Mẫu: Báo cáo sơ kết cấp tiểu học hoạt động giáo dục học kỳ I năm học 2010 - 2011

Mẫu: Báo cáo sơ kết cấp tiểu học hoạt động giáo dục học kỳ I năm học 2010 - 2011

BÁO CÁO SƠ KẾT CẤP TIỂU HỌC

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HỌC KỲ I

Năm học 2010 - 2011

* Giải pháp khắc phục học sinh ngồi nhầm lớp, bỏ học, :

Trong năm ngành đã tổ chức tốt ngày toàn đến đưa trẻ đến trường, coi ngày khai giảng là ngày hội của toàn dân, tạo một ấn tượng tốt cho các em cả về phần lễ lẫn phần hội nhằm thu hút các em đến trường.

Vai trò trách nhiệm của cán bộ giáo viên trong nhà trường nhất là vai trò quản lý, chỉ đạo của Hiệu trưởng đã được nâng lên. Nhà trường luôn có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi một cách có hiệu quả. Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch công tác cụ thể về kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt (hoà nhập, khuyết tật). Bên cạnh đó, tổ chức tốt công tác chủ nhiệm, thường xuyên thăm gia đình học sinh, kịp thời nắm bắt những trường hợp khó khăn trong học tập, những trường hợp có nguy cơ bỏ học để có những biện pháp giải quyết hữu hiệu.

Tổ chức tốt các phong trào trong nhà trường, tạo điều kiện cho học sinh học yếu kém có thể tham gia các hoạt động tập thể, tạo cho các em các phong trào vui chơi học tập trong đó có phong trào thi đua học tốt.

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; động viên, khuyến khích học sinh học tập vì tương lai, vì sự sống mai sau. Thường xuyên giáo dục học sinh có thái độ học tập đúng đắn, thấy được việc học là quyền lợi thiết thực của bản thân.

Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của gia đình đối với việc học tập của con em mình, tránh giao khoán việc học tập của con em cho nhà trường. Cần xem việc tạo điều kiện cho con em đến trường là nghĩa vụ của mỗi CMHS. Qua đó các bậc CMHS tham gia quản lý tốt việc học tập sinh hoạt, vui chơi của các em. Đồng thời thường xuyên liên hệ với nhà trường để nắm bắt được tình hình học tập; sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cả về vật chất lẫn tinh thần cho trẻ đến trường.

 

doc 4 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Mẫu: Báo cáo sơ kết cấp tiểu học hoạt động giáo dục học kỳ I năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO SƠ KẾT CẤP TIỂU HỌC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HỌC KỲ I 
Năm học 2010 - 2011 
* Giải pháp khắc phục học sinh ngồi nhầm lớp, bỏ học, : 
Trong năm ngành đã tổ chức tốt ngày toàn đến đưa trẻ đến trường, coi ngày khai giảng là ngày hội của toàn dân, tạo một ấn tượng tốt cho các em cả về phần lễ lẫn phần hội nhằm thu hút các em đến trường.
Vai trò trách nhiệm của cán bộ giáo viên trong nhà trường nhất là vai trò quản lý, chỉ đạo của Hiệu trưởng đã được nâng lên. Nhà trường luôn có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi một cách có hiệu quả. Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch công tác cụ thể về kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt (hoà nhập, khuyết tật). Bên cạnh đó, tổ chức tốt công tác chủ nhiệm, thường xuyên thăm gia đình học sinh, kịp thời nắm bắt những trường hợp khó khăn trong học tập, những trường hợp có nguy cơ bỏ học để có những biện pháp giải quyết hữu hiệu. 
Tổ chức tốt các phong trào trong nhà trường, tạo điều kiện cho học sinh học yếu kém có thể tham gia các hoạt động tập thể, tạo cho các em các phong trào vui chơi học tập trong đó có phong trào thi đua học tốt.
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; động viên, khuyến khích học sinh học tập vì tương lai, vì sự sống mai sau. Thường xuyên giáo dục học sinh có thái độ học tập đúng đắn, thấy được việc học là quyền lợi thiết thực của bản thân. 
Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của gia đình đối với việc học tập của con em mình, tránh giao khoán việc học tập của con em cho nhà trường. Cần xem việc tạo điều kiện cho con em đến trường là nghĩa vụ của mỗi CMHS. Qua đó các bậc CMHS tham gia quản lý tốt việc học tập sinh hoạt, vui chơi của các em. Đồng thời thường xuyên liên hệ với nhà trường để nắm bắt được tình hình học tập; sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cả về vật chất lẫn tinh thần cho trẻ đến trường.
Tham mưu cùng Đảng ủy và chính quyền địa phương chỉ đạo cho các ban ngành đoàn thể xã làm tốt công tác tuyên truyền trong nhân dân về tầm quan trọng của việc học tập. Xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các lực lượng xã hội để duy trì sĩ số học sinh. Tham mưu kịp thời cùng BCĐ PCGD tại địa phương cùng nhau thực hiện tốt công tác vận động học sinh bỏ học trở lại lớp. 
Các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể trên địa bàn luôn quan tâm, theo dõi hoạt động giáo dục ở địa phương nói chung và chất lượng giáo dục, tình hình học sinh bỏ học nói riêng. Đặc biệt quan tâm và làm tốt công tác phổ cập như huy động học sinh ra lớp, tránh quan niệm cho đó là trách nhiệm của nhà trường.
Tăng cường hoạt động có hiệu quả các tổ chức, hội như hội đồng giáo dục, hội khuyến học, hội cha mẹ học sinh, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và thật sự toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, cho tất cả trẻ em đều được công bằng trong giáo dục. Nội dung hoạt động mang tính thiết thực, hiệu quả đi vào chiều sâu. Tổ chức hội họp định kỳ để đánh giá rút kinh nghiệm cũng như đề ra phương hướng, giải pháp khả thi trong quá trình thực hiện.
Chính quyền địa phương, hội khuyến học, hội CMHS đã kịp thời hỗ trợ chế độ trợ cấp khó khăn đối với học sinh đang học ở các trường phổ thông khi các em gặp khó khăn đột xuất như: thiên tai, bệnh tật,  
* . Phát triển mạng lưới trường lớp, qui mô giáo dục:
Năm học 2010 – 2011 cấp tiểu học có 12 trường/ 192 lớp/ 4738 học sinh, trong đó có 5 trường TH&THCS: Hưng Thạnh, Vĩnh Bửu, Vĩnh Châu B, Thạnh Hưng, Vĩnh Châu A.
Có 1 đơn vị (Thị Trấn) tổ chức giảng dạy 2 buổi/ ngày, tổng số học sinh 352/10 lớp. Có 3 đơn vị (Hưng Điền B, Hưng Điền, Vĩnh Thạnh) tổ chức giảng dạy trên 5 buổi/ tuần với tổng số học sinh 1572/33 lớp.
II. Tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; nâng cao chất lượng ở các ngành học, cấp học.
Trong năm học 2010 – 2011, toàn ngành Tân Hưng quyết tâm thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” do Bộ GD&ĐT phát động. Đội ngũ CBGV đã có sự nhận thức đúng đắn về mục đích và ý nghĩa thiết thực của cuộc vận động. Đây cũng là tiền đề cho việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường hiện nay. 
Với những kết quả đạt được trong công tác giảng dạy chương trình thay sách theo chuẩn kiến thức kỹ năng, trên cơ sở khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm vào đầu năm học ngành giáo dục tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và thay sách theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Long An, chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy ở các khối lớp. Bên cạnh đó, ngành đã chỉ đạo giáo viên các đơn vị thực hiện giảng dạy lồng ghép theo qui định của Sở GD&ĐT các nội dung về tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ chí Minh, giáo dục môi trường, . . .
Hoạt động chuyên môn đã có những chuyển biến tốt, đa số giáo viên thực hiện việc soạn giảng đầy đủ, nhiệt tình hưởng ứng thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo nội dung và chương trình sách giáo khoa mới, thực hiện tương đối tốt việc sử dụng đồ dùng dạy học. Về phía học sinh tiếp thu khá tốt nội dung, chương trình theo sách mới, nắm bắt được những kiến thức, kỹ năng cơ bản của từng môn học . . . Tuy nhiên việc tổ chức giảng dạy các môn chuyên năng khiếu như: Hát nhạc, Mĩ thuật ở các cấp học còn gặp nhiều khó khăn do thiếu giáo viên chuyên.
1. Kết quả cấp tiểu học:
1.1. Công tác duy trì sĩ số:
- Tuyển mới khối 1: 1062/ 47 lớp
- Huy động độ tuổi 6 ra lớp: 814 đạt tỉ lệ 100% 
- Tổng số huy động đầu năm: 4753/ 192 lớp 
- Tổng số học sinh cuối học kỳ I: 4738/192 lớp, trong đó:
 + Chuyển đi: 42
 + Chuyển đến: 35
 + Bỏ học: 15 (có HK: 3, không HK: 12). 
 + Tỉ lệ bỏ học: 0.32 %, tăng 0.2% so với HKI năm học trước.
2.2. Chất lượng giáo dục:
+ Hạnh kiểm: 
- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của học sinh: 4738/4738 (100%).
- Thực hiện chưa đầy đủ nhiệm vụ học sinh: 00/00 (0.0%).
+ Học lực: Biểu mẫu chi tiết kèm theo 
- Loại giỏi: 	1668/4738 	- Tỉ lệ: 	35.2%
- Loại khá: 	1665/4738 	- Tỉ lệ: 	35.1%
- Loại trung bình: 	1098/4738 	- Tỉ lệ: 	23.2%
- Loại yếu: 	307/4738 	- Tỉ lệ: 	6.5%
2.3. Phong trào thi đua 2 tốt:
- Ngành đã tổ chức hội thi vẽ tranh cấp huyện, và đang hoàn thiện các yêu cầu để tham gia hội thi vẽ tranh cấp tỉnh. 
- Trong giai đoạn HKII, Ngành tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để tổ chức hội thi làm ĐDDH (trong tháng 1), Viết chữ đẹp (trong tháng 2) và hội thi Giáo viên giỏi - ĐMPP (trong tháng 3).
* Đánh giá chung:
* Ưu điểm:
Nhìn chung trong HKI năm học 2010 – 2011 bậc học tiểu học đã hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Đầu năm học Ngành đã tích cực triển khai và chỉ đạo các trường thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua các môn học ngoại khóa, các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động Đội TNTP HCM.
Hệ thống trường, lớp trong huyện được điều chỉnh và phát triển hợp lý hơn, đáp ứng được cơ bản nhu cầu dạy và học. Tuy nhiên công tác xây dựng, tu sửa trường, lớp chưa theo kịp tiến độ, việc qui hoạch và cấp giấy sử dụng đất các điểm trường vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Phòng học, trang thiết bị chưa đáp ứng nhu cầu cho việc phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi và nhất khó khăn trong việc tổ chức giảng dạy lớp 6 đến 9 buổi/ngày nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ở các cấp học.
Triển khai và chỉ đạo tốt công tác đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường, phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh. Triển khai và thực hiện nghiêm túc việc đánh giá xếp loại học sinh theo Thông tư số 32 của Bộ GD&ĐT ban hành.
Hoạt động tổ khối trong nhà trường ngày càng đem lại hiệu quả, hỗ trợ đắc lực cho BGH trong quản lý chuyên môn. Thực hiện nghiêm túc tinh thần công văn 896, tổ chức nghiêm túc các kỳ thi trong giai đoạn HKI đảm bảo khách quan, công bằng trong đánh giá cũng như hạn chế những tiêu cực theo tinh thần cuộc vận động hai không của Bộ trưởng Bộ giáo dục. 
Công tác thư viện thiết bị ở các đơn vị ngày càng được củng cố và hỗ trợ tích cực cho công tác chuyên môn. Trong năm, ngành đã đầu tư mua sắm bổ sung thêm bàn ghế, sách tham khảo, việc tiếp nhận, phân phối, sử dụng và nghiệm thu các trang thiết bị đảm bảo yêu cầu. 
Công tác vận động và duy trì sĩ số học sinh được chú trọng, Ban giám hiệu các trường ngày càng chú trọng đến công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương, các ban ngành, đoàn thể, . . . trong việc chăm lo cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn.
* Hạn chế:
Một số đơn vị còn thiếu cán bộ quản lý làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Nhất là đội ngũ giáo viên còn thiếu nhiều so với qui định, vẫn còn tình trạng treo lớp, ghép lớp nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
Hoạt động chuyên môn, tổ khối ở một vài đơn vị còn mang năng tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả cao.
Một bộ phận giáo viên do năng lực hạn chế, chưa linh hoạt và ít sáng tạo trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy. Sử dụng đồ dùng dạy học chưa thường xuyên trong các giờ dạy hoặc có sử dụng thì còn lúng túng chưa phát huy hiệu quả của ĐDDH.
Việc tổ chức lớp học trên 5/tuần chỉ có 3 đơn vị thực hiện được do khó khăn về cơ sở vật chất cho công tác giảng dạy.
Công tác thông tin báo cáo chưa được thực hiện nghiêm túc ở một vài đơn vị, làm ảnh hưởng chung đến công tác báo cáo của ngành đối với các cơ quan cấp trên có liên quan.

Tài liệu đính kèm:

  • docBC SO KET HKI 10-11.doc