Kinh nghiệm này được đề xuất và thực hiện nhiều năm nay kể cả năm học 2007 - 2008.

Kinh nghiệm này được đề xuất và thực hiện nhiều năm nay kể cả năm học 2007 - 2008.

 1- Đặt vấn đề :

 Trong năm học 2006 - 2007 trở về trước, phục vụ cho việc "phổ cập giáo dục tiểu học-chống mù chữ và nhất là phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi", để nắm được việc học của học sinh trong độ tuổi phổ cập; nhà trường đã thực hiện cách bàn giao học sinh nguyên lớp từ lớp dưới lên lớp trên và giữ nguyên số thứ tự của lớp đó trong suốt một cấp học bậc tiểu học, hạn chế tối đa việc chuyển đổi học sinh giữa các lớp (trừ trường hợp học sinh lớp buổi xin vào học bán trú hay lớp bán trú xin ra lớp buổi) và phân công giáo viên phụ trách theo yêu cầu của nhà trường.

 Tuy nhiên, do điều kiện số lớp của từng khối có thay đổi nên nhà trường phải hoán chuyển khối giảng dạy của giáo viên theo nhu cầu thực tế hàng năm.

 Từ đó, tôi đã đề xuất bổ sung thêm biện pháp phân công việc giao lớp cho giáo viên.

 

doc 10 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm này được đề xuất và thực hiện nhiều năm nay kể cả năm học 2007 - 2008.", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
 1- Đặt vấn đề :
 Trong năm học 2006 - 2007 trở về trước, phục vụ cho việc "phổ cập giáo dục tiểu học-chống mù chữ và nhất là phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi", để nắm được việc học của học sinh trong độ tuổi phổ cập; nhà trường đã thực hiện cách bàn giao học sinh nguyên lớp từ lớp dưới lên lớp trên và giữ nguyên số thứ tự của lớp đó trong suốt một cấp học bậc tiểu học, hạn chế tối đa việc chuyển đổi học sinh giữa các lớp (trừ trường hợp học sinh lớp buổi xin vào học bán trú hay lớp bán trú xin ra lớp buổi) và phân công giáo viên phụ trách theo yêu cầu của nhà trường.
 Tuy nhiên, do điều kiện số lớp của từng khối có thay đổi nên nhà trường phải hoán chuyển khối giảng dạy của giáo viên theo nhu cầu thực tế hàng năm.
 Từ đó, tôi đã đề xuất bổ sung thêm biện pháp phân công việc giao lớp cho giáo viên.
 2- Mục đích đề tài :
 Kinh nghiệm cải tiến công tác quản lý được bổ sung thêm về việc " Bố trí phân công giáo viên nhận lớp mới " vào đầu năm học nhằm :
 - Tạo sự công bằng trong việc phân công giáo viên nhận lớp mới hàng năm.
 - Tránh việc giáo viên cho Ban giám hiệu có tính thiên vị trong việc phân công nhận lớp mới và tạo niềm tin của giáo viên vào đội ngũ quản lý nhà trường.
 - Tránh việc đòi hỏi của giáo viên khi xin được dạy lớp này hay chê lớp kia và đồng thời tránh việc tập trung số học sinh giỏi vào nhiều trong một lớp ( do PHHS xin ) tạo sự ỷ lại của giáo viên.
 Bên cạnh đó cần chú ý "Tránh tình trạng giáo viên chuyển khối dạy nhận lại lớp cũ trong năm trước (hay những năm trước đó đã được phân công phụ trách).
 3- Lịch sử đề tài :
 Kinh nghiệm này được đề xuất và thực hiện nhiều năm nay kể cả năm học 2007 - 2008.
 4- Phạm vi đề tài :
 Kinh nghiệm của tôi đang thực hiện thí điểm trong những năm gần đây và cả đầu năm học 2007 - 2008 tại trường Tiểu học Tân An thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Tân An quản lý.
II- NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM :
 1- Thực trạng đề tài : 
 Kinh nghiệm này được thực hiện bởi :
 - Cũng như đã nêu ở trên, thực hiện công tác PCGDTH-CMC và PCGDTH.ĐĐT nhằm quản lý được học sinh học suốt một cấp học trong trường phổ thông bậc tiểu học là phải giữ nguyên số thứ tự của lớp trong một khối bằng cách giữ nguyên sĩ số học sinh để bàn giao từ lớp dưới lên lớp trên mà chỉ phân công giáo viên phụ trách và giảng dạy lớp mới mà thôi và tạo cho giáo viên có sự tin tưởng vào việc phân công của Ban giám hiệu nhà trường.
 - Do điều kiện học sinh vào học ngay từ đầu năm lớp 1 được phân chia nhiều hay ít lớp nên hàng năm số lớp của từng khối có sự thay đổi nên giáo viên cũng phải chuyển khối theo yêu cầu phân công của nhà trường hàng năm.
 2- Nội dung cần giải quyết :
 Kinh nghiện này cần thực hiện giải quyết một số nội dung sau đây :
 - Đảm bảo sĩ số học sinh lớp dưới lên lớp trên vẫn giữ nguyên và số thứ tự của một lớp trong một khối vẫn giữ nguyên từ lớp Một đến lớp Năm trong một cấp học (chỉ trừ trường hợp chuyển đi hay chuyển từ lớp buổi vào lớp bán trú hoặc ngược lại ).
 Ví dụ: Khi học sinh đăng ký vào học và được phân công vào lớp Một 6 thì các em sẽ theo học những năm sau là Hai 6, Ba 6, Bốn 6, Năm 6 trong cả bậc tiểu học.
 - Phân công theo hình thức xoay vòng, không để việc phân công trùng lắp nhau; việc phân công phải hợp tình, hợp lý và không để tình trạng thiên vị xảy ra gây sự đàm tiếu và ganh ghét trong đội ngũ giáo viên.
 - Tạo sự công bằng trong việc cho giáo viên luân chuyển nhận lớp với tư tưởng thoải mái và yên tâm.
 - Bên cạnh đó, tránh việc phân công giáo viên chuyển khối giảng dạy theo yêu cầu thực tế của nhà trường nhận phụ trách lại lớp cũ đã dạy qua nhằm :
 * Hạn chế tâm lý không thoải mái của giáo viên khi nhận lại lớp đã dạy qua (nếu là lớp có ít học sinh giỏi...).
 * Không để một số học sinh trong lớp cũ bị ức chế tâm lý khi được giáo viên cũ giảng dạy (có thể do phương pháp giảng dạy, do biện pháp giáo dục, rèn luyện... của giáo viên cũ).
 3- Biện pháp giải quyết :
 Để thực hiện được kinh nghiệm này cần phải :
 - Cần có sổ lưu theo dõi giáo viên nhận lớp từng năm học để việc phân công không trùng lắp với các năm trước (đặc biệt lưu ý việc nhận lớp của giáo viên khi được phân công thay đổi khối giảng dạy do nhu cầu của nhà trường qua hàng năm hay nhiều năm).
 - Đầu năm học, căn cứ vào tình hình thực tế giảng dạy của nhà trường trong năm học đó đã được Ban giám hiệu thống nhất và sự tham mưu đề xuất của bộ phận chuyên môn trong việc phân công giáo viên phụ trách lớp từng khối thì Hiệu trưởng sẽ phân công cụ thể cho từng thành viên của đội ngũ giáo viên.
 Sau đây là một vài ví dụ dẫn chứng về sự theo dõi và phân công giáo viên đã chuyển khối nhận lớp :
 * Số lớp / Khối qua các năm học :
Năm học
Số lớp của khối
1.
2.
3.
4.
5
2003-2004
10
10
08
08
08
2004-2005
07
10
10
08
08
2005-2006
09
07
10
10
08
2006-2007
09
09
07
10
10
2007-2008
09
09
09
07
10
 Từ bảng số lớp / Khối qua các năm, ta thấy rõ số lớp so với nhu cầu phân bố giáo viên hàng năm sẽ có sự thay đổi.
 Ví như năm học 2004-2005 số trẻ vào học lớp Một chỉ có 07 lớp (do các em sinh năm Dần) so với năm học 2003-2004 có 10 lớp nên phải bố trí 03 giáo viên dạy lớp Một (2003-2004) chuyển sang dạy khối khác...
 Hay năm học 2005-2006 nhà trường thu nhận học sinh 09 lớp Một nên phải bố trí giáo viên dạy khối khác chuyển xuống dạy Khối 1 (do năm học 2004-2005 chỉ có 07 giáo viên dạy lớp Một).
 * Theo dõi phân công giáo viên chuyển khối dạy :
 + Cô Nguyễn Thị Thanh được phân công dạy lớp Hai 5 (khối 2 có 10 lớp) năm học 2004-2005, nhưng năm học 2005-2006 do khối 2 chỉ có 07 lớp nên nhà trường đã chuyển cô dạy lớp Ba 6 (không nhận lại lớp cũ). Năm học 2006-2007 do lớp 3 co lại còn 07 lớp/ 10 giáo viên cũ nên nhà trường điều chuyển cô Thanh trở lại dạy lớp 2.
 * Hay trường hợp cô Phan Thị Lệ Xuân như sau :
 Năm học 2005-2006, cô được bố trí chuyển từ khối 2 (2004-2005) lên dạy khối 4 (do số lớp từ lớp 1 năm học 2004-2005 lên lớp 2 năm học 2005-2006 chỉ có 07 lớp / 10 giáo viên lớp 2)
 Bảng dẫn chứng minh họa giáo viên chuyển khối không nhận học sinh đã học lớp cũ :
Năm học
2004-2005
2005-2006
2006-2007
2007-2008
Phân công nhận lớp
Cô Phít (lớp 1)
Cô Bỉ 
(lớp 3)
Cô Êm (lớp 3)
Cô Ánh (lớp 4)
Phân công dạy lớp
Hai 9
Bốn 7
Bốn 10
Năm 6
 4- Kết quả, chuyển biến của đối tượng :
 Nhìn chung, tất cả giáo viên giảng dạy lâu năm ở trường cũng như các giáo viên mới chuyển về đều nhận thấy sự phân công xoay vòng để nhận lớp mà mình phụ trách và cả giáo viên được điều động chuyển khối không nhận lại lớp cũ đã dạy của nhà trường đề ra là hợp lý và đều vui vẻ, hài lòng chấp nhận sự phân công theo ý của Ban giám hiệu đưa ra.
III- KẾT LUẬN :
 Tóm lại, việc phân công giáo viên nhận và phụ trách lớp đầu năm rất quan trọng, nếu chủ quan có thể việc phân công sẽ nhầm lẫn ( một giáo viên nhận lớp của giáo viên khác nhiều lần hay giáo viên chuyển đổi khối nhận lại lớp cũ đã giảng dạy) làm cho giáo viên có thành kiến với Ban giám hiệu và sẽ cho rằng có sự thiên vị trong sự phân công.
 Do đó, đối với đội ngũ cán bộ quản lý cần có sổ theo dõi việc phân công giáo viên nhận lớp hàng năm (kể cả việc giáo viên không dạy liên tục ở một khối lớp). Có như vậy mới tạo sự tin tưởng và tư tưởng an tâm trong công tác của đội ngũ giáo viên.
 Và tôi mong muốn rằng kinh nghiệm nêu trên sẽ được bạn bè đồng nghiệp và các cấp quản lý tiếp tục đóng góp ý kiến để ngày càng hoàn chĩnh hơn, thiết thực hơn nữa.
 Xin chân thành cảm ơn.
 Tân An, ngày 15 tháng 01 năm 2008
 Người viết
 Trương Tấn Hồng
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
 1- Đặt vấn đề :
 Trong những năm trước, việc phân công giáo viên nhận bàn giao học sinh dựa trên sự xáo trộn học sinh của các lớp trong một khối với nhau để thành một lớp mới và giao cho giáo viên phụ trách.
 Sau này để phục vụ cho việc phổ cập giáo dục tiểu học-chống mù chữ và nhật là phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, để nắm được việc học của học sinh trong độ tuổi phổ cập; nhà trường đã thực hiện cách bàn giao học sinh nguyên lớp từ lớp dưới lên lớp trên và giữ nguyên số thứ tự của lớp đó trong suốt một cấp học bậc tiểu học, hạn chế tối đa việc chuyển đổi học sinh giữa các lớp ( trừ trường hợp học sinh lớp buổi xin vào học bán trú hay lớp bán trú xin ra lớp buổi ) và phân công giáo viên phụ trách theo yêu cầu của nhà trường.
 Từ đó, tôi đã đề xuất biện pháp phân công việc giao lớp cho giáo viên.
 2- Mục đích đề tài :
 Kinh nghiệm cải tiến công tác quản lý về " Bố trí phân công giáo viên nhận lớp mới " vào đầu năm học nhằm :
 - Tạo sự công bằng trong việc phân công giáo viên nhận lớp mới hàng năm.
 - Tránh việc giáo viên cho Ban giám hiệu có tính thiên vị trong việc phân công nhận lớp mới và tạo niềm tin của giáo viên vào đội ngũ quản lý nhà trường.
 - Tránh việc đòi hỏi của giáo viên khi xin được dạy lớp này hay chê lớp kia và đồng thời tránh việc tập trung số học sinh giỏi vào nhiều trong một lớp ( do PHHS xin ) tạo sự ỷ lại của giáo viên.
 3- Lịch sử đề tài :
 Kinh nghiệm này được đề xuất và thực hiện nhiều năm nay kể cả năm học 2006 - 2007.
 4- Phạm vi đề tài :
 Kinh nghiệm của tôi còn đang thực hiện thí điểm trong những năm gần đạy tại trường Tiểu học Tân An thuộc Phòng Giáo dục Thị xã Tân An quản lý.
II- NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM :
 1- Thực trạng đề tài : 
 Cũng như đã nêu ở trên, mặc dù việc phân chia học sinh đầu năm ở một khối lớp được thực hiện theo sự xáo trộn học sinh giữa các lớp với nhau theo sự phân loại cuối năm học trước và do giáo viên lớp dưới ghi danh sách học sinh theo thứ tự từ loại giỏi xuống khá, trung bình, yếu của từng lớp. Chuẩn bị cho năm học mới, Ban giám hiệu căn cứ vào danh sách của các lớp trong một khối mà rút ra ghép lại thành danh sách một lớp mới cũng gồm có các đối tượng giỏi, khá, trung bình, yếu; sau đó, Ban giám hiệu sẽ phân công giáo viên nhận lớp đầu năm học mới. Tuy nhiên, việc phân công trên mặc dù tương đối khách quan nhưng vẫn còn tiếng xì xào bàn tán cho là Ban giám hiệu vẫn còn thiên vị ưu ái cho giáo viên có tình cảm với đội ngũ quản lý nên được nhận lớp có số học sinh giỏi thật sự qua sức học so với những học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi của lớp khác, hay nền nếp học sinh của các lớp được giao cho một giáo viên mới lại tốt hơn nền nếp của các lớp còn lại...
 Và cũng từ thực trạng thực hiện PCGDTH-CMC và PCGDTH. ĐĐT, nhằm quản lý được học sinh học suốt một cấp học trong trường phổ thông bậc tiểu học là phải giữ nguyên số thứ tự của lớp trong một khối bằng cách giữ nguyên sĩ số học sinh để bàn giao từ lớp dưới lên lớp trên mà chỉ phân công giáo viên phụ trách và giảng dạy lớp mới mà thôi và tạo cho giáo viên có sự tin tưởng vào việc phân công của Ban giám hiệu nhà trường.
 2- Nội dung cần giải quyết :
 Kinh nghiện này cần thực hiện giải quyết một số nội dung sau đây :
 - Đảm bảo sĩ số học sinh lớp dưới lên lớp trên vẫn giữ nguyên và số thứ tự của một lớp trong một khối vẫn giữ nguyên từ lớp Một đến lớp Năm trong một cấp học ( chỉ trừ trường hợp chuyển đi hay chuyển từ lớp buổi vào lớp bán trú hoặc ngược lại ).
 Ví dụ: Khi học sinh đăng ký vào học và được phân công vào lớp Một 6 thì các em sẽ theo học những năm sau là Hai 6, Ba 6, Bốn 6, Năm 6 trong cả bậc tiểu học.
 - Phân công theo hình thức xoay vòng, không để việc phân công trùng lắp nhau; việc phân công phải hợp tình, hợp lý và không để tình trạng thiên vị xảy ra gây sự đàm tiếu và ganh ghét trong đội ngũ giáo viên.
 - Tạo sự công bằng trong việc cho giáo viên luân chuyển nhận lớp với tư tưởng thoải mái và yên tâm.
 3- Biện pháp giải quyết :
 Để thực hiện được kinh nghiệm này cần phải :
 - Có sổ theo dõi giáo viên nhận lớp từng năm học để việc phân công không trùng lắp với các năm trước ( kể cả việc nhận lớp khi được phân công thay đổi khối giảng dạy do nhu cầu của nhà trường ).
 - Đầu năm học, căn cứ vào tình hình thực tế giảng dạy của nhà trường trong năm học đó đã được Ban giám hiệu thống nhất và sự tham mưu đề xuất của bộ phận chuyên môn trong việc phân công giáo viên phụ trách lớp từng khối thì Hiệu trưởng sẽ phân công cụ thể cho từng thành viên của đội ngũ giáo viên.
 Sau đây là một ví dụ về sự theo dõi và phân công giáo viên khối lớp Bốn nhận lớp trong năm học 2006 - 2007 dựa vào hai năm trước như sau :
TT
Họ và tên giáo viên
Dạy lớp
Phân công nhận lớp
2004-2005
2005-2006
2006-2007
01
Phạm Thị Chín
4/1
-
T.Trạc (3)
Cô Vân (3)
02
Nguyễn Thị Kim Tước
4/2
-
Cô Chi (3)
T.Trạc (3)
03
Nguyễn Thị Chúc
4/3
-
-
C.Trang (3)
04
Ngô Thị Ngọc Ánh
4/4
Cô Yến (4)
C.Nguyệt(3)
Cô Lý (3)
05
Dương Thị Thu Hằng
4/5
T.Trạc (4)
C.Thanh (3)
C.Hoàng (3)
06
Phan Thị Ánh Loan
4/6
Cô Êm (3)
C.Hoàng (3)
Cô Bé (3)
07
Lê Văn Tài
4/7
Cô Dung (3)
Cô Mỹ (3)
C.Thanh (3)
08
Nguyễn Tấn Lực
4/8
CôT.Anh(3)
Cô Tâm (3)
Cô Chi (3)
09
Hà Phương Tâm
4/9
Cô Thà (2)
Cô Êm (3)
Cô Bỉ (3)
10
Phan Thị Lệ Xuân
4/10
Cô Phít (2)
Cô Bỉ (3)
Cô Êm (3)
 Ghi chú:
 * Cô... hay Thầy... là tên giáo viên giảng dạy năm trước.
 * (...) là khối lớp mà giáo viên cũ đã dạy.
 Nhìn vào bảng trên ta sẽ biết một giáo viên trong năm học đó đã dạy khối mấy và nhận học sinh bàn giao của giáo viên nào giảng dạy.
 Ví dụ : 
 * Cô Phạm Thị Chín về trường ở năm học 2005-2006 và nhận lớp 3 do thầy Trạc giảng dạy, năm học 2006-2007 thì nhận lớp 3 do cô Vân phụ trách.
 * Cô Ngô Thị Ngọc Ánh ở năm học 2004-2005 dạy khối 5 và nhận lớp 4 của cô Yến giảng dạy; năm học 2005-2006 và 2006-2007 dạy khối 4 và nhận lớp 3 của cô Nguyệt và cô Lý phụ trách.
 4- Kết quả, chuyển biến của đối tượng :
 Nhìn chung, tất cả giáo viên giảng dạy lâu năm ở trường cũng như các giáo viên mới chuyển về đều nhận thấy sự phân công xoay vòng để nhận lớp mà mình phụ trách của nhà trường đề ra là hợp lý và đều chấp nhận sự phân công theo ý của Ban giám hiệu.
III- KẾT LUẬN :
 Tóm lại, việc phân công giáo viên nhận và phụ trách lớp đầu năm rất quan trọng, nếu chủ quan có thể việc phân công sẽ nhầm lẫn ( một giáo viên nhận lớp của giáo viên khác nhiều lần ) làm cho giáo viên có thành kiến với Ban giám hiệu và sẽ cho rằng có sự thiên vị trong sự phân công.
 Do đó, đối với đội ngũ cán bộ quản lý cần có sổ theo dõi việc phân công giáo viên nhận lớp hàng năm ( kể cả việc giáo viên không dạy liên tục ở một khối lớp ). Có như vậy mới tạo sự tin tưởng và tư tưởng an tâm trong công tác của đội ngũ giáo viên.
 Và tôi mong muốn rằng kinh nghiệm nêu trên sẽ được bạn bè đồng nghiệp và các cấp quản lý tiếp tục đóng góp ý kiến để ngày càng hoàn chĩnh hơn, thiết thực hơn nữa.
 Xin chân thành cảm ơn.
 Tân An, ngày 27 tháng 12 năm 2006
 Người viết
 Trương Tấn Hồng

Tài liệu đính kèm:

  • docHONG- SKKN nam 2006-2007 va 2007-2008.doc