Kĩ năng sống Khoa học 5

Kĩ năng sống Khoa học 5

Bài 1:

Sự sinh sản

 - Kĩ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và các con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và con có đặc điểm giống nhau. - Trò chơi.

Bài 2-3:

Nam hay nữ?

 - Kĩ năng phân tích, đối chiếu các đặc điểm đặc trưng của nam và nữ.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong xã hội.

- Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân. - Làm việc nhóm.

- Hỏi – đáp với chuyên gia.

Bài 5:

Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe mạnh? - Đảm nhận trách nhiệm của bản thân với mẹ và em bé.

- Cảm thông, chia sẻ và có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai. - Quan sát.

- Thảo luận.

- Đóng vai.

Bài 7:

Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già - Kĩ năng tự nhận thức và xác định được giá trị của lứa tuổi học trò nói chung và giá trị bản thân nói riêng.

 - Quan sát hình ảnh.

- Làm việc theo nhóm.

- Trò chơi.

 

doc 5 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 593Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kĩ năng sống Khoa học 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KĨ NĂNG SỐNG KHOA HỌC 5
Tên bài dạy
Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục
Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
Ghi 
chú
Bài 1:
Sự sinh sản 
- Kĩ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và các con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và con có đặc điểm giống nhau.
- Trò chơi.
Bài 2-3:
Nam hay nữ? 
- Kĩ năng phân tích, đối chiếu các đặc điểm đặc trưng của nam và nữ.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong xã hội.
- Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân.
- Làm việc nhóm.
- Hỏi – đáp với chuyên gia.
Bài 5:
Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe mạnh? 
- Đảm nhận trách nhiệm của bản thân với mẹ và em bé.
- Cảm thông, chia sẻ và có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
- Quan sát.
- Thảo luận.
- Đóng vai.
Bài 7:
Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
- Kĩ năng tự nhận thức và xác định được giá trị của lứa tuổi học trò nói chung và giá trị bản thân nói riêng.
- Quan sát hình ảnh.
- Làm việc theo nhóm.
- Trò chơi.
Bài 8:
Vệ sinh tuổi dậy thì
- Kĩ năng tự nhận thức những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ thể, bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
- Kĩ năng xác định giá trị của bản thân, tự chăm sóc vệ sinh cơ thể.
- Kĩ năng quản lí thời gian và thuyết trình khi chơi trò chơi “tập làm diễn giả” về những việc nên làm ở tuổi dậy thì.
- Động não.
- Thảo luận nhóm.
- Trình bày một phút.
- Trò chơi.
Bài 9 - 10:
Thực hành nói “không” với các chất gây nghiện.
- Kĩ năng phân tích và xử lí thông tin một cách hệ thống từ các tư liệu của SGK, của GV cung cấp về tác hại của chất gây nghiện.
- Kĩ năng tổng hợp, tư duy hệ thống thông tin về tác hại của chất gây nghiện.
- Kĩ năng giao tiếp ứng xử và kiên quyết từ chối xử dụng các chất gây nghiện.
- Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi rơi vào hoàn cảnh bị đe dọa phải sử dụng các chất gây nghiện.
- Lập sơ đồ tư duy.
- Hỏi chuyên gia.
- Đóng vai.
- Trò chơi.
- Viết tích cực.
Bài 11:
Dùng thuốc an toàn.
- Kĩ năng tự phản ánh kinh nghiệm bản thân về cách sử dụng một số loại thuốc thông dụng.
- Kĩ năng xử lí thông tin, phân tích, dối chiếu để dùng thuốc đúng cách, đúng liều, an toàn.
- Lập sơ đồ tư duy.
- Thực hành.
- Trò chơi.
Bài 12:
Phòng bệnh sốt rét.
- Kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin để biết những dấu hiệu, tác nhân và con đường lây truyền bệnh sốt rét.
- Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm tiêu diệt tác nhân gây bệnh và phòng tránh bệnh sốt rét.
- Động não/Lập sơ đồ tư duy.
- Làm việc theo nhóm.
- Hỏi - đáp với chuyên gia.
Bài 13:
Phòng bệnh sốt xuất huyết.
- Kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin về tác nhân đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết.
- Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.
- Làm việc theo nhóm.
- Hỏi - đáp với chuyên gia.
Bài 15:
Phòng bệnh viêm gan A.
- Kĩ năng phân tích, dối chiếu các thông tin về bệnh gan A.
- Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm thực hiện vệ sinh ăn uống để phòng bệnh viêm gan A.
- Hỏi đáp với chuyên gia.
- Quan sát và thảo luận.
Bài 16:
Phòng tránh HIV/AIDS.
- Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin, trình bày hiểu biết về bệnh HIV/AIDS và cách phòng tránh bệnh HIV/AIDS.
- Kĩ năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để tổ chức, hoàn thành công việc liên quan đến triển lãm.
- Động não/ Lập sơ đồ tư duy.
- Hỏi đáp với chuyên gia.
- Làm việc theo nhóm.
Bài 17:
Thái độ với người nhiễm HIV/AIDS.
- Kĩ năng xác định già trị bản thân, tự tin và có ứng xử, giao tiếp phù hợp với người bị nhiễm HIV/AIDS.
- Kĩ năng thể hiện cảm thông, chia sẻ, tránh phân biệt kì thị với người nhiễm HIV.
- Trò chơi.
- Đóng vai.
- Thảo luận nhóm.
Bài 18:
Phòng tránh bị xâm hại.
- Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
- Kĩ năng ứng phó, ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
- Kĩ năng sự giúp đỡ nếu bị xâm hại.
- Động não.
- Trò chơi.
- Đóng vai.
- Chúng em biết 3.
Bài 19:
Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.
- Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn.
- Kĩ năng cam kết thực hiện đúng luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.
- Quan sát.
- Thảo luận.
- Đóng vai.
Chủ đề: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Tên bài dạy
Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục
Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
Ghi 
chú
Bài 31:
Chất dẻo 
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về công dụng của vật liệu.
- Kĩ năng lựa chọn vật liệu thích hợp với tình huống/yêu cầu đưa ra.
- Kĩ năng bình luận về việc sử dụng vật liệu.
- Quan sát và thảo luận theo nhóm nhỏ.
Bài 32:
Tơ sợi 
- Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
- Kĩ năng bình luận vầ cách làm và các kết quả quan sát.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
- Thí nghiệm theo nhóm nhỏ.
Bài 36:
Hỗn hợp
- Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề (tạo hỗn hợp vá tách các chất ra khỏi hỗn hợp).
- Kĩ năng lựa chọn phương án thích hợp.
- Kĩ năng bình luận đánh giá về các phương án đã thực hiện.
- Thực hành.
- Trò chơi.
Bài 38-39:
Sự biến đổi hóa học (2 tiết)
- Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
- Kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đợi xãy ra trong khi tiến hành thí nghiệm (của trò chơi).
- Kĩ năng bình luận đánh giá về các phương án đã thực hiện.
- Quan sát và trao đổi theo nhóm nhỏ.
- Trò chơi.
Trò chơi bức thư bí mật
Bài 42-43:
Sử dụng năng lượng chất đốt (2 tiết)
- Kĩ năng biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt.
- Kĩ năng bình luận, đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và xử dụng chất đốt.
- Động não.
- Quan sát và thảo luận nhóm.
- Điều tra.
- Chuyên gia.
Bài 44:
Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau.
- Kĩ năng đánh giá về việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau.
- Liên hệ thực tế, thảo luận về sử dụng năng lượng gió và nước chảy.
- Thực hành.
Thực hành sử dụng năng lượng nước chảy làm quay tua bin
Bài 48:
An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện
- Kĩ năng ứng phó, xử lí tình huống đặt ra (khi có người bị điện giật/khi dây điện đứt/...)
- Kĩ năng bình luận, đánh giá về việc sử dụng điện (tiết kiệm, tránh lãng phí).
- Kĩ năng ra quyết định và đảm nhận trách nhiệm về việc sử dụng điện tiết kiệm.
- Động não theo nhóm.
- Chúng em biết 3.
- Thực hành.
- Trình bày 1 phút.
- Xử lí tình huống về các việc nên, không nên làm để sử dụng an toàn, tránh lãng phí năng lượng điện.
- Điều tra, tìm hiểu về việc sử dụng điện ở gia đình.
Thực hành lắp mạch điện đơn giản; tìm hiểu vật dẫn điện, cách điện
Chủ đề: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Tên bài dạy
Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục
Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
Ghi 
chú
Bài 64:
Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người
- Kĩ năng tự nhận thức hành động của con người và bản thân đã tác động vào môi trường những gì.
- Kĩ năng tư duy tổng hợp, hệ thống từ các thông tin và kinh nghiệm bản thân để thấy con người đã nhận từ môi trường các tài nguyên môi trường và thải ra môi trường các chất thải độc hại trong quá trình sống.
- Quan sát.
- Làm việc nhóm.
- Trò chơi.
Bài 65:
Tác động của con người đến môi trường rừng 
- Kĩ năng tự nhận thức những hành vi sai trái của con người đã gây hậu quả với môi trường rừng.
- Kĩ năng phê phán, bình luận phù hợp khi thấy môi trường rừng bị hủy hoại.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm với bản thân và tuyên truyền tới người thân, cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường rừng.
- Quan sát và thảo luận.
- Thảo luận và liên hệ thực tế.
- Đóng vai xử lí tình huống.
Bài 66:
Tác động của con người đến môi trường đất 
- Kĩ năng lựa chọn, xử lí thông tin để biết được một trong các nguyên nhân dẫn đến đất trồng ngày càng bị thu hẹp là do đáp ứng những nhu cầu phục vụ con người; do những hành vi không tốt của con người đã để lại hậu quả xấu với trường đất.
- Kĩ năng hợp tác giữa các thành viên nhiều nhóm để hoàn thành nhiệm vụ của đội “chuyên gia”.
- Kĩ năng giao tiếp, tự tin với ông/ bà, bố/ mẹ, để thu thập thông tin hoàn thiện phiếu điều tra về môi trường đất nơi em sinh sống.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng (bài viết, hình ảnh,) để tuyên truyền bảo vệ môi trường đất nơi đang sinh sống.
- Động não.
- Làm việc nhóm hỏi ý kiến chuyên gia.
- Làm phiếu bài tập.
- Điều tra môi trường đất nơi đang sinh sống.
Bài 67:
Tác động của con người đến môi trường không khí và nước 
- Kĩ năng phân tích, xử lí các thông tin và kinh nghiệm bản thân để nhận ra những nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.
- Kĩ năng phê phán, bình luận phù hợp khi thấy tình huống môi trường không hki1 và nước bị hủy hoại.
- Kĩ năng đảm nhận trách với bản thân và tuyên truyền tới người thân, cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường không khí và nước.
- Quan sát và thảo luận.
- Làm việc nhóm.
- Trưng bày triển lãm.
Bài 68:
Một số biện pháp bảo vệ môi trường
- Kĩ năng tự nhận thức về vai trò của bản thân, mỗi người trong việc bảo vệ môi trường.
- Kĩ năng đảm nhận trách với bản thân và tuyên truyền tới người thân, cộng đồng có những hành vi ứng xử phù hợp với môi trường đất rừng, không khí và nước.
- Quan sát và thảo luận.
- Làm việc nhóm.
- Trưng bày triển lãm.

Tài liệu đính kèm:

  • docNỘI DUNG VÀ ĐỊA CHỈ KHOA HỌC 5.doc