Kinh nghiệm về công tác quản lý và chỉ đạo phụ đạo học sinh yếu trong nhà trường Tiểu học

Kinh nghiệm về công tác quản lý và chỉ đạo phụ đạo học sinh yếu trong nhà trường Tiểu học

Ngành giáo dục đang thực hiện những cuộc vận động lớn đó là cuộc vận động hai không với bốn nội : “Nói không với tiêu cực đạo đức trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp”. Năm học 2008 – 2009 toàn ngành phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ giáo dục và đào tạo.

Để thực hiện đạt kết quả tốt các cuộc vận động ấy, nhà trường là nơi triển khai và thực hiện chính vì vậy đội ngũ nhà giáo cần phải tập trung sức lực, trí tụê một cách đồng bộ để thực hiện nhiệm vụ và cũng chính là cơ sở để tạo niềm tin đối với các cấp lãnh đạo và nhân dân. Những nội dung trong các cuộc vận động được tiến hành đồng thời trong nhà trường, song bản thân tự nhận thấy việc nâng cao chất lượng đại trà đối với trường thuộc diện khó khăn là công việc cần thiết nhất. Nói đến nhà trường là nói đến chất lượng dạy và học. Đội ngũ nhà giáo là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục, giáo viên cần giúp cho học sinh phương pháp học tập, chủ động, sáng tạo và tự tin. Song bên cạnh đó những học sinh yếu trong nhà trường nếu không có sự quản lý và chỉ đạo chặt chẽ thì những học sinh ấy không có sự tiến bộ trong học tập thậm chí các em còn chán học dẫn đến bỏ học vì thời gian cho tiết học khoảng 35 phút các em không theo kịp và chưa nắm bắt được nội dung bài. Xuất phát từ yêu cầu thực tế của nhà trường học sinh xếp loại yếu tỉ lệ còn khá cao chiếm tới gần 7%. Bản thân là cán bộ quản lý trường học có nhiều băn khoăn chăn trở làm thế nào để giảm tỉ lệ học sinh yếu kém nâng cao chất lượng giáo dục. Phụ đạo học sinh yếu là công việc thường xuyên trong nhà trường nhưng phần khó khăn nhiều hơn là thuận lợi. Năm học 2008 – 2009 nhà trường có 5 điểm trường với 28 lớp học và 665 học sinh. Đội ngũ nhà giáo giảng dạy có 34 giáo viên.

 

doc 7 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm về công tác quản lý và chỉ đạo phụ đạo học sinh yếu trong nhà trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỚI BÌNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN PHÚ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
“Kinh nghiệm về công tác quản lý và chỉ đạo phụ đạo học sinh yếu trong nhà trường Tiểu học”.
	-Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Quản lý phụ đạo học sinh yếu
	-Họ và tên người thực hiện: Trần Minh Ngọ
	-Chức vụ: Hiệu trưởng
	-Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tân Phú - Huyện Thới Bình - Tỉnh Cà Mau.
Tân Phú, ngày 10 tháng 4 năm 2009
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: “Kinh nghiệm về công tác quản lý và chỉ đạo phụ đạo học sinh yếu trong nhà trường Tiểu học”.
PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Ngành giáo dục đang thực hiện những cuộc vận động lớn đó là cuộc vận động hai không với bốn nội : “Nói không với tiêu cực đạo đức trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp”. Năm học 2008 – 2009 toàn ngành phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ giáo dục và đào tạo.
Để thực hiện đạt kết quả tốt các cuộc vận động ấy, nhà trường là nơi triển khai và thực hiện chính vì vậy đội ngũ nhà giáo cần phải tập trung sức lực, trí tụê một cách đồng bộ để thực hiện nhiệm vụ và cũng chính là cơ sở để tạo niềm tin đối với các cấp lãnh đạo và nhân dân. Những nội dung trong các cuộc vận động được tiến hành đồng thời trong nhà trường, song bản thân tự nhận thấy việc nâng cao chất lượng đại trà đối với trường thuộc diện khó khăn là công việc cần thiết nhất. Nói đến nhà trường là nói đến chất lượng dạy và học. Đội ngũ nhà giáo là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục, giáo viên cần giúp cho học sinh phương pháp học tập, chủ động, sáng tạo và tự tin. Song bên cạnh đó những học sinh yếu trong nhà trường nếu không có sự quản lý và chỉ đạo chặt chẽ thì những học sinh ấy không có sự tiến bộ trong học tập thậm chí các em còn chán học dẫn đến bỏ học vì thời gian cho tiết học khoảng 35 phút các em không theo kịp và chưa nắm bắt được nội dung bài. Xuất phát từ yêu cầu thực tế của nhà trường học sinh xếp loại yếu tỉ lệ còn khá cao chiếm tới gần 7%. Bản thân là cán bộ quản lý trường học có nhiều băn khoăn chăn trở làm thế nào để giảm tỉ lệ học sinh yếu kém nâng cao chất lượng giáo dục. Phụ đạo học sinh yếu là công việc thường xuyên trong nhà trường nhưng phần khó khăn nhiều hơn là thuận lợi. Năm học 2008 – 2009 nhà trường có 5 điểm trường với 28 lớp học và 665 học sinh. Đội ngũ nhà giáo giảng dạy có 34 giáo viên.
Từ những thuận lợi khó khăn nêu trên Ban giám hiệu trường nếu không có biện pháp quản lý tốt thì dẫn đến học sinh yếu chậm tiến bộ trong học tập và rèn luyện thậm chí những học sinh này có nguy cơ bỏ học là dễ xảy ra. Để thực hiện tốt việc phụ đạo học sinh yếu bản thân nhận thấy cần phải có những biện pháp quản lý học sinh phù hợp hơn để từng bước nâng chất lượng giáo dục trong nhà trường đi lên vững chắc và giảm tối đa học sinh lưu ban, bỏ học để phấn đấu và duy trì thành quả PCGDTHĐĐT một cách vững chắc. Với những vấn đề nêu trên cũng chính là lý do để bản thân tôi chọn đề tài “ Kinh nghiệm về công tác quản lý và chỉ đạo phụ đạo học sinh yếu trong nhà trường tiểu học”
PHẦN THỨ HAI
NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Để quản lý và chỉ đạo tốt công việc phụ đạo học sinh yếu trong nhà trường người cán bộ quản lý phải có những kinh nghiệm, thường xuyên quan tâm và tìm những biện pháp cụ thể trong công tác quản lý và chỉ đạo như một số nội dung đã làm sau đây:
- Điều tra thực tế từng học sinh có lực học yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong trường.
- Phân tích qua điều tra và chia theo nhóm học sinh yếu về môn học hoặc học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- Xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu và triển khai kế hoạch cho học sinh, cha mẹ học sinh và giáo viên nắm được để cùng nhau thực hiện.
- Phân công giáo viên - chế độ tăng tiết cho giáo viên dạy, tạo điều kiện giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc phụ đạo học sinh yếu.
* Sau đây là phần mô tả những biện pháp thực hiện.
1. Điều tra thực tế từng học sinh có lực học yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong trường.
Vào đầu năm học sau khai giảng nhà trường tổ chức cho học sinh các khối lớp khảo sát chất lượng đầu năm học và dựa vào kết quả cuối năm học trước của học sinh để làm cơ sở, phân công giáo viên chủ nhiệm lớp tiến hành công tác điều tra hoàn cảnh của học sinh. Nội dung điều tra gồm: hoàn cảnh gia đình, lực học của từng học sinh thuộc đối tựơng có lực học yếu, điểm khảo sát thấp qua các kênh thông tin như: hỏi thăm học sinh, nắm thông tin từ năm học trước từ hồ sơ lưu trữ ở nhà trường, đến gia đình để gặp gỡ trao đổi nắm bắt cụ thể để có biện pháp phù hợp và động viên gia đình khắc phục khó khăn tạo điều kiện cho con em được đi học thuận lợi. Qua điều tra những học sinh yếu, những học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhà trường tổng hợp và chia theo nhóm để có biện pháp giúp đỡ những học sinh này trong học tập.
2. Phân tích qua điều tra và chia theo nhóm học sinh yếu về môn học hoặc học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Sau thời gian điều tra giáo viên chủ nhiệm nắm bắt thông tin từ học sinh, gia đình học sinh, từ hồ sơ lưu trữ của nhà trường ở năm học trước. Giáo viên chủ nhiệm tiến hành phân loại đối tượng học sinh theo hai nhóm cơ bản: nhóm về hoàn cảnh kinh tế gia đình, nhóm về học lực và lập danh sách báo cáo về Ban giám hiệu trường để tổng hợp toàn trường.
- Phân theo nhóm về hoàn cảnh kinh tế gia đình.
	+Những học sinh có hoàn cảnh kinh tế khá, giàu vào một nhóm.
	+Những học sinh có hoàn cảnh kinh tế trung bình vào một nhóm.
	+Những học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn vào một nhóm.
- Phân theo nhóm về học lực.
	+Những học sinh có lực học khá giỏi vào một nhóm.
	+Những học sinh có lực học trung bình va một nhóm
	+Những học sinh có lực học yếu vào một nhóm.
- Trong nhóm học sinh yếu có những học sinh kinh tế gia đình khó khăn nhà trường có biện pháp giúp đỡ những học sinh này cụ thể như: tập vở, viết, quần áo ... Trên cơ sở số liệu cụ thể nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch chỉ đạo việc phụ đạo học sinh yếu theo từng tháng trong năm học.
3. Xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu của toàn trường.
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường.
Căn cứ vào kết quả giáo viên chủ nhiệm điều tra phân loại đối tượng học sinh nhà trường tổng hợp số liệu và tiến hành xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu.
Trong kế hoạch cần lưu ý những nội dung như: Thời gian phụ đạo, nội dung chương trình, phân công giáo viên và kinh phí hỗ trợ cho việc phụ đạo học sinh yếu.
- Về thời gian phụ đạo học sinh yếu: mỗi tuần phụ đạo một buổi vào chiều thứ bảy, tương ứng 4 tiết học.
- Học sinh và địa điểm học: Học sinh ở hai điểm trường gần nhau gộp vào một lớp học theo khối.
- Nội dung và chương trình phụ đạo: Giáo viên soạn bài cô đọng lại những kiến thức đã học trong tuần và những bài tập kèm theo để luyện cho học sinh hiểu và biết cách vận dụng thực hành, không dạy trước bài chưa học. Chủ yêu phụ đạo hai môn cơ bản Tiếng việt và Toán.
+Môn tiếng việt: Cần tập trung phụ đạo những vấn đề như: Học sinh đọc còn yếu cần được luyện đọc. Học sinh vốn từ còn nghèo nàn mau quên giáo viên cần cho học sinh học thuộc các từ đã học và áp dụng vào thực tế. Học sinh đặt câu sai, thường thiếu thành phần, giáo viên cần cho học sinh đặt câu với những từ đã học.
+Môn Toán: Cần tập trung phụ đạo những vấn đề như: bảng cửu chương, tìm thành phần chưa biết trong phép tính, đổi đơn vị đo đại lượng, giải bài toán lời văn, chia cho số có 2 hoặc 3 chữ số và chia số thập phân. Đây là những kiến thức cơ bản trong chương trình, học sinh yếu thường chậm hiểu, không theo kịp từ đó nhà trường và giáo viên cần phải có khoảng thời gian hợp lý phụ đạo để các em nắm bắt được bài học.
4. Phân công giáo viên - chế độ tăng tiết cho giáo viên giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
+Trường hợp dư giáo viên những giáo viên chưa đủ tiết chuẩn nhà trường phân công phụ đạo một số tiết ở khối lớp đang dạy cho đủ chuẩn qui định.
+Trường hợp đủ giáo viên nhà trường bàn với Hội cha mẹ học sinh trích một phần kinh phí hội hỗ trợ giáo viên giảng dạy.
+Đối với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhà trường cùng với Hội cha mẹ học sinh hỗ trợ về tập vở, viết, không thu các khoản mà các em phải đóng góp như quĩ hội, kế hoạch nhỏ.
5. Công tác kiểm tra đánh giá việc phụ đạo học sinh yếu.
- Thời gian kiểm tra: Mỗi tháng Hiệu trưởng kiểm tra giáo viên phụ đạo học sinh yếu một lần không báo trước.
- Nội dung kiểm tra:
+Kiểm tra việc soạn bài phụ đạo của giáo viên.
+Dự giờ giáo viên phụ đạo học sinh yếu.
+Kiểm tra trắc nghiệm học sinh.
PHẦN THỨ BA
KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG KINH NGHIỆM VÀO THỰC TIỄN
Bảng số liệu học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh yếu.
Bảng số liệu cuối năm học 2006 – 2007 
KHỐI LỚP
HỌC SINH
HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH
HỌC LỰC
KHÓ KHĂN
%
YẾU
%
1
151
11
7.28
12
7,94
2
117
8
6.83
7
5,98
3
130
13
10.0
10
7,69
4
127
9
7.08
5
3,93
5
109
12
11.0
10
9,17
COÄNG
634
53
8.35
44
6,94
Bảng số liệu cuối năm học 2007 – 2008 
KHỐI LỚP
HỌC SINH
HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH
HỌC LỰC
KHÓ KHĂN
%
YẾU
%
1
153
10
6.53
9
5.88
2
152
11
7.23
11
7.23
3
112
8
7.14
7
6.25
4
122
13
10.65
9
7.37
5
119
9
7.56
5
4.20
COÄNG
658
51
7.75
41
6.23
Bảng số liệu cuối học kỳ I năm học 2008 – 2009 
KHỐI LỚP
HỌC SINH
HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH
HỌC LỰC
KHÓ KHĂN
%
YẾU
%
1
157
9
5.73
8
5.09
2
146
10
6.84
6
4.10
3
156
11
7.05
9
5.76
4
102
8
7.84
7
6.86
5
104
11
10.57
7
6.73
COÄNG
665
49
7.36
37
5.56
Thông qua bảng số liệu học sinh yếu của 2 năm học liền kề và số liệu học sinh yếu ở học kì I năm học 2008 – 2009 cho thấy tỉ lệ học sinh yếu giảm và có sự chuyển biến rõ rệt. Năm học 2007 – 2008 tỉ lệ học sinh yếu 6.23%, sau một học kỳ của năm học 2008 – 2009 tỉ lệ học sinh yếu giảm xuống còn 5.56%.
- Về ý thức của học sinh trong học tập có sự tập trung hơn, tự tin hơn, các em hăng hái trong học tập.
- Các biện pháp phụ đạo học sinh yếu có tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, qua đó thể hiện được sự quan tâm của đội ngũ nhà giáo trong trường và bảo đảm sự công bằng trong giáo dục. Những học sinh yếu có điều kiện, cơ hội phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong công tác quản lý và chỉ đạo phụ đạo học sinh yếu trong nhà trường khi áp dụng bản thân nhận thấy có sự cải thiện về chất lượng giáo dục từ đó giảm bớt tỉ lệ học sinh yếu, tạo niềm tin trong nhân dân góp phần xây dựng nhà trường gần gũi thân thiện với học sinh hơn.
Người viết
 Trần Minh Ngọ
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: “Kinh nghiệm về công tác quản lý và chỉ đạo phụ đạo học sinh yếu trong nhà trường Tiểu học”.
Tên tác giả: Trần Minh Ngọ
Trường tiểu học Tân Phú
Phòng GD&ĐT Thới Bình
Nội dung
Xếp loại
Nội dung
Xếp loại
-Đặt vấn đề
-Biện pháp
-Kết quả phổ biến, ứng dụng
-Tính khoa học
-Tính sáng tạo
-Đặt vấn đề
-Biện pháp
-Kết quả phổ biến, ứng dụng
-Tính khoa học
-Tính sáng tạo
Xếp loại chung:.............................
 Ngày tháng năm 2009
 Hiệu trưởng
Xếp loại chung:..............................
 Ngày tháng năm 2009
 Thủ trưởng đơn vị
 Căn cứ kết quả xét, thẩm định của Hội đồng khoa học ngành GD&ĐT cấp tỉnh, Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại: .................
 Ngày tháng năm 200
 GIÁM ĐỐC

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN-2009-NGO.doc