Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu ở trường tiểu học

Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu ở trường tiểu học

KINH NGHIỆM

Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi,

phụ đạo học sinh yếu ở trường Tiểu học.

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

 Mục tiêu của việc đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

 Đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp đổi mới trang, thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hoá trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác QLGD

( Nghị quyết 40/2000/QH khoá X ngày 9/12/2000 của QH nước CHXHCN Việt Nam về đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông)

Từ năm học 2002- 2003, Giáo dục Tiểu học đã bắt đầu thực hiện chương trình và SGK mới. Trải qua gần bảy năm, giáo viên Tiểu học đã làm quen và thực hiện nội dung, phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới, chất lượng dạy học đã từng bước phát triển và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay thì phương pháp giáo dục và công tác chỉ đạo, quản lí giáo dục còn nhiều việc phải làm.

 Năm học 2008- 2009 là năm học cấp Tiểu học tập trung thực hiện rất nhiều nhiệm vụ quan trọng. Một trong những nhiệm vụ đó là tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo và không để học sinh ngồi nhầm lớp”. Để cuộc vận động đó thực sự có hiệu quả thì những người làm công tác quản lí giáo dục đều phải lo lắng, trăn trở, làm sao tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất tập trung nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục. Đội ngũ giáo viên là những người trực tiếp tạo ra những sản phẩm giáo dục cần có trách nhiệm, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học giúp cho mọi học sinh nắm được những kiến thức, kĩ năng cơ bản mà chương trình Tiểu học đã quy định. Đồng thời cũng cần giúp các em phải biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đó vào cuộc sống.

 Tuy nhiên, trong thực tế ở trường tôi cũng như các trường bạn, không phải mọi học sinh đều có thể tiếp thu và vận dụng vào thực tế như nhau. Có những học sinh rất thông minh, với kiến thức trong sách giáo khoa, các em không cần có sự hướng dẫn của thầy cô, không cần phải nỗ lực vẫn có thể giải quyết được hoặc với những vấn đề khó, chỉ cần có câu hỏi gợi ý nhỏ, các em cũng có thể hiểu và hiểu sâu sắc vấn đề. Sở dĩ như vậy bởi lẽ hầu hết những em này đều có khả năng tiếp thu nhanh, một số em do tính cẩn thận, chịu khó học, lại được bố mẹ quan tâm, thường xuyên nhắc nhở nên các em thường xuyên đạt điểm cao hơn các bạn trong lớp. Bên cạnh đó có những học sinh, mặc dù đã thường xuyên được thầy cô quan tâm, hướng dẫn tỉ mỉ nhưng vẫn không tiếp thu nổi vấn đề đơn giản nhất. Vì sao vậy? Qua tìm hiểu thực tế, tôi thấy rằng: Học sinh thuộc nhóm này chủ yếu là do trí não của các em kém phát triển. Một số em, mặc dù trí tuệ phát triển bình thường nhưng vì mải chơi, chưa coi trọng việc học tập và thiếu sự quan tâm, nhắc nhở của cha mẹ nên việc học tập cũng trở nên sa sút. Hơn nữa, vì điều kiện cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, phần khác là do trình độ nhận thức của nhiều phụ huynh học sinh còn hạn chế nên các em chỉ có thể tiếp thu kiến thức hoặc rèn luyện kĩ năng thông qua việc giảng dạy của giáo viên ở trên lớp. Còn về nhà, hầu như các em không được sự giúp đỡ của bố mẹ.

 

doc 15 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 588Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu ở trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm
Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi,
phụ đạo học sinh yếu ở trường Tiểu học.
A. Đặt vấn đề
 Mục tiêu của việc đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
 Đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp đổi mới trang, thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hoá trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác QLGD 
( Nghị quyết 40/2000/QH khoá X ngày 9/12/2000 của QH nước CHXHCN Việt Nam về đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông) 
Từ năm học 2002- 2003, Giáo dục Tiểu học đã bắt đầu thực hiện chương trình và SGK mới. Trải qua gần bảy năm, giáo viên Tiểu học đã làm quen và thực hiện nội dung, phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới, chất lượng dạy học đã từng bước phát triển và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay thì phương pháp giáo dục và công tác chỉ đạo, quản lí giáo dục còn nhiều việc phải làm. 
 Năm học 2008- 2009 là năm học cấp Tiểu học tập trung thực hiện rất nhiều nhiệm vụ quan trọng. Một trong những nhiệm vụ đó là tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo và không để học sinh ngồi nhầm lớp”. Để cuộc vận động đó thực sự có hiệu quả thì những người làm công tác quản lí giáo dục đều phải lo lắng, trăn trở, làm sao tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất tập trung nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục. Đội ngũ giáo viên là những người trực tiếp tạo ra những sản phẩm giáo dục cần có trách nhiệm, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học giúp cho mọi học sinh nắm được những kiến thức, kĩ năng cơ bản mà chương trình Tiểu học đã quy định. Đồng thời cũng cần giúp các em phải biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đó vào cuộc sống. 
 Tuy nhiên, trong thực tế ở trường tôi cũng như các trường bạn, không phải mọi học sinh đều có thể tiếp thu và vận dụng vào thực tế như nhau. Có những học sinh rất thông minh, với kiến thức trong sách giáo khoa, các em không cần có sự hướng dẫn của thầy cô, không cần phải nỗ lực vẫn có thể giải quyết được hoặc với những vấn đề khó, chỉ cần có câu hỏi gợi ý nhỏ, các em cũng có thể hiểu và hiểu sâu sắc vấn đề. Sở dĩ như vậy bởi lẽ hầu hết những em này đều có khả năng tiếp thu nhanh, một số em do tính cẩn thận, chịu khó học, lại được bố mẹ quan tâm, thường xuyên nhắc nhở nên các em thường xuyên đạt điểm cao hơn các bạn trong lớp. Bên cạnh đó có những học sinh, mặc dù đã thường xuyên được thầy cô quan tâm, hướng dẫn tỉ mỉ nhưng vẫn không tiếp thu nổi vấn đề đơn giản nhất. Vì sao vậy? Qua tìm hiểu thực tế, tôi thấy rằng: Học sinh thuộc nhóm này chủ yếu là do trí não của các em kém phát triển. Một số em, mặc dù trí tuệ phát triển bình thường nhưng vì mải chơi, chưa coi trọng việc học tập và thiếu sự quan tâm, nhắc nhở của cha mẹ nên việc học tập cũng trở nên sa sút. Hơn nữa, vì điều kiện cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, phần khác là do trình độ nhận thức của nhiều phụ huynh học sinh còn hạn chế nên các em chỉ có thể tiếp thu kiến thức hoặc rèn luyện kĩ năng thông qua việc giảng dạy của giáo viên ở trên lớp. Còn về nhà, hầu như các em không được sự giúp đỡ của bố mẹ.
Mặt khác, tuy điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên nhà trường đã có thuận lợi hơn so với những năm trước đây, song để đáp ứng với yêu cầu hiện nay, chúng tôi vẫn còn gặp khó khăn. Cũng chính vì thế mà chủ yếu ở trên lớp giáo viên phải dạy nhiều đối tượng học sinh. Cùng một nội dung giáo viên đưa ra, học sinh giỏi thì giải quyết nhanh chóng (Có em ngồi chơi gây mất trật tự ảnh hưởng tới những bạn bên cạnh). Ngược lại, những học sinh yếu cần rất nhiều thời gian vẫn không hoàn thành. Vậy làm thế nào để tất cả những học sinh (đặc biệt đối tượng học sinh giỏi và yếu) đều tận dụng hết quỹ thời gian, đều được làm việc, phát huy tính tích cực, chủ động và khả năng sáng tạo của mình? Để giải đáp được câu hỏi này, nhiều giáo viên đã rất lúng túng trong việc tìm những biện pháp. Vấn đề khó ở đây là người quản lí phải chỉ đạo như thế nào và người giáo viên phải thực hiện ra sao để trong điều kiện thực tế của nhà trường, với những thuận lợi và khó khăn ấy vẫn làm tốt công tác“Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” ? Là người phụ trách chuyên môn, tôi đã rất trăn trở trước thực trạng đó và tìm ra một số biện pháp chỉ đạo bước đầu thực hiện có hiệu quả. Trong phạm này, tôi xin được trình bày kinh nghiệm “Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu ở trường Tiểu học”. Tôi xin trao đổi và chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp như sau:
B. Giải quyết vấn đề
 I. Điều tra thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân: 
 Trước khi đưa ra những biện pháp, tôi tiến hành điều tra tình hình thực tế thông qua giáo viên trong nhà trường cũng như trường bạn, qua những tiết dự giờ. Kết quả cho thấy: 
 + Đối với những trường có đầy đủ cơ sở vật chất như phòng học, các phương tiện phục vụ cho việc giảng dạy và học tập, đội ngũ giáo viên đảm bảo về cả số lượng và chất lượng, phụ huynh học sinh có điều kiện về kinh tế, quan tâm tới sự nghiệp giáo dục thì việc dạy theo từng nhóm đối tượng học sinh giỏi hay yếu là việc làm không khó khăn và sẽ rất có hiệu quả. Bởi lẽ, khi đó, học sinh có trình độ ngang nhau, lượng kiến thức và kĩ năng yêu cầu học sinh thực hiện như nhau, các em có thực hiện những yêu cầu đó trong cùng một khoảng thời gian và cũng vì thế, việc chấm, chữa bài cũng trở nên đơn giản hơn.Tuy nhiên, việc dạy theo từng nhóm học sinh riêng biệt cũng còn bộc lộ một số bất cập. Đó là: giáo viên chủ nhiệm không hoàn toàn được bồi dưỡng hoặc phù đạo học sinh lớp mình (vì mỗi lớp có một số em). Giáo viên được phân công bồi dưỡng hoặc phù đạo không thể nắm chắc được khả năng học tập của những em đó đã đạt được ở mức độ nào hay còn hổng kiến thức ở những phần nào, những kĩ năng gì các em chưa hoàn thành...( Đặc biệt là đối tượng học sinh yếu kém).
 + Đối với những trường còn thiếu các điều kiện như đã nêu trên thì việc dạy theo đối tượng học sinh còn gặp nhiều khó khăn hơn nhiều. Bởi lẽ trong cùng một lớp, cùng một tiết học có nhiều đối tượng học sinh, người giáo viên khó có thể quan tâm sát sao tới mọi học sinh . 
Trường chúng tôi nằm trên địa bàn một xã thuần nông. Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn vì chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi, nhiều người phải đi làm xa kiếm sống, không có điều kiện quan tâm và chăm sóc con cái. Từ năm học 2004 - 2005 trở về trước, nhà trường còn sử dụng chung cơ sở vật chất với trường Trung học cơ sở, phòng học còn thiếu, bàn ghế không đảm bảo quy cách, đội ngũ giáo viên thiếu và yếu (Nhiều giáo viên có trình độ dưới chuẩn)Đó cũng là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhiều năm liền, nhà trường không có học những học sinh giỏi huyện, tỉnh. Số lượng học sinh yếu chiếm tỉ lệ cao.
 Khi được tách riêng điểm trường, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên có nhiều điều kiện thuận lợi hơn thì chương trình mới đòi hỏi phải dành thời gian nhất định cho tất cả các môn học đảm bảo tính toàn diện. Trong mỗi tuần, với lượng kiến thức khá nhiều, nếu chỉ bồi dưỡng hoặc phù đạo học sinh ở các tiết “Bồi dưỡng” trên lớp với 3- 4 đối tượng học sinh thì hầu hết mọi giáo viên đều cho rằng khó có thể đáp ứng được yêu cầu đề ra.
 II. Những biện pháp đã thực hiện: 
 1. Điều tra thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân (đã trình bày ở mục I) 
 2. Xây dựng kế hoạch . 
 Xây dựng kế hoạch là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết và càng cần thiết hơn đối với người cán bộ quản lí. Xác định rõ tầm quan trọng ấy nên ngay từ khi chuẩn bị bước vào năm học, căn cứ vào nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở và Phòng GD& ĐT Bình Giang hướng dẫn chỉ đạo về việc thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học, bám sát đặc điểm thực tế của nhà trường, tôi đã chủ động đưa ra những dự kiến về việc chỉ đạo công tác chuyên môn trong năm học trình bày với đồng chí hiệu trưởng để xin ý kiến và cùng bàn bạc, thảo luận về những biện pháp chỉ đạo chuyên môn nói chung bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu nói riêng: Tập trung tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có, tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị cho việc dạy và học, mua đủ sách tham khảo cho các thầy cô và đối tượng học sinh giỏi được mượn sách tại thư viện nhà trường, đảm bảo mỗi khối lớp có ít nhất 20 bộ sách ( Toán nâng cao, Giúp em giỏi Toán, luyện giải Toán, Tuyển chọn các bài Toán hay và khó, Tiếng Việt nâng cao, Để học tốt Tiếng Việt,. ), sắp xếp thời khoá biểu, phân công chuyên môn sao cho khoa học, hợp lí, phát huy hiệu quả công việc của mỗi GV.
 3. Tham mưu xây dựng cơ sở vật chất và tuyên truyền, thực hiện “ Xã hội hoá giáo dục”
 Do trường Tiểu học không thu học phí nên cơ sở vật chất có được ở mức độ nào phụ thuộc phần lớn ở sự quan tâm đầu tư của lãnh đạo địa phương và sự hỗ trợ, đóng góp của phụ huynh học sinh. Trong tháng Tám, nhà trường thường có những bài viết tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã. Đặc biệt trong Hội nghị xây dựng kế hoạch năm học, chúng tôi đều có mời các đồng chí thường vụ Đảng uỷ xã, đại diện các ban ngành, đoàn thể trong toàn xã như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, trạm y tế, hội cha mẹ HS, các đ/c trưởng thôn, hiệu trưởng trường Mầm non và THCS  Đây là những tuyên truyền viên tích cực cho toàn thể nhân dân đều nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác GD và nhiệm vụ trọng tâm của ngành, của nhà trường trong năm học. Chính vì thế, mặc dù trong điều kiện khó khăn của một xã thuần nông nhưng lãnh đạo và nhân dân xã đã cố gắng xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường đủ các phòng học và các phòng chức năng cơ bản. Đồng thời huy động được sự ủng hộ của các nhà hảo tâm – những người con quê hương đã trồng toàn bộ cây bóng mát, xây bể nước mưa, công trình vệ sinh tạo môi trường cảnh quan Sư phạm “Xanh, sạch, đẹp”, đủ điều kiện được công nhận trường đạt “Chuẩn Quốc gia mức độ I”, đang hướng tới “Xây dựng trường họ ...  coi cóp, trao đổi bài. VD: 
+ Giữa kì I: học sinh lớp 4,5 ngồi mỗi em 1 bàn theo danh sách của lớp đó. Các lớp khác cho học sinh ngồi theo nhóm học sinh có cùng trình độ. 
 + Cuối kì I: Khối 4,5 xếp theo thứ tự A,B,C của cả khối đó, phân chia học sinh thành các phòng khác nhau. Các lớp còn lại, giáo viên có thể cho các em ngồi theo số chẵn lẻ thứ tự danh sách lớp v.v
 * Tiến hành khảo sát chất lượng 1lần/ tháng, có thống kê theo dõi kết quả từng em để thấy được mức độ tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng của học sinh, từ đó điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp. 
Ví dụ: đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 5
Tháng 11 năm học: 2008-2009
 Môn: Toán ( Thời gian: 60 phút)
Câu 1: Điền thêm 4 số hạng nữa vào mỗi dãy số sau:
0,1,1,2,3,5,8,
1,4,10,19,31,
2,12,30,56,..
Câu 2 : Mua 0,5 kg nho và 1 kg táo phải trả 60 000 đồng. Mua 1 kg nho và 0,5 kg táo phải trả 72 000 đồng. Tính giá tiền 1 kg nho, giá tiền 1 kg táo.
Câu3: Gia đình Lan hiện có 4 người mà chỉ có ba và mẹ đi làm. Lương của mẹ mỗi tháng là 550 000 đồng, lương của bố mỗi tháng gấp đôi lương của mẹ mỗi tháng, mẹ đều để dành 150 000 đồng. Hỏi:
Trung bình mỗi người đã tiêu bao nhiêu tiền một tháng?
Nếu Lan có thêm một người em nữa mà mẹ vẫn để dành như trước thì số tiền tiêu trung bình hàng tháng của mỗi người sẽ giảm đi bao nhiêu đồng?
Câu 4: Trung bình cộng của hai số là 46. Nếu viết thêm chữ số 4 vào bên phải số thứ nhất thì được số thứ hai. Tìm hai số đó .
Câu 5: Ba chị công nhân được chia một số tiền thưởng như sau: Số tiền của chị An và chị Ba là 200 000 đồng, số tiền của chị Ba và chị Cúc là 150 000 đồng, số tiền của chị Cúc và chị An là 220 000 đồng. Hỏi mỗi người được thưởng bao nhiêu tiền?
Câu 6:
Tính nhanh:
1+3+5+7+9+ 199
 5,6 x 4 + 5,6 x 3 + 5,6 x 2 +5,6
 * Tổ chức “Giao lưu kiến thức” hay “Rung chuông vàng” giữa các lớp trong cùng khối vào tiết thực hành kiến thức hoặc tiết hoạt động GDNGLL (Mỗi tháng 1 lần) theo đối tượng học sinh . 
 8. Kết hợp cùng cha mẹ học sinh:
 - Sau mỗi tháng, giáo viên giảng dạy cần liên lạc với cha mẹ học sinh, thông báo kết quả học tập của các em căn cứ vào việc rèn luyện trong lớp qua từng tuần học và bài kiểm tra hàng tháng. 
 - Đặc biệt là đối tượng học sinh yếu, nhà trường trang bị cho mỗi giáo viên chủ nhiệm 1 cuốn sổ theo dõi kết quả học tập của học sinh trong từng tuần học.
 Ví dụ : Sổ Theo dõi học sinh yếu
Tuần
Kết quả học tập
Yêu cầu đối với gia đình
1
2
3
4
5
6
 - Nêu yêu cầu, đề nghị PHHS cùng quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi, có thể kèm cặp giúp đỡ các em về nội dung nào đó (đơn giản) mà các em chưa đạt được. 
 III. Kết quả:
 Với những biện pháp đã áp dụng mà tôi vừa trình bày trên, nhà trường đã thu được kết quả sau:
* Kết quả kiểm tra:
Năm học
Giai đoạn
Môn Tiếng Việt
Môn Toán
 Môn Khoa học
Môn LS - ĐL
Số HS
 Giỏi
Yếu
Giỏi
Yếu
Số HS
Giỏi
Yếu
Giỏi
 Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2006-2007
GKI
 312
63
20
4
1
65
21
20
7
CKI
311
72
23
2
1
82
27
5
2
122
22
18
11
9
18
15
12
10
GKII
310
75
24
10
3
75
24
0
0
CKII
310
88
28
3
1
98
32
2
1
122
28
23
9
7
22
18
6
5
2007- 2008
GKI
 307
64
21
10
3
65
21
14
5
CKI
308
89
29 
8
2
86
28
11
3
130
43
33
4
3
31
24
2
1
GKII
308
96
32
3
1
89
29
13
4
CKII
308
106
34
2
1
121
39
0
0
130
47
36
1
1
37
28
2
2
2008-2009
GKI
294
94
32
8
3
88
30
20
7
CKI
297
89
30
6
2
115
39
8
3
113
34
31
0
0
42
38
0
0
 *Kết quả cuối năm :
Năm học
Giai đoạn
Học sinh giỏi
Học sinh yếu
Lên lớp
SL
%
SL
%
SL
%
2006-2007
CKI
49
16
CKII
52
17
14
5
309
99,6
2007-2008
CKI
46
15
CKII
56
18
4
1,3
311
99,4
2008-2009
CKI
57
20
CKII
 IV. So sánh, đối chứng:
 Kết quả trên cho ta thấy: Tỉ lệ học sinh giỏi qua từng giai đoạn, từng năm học được tăng lên rõ rệt. Ngược lại, tỉ lệ học sinh yếu đã giảm đáng kể. Không chỉ có sự chuyển biến ở môn tiếng Việt, môn Toán mà môn Khoa học, Lịch sử - Địa lí, số lượng học sinh đạt điểm giỏi cũng tăng lên. Học kì II năm học 2006-2007, toàn trường có 14 em bị điểm yếu trong đó 9 em yếu các môn Khoa học, Lịch sử - Địa lí. Nhà trường phải tiến hành phụ đạo trong hè và tổ chức kiểm tra lại. Sở dĩ có nhiều học sinh bị điểm yếu là do giáo viên và học sinh chưa thực sự coi trọng các môn học này. Nhưng khi áp dụng những biện pháp vừa trình bày thì số lượng HS yếu đã giảm nhiều. Cho đến cuối học kì I năm học 2008-2009 các môn học này không còn em nào bị điểm yếu .
 Đặc biệt trong 2 năm học : 2006-2007 và 2007- 2008, nhà trường có tổng số 9 em học sinh lớp 5 tham gia thi học sinh giỏi cấp huyện thì có 8 em đạt danh hiệu Học sinh giỏi cấp huyện. Riêng năm học 2007-2008 có 1 em đạt giải nhì, 1 em đạt giải ba, 2 em giải khuyến khích. 
 Tuy chưa có học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh, song kết quả trên đã khẳng định những biện pháp thực hiện bước đầu có hiệu quả.
 V. Bài học kinh nghiệm:
Để làm tốt công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu trong trường Tiểu học, người CBQL phụ trách chuyên môn cần chú ý những công việc sau:
 1. Nắm chắc đặc điểm, tình hình thực tế HS trong nhà trường. 
2. Bám sát nhiệm vụ năm học, nắm chắc các văn bản chỉ đạo của ngành (Đặc biệt là các văn bản chỉ đạo chuyên môn), căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và phù đạo sát và đảm bảo tính khả thi, có dự kiến điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết. 
3. Làm tốt công tác tham mưu tuyên truyền để toàn thể nhân dân thấy được đường lối, chủ trương của ngành trong năm học và trong giai đoạn hiện nay để toàn xã hội đều phải chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. 
 4. Sắp xếp thời khoá biểu khoa học, phân công chuyên môn hợp lí. 
 5. Chỉ đạo giáo viên nắm chắc nội dung chương trình, kế hoạch dạy học từng môn học, từng lớp học, đối tượng học sinhThực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh; thường xuyên chấm chữa bài cho học sinh để thấy được những gì đạt được và chưa đạt ở học sinh. Từ đó có kế hoạch, lựa chọn nội dung bồi dưỡng hoặc phù đạo cho học sinh; chú ý động viên khuyến khích kịp thời sự cố gắng, tiến bộ dù rất nhỏ của học sinh (Nhất là đối với những học sinh yếu), tham gia đầy đủ các hội thảo, chuyên đề cấp cụm, huyện tổ chức 
 6. Ban giám hiệu cần phối hợp với tổ trưởng, khối trưởng thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá giáo viên, học sinh. Khi kiểm tra, cần lưu ý so sánh, đối chiếu công việc đang hoặc đã thực hiện với kế hoạch đã xây dựng và đối tượng kiểm tra là hiệu quả giảng dạy, là kết quả học tập chứ không phải là con người nên cần đánh giá chính xác, công bằng, không thiên vị. Có như vậy mới tránh được “bệnh thành tích” trong giáo dục. 
 7. Tăng cường tổ chức các hội thảo, chuyên đề, hội giảng cấp trường theo đơn vị tổ, khối ... để giáo viên có điều kiện trao đổi, học tập, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. 
 8. Phối kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, thường xuyên trao đổi về kết quả học tập của các em, cùng tạo điều kiện về vật chất và tinh thần giúp các em tham gia học tập tốt hơn; động viên, khen thưởng kịp thời những thầy cô có thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu.
 VI. phạm vi áp dụng kinh nghiệm, những vấn đề còn bỏ ngỏ và những đề xuất, kiến nghị.
 Những kinh nghiệm mà tôi vừa trình bày có thể áp dụng với hầu hết các trường Tiểu học trong huyện - những trường chưa có đủ các phòng chức năng so với yêu cầu hiện nay. Tuy nhiên, những biện pháp vừa nêu mới chỉ áp dụng và thực hiện cao hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu các môn: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, LS - ĐL. Các môn khác, chúng tôi vẫn chưa áp dụng thực hiện được do chưa có phòng riêng. 
 Để việc chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu có hiệu quả hơn nữa góp phần nâng cao chất lượng dạy 2 buổi/ ngày, chúng tôi đề nghị:
 Phòng Giáo dục( hoặc các cụm trường) thường xuyên tổ chức các chuyên đề nâng cao chất lượng dạy buổi 2 giúp cho CBQL và giáo viên có dịp học hỏi, trao đổi những kinh nghiệm hay và áp dụng vào điều kiện thực tế của trường mình sao cho có hiệu quả nhất. 
 - Nhà trường cần tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo địa phương sớm hoàn thiện phòng học chuyên các môn Nghệ thuật, Tin học để nhà trường được chủ động tổ chức các lớp Bồi dưỡng học sinh theo năng lực, sở thích cũng như có thể tổ chức các HĐGDNGLL theo khối lớp đạt hiệu quả hơn.
 C. Kết luận 
Năm học 2008- 2009, trường chúng tôi có những thuận lợi cơ bản song vẫn còn khó khăn. Trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao hiện nay, ngoài việc thường xuyên tích cực tham gia học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, nghiệp vụ công táccủa mỗi cán bộ quản lí và mỗi giáo viên trong nhà trường thì cần có sự phối hợp chặt chẽ, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng bồi dưỡng giáo viên giỏi và phụ đạo giáo viên yếu nói riêng là cả một quá trình liên tục và lâu dài. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, nền kinh tế tri thức đang đòi hỏi mỗi thầy cô giáo, đặc biệt những CBQL giáo dục không chỉ có lòng yêu nghề, tận tuỵ với công việc mà còn đòi hỏi sự năng động, linh hoạt, sáng tạo để chỉ đạo, quản lí, giảng dạy và giáo dục đạt kết quả cao, tạo ra những sản phẩm tốt đẹp, những con người có ích cho xã hội, góp phần làm cho đất nước ta ngày càng phồn vinh. 
 Trên đây là kinh nghiệm của tôi trong việc chỉ đạo, nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu của trường. Những vấn đề mà tôi vừa trình bày có thể còn nhiều hạn chế, tôi rất mong có sự đóng góp ý kiến xây dựng của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để việc chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường đạt kết quả cao trong năm học này và các năm học tiếp theo. 
 Xin trân trọng ảm ơn!
 Tháng 2 năm 2009
Mục lục
Nội dung
Trang
 A. Đặt vấn đề
1
 b. Giải quyết vấn đề
3
I. Điều tra thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân
4
II. Các biện pháp đã thực hiện
 4
 III. Kết quả
 16
 IV. So sánh, đối chứng
17
V. Bài học kinh nghiệm
18
VI. Phạm vi áp dụng, những vấn đề còn bỏ ngỏ, những đề xuất, kiến nghị.
19
 C. Kết luận
20

Tài liệu đính kèm:

  • docKinh nghiem.doc