Mẫu: Bản thuyết trình đồ dùng dạy học khối 4 năm học: 2010 – 2011

Mẫu: Bản thuyết trình đồ dùng dạy học khối 4 năm học: 2010 – 2011

BẢN THUYẾT TRÌNH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC KHỐI 4

Năm học: 2010 – 2011

 Tên đồ dùng: Mô hình "Nhà rông và lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên".

 Kính thưa Ban giám khảo, thưa các đồng chí!

 Với mong muốn giúp HS hiểu sâu sắc hơn về bản sắc văn hóa, trang phục và những lễ hội độc đáo của người dân núi rừng Tây Nguyên. Từ đó vun đúc thêm tình yêu quê hương đất nước, mong muốn được tìm hiểu và khám phá của các em. Từ những vật liệu dẻ tiền và những đồ phế thải, tôi đã làm lên mô hình: "Nhà rông và lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên".

 Kính thưa Ban giám khảo!

 Đây chính là mô hình nhà rông, nhà rông thường dùng để sinh hoạt tập thể như: hội họp, tiếp khách của cả buôn. Để làm lên được ngôi nhà rông này, tôi đã sử dụng đến những vật liệu như: cây sặt, đũa, giấy bìa cáp tông, lá cọ, sơn, keo 502.

 Khung nhà được dựng lên bằng những cây sặt. Thân nhà và sàn nhà được làm bằng những que đũa và giấy bìa cáp tông. Mái nhà rông được tôi lợp bằng lá cọ. Để cho ngôi nhà được nổi bật và đẹp tôi đã sơn màu đỏ thẫm.

 Phía trước ngôi nhà là Lễ hội đâm trâu. Lễ hội đâm trâu là một nét văn hóa độc đáo của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân. Từ những miếng xốp dẻo kết hợp với chỉ tôi đã tạo ra được những cô gái xinh đẹp và các chàng trai thật hùng mạnh của núi rừng Tây Nguyên. Những cánh tay duyên dáng làm từ những thìa sữa chua, mái tóc đen dầy được làm bằng len. Quần áo được cắt may từ những mảnh vải vụn của người dân tộc điểm thêm những viền giấy decal trông thật sặc sỡ. Những chiếc cồng chiêng là di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc làm bằng nắp chai nước lavi.

 

doc 3 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 1336Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Mẫu: Bản thuyết trình đồ dùng dạy học khối 4 năm học: 2010 – 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&DT THỊ XÃ
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN THUYẾT TRÌNH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC KHỐI 4
Năm học: 2010 – 2011
 Tên đồ dùng: Mô hình "Nhà rông và lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên".
	Kính thưa Ban giám khảo, thưa các đồng chí!
	Với mong muốn giúp HS hiểu sâu sắc hơn về bản sắc văn hóa, trang phục và những lễ hội độc đáo của người dân núi rừng Tây Nguyên. Từ đó vun đúc thêm tình yêu quê hương đất nước, mong muốn được tìm hiểu và khám phá của các em. Từ những vật liệu dẻ tiền và những đồ phế thải, tôi đã làm lên mô hình: "Nhà rông và lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên".
	Kính thưa Ban giám khảo!
	Đây chính là mô hình nhà rông, nhà rông thường dùng để sinh hoạt tập thể như: hội họp, tiếp khách của cả buôn. Để làm lên được ngôi nhà rông này, tôi đã sử dụng đến những vật liệu như: cây sặt, đũa, giấy bìa cáp tông, lá cọ, sơn, keo 502....
	Khung nhà được dựng lên bằng những cây sặt. Thân nhà và sàn nhà được làm bằng những que đũa và giấy bìa cáp tông. Mái nhà rông được tôi lợp bằng lá cọ. Để cho ngôi nhà được nổi bật và đẹp tôi đã sơn màu đỏ thẫm.
	Phía trước ngôi nhà là Lễ hội đâm trâu. Lễ hội đâm trâu là một nét văn hóa độc đáo của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân. Từ những miếng xốp dẻo kết hợp với chỉ tôi đã tạo ra được những cô gái xinh đẹp và các chàng trai thật hùng mạnh của núi rừng Tây Nguyên. Những cánh tay duyên dáng làm từ những thìa sữa chua, mái tóc đen dầy được làm bằng len. Quần áo được cắt may từ những mảnh vải vụn của người dân tộc điểm thêm những viền giấy decal trông thật sặc sỡ. Những chiếc cồng chiêng là di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc làm bằng nắp chai nước lavi.
	Đây chính là cây nêu được dựng lên để cầu mong mùa màng tươi tốt. Con trâu - vật cáo tế thần linh được làm từ xốp dẻo sơn màu đen. Để bức tranh thêm sinh động và đẹp mắt, xung quanh nhà rông và lễ hội được trang trí bằng các họa tiết như: các lọ hoa, cây thông, thảm cỏ, cây vạn tuế làm bằng những sợi len, miếng xốp, chai cô ca.
	Ở mô hình này, tôi có thể sử dụng dạy trong bài Địa lí lớp 4 ( Bài 6: Một số dân tộc ở Tây Nguyên). Tôi sẽ giới thiệu cho học sinh biết được về đặc điểm ngôi nhà rông, biết được một số hoạt động lễ hội đặc sắc nơi đây. Sẽ giúp HS nhớ lâu, hiểu sâu kiến thức khi được quan sát trên mô hình .
	 Đặc biệt là mô hình có khả năng sử dụng vào các buổi ngoại khóa như: Thi kể hoặc giới thiệu những nét văn hóa của một số dân tộc ít người đang sinh sống trên đất nước ta. 
	Là đồ dùng dạy học trực quan sinh động phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS tiểu học, có sức hấp dẫn, kích thích tò mò, phát triển tư duy, thuận tiện cho giáo viên trong giảng dạy môn địa lí lớp 4 và một số buổi hoạt động ngoại khóa..
- Việc ứng dụng mô hình trong giảng dạy đem lại cho người dạy nhiều tiện ích, từ phương tiện này GV có thể khai thác, sử dụng, kết hợp với PPDH nhằm phát huy tính năng động, tích cực của HS. Từ đó đem lại hiệu quả giờ dạy như mong muốn. 
Trên đây là bản thuyết minh đồ dùng dạy học của tôi. Tôi xin cám ơn sự chú ý lắng nghe của quý Ban giám khảo và các đồng chí. 	Nghĩa Lộ, ngày 4 tháng 5 năm 2011
 Người viết thuyết trình
 Bùi Thị Thu Phương

Tài liệu đính kèm:

  • docthuyet minh d d d h lop 4,5.doc