A. Phần đọc
1. Đọc thầm
Mầm non
Dưới vỏ một cành bàng
Còn một vài lá đỏ
Một mầm non nho nhỏ
Còn nằm ép lặng im.
Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn
Rào rào trận lá tuôn.
Rải vàng đầy mặt đất
Rừng cây trông thưa thớt
Như chỉ cội với cành.
Một chú thỏ phóng nhanh
Chen nấp vào bụi vắng
Và tất cả im lặng
Từ ngọn cỏ làn rêu.
Chợt một tiếng chim kêu:
Chiếp, chiu, chiu! Xuân tới!
Tức thì trăm ngọn suối
Nổi róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy.
Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc.
Võ Quảng
2. Đọc hiểu: Dựa vào nội dung bài đọc , chọn ý trả lời đúng.
1. Mầm non ép mình nằm im trong mùa nào?
a. Mùa xuân
b. Mùa thu
c. Mùa đông
TRƯỜNG TIỂU HỌC IALY KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ I Họ và tên.................................... Năm học 2009 – 2010 Lớp 5A.... MÔN TIẾNG VIỆT Thời gian 20 phút (không kể thời gian giao đề) Điểm Lời phê của cô giáo Phần đọc Đọc thầm Mầm non Dưới vỏ một cành bàng Còn một vài lá đỏ Một mầm non nho nhỏ Còn nằm ép lặng im. Mầm non mắt lim dim Cố nhìn qua kẽ lá Thấy mây bay hối hả Thấy lất phất mưa phùn Rào rào trận lá tuôn. Rải vàng đầy mặt đất Rừng cây trông thưa thớt Như chỉ cội với cành..... Một chú thỏ phóng nhanh Chen nấp vào bụi vắng Và tất cả im lặng Từ ngọn cỏ làn rêu.... Chợt một tiếng chim kêu: Chiếp, chiu, chiu! Xuân tới! Tức thì trăm ngọn suối Nổi róc rách reo mừng Tức thì ngàn chim muông Nổi hát ca vang dậy.... Mầm non vừa nghe thấy Vội bật chiếc vỏ rơi Nó đứng dậy giữa trời Khoác áo màu xanh biếc. Võ Quảng 2. Đọc hiểu: Dựa vào nội dung bài đọc , chọn ý trả lời đúng. 1. Mầm non ép mình nằm im trong mùa nào? a. Mùa xuân b. Mùa thu c. Mùa đông 2. Trong bài thơ, mầm non được nhân hóa bằng cách nào? a. Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non. b. Dùng những tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả về mầm non. c. Dùng những đại từ chỉ người để chỉ mầm non. 3. Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về? a. Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân. b. Nhờ sự im ắng của mọi vật trong mùa xuân. c. Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoa lá trong mùa xuân. 4. Em hiểu câu thơ: “ Rừng cây trông thưa thớt ” nghĩa là thế nào? a. Rừng thưa thớt vì ít cây. b. Rừng thưa thớt vì cây không có lá. c. Rừng thưa thớt vì toàn lá vàng. 5. Ý chính của bài thơ là gì? a. Miêu tả mầm non. b. Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. c. Miêu tả sự chuyển biến kì diệu của thiên nhiên. 6. Trong câu nào dưới đây , từ “Mầm non” được dùng với nghĩa gốc? a. Bé đang học ở trường mầm non. b. Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước. c. Trên cành có những mầm non mới nhú. 7. Hối hả có nghĩa là gì? a. Rất vội vã, muốn làm việc gì đó thật nhanh. b. Mừng vui phấn khởi vì được như ý. c. Vất vả vì dốc sức làm việc cho thật nhanh. 8. Từ thưa thớt thuộc loại từ nào? a. Danh từ b. Tính từ. c. Động từ. 9. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? a. Nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, rào rào, thưa thớt. b. Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lặng im, rào rào, thưa thớt. c. Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt. 10. Từ nào đồng nghĩa với từ “ im ắng”? a. Lặng im b. Nho nhỏ c. Lim dim. TRƯỜNG TIỂU HỌC IALY KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ I KHỐI 5 Năm học 2009 – 2010 MÔN TIẾNG VIỆT Đề số 1 Thời gian 40 phút (không kể thời gian chép đề) Phần viết Chính tả ( Nghe – viết): 5 điểm. Nỗi niềm giữ đất giữ rừng Tôi biết tờ giấy tôi đang viết và cuốn sách này làm bằng bột nứa, bột gỗ của rừng. Ngồi trong lòng đò ngược sông Đà, nhìn lên nhiều đám cháy nghĩ mà giận người đốt rừng. Chính người đốt rừng đã đốt cơ man nào là sách. Tôi còn biết rừng cầm trịch cho mực nước sông Hồng, sông Đà. Mỗi năm lũ to kéo về như dòng nước mắt đỏ lừ của rừng, những người chủ nhân chính của đất nước lại càng thêm canh cánh nỗi niễm giữ nước giữ rừng. Theo Nguyễn Tuân Tập làm văn: 5 điểm. Đề bài: Em hãy tả một cảnh đẹp của địa phương em. TRƯỜNG TIỂU HỌC IALY KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ I KHỐI 5 Năm học 2009 – 2010 MÔN TIẾNG VIỆT Đề số 2 Thời gian 40 phút (không kể thời gian chép đề) Phần viết Chính tả ( Nghe – viết): 5 điểm. Nỗi niềm giữ đất giữ rừng Tôi biết tờ giấy tôi đang viết và cuốn sách này làm bằng bột nứa, bột gỗ của rừng. Ngồi trong lòng đò ngược sông Đà, nhìn lên nhiều đám cháy nghĩ mà giận người đốt rừng. Chính người đốt rừng đã đốt cơ man nào là sách. Tôi còn biết rừng cầm trịch cho mực nước sông Hồng, sông Đà. Mỗi năm lũ to kéo về như dòng nước mứt đỏ lừ của rừng, những người chủ nhân chính của đất nước lại càng thêm canh cánh nỗi niễm giữ nước giữ rừng. Theo Nguyễn Tuân Tập làm văn: 5 điểm. Đề bài: Em hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.
Tài liệu đính kèm: