thể là 1 cụm từ hoặc 1 câu hay 1 đoạn văn.
*Bài 2/83 (3-4’)
 - HS đọc yêu cầu.
 - Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập?
 - Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu 2 chấm?
-> Chốt: Dấu ngoặc kép được dùng độc lập khi lời dẫn là một từ; cụm từ . Dùng phối hợp với dấu hai chấm khi lời dẫn là câu trọn vẹn; đoạn văn
*Bài 3/83 (2-4’)
 - Học sinh đọc thầm; 1H đọc to đề bài.
 - G treo tranh con tắc kè và giứi thiệu: Tắc kè là con vật nhỏ, hình dáng hơi giống thạch sùng, thường kêu “Tắc kè!”
 - Từ “lầu” chỉ gì? (ngôi nhà tầng cao, to)
- Tắc kè hoa có xây được “lầu” theo nghĩa trên không?
- Từ lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì? (đề cao giá trị cái tổ nhỏ)
- Dấu ngoặc kép trong trường hợp này dùng để làm gì?-> Chốt: Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
 ** Ghi nhớ /83.
 c. Hướng dẫn luyện tập (20-22’)
 *Bài 1/83 (8-10’)
- HS đọc yêu cầu.
 - HS làm gạch chân dưới các câu nói trực tiếp vào SGK; đổi chéo vở kiểm tra
- Nêu các câu nói trực tiếp trong đoạn văn?
 -> Chốt: Tại sao sao biết đó là lời dẫn trực tiếp? Lời nói trực tiếp đó là một từ hay câu?
 *Bài 2/83(6-8’)
- 2 HS đọc yêu cầu.
- Có thể chuyển cách viết đề bài của cô giáo và các câu văn của bạn HS: xuống dòng; hai chấm ; gạch đầu dòng không? Vì sao? 
- > Chốt: Lời nói trực tiếp không phải lúc nào cũng là câu đối thoại
 * Bài 3/83 (6-8’)
- H đọc thầm bài -> HS nêu yêu cầu.
 - Làm mẫu phần a: H đọc -> Nêu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt? (vôi vữa). Vì sao“vôi vữa” được coi là từ dùng với ý nghĩa đặc biệt?
 - H là vở phần b, -> G chấm bài
- Chữa bài: Nêu từ đựoc dùng với ý nghĩa đặc biệt? Giải thích vì sao chọn từ đó? 
 ->Chốt: Từ dùng với ý nghĩa đặc biệt cần đặt trong dấu ngoặc kép 
 e. Củng cố, dặn dò (2-3’)
 - H đọc lại ghi nhớ
- G nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
_____________________________
tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Tiếp tục củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
 - Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra: (2-3’):
 - 1 HS kể câu chuyện em phát triển theo trình tự thời gian
 - Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian?
2- Dạy bài mới:
 a- Giới thiệu bài (1-2’): G nêu mục đích, yêu cầu tiết học
b- Hướng dẫn HS luyện tập.(32-34’)
 *Bài 1/84 (12-14’)
 - H đọc thầm yêu cầu-> H nêu yêu cầu -> G gạch chân từ trọng tâm
- Gợi ý: Tin- tin và Mi-tin đến thăm ngững đâu? ở công xưởng xanh, các bạn gặp những ai? Gặp ai trước? 
- Làm mẫu: Chuyển lời thoại giữa Tin- tin và em bé thứ nhất 
- Câu chuyện được kể theo trình tự nào? 
 - H kể chuyện nhóm đôi
- H xung phong kể chuyện ở Vương Quốc Tương Lai trước lớp theo trình tự thời gian ; nhận xét
 -> Chốt: GV treo bảng phụ ghi lời mở đầu:
Trong công xưởng xanh: Trước hết, hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh 
Trong khu vườn kì diệu: Rời công xưởng xanh, Tin- tin và mi-tin đến khu vườn kì diệu...
-> Thế nào là cách kể chuyện theo trình tự thời gian?
 *Bài 2/84 (10-12’)
- H đọc thầm bài 
- Nêu yêu cầu? -> G yêu cầu H gạch chân dưới những từ quan trọng vào SGK
- Ggiải thích thêm y/c: Cả hai bạn không cùng đi thăm một nơi, mà cùng một lúc một bạn đi thăm công xưởng xanh, một bạn đi thăm khu vườn kì diệu
- Làm mẫu: 1 H khá kể chuyện theo yêu cầu
- H kể chuyện theo nhóm đôi
- H xung phong kể trước lớp ; nhận xét
- GV treo bảng ghi các câu mở đầu:
 + Đoạn 1: Mi- tin đến khu vườn kì diệu...
 + Đoạn 2: Trong khi đó, Tin- tin đang tìm đến công xưởng xanh...
-> Cách kể trên là cách kể theo trình tự không gian.
* Bài 3/84 (6-8’)
- H đọc yêu cầu
- H nhìn lên bảng: So sánh câu mở đầu đoạn ở 2 cách kể 
 - H thảo luận nhóm đôi: So sánh 2 cách kể về: 
 + Trình tự sắp xếp các sự việc.
 + Về từ ngữ nối đoạn.
- Đại diện báo cáo ; nhận xét
=> Có mấy cách phát triển câu chuyện? 
 c- Củng cố dặn dò (2-3’)
 - Nêu sự khác nhau giữa cách kể chuyện theo trình tự thời gian và kể theo trình tự không gian? 
 - Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
____________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5,6,7,8.doc