Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 22

Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 22

I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Tổng kết đánh giá các hoạt động học tập, lao động, vệ sinh của tuần 21.

- Đề ra các phương hướng hoạt động cho tuần 22.

II/ CHUẨN BỊ:

- Bảng thống kê các mặt của tuần 21.

- Phương hướng hoạt động tuần 22

III/ NỘI DUNG SINH HOẠT :

1. Lớp chào cờ, hát quốc ca.

2. Lớp sinh hoạt:

- Lớp trưởng đọc bản tổng kết các mặt học tập, vệ sinh của từng tổ.

- HS thảo luận bình chọn tổ, cá nhân có nhiều thành tích trong mọi phong trào.

 

doc 12 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Thứ hai ngày 28 tháng 1 năm 2013
Hoạt động tập thể
 sinh hoạt lớp
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Tổng kết đánh giá các hoạt động học tập, lao động, vệ sinh của tuần 21.
- Đề ra các phương hướng hoạt động cho tuần 22.
II/ chuẩn bị:
- Bảng thống kê các mặt của tuần 21.
- Phương hướng hoạt động tuần 22
III/ Nội dung sinh hoạt :
1. Lớp chào cờ, hát quốc ca.
2. Lớp sinh hoạt:
- Lớp trưởng đọc bản tổng kết các mặt học tập, vệ sinh của từng tổ.
- HS thảo luận bình chọn tổ, cá nhân có nhiều thành tích trong mọi phong trào.
- GV nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở.
+ tuyên dương: ..........................................................................................
+ Phê bình:...................................................................................................
3. Cán sự lớp đọc phương hường hoạt động cho tuần 22 .
- Các tổ thảo luận cho ý kiến.
- Cán sự lớp chốt ý kiến.
4. GV nhấn mạnh yêu cầu của tuần sau.
5. Lớp văn nghệ và củng cố giờ học.
----------------------------------------------------
Tập đọc
Sầu riêng.
I- Mục đích yêu cầu:
 - Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng chậm rãi .
 - Hiểu các từ ngữ trong bài.
 - Hiểu giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng.
II- Đồ dùng dạy học: 
Tranh SGK, tranh chụp quả sầu riêng.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra: (2-3’)
 - HS đọc thuộc một phần bài Bè xuôi sông La
 - Nêu nội dung bài?
2- Dạy bài mới:
 a- Giới thiệu bài:(1-2’) : Sầu riêng là một thứ trái quý của miền Nam. Hôm nay chúng ta học bài tập đọc Sầu riêng để biết thêm về giá trị của cây sầu riêng nhé.
 b- Luyện đọc đúng (10-12’)
 * 1 HS khá đọc cả lớp đọc thầm theo và xác định đoạn.
- Cho HS xác định đoạn?
 * Cho HS đọc nối đoạn.
 * Rèn đọc đoạn.
 + Đoạn 1:Từ đầu .......kì lạ
 - Đọc đúng: quyện (uyên) - > HS đọc
 - Giải nghĩa từ : mật ong già hạn /SGK 
 - Cả đoạn đọc ngắt nghỉ đúng ở dấu chấm, dấu phẩy.-> HS đọc theo dãy 
 + Đoạn 2: Hoa sầu riêng ........tháng năm ta
 - Đọc đúng: trổ (tr ), lủng lẳng (l ).- > HS đọc
 - Giải nghĩa từ : hoa đậu từng chùm, hao hao giống, mùa trái rộ / SGK.
 - Đoạn này đọc trôi chảy, rõ ràng ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu.- > HS đọc theo dãy
 + Đoạn còn lại
- Đọc đúng :chiều quằn (ăn) ,chiều lượn (ươn) - > HS đọc
- Giải nghĩa từ : đam mê /SGK
- Cả đoạn đọc trôi chảy, phát âm đúng - > HS đọc theo dãy 
 *HS đọc theo nhóm đôi
 * GV hướng dẫn đọc cả bài: Đọc lưu loát trôi chảy, ngắt nghỉ đúng ở dấu chấm dấu phẩy... (2 HS đọc )
 - GV đọc mẫu.
c- Tìm hiểu bài.(10-12’)
 + Đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi `1 
 - Sầu riêng là loại đặc sản của vùng nào?
 + Cho HS đọc thầm toàn bài.
 - 1H đọc câu hỏi 2
 - H thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi 2?
 - H trả lời
 -> H quan sát tranh 
 - Tìm trong bài những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng?
 => Nêu nội dung bài?
 d- Hướng dẫn đọc diễn cảm. (10-12’)
*Đọc diễn cảm từng đoạn:
+ Đoạn 1: Nhấn giọng: xông, quyện, béo cái béo  - > HS đọc
+ Đoạn 2: Nhấn giọng: ngát, lủng lẳng, rộ - > HS đọc 
+ Đoạn 3: Nhấn giọng: chiều quằn, chuiêù lượn, ngạt ngào, đam mê -> HS đọc
* Gv hướng dẫn: đọc giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. Nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp đặc sắc của sầu riêng: hết sức đặc biệt, thơm đậm, ngào ngạt...
* GV đọc mẫu.
* HS đọc đoạn theo dãy; đọc đoạn mình thích 
 - HS đọc cả bài 
3- Củng cố dặn dò. (2-3’)
 - Nêu nội dung bài 
- Về đọc bài tốt và chuẩn bị bài sau
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
......................................................................................................................................................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
________________________________________
Thứ ba ngày 29 tháng 1 năm 2013
 Chính tả( nghe - viết)
Sầu riêng.
 I- Mục đích yêu cầu:
 - HS nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đọan của bài .: Sầu riêng
 - Phân biệt những tiếng có âm, vần dễ lẫn ( l/n; ut/uc). 
II- Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra:
 - H viết bảng con: rực rỡ, gió thoảng, tản mát.
2- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài: G nêu MĐ, YC tiết học
b- Hướng dẫn chính tả (8-10’)
 - GV đọc mẫu
- GV hướng dẫn các từ khó:
 + trổ (t+r) 	+ lủng lẳng 
 +cành	+ toả 
 - Gọi HS đọc từ khó
 - GV đọc từ khó cho HS viết bảng con.
c- Viết vở:( 12-14’)
 - GV đọc mẫu.
 - Hướng dẫn tư thế ngồi viết.
 - GV đọc bài – HS viết 
d- Hướng dẫn chấm chữa.(3-5’)
 - Hướng dẫn chữa lỗi.
 - GV thu chấm.
đ- Hướng dẫn HS luyện tập (8-10’)
*Bài 2/14.
 - Phần a: HS đọc yêu cầu.
 - Cho HS làm vở 
 - GV chữa trên bảng phụ.
 - Phần b: HS làm SGK -> Chữa miệng
* Bài 3/15.
 - HS đọc yêu cầu.
 - Cho HS làm VBT -> G chấm
 - GV nhận xét, chữa.
3- Củng cố dặn dò:(2-3’)
 - Nhận xét tiết học .
 - Về chữa lỗi còn lại.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
......................................................................................................................................................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
______________________________________________
 Luyện từ và câu
Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
I- Mục đích yêu cầu
 - Nắm được ý nghĩa cấu tạo của CN trong câu kể Ai thế nào?
 - Xác định đúng CN trong câu kể Ai thế nào?. Viết được một đoạn văn tả một loại trái cây có dùng một số câu kể Ai thế nào?
II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra: (2-3’)
 - Nêu câu kể Ai thế nào?, mỗi câu tả một cây hoa? Tìm VN trong câu mỗi câu đó? 
 - VN trong câu kể Ai thế nào? trả lời cho câu gì? 
2- Dạy bài mới:
 a- Giới thiệu bài : (1-2’) G nêu MĐ, YC tiết học
b- Hình thành khái niệm:(10-12’)
* Bài 1/36 (3’) :
- HS nêu yêu cầu
- H đánh dấu vào SGK các câu kể Ai thế nào?
H nêu; nhận xét
=> Chốt: Các câu kể Ai thế nào?: Câu 1, 2, 4, 5
* Bài 2/36 (4’) :
- HS nêu yêu cầu
- H làm vào SGK: xác định CN trong các câu kể Ai thế nào?vừa tìm được
-> H trao đổi nhóm đôi -> H nêu theo cặp; nhận xét
 -> G nx; chốt kết qủa đúng
* Bài 3/36 (3-5’) :
- H nêu yêu cầu -> thảo luận nhóm đôi
? CN trong các câu trên biểu thị ND gì?
? Chủ ngữ do các từ ngữ nào tạo thành?
- H báo cáo lần lượt từng nội dung; G cho H đọc lại các chủ ngữ - CN của câu nào là DT; cụm DT?
 => Chốt: Chủ ngữ trong các câu kể Ai thế nào? đều chỉ sự vật có đặc điểm tính chất được nêu ở VN...
** Rút ra ghi nhớ/36
c- Hướng dẫn HS luyện tập. (20-22’)
*Bài 1/37 (8-10’):
- H nêu yêu cầu -> H làm SGK -> thảo luận nhóm đôi
- H báo cáo theo cặp; H; GV nhận xét
-> Chốt: CN trong các câu trên biểu thị ND gì? thường do các từ ngữ nào tạo thành?
*Bài 2/37 (12’)
 - Cho HS đọc yêu cầu.
 - Đề bài y/c gì? -> GV gạch chân từ trọng tâm 
 - H làm bài vào vở
 - GV chấm điểm, nhận xét
3- Củng cố, dặn dò: (2-3’): CN trong câu kể Ai thế nào biểu thị ND gì; do các từ ngữ nào tạo thành? Đặt một câu kể Ai thế nào? Chỉ ra chủ ngữ trong câu đó?
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
......................................................................................................................................................................................................................................................................... 
____________________________________
Thứ tư ngày 30 tháng 1 năm 2013.
Kể chuyện
Con vịt xấu xí.
I- Mục đích yêu cầu:
 - Rèn kĩ năng nói :
 + Nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện, sắp xếp đúng thứ tự các tranh minh hoạ trong SGK, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
 + Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Phải nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. Không lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác.
 - Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện. Lắng nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II- Đồ dùng dạy học. : - Tranh minh hoạ truyện.
III- Các hoạt động dạy học:
 1- Kiểm tra: (2-3’)
 - Hãy kể một câu chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt mà em biết?
 2- Dạy bài mới:
 a- Giới thiệu bài (1-2’): thiên nga là con vật đẹp nhất trong thế giới loài chim. Nhưng vì sao trong câu chuyện này nó lại bị coi là con vịt xấu xí. Nghe cô kể các em sẽ biết điều đó
 b- GV kể chuyện (6-8’) 
 * GV kể lần 1	
 * GV kể lần 2: Kể kết hợp tranh và chia đoạn.
 c- HS tập kể (22-24’):
 * Bài 1/167 (3-5’)
 - HS đọc yêu cầu; GV treo các tranh không đúng thứ tự -> H nêu ND từng tranh
 - HS thứ tự đúng của các bức tranh; nhận xét
 -> GV chốt: thứ tự đúng: 2-1-3- 4.
 * Bài 2/167(8-10’)
- HS đọc yêu cầu.
- HS kể theo nhóm đôi.
- HS kể trước lớp theo đoạn - > HS khác nhận xét bạn kể: ND, giọng kể, cử chỉ điệu bộ khi kể
 * Bài 3/ 37 (9-11’)
- HS đọc yêu cầu.
- HS kể theo nhóm đôi - > HS kể cá nhân trước lớp -> HS khác nhận xét bạn kể: ND, giọng kể, cử chỉ điệu bộ khi kể
 d- Tìm hiểu ý nghĩa truyện (3-5’)
 * Bài 4/37 (5’): HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nêu ý nghĩa câu chuyện -> H nêu
-> GV chốt: Qua câu chuyện Con vịt xấu xí nhà văn An- đéc- xen muốn khuyên các em phải biết nhận ra cái đẹp của người khác. Không lấy mình làm mẫu để đánh giá người khác... các em cần biết yêu quý bạn bè xung quanh mình, nhận ra nét đẹp riêng của mỗi bạn.
 3- Củng cố, dặn dò.(2-3’): 
 - Về kể lại chuyện cho người thân.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
......................................................................................................................................................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
______________________________________________
Tập đọc
Chợ Tết
I- Mục đích yêu cầu:
 - Đọc lưu loát  ... đọc theo nhóm đôi 
 * Đọc cả bài 
 - GV hướng dẫn đọc cả bài : Đọc đúng cả bài trôi chảy, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ như đã hướng dẫn -> 2 HS đọc
 - GV đọc mẫu.
c- Hướng dẫn tìm hiểu bài: (10-12’)
 + Đọc thầm đoạn 1,3 và câu hỏi 1
 - Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
 + Đọc thầm đoạn 2 và câu hỏi 2,3 
 - Mỗi người đi chợ Tết có dáng vẻ riêng ra sao?
 - Bên cạnh dáng vẻ riêng, người đi chợ Tết có đặc điểm gì chung?
 + Cho HS đọc lướt toàn bài và câu hỏi 4
 - Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ Tết. Em hãy tìm những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy?
 -> GV giảng tranh: Nhìn bức tranh giàu màu sắc chúng ta có thể thấy đây là một phiên chợ Tết vô cùng nhộn nhịp...
 - Nêu nội dung bài thơ?
 d- Hướng dẫn đọc diễn cảm+ HTL.( 10-12’)
* Đọc diễn cảm từng đoạn: 
 + Đoạn 1: Nhấn giọng: ôm ấp, viền trắng, tưng bừng -> H đọc 
 + Đoạn 2: Nhấn giọng: kéo hàng, lon xon, lom khom,lặng lẽ, nép đầu -> H đọc 
 + Đoạn 3: Nhấn giọng: nháy hoài, uốn mình, đầy -> H đọc 
*Đọc diễn cảm toàn bài giọng chậm rãi ở 4 dòng đầu, vui, rộn ràng ở những dòng thơ sau, nhấn giọng ở những từ gợi cảm, gợi tả 
 - GV đọc mẫu.
 - HS đọc cả bài 
*HS nhẩm thầm từng đoạn -> đọc thuộc lòng từng đoạn
- H đọc thuộc lòng từng đoạn theo dãy; đọc đoạn mình thích
- H đọc thuộc lòng cả bài
3 - Củng cố dặn dò ( 2-3’)
 - Nêu nội dung bài?	
 - Về học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
......................................................................................................................................................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
Đạo đức
Lịch sự với mọi người (tiếp)
I.Mục tiêu:
Học xong bài này HS có khả năng:
Hiểu: 
- Thế nào là lịch sự với mọi người.
- Vì sao cần phải lịch sự với mọi người
2. Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.
3. Có thái độ:
 - Tự trọng, tôn trọng người khác , tôn trọng nếp sống văn minh.
 - Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự.
II. Đồ dùng dạy- học:
Sách đạo đức lớp 4.
Một số đồ dùng phục vụ trò chơi đóng vai.
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
* Kiểm tra (3-5’): 
- Thế nào là lịch sự với mọi người? 
- Vì sao phải lịch sự với mọi người? 
* Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (8-10’)
++Bài tập 2:Thảo luận nhóm.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm .
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung
=> Kết luận: + Các ý c, d là đúng
 + Các ý a,b,đ là sai.
*Hoạt động 2: Đóng vai (15-17’)
++Bài tập 4 SGK:
- GV chia nhóm giao nhiệm vụ.
- HS trao đổi với nhau và chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Lớp nhận xét đánh giá các cách giải quyết.
- GV phỏng vấn HS đóng vai .
=> Kết luận chung :
- GV đọc câu ca dao và giải thích ý nghĩa:
Lời nói chẳng mất tiền mua.
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
*Hoạt động nối tiếp (2-3’):
- 2--> 3 HS nhắc lại ghi nhớ SGK
- Thực hiện cư xử lịch sự với những người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 31 tháng 1 năm 2013
Tập làm văn
Luyện tập quan sát cây cối.
I- Mục đích yêu cầu:
- Biết quan sát cây cối, trình tự quan sát, kết hợp các giác quan khi quan sát. Nhận ra được sự giống nhau và khác nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây.
- Từ những hiểu biết trên, tập quan sát, ghi lại kết quả quan sát một cái cây cụ thể.
II- Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra:(2-3’)
 - Nêu cấu tạo bài văn miêu tả cây cối? Nêu rõ từng phần?
2- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài: (1-2’): Để làm tốt được bài văn miêu tả cây cối thì việc quan sát là hết sức quan trọng. Bài học Quan sát cây cối hôm nay sẽ giúp các em điều đó
b- Hướng dẫn HS thực hành (32-34’)
* Bài 1/39( 16’): HS đọc yêu cầu
 - Cho HS nối tiếp đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học. 
 * Mỗi bài văn tác giả quan sát cây theo trình tự nào?
 * Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào?
 -> Chốt: Có thể miêu tả cây cối theo những trình tự nào?Khi quan sát cây cối các em cần chú ý sử dụng nhiều giác quan để quan sát 
* Chỉ ra những hình ảnh so sánh và nhân hoá mà em thích. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hoá này có tác dụng gì?
 -> GV ghi bảng phụ những hình ảnh so sánh, nhân hoá mà HS đã nêu( GV ghi như SGV/72, 73)
 -> Các hình ảnh so sánh và nhân hoá giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, gần gũi với người đọc
 * Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể?
 * Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể? (Giống: phải QS kĩ và SD mọi giác quan để miêu tả: các bộ phận, cảnh xung quanh; SD các BF so sánh..; bộc lộ tình cảm của người miêu tả. Khác: Tả loài cây: cần phân biệt đặc điểm loài cây này với loại cây khác. 1 loại cây: chú ý đặc điểm riêng của câyđó với các cây cùng loài )
* Bài2/ 40 (16’)
 - Đề bài yêu cầu gì? -> G gạch chân từ trọng tâm
 - Đề bài có yêu cầu các em quan sát một loài cây hay một cây cụ thể?
 - Nêu những chú ý khi quan sát một cây cụ thể?
 - H làm việc cá nhân; trao đổi nhóm đôi
 - HS nhận xét bạn trình bày: Ghi chép đúng thực tế chưa? Trình tự quan sát; Các giác quan sử dụng khi QS; Điểm khác với các cây cùng loài? 
 - GV chấm điểm
c- Củng cố, dặn dò.(2-3’): GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò: VN quan sát kĩ một bộ phận của cây (lá; thân; gốc) -> ghi lại 
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy. ..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 1 tháng 2 năm 2013
 Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Cái đẹp. 
I-Mục đích yêu cầu
 - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, nắm nghĩa các từ thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu. Bước đầu làm quen với các thành ngữ liên quan đến cái đẹp.
 - Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu.
II- Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra:
 - Đọc đoạn văn kể về một loại trái cây yêu thích có sử dụng câu kể Ai thế nào?
2- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài. (1-2’).. ghi tên bài
b- Hướng dẫn HS luyện tập (32-34’)
* Bài1/40 (7-9’)
- HS đọc yêu cầu + mẫu
- Đại diện nhóm báo cáo
=> G chốt: 
 a) đẹp, xinh tươi, xinh xắn, xinh xẻo, tươi tắn, tươi giòn, lộng lẫy...
 b) dịu dàng, đằm thắm, đậm đà, đôn hậu, thẳng thắn, chân tình, bộc trực, quả cảm...
-> Những từ ngữ đó thuộc chủ đề nào?
* Bài 2/ 40 (9-11’)
- HS đọc yêu cầu. 
- HS thảo luận nhóm 4: nêu từ
- Báo cáo: Chia lớp thành 2 dãy cử đại diện lên nối tiếp ghi từ
a) sặc sỡ, huy hoàng, tráng lệ, hùng vĩ, hoành tráng...
b) xinh đẹp, xinh tươi, rực rỡ, duyên dáng...
- H nhận xét; G công bố đội thắng
-> Chốt: Những từ ngữ vừa tìm được thuộc chủ đề nào?
* Bài 3/40 (7-9’): HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở; trao đổi nhóm đôi
- HS đọc các câu; H, G nhận xét
 => GV nhận xét chung
* Bài 4/40 (5’)
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm SGK -> HS trao đổi nhóm đôi.
- HS nối tiếp trình bày câu hoàn chỉnh; nhận xét
-> GV nhận xét bổ sung thêm nếu HS không trả lời chính xác. Nhấn mạnh cách sử dụng các từ ngữ thuộc chủ đề cho phù hợp.
3- Củng cố dặn dò:(2-3’)
 - Nêu một số từ ngữ thuộc chủ đề cái đẹp?
 - Về tìm thêm một số từ ngữ khác thuộc chủ đề
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy. ..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập làm văn
 Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối.
I- Mục đích yêu cầu:
 - Thấy được những đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối ( lá, thân, gốc cây) ở một số đoạn văn mẫu.
 - Viết được một đoạn văn miêu tả (lá, thân hoặc gốc) của cây.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra (2-3’)
 - Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối?
 - G kiểm tra sự chuẩn bị của H: ghi lại kết quả quan sát một bộ phận của cây 
2- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài: (1-2’) Hôm nay cô cùng các em luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối.
b- Hướng dẫn HS luyện tập. (32-34’)
* Bài 1/41 (14’)
- H đọc thầm y/c bài1 và ND đoạn văn tả Lá bàng; Cây sồi già -> 2 H đọc to đoạn văn,
- Các đoạn văn vừa đọc tả gì?
- Theo em, cách tả của tác giả trong các đoạn văn đó có gì đáng chú ý? 
- HS trao đổi nhóm đôi; HS trình bày trước lớp; nhận xét
=> Chốt: 
a) Tác giả tả sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
b) Tác giả tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân.
 Tác giả quan sát kĩ lưỡng, phối hợp nhiều giác quan ; sử dụng nghệ thuật nhân hoá, so sánh giúp cho bài văn thêm sinh động( HS chỉ rõ các biện pháp so sánh, nhân hoá).
 - GV nhận xét.
-> Cây cối luôn luôn phát triển, sự phát triển ấy diễn ra theo thời gian. Vì vậy khi 
* Bài 2/ 42 ( 17’)
 - Đề bài yêu cầu gì?
 - Xác định trọng tâm của đề bài?
 - H làm bài cá nhân; trao đổi nhóm đôi 
 ** GV nhắc nhở HS khi làm bài chú ý làm đúng trọng tâm, dùng từ đặt câu chính xác...
 - GV thu vở chấm.
 => G nhận xét chung
3- Củng cố- dặn dò. (2-3’)
 - GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy. ..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
_______________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 22.doc